Bảng Ma Trận Liên Kết Tạo Chuỗi Giá Trị Du Lịch


hợp tác xúc tiến du lịch; liên kết trong việc tổ chức các sự kiện như hội chợ du lịch, triển lãm, Famtrip…; liên kết trong việc xây dựng, phát hành các công cụ xúc tiến như trang thông tin điện tử, tài liệu, ấn phẩm, băng đĩa quảng cáo…v.v…

- Liên kết giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch và các bên liên quan

+ Liên kết giữa các công ty lữ hành

Đây được gọi là mối liên kết ngang trong hoạt động kinh doanh lữ hành, thể hiện ở chỗ các công ty lữ hành có thể trở thành đối tác của nhau trong việc cung cấp sản phẩm tour du lịch (trọn gói hay từng phần) và các dịch vụ khác cho khách du lịch nhằm đáp ứng nhanh nhất và đầy đủ nhất nhu cầu của khách. Một ví dụ cụ thể về mối liên kết này là loại hình dịch vụ liên kết land tour đang được các công ty lữ hành trên toàn quốc áp dụng. Land tour chỉ một tour du lịch trọn gói mà các công ty du lịch mua lại của đối tác (các công ty du lịch khác) để bán lại cho khách của mình.

Với đặc điểm đa dạng và tổng hợp của sản phẩm lữ hành sẽ tạo ra những mối quan hệ của các nhà kinh doanh lĩnh vực này. Tuy nhiên cũng tồn tại ở đây sự cạnh tranh rất lớn. Song, môi trường cạnh tranh và hợp tác sẽ là cơ hội để hoạt động du lịch ngày càng phát triển.

+ Liên kết giữa các cơ sở lưu trú

Mối liên kết giữa các cơ sở lưu trú cũng là mối liên kết ngang. Mối liên kết này tồn tại nhằm gửi khách, trao đổi thị trường khách, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình cung cấp một số dịch vụ (tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo…) cho khách hàng. Mối liên hệ này chủ yếu diễn ra giữa các cơ sở lưu trú không thuộc một địa bàn hoạt động hoặc trên cùng một địa bàn khi các khách sạn nằm trong cùng một hệ thống.

+ Liên kết giữa các công ty lữ hành với cộng đồng địa phương

Giữa công ty lữ hành và cộng đồng địa phương có mối liên kết rõ nhất khi người dân ở địa phương đó tham gia cung ứng dịch vụ phục vụ khách (lưu trú, ăn uống, bổ sung) và các cơ sở đó đáp ứng được yêu cầu mà doanh nghiệp mong muốn. Ngoài ra, hiện nay, loại hình du lịch cộng đồng đang phát triển tại Việt Nam, do chính cộng đồng người dân quản lý, khai thác và hưởng lợi. Thông qua hoạt động này, các công ty lữ hành và cộng đồng có sự kết nối trong việc bán tour, tổ chức và phục vụ nhu cầu của khách du lịch.


+ Liên kết giữa các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch khác

Trong số các liên kết giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch và các bên liên quan, sự liên kết giữa công ty lữ hành với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch khác có lẽ là rõ nét nhất, bởi du lịch không thể hoạt động mà không có sự hỗ trợ của các dịch vụ để tạo ra một sản phẩm đầy đủ, tổng hợp, phục vụ nhu cầu của khách hàng. Đây là những mối liên kết dọc, tác động đến sự thành công của việc tổ chức thực hiện một chương trình du lịch và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú cũng có những sự kết nối với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch nhằm đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Cũng như đối với mối liên kết trên, các cơ sở lưu trú cũng cần có những đối tác như các công ty vận chuyển (xe khách, xe taxi, tàu, thuyền…), các trung tâm vui chơi giải trí…để từ đó có thể làm đa dạng hóa sản phẩm của cơ sở mình, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

+ Liên kết giữa các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Đối với ngành dịch vụ, yếu tố con người luôn luôn được đề cao. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch quyết định phần lớn thành công trong quá trình tạo sản phẩm và phục vụ khách hàng. Chất lượng này lại được đặt nền móng từ các cơ sở đào tạo về du lịch. Mỗi năm, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các trường nghề du lịch cung cấp một số lượng lớn nhân lực cho ngành. Vì thế, việc kết nối giữa doanh nghiệp với nhà trường là thực sự cần thiết.

Qua phân tích nội dung liên kết vùng du lịch, có thể đưa ra ma trận liên kết tạo chuỗi giá trị du lịch. Chuỗi giá trị du lịch là chuỗi cung ứng các dịch vụ du lịch trên cơ sở liên kết để tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ khách du lịch. Trong đó, vai tr của các công ty lữ hành là đặc biệt quan trọng, đứng ra tổ chức liên kết trên cơ sở pháp lý. Các thành phần c n lại tham gia vào chuỗi giá trị du lịch. Sự liên kết tồn tại liên kết dọc trong nội bộ tỉnh và liên kết dọc giữa hoạt động cung cấp dịch vụ của địa phương này với địa phương khác (từ số 1 đến 7 trong bảng); liên kết ngang giữa các cơ quan quản lý của các địa phương với nhau (số 8, 9 trong bảng).


Bảng 2.4. Bảng ma trận liên kết tạo chuỗi giá trị du lịch


Hệ thống cung ứng dịch vụ

Liên kết giữa các địa phương trong vùng

hoặc liên vùng

1. Công ty lữ hành


Mối liên kết dọc

2. Khách sạn

3. Nhà hàng

4. Các điểm đến du lịch

5. Trung tâm vui chơi - giải trí

6. Trung tâm mua sắm

7. Dịch vụ vận chuyển

8. Cơ quan quản lý Nhà nước

Mối liên kết ngang

9. Hiệp hội Du lịch (theo ngành nghề)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc - 8

(Nguồn: Phân tích của tác giả kết hợp ý kiến chuyên gia)

2.1.2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển du lịch trong liên kết vùng

Tăng cường liên kết vùng để phát triển kinh tế - xã hội của vùng, trong đó có du lịch là thực sự cần thiết.

Một số chỉ tiêu cơ bản nhằm đánh giá hiệu quả phát triển du lịch trong liên kết vùng là:

- Gia tăng tổng thu du lịch do đẩy mạnh liên kết vùng;

- Gia tăng nguồn nhân lực du lịch do đẩy mạnh liên kết vùng;

- Gia tăng năng suất lao động do đẩy mạnh liên kết vùng;

- Gia tăng số lượng khách du lịch do đẩy mạnh liên kết vùng;

- Gia tăng chi tiêu của khách du lịch do đẩy mạnh liên kết vùng;

- Gia tăng đóng góp ngân sách Nhà nước từ du lịch do đẩy mạnh liên kết vùng. Về cơ bản, các chỉ tiêu này tăng khi sự liên kết vùng hình thành, phát triển.

Điều đó thể hiện hiệu quả của liên kết vùng. Và ngược lại, các chỉ tiêu này giảm hoặc bằng 0 khi sự liên kết vùng không tồn tại hay tồn tại manh mún, nhỏ lẻ.

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tổng quan về phát triển du lịch trong liên kết vùng ở Việt Nam

Trải qua quá trình phát triển, du lịch Việt Nam đã hình thành nên những sợi dây liên kết nhất định. Có thể kể đến một số liên kết vùng (nội vùng) điển hình là liên kết du lịch Tây Bắc, liên kết du lịch Việt Bắc, liên kết vùng du lịch ĐBSH, liên kết vùng du lịch Bắc - Nam Trung Bộ, liên kết vùng du lịch Tây


Nguyên, liên kết vùng du lịch Đông Nam Bộ, liên kết vùng du lịch Tây Nam Bộ (ĐBSCL). Bên cạnh đó là những liên kết mang tính chất liên vùng như vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ (điển hình là thành phố Hồ Chí Minh với vùng Tây Nam Bộ), vùng Tây Nguyên với khu vực Nam Trung Bộ…

Tuy nhiên, sợi dây liên kết đó, cho đến thời điểm này vẫn được đánh giá là lỏng lẻo, thậm chí nhiều văn bản liên kết chỉ tồn tại trên giấy tờ mà chưa đưa ra thực hiện gắn với thực tiễn. Ngay cả các địa phương trong một vùng cũng không có sự gắn kết làm du lịch. Hoạt động du lịch luôn ở dạng nhỏ lẻ, manh mún.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do các cấp chính quyền, đội ngũ quản lý ngành Du lịch, các nhà kinh doanh du lịch…chưa chú trọng đến hoạt động liên kết, chưa nhìn thấy được lợi ích của liên kết cũng như do nhiều cơ chế, chính sách của Việt Nam chưa thực sự phù hợp để tạo môi trường liên kết.

Hệ quả của thực tế này là sản phẩm du lịch trùng lặp, gây ra sự nhàm chán trong du khách, là một trong những nguyên nhân của việc số lượng du khách đến Việt Nam luôn ở mức thấp so với các quốc gia khác trong khu vực. Đồng thời, việc làm này khiến tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực du lịch…bị phung phí; không tạo được sức cạnh tranh du lịch, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.

Trước tình hình đó, với chủ trương đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Nhà nước, việc tăng cường liên kết phát triển du lịch đã chính thức trở thành quan điểm mục tiêu trong Quy hoạch và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đó là “Phát huy tính liên ngành, liên vùng trong quy hoạch phát triển sản phẩm và quy hoạch không gian phát triển du lịch. Đẩy mạnh hoạt động liên vùng và liên kết nội vùng để phát huy tối đa nguồn lực cho phát triển du lịch. Thực hiện quy hoạch không gian lãnh thổ hợp lý để khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng và liên vùng. Phát huy hiệu quả tính liên vùng, liên kết vùng và khu vực trong tổ chức không gian du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch. Mọi phương án phát triển du lịch cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp và đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. [65, tr.62]


Gần đây, đã có nhiều hội nghị, hội thảo bàn về sự liên kết du lịch được diễn ra trên phạm vi cả nước, điển hình như: Hội thảo Liên kết phát triển du lịch Đồng bằng - Biển đảo tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang năm 2009; Hội thảo Liên kết hợp tác phát triển du lịch Về nguồn Việt Bắc tại Tuyên Quang năm 2010; Hội thảo Liên kết phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung diễn ra ở thành phố Tuy H a, Phú Yên năm 2011; Hội nghị Liên kết phát triển du lịch vùng ĐBSH năm 2012 tại thành phố Hải Ph ng; Hội thảo Liên kết phát triển du lịch khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2012; Hội thảo Liên kết phát triển các tuyến, điểm du lịch cụm duyên hải phía Đông các tỉnh ĐBSCL năm 2013 tại Bến Tre; Hội nghị Liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc năm 2014 tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên; Hội thảo quốc tế Liên kết phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nguyên với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia năm 2015 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; Hội thảo Liên kết phát triển du lịch xanh vùng ĐBSCL năm 2015 tại thành phố Cần Thơ; Hội thảo khoa học Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc - Nam Trung Bộ tại thành phố Vinh, Nghệ An năm 2016.

Những động thái trên chứng tỏ các bên liên quan đã nghiêm túc, thẳng thắn nhìn nhận vấn đề và cùng nỗ lực cho một hình ảnh cũng như bước tiến mới trong liên kết vùng du lịch ở Việt Nam.

2.2.2. Kinh nghiệm về phát triển du lịch trong liên kết vùng ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ

2.2.2.1. Phát triển du lịch trong liên kết vùng ở thành phố Hà Nội

Thủ đô Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hà Nội đang tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch làng nghề, phố cổ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch MICE (Hội nghị, Hội thảo, Khen thưởng, Triển lãm) để phát triển xứng tầm là trung tâm du lịch trọng điểm của khu vực.

Theo số liệu của Sở Du lịch Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn Thủ đô có trên 1.800 cơ sở lưu trú, trong đó có trên 50 khách sạn từ 3 sao trở lên với gần 10.000 phòng. Toàn thành phố có 1.400 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có hơn 600 đơn vị lữ hành quốc tế. Hà Nội cũng có gần 2.000 ô tô vận chuyển khách du lịch các loại,


đủ đáp ứng nhu cầu của mọi thị trường khách đến Hà Nội và đi du lịch khu vực phía Bắc. Khách du lịch đến Hà Nội tăng trưởng bình quân khoảng 15%/năm. [47]

Để đạt được thành công trên, không thể không kể đến những nỗ lực của ngành Du lịch Thủ đô Hà Nội trong việc tăng cường liên kết với các tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc và vùng ĐBSH nhằm triển khai các hoạt động đầu tư, phát triển và quảng bá xúc tiến sản phẩm du lịch liên vùng.

Sở Du lịch Hà Nội đã triển khai ký kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố có tiềm năng phát triển và mang tính chất liên kết vùng như với các tỉnh Đông Bắc (Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh); với các tỉnh ĐBSH…Đặc biệt, Hà Nội c n là cầu nối để hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố với nhau. Năm 2012, ngành Du lịch Thủ đô đã làm cầu nối với lễ ký kết phát triển du lịch với 10 tỉnh, thành phố lớn khác (Quảng Ninh, Hải Ph ng, Ninh Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh). [47]

Để triển khai các hoạt động liên kết trên, Sở Du lịch Hà Nội đã chủ động tiến hành một số hoạt động cụ thể như: Sản xuất bản đồ du lịch liên kết các sản phẩm du lịch nổi tiếng của Hà Nội - Hà Giang ; sản xuất sách khổ nhỏ bằng các ngôn ngữ Việt, Trung, Anh; trong đó thể hiện sự liên kết giữa Hà Nội - Lào Cai - Hải Ph ng - Ninh Bình - Quảng Ninh... ; tổ chức các đoàn Famtrip của Hà Nội và Trung ương đi khảo sát xây dựng sản phẩm kết hợp với tuyên truyền quảng bá. Qua đó, đã tạo nên một số chương trình du lịch kết nối Hà Nội với các tỉnh, thành phố.

Tuy nhiên, trong công tác liên kết, hợp tác này vẫn c n nhiều tồn đọng khiến ngành Du lịch Hà Nội và các địa phương chưa phát huy được hết các tiềm năng, thế mạnh.

Hiện trạng liên kết của thành phố Hà Nội với vùng ĐBSH có thể được phác họa bởi một số nét chính sau:

- Chưa có sự liên kết trong công tác quy hoạch và xúc tiến sản phẩm du lịch giữa các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch. Việc liên kết giữa các địa phương trong vùng đối với công tác trên c n manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp, tự phát và mang nặng lợi ích cục bộ địa phương.

- Về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tư chưa đồng đều hoặc đầu tư nhưng hiệu quả chưa cao, vì c n nặng tính thời vụ.


- Đối với nguồn nhân lực: C n hạn chế nhiều về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học...Nhìn chung, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành Du lịch.

- Về sản phẩm du lịch: C n thiếu sự liên kết giữa các cấp chính quyền (cấp vĩ mô) trong việc định hướng phát triển sản phẩm du lịch ở mỗi địa phương; vai trò của các Hiệp hội cũng chưa có sự phối hợp trong việc tổ chức, liên kết phát triển các chương trình du lịch, quảng bá du lịch...[47]

Đứng trước thực tế đó, các cấp chính quyền và đội ngũ quản lý ngành Du lịch Hà Nội đã đề ra một số giải pháp cụ thể, nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch và tăng cường tính liên kết vùng của Thủ đô. Lấy ví dụ, giải pháp về đầu tư phát triển du lịch: Việc đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cần có trọng điểm, tránh bị trùng lặp; cần chú trọng phát triển các sản phẩm đặc thù và mang tính liên kết cao với Hà Nội. Đầu tư xây dựng đồng bộ các khu du lịch quốc gia để từ đó xây dựng các tuyến điểm liên kết giữa Hà Nội với các vùng. Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú có chất lượng cao. Đầu tư phát triển các công trình vui chơi giải trí.

Đối với giải pháp phát triển sản phẩm: Với nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng của các địa phương, cần nghiên cứu các thị trường một cách kỹ lưỡng và toàn diện. Qua đó, xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch phù hợp cho từng thị trường và cũng là thế mạnh mỗi địa phương. Để làm được điều này, cần chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có. Chú trọng tạo dựng và phát triển các sản phẩm du lịch có thế mạnh của vùng liên kết như du lịch sinh thái; du lịch văn hóa gắn với các di sản thế giới; du lịch tâm linh và các lễ hội quốc gia; du lịch tham quan thắng cảnh gắn với du lịch vui chơi giải trí; du lịch chữa bệnh…[47]

2.2.2.2. Phát triển du lịch trong liên kết vùng ở thành phố Hồ Chí Minh

Cùng với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị lớn Việt Nam. Những bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch nói chung và liên kết du lịch nói riêng của thành phố luôn hữu ích cho ngành Du lịch các địa phương c n lại trên cả nước.

Thời gian qua, ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết hợp tác phát triển du lịch với 13 địa phương thuộc vùng ĐBSCL; là An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà


Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre [49]. Quá trình hợp tác này đã đạt được kết quả nhất định trên các lĩnh vực hoạt động, điển hình như:

- Hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý

Ở nội dung này, Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh giữ vai tr hỗ trợ cho các địa phương trong việc nâng cao năng lực quản lý, tạo sự đồng bộ và thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch. Đặc biệt, giúp đảm bảo thực hiện bình đẳng, nhất quán mọi quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp du lịch. Việc này diễn ra trên các mặt như công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, chia sẻ kinh nghiệm…Bên cạnh đó, giữa các bên c n thực hiện trao đổi kinh nghiệm áp dụng công nghệ trong công tác thông tin, xuất bản ấn phẩm về du lịch hay thống kê du lịch. [49]

- Hợp tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Ngành Du lịch của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL đã tạo được mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc phối hợp quảng bá hình ảnh du lịch của mỗi địa phương. Minh chứng cho nhận định này, có thể thấy, thời gian qua, ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức các đoàn famtrip đi khảo sát và giới thiệu các điểm du lịch của các tỉnh trên phương tiện thông tin đại chúng như chương trình Năng động du lịch Việt trên HTV9; trên website, trên báo mạng và báo giấy. Thành phố Hồ Chí Minh cũng trực tiếp tham gia và vận động nhiều doanh nghiệp tham gia các hoạt động văn hóa, du lịch do các tỉnh ĐBSCL tổ chức như Năm du lịch quốc gia miệt vườn sông nước Cửu Long, Những ngày du lịch văn hóa Mê Kông - Nhật Bản tại Cần Thơ…C n các tỉnh ĐBSCL đã tích cực tham gia các chương trình, sự kiện văn hóa thường niên do ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh tổ chức như: Ngày hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Liên hoan ẩm thực đất Phương Nam, Hội chợ ITE, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Lễ hội món ngon các nước...[49]

Việc làm này đã gắn kết ngành Du lịch giữa các địa phương, tạo cơ hội thu hút khách du lịch và tăng doanh thu du lịch đối với từng địa phương.

- Hợp tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Ở khu vực phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là trung tâm đào tạo du lịch khá quy mô. Hàng năm, đội ngũ giảng viên, giáo viên các trường ĐH, CĐ, TC nghề hay các trung tâm dạy nghề đã đào tạo phần lớn nhân lực du lịch

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí