Cơ Cấu Đội Tàu Của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Philippines

(tương đương giảm 47% so với cùng kỳ). Số tàu hoạt động tuyến quốc tế là 402 tàu với tổng trọng tải đạt 2.455.546 DWT (chưa kể 42 tàu với tổng trọng tải 615.000 DWT do các chủ tàu Việt Nam mua nhưng treo cờ nước ngoài).

Về chủng loại tàu, đến tháng 2/2008 cả nước có tổng số 80 tàu với tổng trọng tải 810.883 DWT (tăng 42% số lượng tàu và gần 600% về tấn trọng tải so với cùng kỳ năm trước). Tàu chở container cũng tăng từ 17 tàu với tổng trọng tải 107.922 DWT lên 30 tàu với tổng trọng tải 230.230 DWT (tăng 76% về số lượng và 200% về tấn trọng tải). Bên cạnh đó số lượng các tàu chở dầu, tàu chở hàng trọng tải từ 50.000 60.000 DWT, tàu chở container 1.700-1.800 TEU, tàu chở khí hoá lỏng cũng tăng lên nhanh chóng.

Hiện nay, tuổi trung bình của đội tàu Việt Nam là 14,5 tuổi, so với tuổi trung bình của đội tàu thế giới là 12 tuổi. Đây là một độ tuổi không tồi để có thể phát triển đội tàu về lâu dài, tuy nhiên số lượng các tàu “già” (trên 20 tuổi) chiếm tỷ lệ khá cao trong đội tàu Việt Nam: 38,9% (so với thế giới là 26,2%). Đội tàu biển Việt Nam đã vận tải 69,285 triệu tấn, tăng 13% so với năm 2007, trong đó vận tải biển nước ngoài đạt 47,390 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2007; vận tải hàng hóa trong nước đạt 21,997 triệu tấn, tăng gần 29% so với năm 2007, vận tải container đạt 1.451.552 TEU, tăng 76,3% so với năm 2007. Năm 2008, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã đóng mới hạ thủy được trên 270.000 DWT tàu các loại, trong đó có 3 tàu hàng rời 53.000 DWT, 2 tàu 8.700 DWT, 2 tàu 6.500 DWT…

Bảng 7: Cơ cấu đội tàu của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Philippines

(Chỉ tính các tàu trên 1.000 GRT)



Loại tàu

Việt Nam

Thái Lan

Trung Quốc

Indonesia

Philippines

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Hàng rời

26

8,28

53

13,09

415

23,38

53

5,49

75

19,58

Hàng tổng

hợp

238

75,80

140

34,57

689

38,82

522

54,09

120

31,33

Hóa chất

7

2,23

16

3,95

62

3,49

25

2,59

16

4,18

Container

6

1,91

21

5,19

157

8,85

66

6,84

5

1,31

Khí hóa lỏng

6

1,91

30

7,41

35

1,97

7

0,73

5

1,31

Dầu

26

8,28

101

24,94

250

14,08

155

16,06

34

8,88

Đông lạnh

2

0,64

32

7,90

33

1,86

2

0,21

14

3,66

Ro-Ro

1

0,32

0

0,00

9

0,51

11

1,14

13

3,39

Tàu dầu

chuyên dụng

1

0,32

2

0,49

8

0,45

8

0,83

0

0,00

Khách

0

0,00

0

0,00

8

0,45

44

4,56

7

1,83

Khách +

hàng hóa

0

0,00

9

2,22

84

4,73

67

6,94

66

17,23

Tàu khác

1

0,32

1

0,25

25

1,41

5

0,52

28

7,31

Tổng số tàu

314

405

1775

965

383

Tổng dung

tải (GRT)

1.739.927

2.640.857

22.219.786

4.409.198

4.542.681

Dung tải trung bình /

mỗi tàu

5.541,17

6.520,63

12.518,19

4.569,12

11.860,79

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Người giao nhận và vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế - 7

Nguồn: CIA World Fact Book 2008

Máy bay:

Hiện nay Việt Nam có các hãng hàng không sau đang hoạt động:

- Vietnam Airlines

- Jetstar Pacific Airlines

- VietJetAir

- Air Speed Up – Indochina

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Airlines), là hãng hàng không lớn nhất Việt Nam, được thành lập vào ngày 27 tháng 5 năm 1996 trên cơ sở sát nhập 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng không với Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam là nòng cốt. Vietnam Airlines do chính phủ Việt Nam sở hữu, hãng còn có công ty con là Công ty Bay dịch vụ Việt Nam VASCO. Dự kiến số lượng máy bay khai thác của hãng này sẽ tăng lên 60 chiếc vào năm 2010 lên 85 chiếc vào năm 2015 và 107 chiếc năm 2020 góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chuyên chở bằng đường hàng không.

Công ty Hàng không Cổ phần Jetstar Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines Joint Stock Aviation Company), hoạt động với tên gọi Jetstar Pacific. Tính đến tháng 12 năm 2008, máy bay của Jetstar Pacific gồm: 5 chiếc Boeing 737-400, 1 chiếc Airbus A320. Jetstar Pacific đặt mục tiêu tăng số máy bay lên 30 chiếc trước năm 2014 so với 6 chiếc như hiện nay.

Công ty cổ phần hàng không VietJet (Vietjet Aviation Joint Stock Company) hoạt động với tên VietJetAir ra đời cuối năm 2008. Đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, có trụ sở chính tại Sân bay Quốc tế Nội Bài Hà Nội và chi nhánh tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Hãng có vốn điều lệ là 600.000.000.000 đồng (37.5 triệu USD).

Hãng Hàng không Đông Dương (Indochina Airlines) là hãng hàng không thứ năm của Việt Nam, tính theo thời gian thành lập. Hãng hàng không này được đổi tên từ Air Speed Up.Hãng hiện đang sử dụng 1 chiếc máy bay

Boeing 737-800 thuê từ một công ty của Cộng hòa Czech. Tháng 10 năm 2008 hãng này đã ký mua 10 chiếc máy bay Boeing 737, dự kiến sẽ được giao vào năm 2014.

Ô tô, tàu hỏa:

Kể từ khi Nhà nước ra chính sách cho phép khu vực tư nhân tham gia vào vận tải đường bộ năm 1990, ngành này đã phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó là sự tăng lên nhanh chóng của các loại xe ô tô, xe tải.Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến cuối tháng 8.2008 trên toàn quốc có 721.859 chiếc ô tô đang lưu hành, tăng hơn 66.000 chiếc so với cuối năm 2007. Về độ tuổi của xe, xe có tuổi từ 12 năm trở xuống là 60.707 chiếc; trên 12 năm đến 15 năm có

10.300 chiếc; xe trên 15-17 năm tuổi có 6.167 chiếc và xe trên 17-20 năm có 6.649 chiếc.

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, hiện nay đường sắt đảm nhận chuyên chở khoảng 15 % tổng số hàng hóa lưu thông trên cả nước. Rõ ràng, so với các nước khác thì con số này là thấp hơn hẳn. Vận tải bằng đường sắt mang lại nhiều lợi ích như thời gian chuyên chở nhanh, việc chuyên chở diễn ra an toàn, số lượng hàng cho mỗi chuyến lớn… tuy nhiên do số lượng tàu hỏa của Việt Nam còn ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay, hơn nữa tàu chỉ chạy trên một đường ray nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu vận tải bằng đường sắt. Bên cạnh đó, do tàu của ta đã cũ, nhiều tuyến đường liên tỉnh, huyện đã xuống cấp trầm trọng nên tốc độ chạy của tàu không cao. Chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (1726 km) cũng mất đến 32 tiếng.

Hệ thống kho bãi, công nghệ bốc xếp:

Hệ thống kho bãi có thể chia thành hai loại: kho bãi của các công ty giao nhận phục vụ cho hoạt động của chính doanh nghiệp mình và kho bãi thuộc các bến cảng, sân bay... thường dùng để cho thuê. Ngày nay để đáp ứng những dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng hơn của hoạt động giao nhận,

các kho bãi không chỉ là nơi tập kết lưu kho hàng vận chuyển mà còn đóng vai trò là nơi tập trung gom hàng lẻ, thực hiện chức năng phân phối hàng... Do đó các kho bãi cũng được xây dựng hiện đại hơn, được trang bị các phương tiện như dụng cụ chống trộm, camera theo dõi, thiết bị chống ẩm, chống cháy nổ...Cùng với đó là sự ra đời của các kho chuyên dụng phục vụ cho các loại hàng đặc biệt. Một số sân bay của Việt Nam đã cho xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại như sân bay Tân Sơn Nhất có kho hàng với diện tích hơn 20.000 mét vuông, công suất phục vụ lên đến hàng trăm ngàn tấn hàng hóa một năm, được trang bị hiện đại, sân bay Nội Bài hiện đã có kho lạnh tuy nhiên diện tích nhỏ chỉ để chữa vacxin và máu. Cùng với hệ thống kho bãi của các cảng biển, sân bay, các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam thì xu hướng phổ biến hiện nay là các công ty giao nhận nước ngoài đã cho xây dựng các kho bãi phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp mình. Tiêu biểu như Schenker đã liên doanh với Gemadept đầu tư xây dựng một kho hiện đại với tổng diện tích lên tới 15000 kilomét vuông tại khu công nghiệp Sóng thần, Kintetsu Logistics Viet Nam đã cho xây dựng hệ thống kho với tổng diện tích khoảng 6000 kilomét vuông tại Vĩnh Phúc... Cùng với sự phát triển của hệ thống kho bãi thì công nghệ bốc xếp cũng ngày càng tiên tiến, hiện đại hơn. Các công cụ chuyên dụng phục vụ cho hoạt động bốc xếp tại các bến càng ngày càng nhiều, các bến cảng như Chùa Vẽ (Hải Phòng), cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), Tân Cảng, VIC, Bến Nghé, Tân Thuận (TP.HCM) đã được trang bị các phương tiện, thiết bị xếp dỡ hiện đại, chuyên dụng container… Năng suất xếp dỡ của các cảng ở Việt Nam bình quân đạt 2.500T/md cầu tàu/năm cho loại hàng tổng hợp 8 - 10 container/h. Cầu cảng có khả năng tiếp nhận cho tàu từ 2 - 5 vạn DWT chiếm 8,84%, tàu từ 2 - 3 vạn DWT chiếm 8,07%, tàu từ 1 - 2 vạn DWT chiếm 35,38% và cho tàu dưới 1 vạn là 46,53%.

Năm 2008 có 88.619 lượt tàu biển ra vào các cảng biển nước ta với tổng dung tích 320,176 triệu GT, tăng 18,02% so với năm 2007, trong đó có

44.224 lượt tàu nước ngoài. Sản lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam đạt 193,846 triệu tấn, bằng 107,03% so với năm 2007.

Công nghệ thông tin:

Hiện nay các doanh nghiệp giao nhận vận tải của Việt Nam đã bắt đầu tập trung khai thác những ích lợi to lớn của công nghệ thông tin vào trong hoạt động của mình.

Các doanh nghiệp giao nhận đã lập ra các phòng ban chịu trách nhiệm như các trung tâm thông tin, cầu nối cho các bộ phận khác. Đối với ngành giao nhận, việc tiến hành hoạt động một cách thống nhất, phối hợp nhịp nhàng với nhau là một điều vô cùng quan trọng. Ví dụ khi các nhân viên tiến hành thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường (các bến cảng, sân bay...) thì trong lúc đó nhân viên ở bộ phận thông tin sẽ tiến hành liên lạc để thông báo thời gian hàng đến, khi được thông tin chính xác, những người hoạt động ở hiện trường có thể nhanh chóng làm thủ tục hải quan, giám định...để kịp thời giải phóng hàng. Cùng lúc đó, bên chuyên chở, vận tải cũng được thông báo để chuẩn bị phương tiện, hoặc thông báo với bộ phận kho bãi để xếp hàng vào kho. Việc áp dụng mạng lưới thông tin linh hoạt sẽ giúp phối hợp hoạt động của các bên, tránh được hiện tượng thường xảy ra trước đây là hàng đã đến cảng mà vẫn chưa được chuẩn bị để làm thủ tục thông quan, hay chưa có phương tiện để chuyên chở... giúp giảm được thời gian chết khi hàng phải nằm chờ tại cảng.

Hiện nay đa phần các công ty giao nhận vận tải Việt Nam đã được lắp đặt, trang bị nhiều thiết bị hiện đại như máy fax, điện thoại, internet, máy scan... Các doanh nghiệp này cũng đã bắt đầu áp dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho hoạt động lưu trữ, quản lý thông tin, truy cập thông tin như phần mềm làm vận đơn, cargo manifest, lệnh giao hàng... điều này đã giúp doanh nghiệp nắm rõ được tình hình cụ thể của lô hàng, các thao tác làm chứng từ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, ít gây nhầm lẫn hơn. Bên cạnh đó là sự xuất

hiện ngày càng nhiều các website của các công ty giao nhận, tiêu biểu là các công ty giao nhận lớn như Vietrans, Gemadept, Vietfract… Các trang web này cung cấp nhiều thông tin liên quan đến công ty, các dịch vụ, hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty… từ đó giúp khách hàng tiếp cận dễ hơn. Tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp giao nhận vận tải của ta mới chỉ ứng dụng các phần mềm đơn giản, thông thường, còn các chương trình phức tạp hơn như phần mềm phục vụ quản lý theo chuỗi dịch vụ, phần mềm thực hiện hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử... vẫn chưa được áp dụng phổ biến.

Về phía nhà nước, từ thàng 7/2005 đã cho thực hiện thí điểm thông quan điện tử tại một số địa phương và hiện nay đã được nhân rộng ra cả nước. Việc ứng dụng hải quan điện tử đã giúp các doanh nghiệp không cần phải đến tận nơi vẫn có thể tiến hành các hoạt động kê khai hải quan, vừa nhanh chóng, tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giải phóng hàng cũng diễn ra nhanh hơn.

2.2. Chất lượng dịch vụ của người giao nhận Việt Nam

Chất lượng dịch vụ giao nhận do nhiều yếu tố cấu thành như tốc độ phục vụ, thời gian xếp dỡ, vận chuyển, giao hàng đúng địa điểm, đóng, dỡ hàng theo đúng quy định đảm bảo an toàn cho hàng hóa, giải quyết hợp lý các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng… Cho tới nay trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, số lượng các công ty kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận đã đạt đến con số khoảng 1000 doanh nghiệp. Cùng với xu thế hội nhập chung vào kinh tế thế giới và khu vực, hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam phát triển tương đối nhanh và mạnh mẽ để bắt kịp với sự phát triển của người giao nhận trên thế giới. Sự có mặt của các hãng giao nhận quốc tế đã thổi vào ngành giao nhận Việt Nam những luồng gió mới. Ngày càng có nhiều công ty giao nhận nổi tiếng thế giới, có quy mô và lịch sử phát triển hàng trăm năm xuất hiện ở Việt Nam. Chúng ta đã học hỏi được rất nhiều từ các công ty này từ phương thức làm việc năng động, hiệu quả, các hoạt động, quy trình làm việc mới tiên tiến, hiện đại… Từ sau khi mở cửa nền kinh tế,

ngành giao nhận non trẻ của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, chức năng, nhiệm vụ, chất lượng phục vụ của người giao nhận Việt Nam đã được nâng cao, phát huy một cách tối đa, mang tính toàn diện hơn, chúng ta đã biết khai thác sâu rộng hơn mọi lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải, năng lực phục vụ ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên, do những khó khăn, hạn chế nhất định mà chất lượng dịch vụ của các công ty giao nhận nước ta vẫn chưa cao, thua kém nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này được thể hiện ở một số mặt:

- Các doanh nghiệp của ta mới chỉ cung cấp được các dịch vụ đơn lẻ, thông thường. Nhưng ngay cả những dịch vụ cơ bản vốn được coi là thế mạnh của ta như vận tải nội địa, chuyên chở hàng quá cảnh... chúng ta vẫn thua kém các công ty giao nhận nước ngoài.

- Một điểm quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ là khả năng giao hàng đúng hạn, khả năng cung cấp thông tin về lịch trình của hàng hóa... lại chưa được các doanh nghiệp Việt Nam làm tốt. Khách hàng hoàn toàn thụ động trong việc nắm bắt thông tin về lô hàng của mình, chỉ khi nào doanh nghiệp giao nhận thông báo mới được biết, tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp giao nhận của ta lại không quan tâm, chú trọng đến điều này. Trong khi tại các công ty giao nhận vận tải của nước ngoài, khách hàng chỉ cần sử dụng website của công ty để lấy thông tin về lô hàng của mình, lộ trình của các tuyến đường chuyên chở luôn được cập nhật kịp thời.

- Do hiện tại cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp giao nhận còn kém nên năng lực làm việc chưa cao. Năng lực vận tải thấp, khả năng bốc xếp bị hạn chế do trang thiết bị lạc hậu, năng suất thấp…

- Ngành giao nhận đòi hỏi tác phong làm việc nhanh nhẹn, hiệu quả tuy nhiên chúng ta vẫn có thói quen không tốt là làm việc quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, tham nhũng, tệ nạn trong ngành hải quan vẫn còn nhiều nên gây ra những khó khăn khi cần giải phóng hàng. Các công ty giao nhận

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí