2. Thực trạng hoạt động của người giao nhận tại Việt Nam
2.1 Hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận tại Việt Nam
Theo thống kê, ở Việt Nam hiện có khoảng 1000 doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ giao nhận và vận tải thuộc đủ các loại hình kinh tế khác nhau. Doanh nghiệp Nhà nước có Vietrans, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài như TNT Vietrans, NYK Logistics… doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài như Mearsk Logistics DHL, doanh nghiệp cổ phần như Vietfract, Gemadept… và hàng trăm các doanh nghiệp tư nhân lớn nhỏ khác trên cả nước.
Bảng 3: Tỷ lệ các loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực giao nhận ở Việt Nam
10%
2%
18%
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH
Doanh nghiệp chưa có giấy phép kinh doanh
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
70%
Tổng hợp từ nhiều nguồn
Có thể chia hoạt động của các công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận ở Việt Nam theo hai nhóm chính dựa vào các loại hình dịch vụ chủ yếu đó là: Hoạt động như các đại lý giao nhận truyền thống và hoạt động như những người chuyên chở chính.
2.1.1. Hoạt động như các đại lý giao nhận truyền thống.
Các đại lý giao nhận truyền thống chỉ thuần túy cung cấp các dịch vụ do khách hàng yêu cầu như: thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan, làm các chứng từ xuất nhập khẩu, gom hàng, xếp dỡ , lưu kho hàng hóa, lo liệu vận tải nội địa, làm thủ tục thanh toán tiền hàng…
Các công ty hoạt động như các đại lý giao nhận truyền thống đa phần là các công ty tư nhân. Do đặc trưng của hoạt động giao nhận truyền thống là không cần nhiều vốn đầu tư ban đầu, nên có rất nhiều doanh nghiệp thành lập để kinh doanh trong lĩnh vực này. Hầu hết các công ty này đều có quy mô rất nhỏ, số vốn không lớn thường chỉ từ 2-3 tỷ đồng, số lượng nhân viên công ty cũng rất ít chỉ dưới 10 nhân viên, thậm chí chỉ 2- 3 người. Về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng rất nghèo nàn, văn phòng chủ yếu là đi thuê, kho bãi không có, phương tiện vận tải vận chuyển không nhiều nên chỉ thích hợp với vận chuyển nội địa.
Cùng với các công ty giao nhận được thành lập với mục đích chính là cung cấp các dịch vụ giao nhận truyền thống thì các dịch vụ này cũng được cung cấp bởi hệ thống các đại lý của các công ty lớn. Hiện nay, trong ngành dịch vụ giao nhận có khá nhiều doanh nghiệp đại lý thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh các đại lý của chính các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam thì số lượng các đại lý của các công ty giao nhận lớn trên thế giới có hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đang ngày một tăng lên.
Thị trường giao nhận nước ta có điểm khác biệt so với các nước khác trên thế giới. Theo như cam kết đã ký khi nước ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, sau 5 -7 năm kể từ ngày gia nhập, các hãng giao nhận vận tải nước ngoài mới được phép thành lập công ty 100 % vốn nước ngoài ở nước ta. Mặc dù trong quá trình đàm phán gia nhập WTO chúng ta đã cho phép thành lập một số công ty 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực giao nhận vận tải như Maersk Logistics của Đan Mạch, APL Logistics của Singapore,
MOL Logistics của Nhật Bản, tuy vậy phần lớn các hãng giao nhận quốc tế hiện nay đang hoạt động dưới hình thức hoặc chỉ định một doanh nghiệp Việt Nam làm đại lý cho họ, hoặc kết hợp thành lập các công ty liên doanh. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các công ty giao nhận Việt Nam đứng ra làm đại lý cho các hãng giao nhận lớn trên thế giới như Công ty Vinatrans là đại lý của hãng Hapag Lloyd, Zim… Vietfract là đại lý của các hãng TWT, Sun Express, ACS…, Công ty Gemadept là đại lý của hãng Shenker, Birkart, BJ…Các doanh nghiệp Việt Nam làm đại lý cho các hãng giao nhận đều được nhận hoa hồng đại lý. Hiện nay tại Châu Á, khu vực được coi là trung tâm vận chuyển hàng hóa đã và đang chứng kiến sự thay thế các công ty đại lý địa phương bằng các chi nhánh hoặc các công ty con của các công ty giao nhận quốc tế, thì tại Việt Nam các doanh nghiệp từ quốc doanh tới tư nhân lại có xu hướng chuyển đổi cơ cấu hoạt động sang lĩnh vực nhận làm đại lý cho các hãng nước ngoài hoặc liên doanh để thành lập một công ty mới kinh doanh cùng lĩnh vực.
Thực trạng này diễn ra do một số nguyên nhân chủ yếu sau :
Thứ nhất: ở Việt Nam vẫn đang tồn tại tập quán buôn bán ngoại thương rất bất lợi cho người giao nhận nước ta đó là mua (nhập khẩu) theo giá CIF, bán (xuất khẩu) theo giá FOB, điều này khiến cho các nhà giao nhận nước ta ít khi dành được quyền thuê tàu. Hầu hết việc ký hợp đồng thuê tàu là do người giao nhận của các khách hàng nước ngoài đảm nhận.
Thứ hai: do còn hạn chế về năng lực, vốn mà các hãng giao nhận Việt Nam không phát triển được hệ thống chi nhánh, đại lý rộng khắp. Đồng thời hoạt động Marketing của các doanh nghiệp giao nhận cũng rất ít.
Tuy nhiên hiện nay hầu hết các hãng giao nhận nước ta ngoài việc cung cấp những dịch vụ riêng biệt theo sự ủy thác của khách hàng và hưởng hoa hồng đại lý cũng bắt đầu tập trung vào việc phát triển và mở rộng hoạt động của mình với chức năng là người cung cấp dịch vụ vận chuyển đa phương thức.
Họ trở thành những người tổ chức vận tải trọn gói, hay cũng chính là những người chuyên chở chính.
2.1.2. Hoạt động như những người chuyên chở chính
Ngày nay, khối lượng cũng như chủng loại hàng hóa qua tay các hãng giao nhận tăng rõ rệt do có sự trưởng thành và lớn mạnh của ngành giao nhận nước nhà. Xu hướng phổ biến hiện nay là các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam giao việc tổ chức vận tải trọn gói cho các hãng giao nhận. Sự tăng trưởng nhanh chóng về khối lượng hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt hình thức nhập khẩu nguyên liệu để gia công trong nước và tái xuất dưới dạng thành phẩm tiêu biểu như hàng dệt may, hàng giày dép… đã tạo cơ hội phát triển và tăng trưởng cho công tác tổ chức quy trình vận tải khép kín từ nhận nguyên liệu tại kho của người cung cấp đến phân phối sản phẩm tới kho, cửa hàng… của nước người nhập khẩu. Các tuyến đường chuyên chở cũng không còn bó hẹp trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á mà đã mở rộng đến các khu vực xa hơn như các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ… mỗi tuyến lại chuyên một mặt hàng khác nhau. Nhờ những thuận lợi trên mà số lượng các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động như những người chuyên chở chính ở Việt Nam ngày càng tăng lên.
* Đặc điểm của các doanh nghiệp giao nhận hoạt động như những người chuyên chở chính
Đa phần các công ty cung cấp dịch vụ vận tải trọn gói, hoạt động như những người chuyên chở đều là các công ty lớn. Có rất nhiều trong số đó là các công ty nhà nước với bề dày kinh nghiệm, họ có cơ sở vật chất tốt do được đầu tư từ ban đầu như trụ sở, kho bãi, phương tiện vận chuyển… Ngoài ra số lượng các công ty cổ phần cũng ngày một tăng lên. Các công ty này có thể được hình thành từ các doanh nghiệp nhà nước trước đây như Vinatrans, Gemadept… Từ khi đất nước mở cửa, các chính sách đầu tư đã thông thoáng hơn thì số lượng các hãng vận tải giao nhận nước ngoài thâm nhập vào thị
trường ngày một tăng lên. Có rất nhiều công ty liên doanh đã ra đời như NYK liên doanh với VOSA, TNT liên doanh với Vinatrans…, số lượng các công ty giao nhận vận tải 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam cũng ngày một nhiều như công ty APL Logistics của Singapore, MOL Logistics của Nhật Bản… Tại Việt Nam, các doanh nghiệp FDI thường sử dụng dịch vụ của các công ty giao nhận nước họ như các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản chỉ sử dụng dịch vụ của các công ty giao nhận của Nhật Bản tại Việt Nam như NYK Logistics, Sankyu, Nippon Express, KWE, Dragon Logistics…
* Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của người giao nhận
Hệ thống đường giao thông vận tải:
Hệ thống đường thủy:
Cùng với sự phát triển của đất nước, qua nhiều thời kì cho đến nay, hệ thống cảng biển Việt Nam đã được quy hoạch, mở rộng ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Các cảng biển chính hiện nay gồm: cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân ở miền Bắc, cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn ở miền Trung và cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái ở miền Nam. Theo dự báo, lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam vào năm 2010 sẽ đạt 230-250 triệu tấn/năm và 500-550 triệu tấn/năm vào năm 2020.
Đường sông cũng là một lợi thế tạo nên sự đa dạng, phong phú trong hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường sông trong những năm qua đã được chú trọng đầu tư, phát triển. Các tuyến đường thủy nội địa dựa theo các con sông chính như: sông Hồng, sông Đà ở miền Bắc; sông Tiền, sông Hậu ở miền Tây Nam Bộ và sông Đồng Nai, sông Sài Gòn ở miền Đông Nam Bộ.
2000 | 2001 | 2004 | 2005 | 2006 | |
1. Cảng – Ports | 11 | 11 | 10 | 10 | 10 |
1.1 Số lượng cảng biển Number of seaports | 7 | 7 | 7 | 7 | 7 |
1.2 Số lượng cảng sông Number of riverports | 4 | 4 | 3 | 3 | 3 |
2. Diện tích - Area (m2) | |||||
2.1 Mặt bằng – Surface | 2.448.364 | 2.475.008 | 2.795.203 | 3.386.577 | 3.935.494 |
2.2 Kho – Storage | 145.287 | 160.251 | 201.325 | 235.027 | 234.917 |
2.3 Bãi – Ground | 936.763 | 1.135.573 | 1.319.360 | 1.211.282 | 1.170.483 |
3. Cầu cảng – Wharves | |||||
3.1 Cảng biển – Seaport | |||||
+ Số cầu cảng - Number of wharves | 29 | 31 | 29 | 32 | 38 |
+ Chiều dài - Length of wharves (m) | 5.161 | 5.313 | 5.971 | 6.359 | 6.1 |
3.2 Cảng sông - River port | |||||
+ Số cầu cảng - Number of wharves | 7 | 7 | 7 | 7 | 8 |
+ Chiều dài - Length of wharves (m) | 571 | 571 | 486 | 486 | 596 |
4. Năng lực bốc xếp (nghìn tấn) - Stevedoring capacity (thous. tons) | |||||
4.1 Cảng biển – Seaport | 30.25 | 30.698 | 33.4 | 43.9 | 44.91 |
4.2 Cảng sông – Riverport | 1.4 | 1.4 | 900 | 900 | 900 |
Có thể bạn quan tâm!
- Người Chuyên Chở (Carrier), Người Kinh Doanh Cước Vận Chuyển
- Liên Đoàn Quốc Tế Các Hiệp Hội Giao Nhận (Fédération Internationale Des Associations De Transitaires Et Assimilés – Fiata)
- Danh Sách 20 Nhà Giao Nhận Hàng Đầu Trên Thế Giới
- Cơ Cấu Đội Tàu Của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Philippines
- Các Thị Trường Chính Của Người Giao Nhận Việt Nam
- Quy Mô Các Doanh Nghiệp Giao Nhận Việt Nam Còn Nhỏ Lẻ, Manh Mún
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/so_lieu_ktxh/2006/Van_tai_va_buu_dien/0808.htm
Hệ thống đường hàng không:
Sân bay, hay còn gọi là Phi trường, Cảng hàng không là nơi bắt đầu hay kết thúc (cất cánh và hạ cánh) của một chuyến bay. Hiện nay, ở Việt nam có tổng cộng 20 sân bay thường xuyên hoạt động được phân chia thành ba cụm cảng hàng không tương ứng với ba miền của đất nước:
Cụm cảng hàng không Miền Bắc (NAA): Được đặt tại sân bay quốc tế Nội Bài, quản lý các sân bay: Nội Bài / HAN, Hải Phòng / HPH, Điện Biên Phủ / DIN, Nà Sản / SQC và Vinh / VII.
Cụm cảng hàng không Miền Trung (MAA): Được đặt tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng, quản lý các sân bay: Đà Nẵng / DAD, Phú Bài / HUI, Cam Ranh
/ CRX, Chu Lai / VCL, Phù Cát / UIH, Tuy Hoà / TBB, Pleiku / PXU.
Cụm cảng hàng không Miền Nam (SAA): Được đặt tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, quản lý các sân bay: Tân Sơn Nhất / SGN, Liên Khương / DLI, Buôn Ma Thuột / BMV, Côn Sơn / VCS, Rạch Giá / VKG, Phú Quốc / PQC, Cà Mau / CAH, Cần Thơ / VCA.
Hệ thống đường sắt :
Đường sắt đóng góp một phần quan trọng phục vụ nhu cầu chuyên chở hàng hóa. Qua nhiều lần đổi xây dựng, sửa chữa, cơ sở hạ tầng của đường sắt đã có sự thay đổi cơ bản từ hệ thống nhà ga, bến bãi đến các tuyến đường vận chuyển đặc biệt là tuyến đường trọng yếu Bắc – Nam. Chiều dài của các đường chính tuyến của mạng lưới đường sắt Việt Nam cùng với khổ đường được trình bày trong bảng sau:
Bảng 5: Chiều dài của các đuờng chính tuyến của mạng lưới đường sắt Việt Nam
Chiều dài | Khổ đường | |
Hà Nội - TP Hồ Chí Minh | 1.726 | 1.000 mm |
Hà Nội - Hải Phòng | 102 | 1.000 mm |
Hà Nội - Lào Cai | 296 | 1.000 mm |
Hà Nội - Đồng Đăng | 162 | Đường lồng (1.435 &1.000 mm) |
Hà Nội - Quán Triều | 75 | Đường lồng (1.435 &1.000 mm) |
Kép - Uông Bí - Hạ Long | 106 | 1.435 mm |
Kép - Lưu Xá | 57 | 1.435 mm |
Nguồn: Cục đường sắt Việt Nam http://www.vr.com.vn/hientaihoatdong.html
Hệ thống đường bộ:
Tổng chiều dài, chất lượng và mật độ đường bộ của một nước phản ánh trình độ phát triển kinh tế của nước đó. So với nhiều nước trong khu vực, hệ thống đường bộ của Việt Nam khá phát triển. Đường bộ liên tỉnh, nội tỉnh được phân phối đều kết nối các vùng kinh tế, các địa phương trong cả nước rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa.
Toàn bộ các tuyến đường Quốc lộ có tổng chiều dài khoảng 17.300 km, trong đó gần 85% đã tráng nhựa. Ngoài các đường quốc lộ còn có các đường tỉnh lộ, nối các huyện trong tỉnh, huyện lộ nối các xã trong huyện. Các tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài khoảng 27.700 km, trong đó hơn 50% đã tráng nhựa.
Bảng 6: Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo ngành vận tải
Tổng số (Nghìn tấn) | Trong đó | |||||
Đường sắt | Đường bộ | Đường sông | Đường biển | Đường hàng không | ||
2001 | 223823,0 | 6258,2 | 144571,8 | 57395,3 | 15552,5 | 45,2 |
2002 | 252146,0 | 6456,7 | 164013,7 | 64793,5 | 16815,3 | 66,8 |
2003 | 292869,2 | 7051,9 | 192322,0 | 74931,5 | 18491,8 | 72,0 |
2004 | 347232,7 | 8385,0 | 225296,7 | 86012,7 | 27448,6 | 89,7 |
2005 | 403002,2 | 8873,6 | 264761,6 | 97936,8 | 31332,0 | 98,2 |
2006 | 460146,3 | 8786,6 | 298051,3 | 111145,9 | 42051,5 | 111,0 |
2007 | 513575,1 | 9153,2 | 338623,3 | 122984,4 | 42693,4 | 120,8 |
2008 | 630084,8 | 9598,2 | 379776,6 | 240529,6 | 180,4 |
Nguồn: Tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn
Phương tiện vận tải:
Đội tàu:
Về số lượng tàu, tính đến tháng 2/2008, số tàu biển treo cờ Việt Nam đã lên đạt 1.274 tàu (tăng 17,74% so với cùng kỳ năm trước) với tổng trọng tải đạt 4.425.617 DWT (tăng 48,36%). Trong số này có 680 tàu dưới 10 tuổi (tăng 44% so với cùng kỳ năm trước), số tàu trên 20 tuổi giảm xuống còn 165 tàu