Người giao nhận và vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI



Đề tài:

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI GIAO NHẬN VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ



Họ và tên sinh viên Lớp

Khoá

Giáo viên hướng dẫn

: TrÇn ThÞ ¸nh TuyÕt

: Anh 16

: 44 D

: ThS. Ph¹m Thanh Hµ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Người giao nhận và vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế - 1


Hà Nội, tháng 5 năm 2009

Mục lục

Lời nói đầu 1

Chương I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI GIAO NHẬN VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4

I. Khái quát chung 4

1. Các định nghĩa về giao nhận và người giao nhận 4

1.1. Định nghĩa về giao nhận 4

1.2. Định nghĩa về người giao nhận 4

2. Các yếu tố cấu thành dịch vụ giao nhận 5

2.1. Các yếu tố cấu thành dịch vụ giao nhận 5

2.2. Phân loại dịch vụ giao nhận 6

3. Các dịch vụ của người giao nhận 8

4. Mối quan hệ giữa dịch vụ giao nhận và dịch vụ Logistics 9

II. Vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế 11

1. Vai trò của người giao nhận 11

1.1. Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh 11

1.2. Góp phần mở rộng thị trường 12

1.3. Mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội 13

2. Chức năng của người giao nhận 15

2.1. Môi giới hải quan (Customs broker) 15

2.2. Đại lý (Agent) 15

2.3. Người gom hàng (Cargo Consolidator) 16

2.4. Người chuyên chở (Carrier), người kinh doanh cước vận chuyển 16

2.5. Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator) 17

III. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giao nhận tại Việt Nam 19

IV. Một số tổ chức liên quan đến hoạt động của người giao nhận 22

1. Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (Fédération Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés – FIATA) 22

2. Tổ chức Hải quan thế giới – WCO 23

3. Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận các nước ASEAN (AFFA) 23

4. Hiệp hội giao nhận kho vận Việt nam – VIFFAS 24

4.1. Khái quát chung 24

4.2. Mục tiêu hoạt động 24

4.3. Hội viên của hiệp hội 25

Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN 27

I. Thực trạng hoạt động của người giao nhận trên thế giới 27

1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của người giao nhận trên thế giới 27

2. Thực trạng hoạt động của người giao nhận trên thế giới 28

II. Thực trạng hoạt động của người giao nhận tại Việt Nam 34

1. Vài nét về các giai đoạn phát triển của người giao nhận Việt Nam 34

1.1. Giai đoạn trước đổi mới (Trước năm 1986) 34

1.2. Giai đoạn sau đổi mới (Sau năm 1986) 35

2. Thực trạng hoạt động của người giao nhận tại Việt Nam 37

2.1 Hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận tại Việt Nam 37

2.2. Chất lượng dịch vụ của người giao nhận Việt Nam 51

2.3. Các thị trường chính của người giao nhận Việt nam 54

2.4. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính 55

3. Đánh giá hoạt động của người giao nhận tại Việt Nam 56

3.1. Những thuận lợi 56

3.2. Những thành tựu đã đạt được 59

3.3. Những khó khăn, hạn chế 61

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN VIỆT NAM 73

I. Xu hướng phát triển của người giao nhận 73

1. Xu hướng phát triển của người giao nhận hiện nay 73

2. Định hướng phát triển của người giao nhận Việt Nam 74

II. Bài học kinh nghiệm của một số nước 74

1. Bài học kinh nghiệm của Singapore 74

2. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc 76

3. Chính sách phát triển của Thái Lan 77

III. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của người giao nhận Việt Nam 78

1. Nhóm giải pháp vĩ mô 78

1.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý, có các chính sách hỗ trợ người giao nhận, nâng cao hiệu quả hoạt động của VIFFAS 78

1.2. Tăng cường đầu tư, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật... 80

1.3. Đào tạo nguồn nhân lực 82

1.4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát lại hoạt động của các doanh nghiệp giao nhận 83

2. Nhóm giải pháp vi mô 84

2.1. Tăng cường mở rộng thị trường, thiết lập hệ thống đại lý tại nước ngoài 84

2.2. Xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp mình 85

2.3. Tăng cường liên kết giữa các công ty giao nhận trong nước, hợp tác với các công ty giao nhận nước ngoài 87

2.4. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ89

2.5. Cải tiến bộ máy quản lý, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại các công ty giao nhận 91

2.6. Áp dụng các phương thức giao nhận tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin 92

Kết luận 94

Tài liệu tham khảo Phụ lục


1. Lý do chọn đề tài

Lời nói đầu

Cùng với sự phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, việc trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các nước diễn ra ngày càng sôi nổi. Sau khi người mua và người bán tiến hành ký kết hợp đồng sẽ diễn ra quá trình trao đổi hàng hóa, tức là có sự di chuyển hàng hóa từ tay người bán đến tay người mua. Người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo cho quá trình vận chuyển đó diễn ra suôn sẻ, hàng hóa đến tay người mua một cách an toàn, đúng thời gian, địa điểm. Từ chỗ chỉ đảm nhận một vài công việc đơn giản như xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làm thủ tục giấy tờ, lo liệu vận tải nội địa, thanh toán tiền hàng… theo sự phát triển của thời gian, do đòi hỏi của thực tế mà vai trò của người giao nhận ngày càng được nâng lên, họ đã đứng ra cung cấp dịch vụ trọn gói toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hóa, trở thành những người chuyên chở chính. Hơn thế nữa, ngày nay người giao nhận đang có xu hướng trở thành những nhà cung cấp dịch vụ logistics, một bước phát triển cao hơn của dịch vụ giao nhận.

Tại Việt Nam mặc dù dịch vụ giao nhận mới chỉ thực sự phát triển từ hơn 10 năm trở lại đây, tuy nhiên đã đạt được những bước tiến vượt bậc. Việc mở cửa nền kinh tế kéo theo sự phát triển của các hoạt động thương mại, giao lưu buôn bán với các nước là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của ngành giao nhận nước ta. Người giao nhận Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng, phạm vi cung cấp sản phẩm dịch vụ cũng không ngừng được gia tăng, kinh doanh dịch vụ giao nhận đã trở thành một lĩnh vực giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

Tuy nhiên, do những đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành giao nhận nói riêng mà người giao nhận nước ta đang gặp phải những khó khăn thử thách rất lớn, đòi hỏi phải có những giải pháp trước mắt cũng

như giải pháp cho sự phát triển lâu dài. Nhận thấy tầm quan trọng, vai trò to lớn của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế cũng như ảnh hưởng của người giao nhận đến sự phát triển của kinh tế nói chung, em đã chọn đề tài:

“Người giao nhận và vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động của người giao nhận và vai trò của họ trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế. Tìm hiểu thực trạng hoạt động của người giao nhận đặc biệt là ở Việt Nam để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, vai trò của người giao nhận.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu một số vấn đề mang tính lí thuyết chung về người giao nhận, vai trò của người giao nhận như khái niệm, đặc điểm, chức năng… Trên cơ sở những vấn đề chung đó bài viết đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động của người giao nhận, những khó khăn, hạn chế cũng như thành tựu đã đạt được của người giao nhận Việt Nam. Từ những kết quả thu được, người viết có đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò của người giao nhận.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Người giao nhận và vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế. Nghiên cứu thực trạng hoạt động, những thành tựu, khó khăn hiện nay đang ảnh hưởng đến người giao nhận trên thị trường Việt Nam; Nghiên cứu những giải pháp hỗ trợ ở tầm vĩ mô cũng như những giải pháp đối với các doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận.

Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ giao nhận là một đề tài có nội dung rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, tuy nhiên khóa luận không đi vào một lĩnh vực cụ thể nào của hoạt động giao nhận như giao nhận bằng đường biển, đường sông, đường hàng không, hoạt động xếp dỡ, kho bãi, làm thủ tục hải quan… mà người viết tập trung nghiên cứu hoạt động của người giao nhận và vai trò của họ nói chung.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Người viết nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp.

- Thực hiện phỏng vấn, trao đổi nhằm tìm ra những bất cập, khó khăn của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận.

- Nghiên cứu lý luận kết hợp với khảo sát, tìm hiểu thêm thực tiễn.

6. Nội dung nghiên cứu

Nội dung của khóa luận được trình bày trong 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về người giao nhận và vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế

Chương II: Thực trạng hoạt động của người giao nhận

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của người giao nhận Việt Nam

Do thời gian, năng lực của người viết còn nhiều hạn chế nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin cảm ơn cô giáo

- Thạc sĩ Phạm Thanh Hà đã có những chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn!


Chương I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI GIAO NHẬN VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ‌‌


I. Khái quát chung

1. Các định nghĩa về giao nhận và người giao nhận

1.1. Định nghĩa về giao nhận

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận (Freight forwarding service), dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là: “Bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa‟‟.

Theo luật thương mại Việt Nam năm 1997 thì giao nhận hàng hóa là: “Hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác‟‟.

Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).

1.2. Định nghĩa về người giao nhận

Theo khái niệm của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận (FIATA): “Người giao nhận (Forwarder, Freight forwarder hay Forwarding agent) là người thu xếp chuyên chở toàn bộ hàng hóa theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân họ không phải là người chuyên chở. Người

Ngày đăng: 11/05/2022