Tỷ Lệ Vốn Đtmh Phân Theo Ngành Ở Trung Quốc Năm 2007

còn 42,5% vốn ĐTMH, và 46% số công ty nhận vốn (lần đầu tiện hai chỉ số của ngành này xuống thấp hơn 50%). Trong suốt quý I năm 2008, với 940,73 triệu USD đầu tư vào 116 công ty thì số lượng công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT nhận vốn chỉ chiếm 39,5% và 38,8% tổng số vốn ĐTMH. Trái ngược lại, ngành công nghiệp truyền thống, và các ngành dịch vụ thu hút được khá nhiều vốn ĐTMH trong thời kỳ này (biểu đồ 2). Zero2IPO, một công ty chuyên cung cấp các thống kê về ĐTMH, dự đoán rằng trong 10 năm tới, ít nhất 50 trong số 100 công ty lớn của Trung Quốc sẽ là những công ty được hình thành từ nguồn vốn ĐTMH.

Biểu đồ 6: Tỷ lệ vốn ĐTMH phân theo ngành ở Trung Quốc năm 2007


Biểu đồ 7: Tỷ lệ vốn ĐTMH phân theo ngành ở Trung Quốc Quý 1 năm 2008


Nguồn: Zero2IPO - China Venture Capital Annual Report 2007 - 2008

Biểu đồ 8: Phần trăm số công ty - số vốn các công ty nhận đầu tư trong các giai

đoạn phát triển năm 2007.


Nguồn: Zero2IPO - China Venture Capital Annual Report 2007- 2008

2.2. Nhận xét chung

Có thể thấy để thúc đẩy sự phát triển của ngành CNC như ngày nay, chính quyền trung ương và địa phương Trung Quốc đã thực hiện một số chính sách như thành lập Quỹ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời công bố liên tiếp các chính sách và luật lệ ưu đãi đối với hoạt động ĐTMH. Kết quả là sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra tiền năng lớn cho sự phát triển của các công ty ĐTMH. Ngoài ra, sự thành lập của TTCK công nghệ cao đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các công ty CNC. Việc các chính quyền địa phương công bố rất nhiều luật lệ khuyến khích các công ty CNC, và môi trường pháp lý thuận lợi đã tạo nên một làn sóng đầu tư lớn cho các công ty CNC trong nước, do đó góp phần tạo ra thị trường tiềm năng cho sự phát triển của vốn ĐTMH. Sự đa dạng của các công ty vốn mạo hiểm được tạo ra, dẫn đến rất nhiều các công ty đa quốc gia, các quỹ bảo hiểm nước ngoài và các tổ chức phi tài chính đã bày tỏ sự quan tâm tới lĩnh vực kinh doanh vốn mạo hiểm ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển bùng nổ của hoạt động ĐTMH, và thành công của một loạt các công ty nhận vốn ĐTMH ở Trung Quốc niêm yết trên TTCK trong nước cũng như quốc tế trong thời gian qua như Alibaba (giá trị vốn hóa 1683,31 triệu USD), Giant Interactive (giá trị vốn hóa 886,56 triệu USD), China Dongxiang (giá trị vốn hóa

806,84 triệu USD) thì hoạt động ĐTMH ở Trung Quốc vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

- Nguồn vốn hạn chế: Sau khi nhận được sự khuyến khích từ phía chính phủ, các chính quyền địa phương đã thành lập rất nhiều quỹ ĐTMH và công ty vốn mạo hiểm, chủ yếu được cung cấp tài chính bởi chính phủ, ở một chừng mực nào đó điều này giải quyết được tình trạng thiếu vốn của các công ty CNC ở Trung Quốc, nhưng nó cũng hạn chế quy mô cung cấp vốn mạo hiểm ở Trung Quốc. Ở Mỹ nguồn vốn

chính phủ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số vốn mạo hiểm hoạt động, chiếm khoảng 8,3%17. Trung Quốc có khoảng 6000 nhân dân tệ trong tiết kiệm của nhân dân, nhưng rất ít trong số đó được đầu tư cho các công ty CNC. Các quỹ bảo hiểm, quỹ an sinh xã hội không được phép đầu tư vốn mạo hiểm. Thêm vào đó, rất ít các nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào các công ty CNC, do đó cơ chế vốn mạo hiểm cần

được cải thiện.

- Thiếu cơ chế khuyến khích và kiểm soát: Rất nhiều công ty vốn mạo hiểm chỉ sử dụng mô hình các công ty nhà nước kiểu cũ và phải thiết lập cơ chế khuyến khích và kiểm soát vốn mạo hiểm. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt kinh nghiệm quản lý và chất lượng nhân viên. Hầu hết các công ty vốn mạo hiểm ở Trung Quốc không thể cạnh tranh được với các công ty vốn mạo hiểm quốc tế.

- Tài sản sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế không được bảo vệ một cách thích đáng. Do thiếu các quy định để bảo vệ tài sản trí tuệ, dẫn đến thực tế các công ty ĐTMH không thực sự sẵn lòng đầu tư vào những dự án đang ở giai đoạn vốn mồi/ươm tạo, khởi động đây là những giai đoạn có rủi ro thất bại cao, và tài sản chủ yếu của doanh nghiệp chính là những phát minh, sáng chế công nghệ mới, hiện đại.

- Chất lượng của các công ty trung gian: chất lượng của các công ty trung gian cho hoạt động ĐTMH như công ty kế toán, kiểm toán, công ty luật, tổ chức đánh giá kỹ thuật, công ty tư vấn đầu tư đều kém, họ thiếu những kỹ năng, và khả năng cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao. Trong thời gian qua ở Trung Quốc mặc dù có rất nhiều đột phá trong các quy định luật pháp đối với hoạt động ĐTMH,

17 Nguồn: Full – year 2007 Moneytree report, www.pwcmoneytree.com

nhưng để hoạt động này phát triển hơn nữa cần có sự nỗ lực lớn từ phía chính phủ Trung Quốc nói chung cũng như các thành phần trong nền kinh tế nói riêng.

3. Hoạt động ĐTMH ở Ấn Độ

3.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển hoạt động ĐTMH ở Ấn độ

Khái niệm ĐTMH xuất hiện ở Ấn Độ từ rất sớm, vào những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Tuy nhiên đến những năm 80 thì ý tưởng thành lập quỹ ĐTMH tại Ấn Độ mới được hình thành. Mặc dù vậy, Ấn Độ là một nước có nền kinh tế mang nặng tính quan liêu với thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, người dân và thậm chí cả chính phủ vẫn tỏ ra khả bảo thủ với những cải cách kinh tế tiến bộ. Đặc biệt vào giai đoạn này hệ thống tài chính chưa mở cửa đã hạn chế rất lớn đối với sự hình thành thị trường vốn mạo hiểm ở Ấn Độ. Tại Ấn Độ, một trong những nền kinh tế năng động nhất trên thế giới, sự hình thành và phát triển của hoạt động ĐTMH gắn bó chặt chẽ với sự thăng trầm của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và là sự kết hợp giữa các nhân tố: tư nhân - chính phủ - xã hội. Quá trình hình thành và phát triển thị trường vốn ĐTMH tại Ấn Độ trải qua hai giai đoạn chủ yếu: (1) Giai đoạn hình thành những định chế ĐTMH đầu tiên được xã hội công nhận, (2) Giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng của vốn ĐTMH tại Ấn Độ

Giai đoạn từ 1986 - 1985: Giai đoạn đầu tiên của hoạt động ĐTMH tại Ấn Độ có thể được coi là giai đoạn khi mà khái niệm “đầu tư mạo hiểm” được chấp nhận rộng rãi hơn. Đây cũng là giai đoạn hình thành hoạt động ĐTMH tại Ấn Độ, do đó chưa thực sự có những thành công đáng kể. Từ năm 1988 – 1994 ở Ấn Độ có khoảng 11 quỹ ĐTMH đã ra đời và đi vào hoạt động. Năm 1988, công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển công nghệ và thông tin (TDICI), một chi nhánh của công ty đầu tư và tín dụng Ấn Độ (ICICI) được thành lập ở Bangalore, và đây được xem như là công ty đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực ĐTMH ở Ấn Độ. Vào giai đoạn này, hầu như chính phủ Ấn Độ chưa có một chính sách nào quy định cụ thể hoạt động của các quỹ ĐTMH. Hầu hết các quỹ ĐTMH hoạt động như một thể chế tài chính và đã được công nhận bởi chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại đối với sự phát triển của thị trường vốn mạo hiểm Ấn Độ. Cho tới năm 1995, các quỹ ĐTMH vẫn hoạt động như các ngân hàng, chỉ có sự khác biệt duy nhất là không cần

tài sản thế chấp. Giai đoạn đầu tiên của ngành công nghiệp vốn mạo hiểm ở Ấn Độ bị cản trở rất lớn bởi việc thiếu kinh nghiệm quản lý và những quy định bắt buộc phải đầu tư vào các vùng và ngành kinh tế nhất định. Nhìn chung, hoạt động của các quỹ ĐTMH rất nghèo nàn và đơn điệu và chỉ có TDICI được coi là quỹ hoạt động thành công nhất.

Giai đoạn từ 1996 đến nay: Nhờ có sự ra đời của bộ luật năm 1996, giai đoạn này ĐTMH tại Ấn Độ đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước. Liên tục các năm sau đó, ĐTMH ở Ấn Độ đã thực sự khởi sắc với hàng loạt các quỹ ĐTMH ra đời và hoạt động thành công. Cùng với sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin cũng như sự thành công của các nhà kinh doanh Ấn Độ tại thung lũng Sillicon, Mỹ đã khiến cho hoạt động ĐTMH phát triển mạnh mẽ và có mối liên hệ chặt chẽ với ngành công nghệ cao này. Và chính điều này đã khuyến khích và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư Mỹ vào thị trường Ấn Độ. Vào năm 1999, ước tính khoảng 80% vốn ĐTMH đầu tư vào Ấn Độ là của các công ty nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài này đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ĐTMH tại Ấn Độ. Vào giai đoạn này, hoạt động ĐTMH diễn ra tại 3 khu vực chính là: Bombay, Bangalore và New Delhi. ở Ấn Độ, ĐTMH được phân chia theo khu vực tương tự như ở Mỹ. Điều này cho thấy ĐTMH ở Ấn Độ hoạt động khá tập trung và chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin do 3 khu vực này là “sân chơi” chủ yếu của các công ty phần mềm Ấn Độ.

Trong những năm từ 2001, 2002, 2003, do sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu và sự bão hoà của ngành công nghệ thông tin đã có những tác động xấu đến sự phát triển của hoạt động ĐTMH tại Ấn Độ, ĐTMH bắt đầu có chiều hướng đi xuống khi NASDAQ đã giảm 60% giá trị trong suốt quý 2/2006. Trong suốt các năm từ 2001 – 2003, các quỹ ĐTMH đã giảm lượng vốn đầu tư cho các doanh nghiệp khởi sự mà chỉ tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp đã phát triển hoặc có tiềm năng thành công để giảm thiểu rủi ro.

- So với năm 2000, quy mô đầu tư năm 2001 tăng hơn gấp đôi, từ 4,14 triệu USD lên tới 8,52 triệu USD.

- Trong khi đó các doanh vụ đầu tư vào các doanh nghiệp khởi sự giảm mạnh từ 142 dự án năm 2000 xuống còn 36 dự án năm 2001

- Số doanh vụ đầu tư vào giai đoạn mở rộng sản xuất giảm từ 138 dự án năm 2000 xuống còn 74 dự án năm 2001.

- Vốn đầu tư vào các công ty kinh doanh dịch vụ internet giảm từ 576 triệu USD năm 2000 xuống còn 49 triệu USD năm 2001

Nguyên nhân của sự sụt giảm hoạt động ĐTMH tại Ấn Độ trong thời kỳ này chủ yếu là do tác động ngoại cảnh của nền kinh tế thế giới đang có chiều hướng đi xuống và sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin đã không còn tác động tích cực đến nền kinh tế Ấn Độ nói chung nữa.

Tuy nhiên, từ năm 2004 trở lại đây, hoạt động ĐTMH ở Ấn Độ lại sôi động trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là sự tăng trưởng GDP của Ấn Độ trong thời kỳ này trung bình đạt 7 - 8 %/ năm, trong đó ngành dịch vụ và công nghệ cao phát triển với tốc độ bình quân 12 – 14 %/năm. Điều đó đã tạo được niềm tin cho các nhà ĐTMH quay trở lại Ấn Độ vào năm 2004.

Biểu đồ 9: Số công ty nhận vốn và giá trị ĐTMH & Cổ phần tư nhân ở Ấn độ


Vèn §TMH & Cæ phÇn t• nh©n (TriÖu USD) Sè th•¬ng vô

25000


20000

394

19500

299

15000

280

10000

146

7500

110

5000

1160

937

78

591

56


470

71

1650

2200

0

450

400

350

300

250

200

150

100

50

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007


Nguồn: IVCA 12/2007 (India venture capital association)

Theo số liệu ở biểu đồ 9 cho thấy ĐTMH ở Ấn Độ đã tăng lên cả về số dự án đầu tư và giá trị đầu tư. Ví dụ: năm 2004, 1.65 tỉ USD đã được giải ngân, vượt xa con số 1,16 tỉ USD năm 2000, tăng gần 42%. Đặc biệt là trong hai năm 2006 và 2007 số vốn ĐTMH ở Ấn Độ đạt doanh số kỷ lục kể từ khi hình thành hoạt động này. Năm 2006, Ấn Độ thu hút được 7,5 tỷ đôla, thì đến năm 2007 con số này đã tăng hơn 2,5 lần, đạt 19,5 tỷ đôla.

Một điểm quan trọng trong hoạt động ĐTMH tại Ấn Độ giai đoạn này là các nhà ĐTMH không còn tập trung đầu tư nhiều vào lĩnh vực công nghệ thông tin. Nguyên nhân chủ yếu đó là sự tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ không còn phụ thuộc vào ngành công nghệ thông tin như trước đây nữa mà đã mở rộng sang các lĩnh vực khác như công nghệ sinh học, y học và tự động hoá, du lịch, dệt may, bất động sản, truyền thông và giải trí. Đặc biệt là ngành dịch vụ bảo hiểm, tài chính, ngân hàng chiếm một tỷ trọng lớn vốn ĐTMH trong những năm gần đây (xem biểu đồ 10 - 11).

Biểu đồ 10: Tỷ lệ phân chia vốn ĐTMH vào các ngành năm 2006 (Đơn vị: %)







23.50%

CNTT


S¶n xuÊt


BÊt ®éng s¶n Y khoa

DÞch vô B¶o hiÓm - Tµi chÝnh - Ng©n hµng X©y dùng

Kh¸c

30.60%




12.00%

7.90%

7.10%

12.10%

6.80%




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Hoạt động đầu tư mạo hiểm trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (2008) - 8

Biểu đồ 11: Tỷ lệ phân chia vốn ĐTMH vào các ngành năm 2007 (Đơn vị: %)


Nguồn: IVCA 2008 ( India venture capital association)

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí