Trong chuỗi logisitics hiện đại mà các công ty logisitics lớn như Maersk logisitics, APL Logisitics, P&O Nedlloyd Logisitics…đang cung cấp cho khách hàng bao gồm rất nhiều dịch vụ đa dạng với giá trị gia tăng cao mà chúng ta có thể liệt kê như:
- Air Freight Fowarding (D2D) - Giao nhận hàng không (từ cửa tới cửa)
- Ocean Freight Forwarding (D2D) - Giao nhận hàng hải (từ cửa tới cửa)
- Freight/ Carrier Management - Quản lý hàng hoá/nhà vận tải
- Consolidation/Cross Docking - Gom hàng nhanh tại kho
- PO Management - Quản lý đơn hàng
- Vendor management/Compliance - Quản lý và theo dõi cam kết của nhà cung cấp
- Value-added Warehousing - Dịch vụ kho bãi giá trị gia tăng
- Multi-Country Consolidation - Gom hàng từ nhiều quốc gia đến một cảng trung chuyển (thường là Singapore, Kaoshiung, Hong Kong)
- QA and QI programs - Dịch vụ kiểm soát chất lượng hàng hoá
- Production Compliance - Dịch vụ kiểm soát quá trình sản xuất kịp thời hạn
- Data Management/EDI clearing house - Quản lý dữ liệu và cung cấp dữ liệu đầu cuối cho khách hàng
- Barcode scanning and Label Production - Dịch vụ quét và in mã vạch
- Documentation - Dịch vụ thu kiểm và chuyển chứng từ
- Global Logistics Procedures - Dịch vụ xây dựng bộ tiêu chuẩn cho hoạt động logisitics
- GOH and HangerPack Service - Dịch vụ container treo (dành cho hàng may mặc)
- Deconsolidation - Dịch vụ phân phối hàng
- NVOCC Operations - Dịch vụ NVOCC
- Systemwide Track and Trace / Web-base Visibility - Dịch vụ theo dõi kiểm tra hàng thông qua mạng internet.
- Custom Brokerage and Licensing- Import/Export/AMS/C-TPAT- Dịch vụ môi giới hải quan, uỷ thác xuất nhập khẩu, khai báo AMS, hỗ trợ áp dụng C- TPAT (Custom- Trade Partner Against Terrorism – đây là chương trình của hải quan Mỹ nhằm áp dụng cho các đối tác kinh doanh trong chống khủng bố).
- 4PLs service – Nhà cung cấp dịch vụ logisitics thứ 4, đây là mô hình dịch vụ logisitics rất mới giúp cho các hãng logisitics gia tăng dịch vụ giá trị gia tăng cho mình.
Nhiều hãng tàu đã mua lại các hãng giao nhận nhằm phối hợp hoạt động cho hiệu quả hơn. Ví dụ, Maersk Logistics hoạt động gắn chặt với công ty mẹ để quản lý hoạt động xử lý hàng. Maersk Logistics giúp hãng tàu này thực hiện các hoạt động gom hàng tại nhiều quốc gia, một dịch vụ khá phức tạp: các lô hàng nhỏ của một công ty từ nhiều quốc gia sẽ được gom tại một trung tâm, và sau đó đóng vào các container đầy vận chuyển tới Mỹ hoặc Châu Âu. Nhiều hãng tàu khác như là APL, OOCL, MOL, NYK và „K‟ Line, đều đang tập trung đầu tư vào mảng logistics, cho phép họ cung cấp dịch vụ cá biệt hoá ngoài mảng vận chuyển. Cùng với đó là hiện tượng sáp nhập giữa các nhà giao nhận đang ngày càng phổ biến. Sự sáp nhập này giúp loại bỏ khỏi thị trường những nhà giao nhận cỡ vừa do họ bị mua lại hoặc là do bị đẩy ra khỏi thị trường.
Ngược lại thì các nhà giao nhận cũng đang tăng cường mảng kinh doanh đường biển, mỗi công ty đều có chiến lược phát triển riêng. Ví dụ, Panalpina sử dụng một nhánh của mình chịu trách nhiệm quản lý năng lực vận tải với các nhà chuyên chở đường biển và hàng không. Chi nhánh này tận dụng lưu lượng vận chuyển toàn cầu của mình để đàm phán về giá trên cơ sở tập trung hoá. Lượng vận chuyển toàn cầu sau đó được phân bổ cho từng thị trường.
Phần lớn các nhà giao nhận khác đều có các giám đốc phụ trách từng quốc gia để tham gia đàm phán tại thị trường đó về các hợp đồng vận tải đường biển và hàng không ngắn hạn hoặc bất thường. Do đó hiện nay ảnh hưởng của các nhà giao nhận trong ngành vận tải biển ngày càng tăng và đang diễn ra tình trạng hoạt động vận tải biển đang bị thống trị bởi các công ty giao nhận lớn. Thị phần của các nhà giao nhận trên thị trường vận tải container đường biển đang tăng trưởng ở mức cao, và có khả năng còn phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Các nhà giao nhận lớn, bao gồm Kuehne+Nagel, DHL, Panalpina, Schenker và gần đây là UPS SCS, đang chiếm thị phần với tốc độ ngày một nhanh hơn.
Bảng 1: Danh sách 20 nhà giao nhận hàng đầu trên thế giới
Carriers | Market | Total no.of Vessel | Carrier Vessel | Ship Chartering | Build Chartering | |||||
(%) | Teu | No. of Vvessel | Teu | No. of Vvessel | Teu | No. of Vvessel | Teu | No. of Vvessel | ||
1 | Maersk | 12.3% | 1036582 | 387 | 549325 | 129 | 487257 | 258 | 509658 | 96 |
2 | MSC | 8.1% | 681334 | 257 | 474046 | 178 | 207288 | 79 | 337228 | 45 |
3 | P & O | 5.5% | 460203 | 162 | 141124 | 38 | 319079 | 124 | 220500 | 42 |
4 | Evergreen | 5.2% | 439538 | 153 | 348358 | 112 | 91180 | 41 | 215004 | 38 |
5 | CMA | 4.9% | 412007 | 185 | 130253 | 45 | 281754 | 140 | 288565 | 69 |
6 | APL | 3.7% | 315879 | 99 | 125517 | 37 | 190362 | 62 | 58232 | 15 |
7 | Hanjin | 3.5% | 298173 | 80 | 69951 | 18 | 228222 | 62 | 90476 | 13 |
8 | Cosco | 3.4% | 290089 | 111 | 125541 | 66 | 164548 | 45 | 184448 | 29 |
9 | NYK | 3.4% | 289883 | 118 | 222834 | 101 | 67049 | 17 | 151133 | 22 |
10 | China Shipping | 3.3% | 281722 | 105 | 167650 | 40 | 114072 | 65 | 118988 | 18 |
11 | OOCL | 2.8% | 237318 | 67 | 149962 | 28 | 87356 | 39 | 80908 | 18 |
12 | CSAV | 2.6% | 215992 | 83 | 1585 | 1 | 214407 | 82 | 90213 | 18 |
13 | Hapag Lloyd | 2.5% | 213830 | 56 | 126114 | 26 | 87716 | 30 | 69350 | 8 |
14 | Zim | 2.5% | 211746 | 94 | 109027 | 36 | 102719 | 58 | 65750 | 13 |
15 | K Line | 2.5% | 207300 | 72 | 105028 | 26 | 102272 | 46 | 116120 | 16 |
16 | MOL | 2.4% | 203774 | 66 | 113318 | 30 | 90456 | 36 | 106291 | 17 |
17 | Contship | 2.3% | 191919 | 79 | 107221 | 39 | 84698 | 40 | 39850 | 10 |
18 | Yang Ming | 2.2% | 182492 | 63 | 121491 | 36 | 61001 | 27 | 128262 | 30 |
19 | Hamburg- Sud | 1.9% | 163804 | 82 | 51718 | 19 | 112086 | 63 | 63952 | 19 |
20 | Hyundai | 1.8% | 148681 | 39 | 55254 | 16 | 93427 | 23 | 126400 | 20 |
Có thể bạn quan tâm!
- Người giao nhận và vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế - 2
- Người Chuyên Chở (Carrier), Người Kinh Doanh Cước Vận Chuyển
- Liên Đoàn Quốc Tế Các Hiệp Hội Giao Nhận (Fédération Internationale Des Associations De Transitaires Et Assimilés – Fiata)
- Thực Trạng Hoạt Động Của Người Giao Nhận Tại Việt Nam
- Cơ Cấu Đội Tàu Của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Philippines
- Các Thị Trường Chính Của Người Giao Nhận Việt Nam
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nguồn: http://www.pacificglobal.com/pga_news_59.html
Bảng 2: Danh sách 20 nhà giao nhận toàn cầu hàng đầu thế giới theo lượng TEUs
Công ty | Toàn Cầu | Châu Á sang Mỹ | Trung Quốc sang Mỹ | |
1 | Kuehne+Nagel | 1600000 | 240000 | 170000 |
2 | DHL Danzas | 1200000 | 180000 | 110000 |
3 | Schenker | 890000 | 133500 | 80000 |
4 | Panalpina | 842000 | 110000 | 77000 |
5 | BDP International | 800000 | 25000 | 19300 |
6 | Exel | 717000 | 250000 | 131000 |
7 | UPS SCS | 660000 | 108000 | 70200 |
8 | Expeditors | 643000 | 342000 | 207000 |
9 | NYK Logistics | 619000 | 290000 | 211100 |
10 | ABX Logistics | 500000 | 50000 | 10000 |
11 | Kerry Logistics/EAS | 405000 | - | - |
12 | Kintetsu Worldwide E xpress | 311000 | 135000 | 30000 |
13 | UTi | 252000 | 50000 | 30000 |
14 | Nippon Express | 250000 | 10000 | 5000 |
15 | TNT Logistics | 230000 | 20000 | - |
16 | Hecny/Global Link | 160000 | 132966 | 100146 |
17 | Wolf D Barth | 121000 | 97169 | 45004 |
18 | Round-The-World Logistics | 110000 | 87756 | 43902 |
19 | Phoenix International Freight | 101000 | 80452 | 55600 |
20 | Top Ocean | 100000 | 80918 | 53200 |
Nguồn: Armstrong & Associates Inc.
II. Thực trạng hoạt động của người giao nhận tại Việt Nam
1. Vài nét về các giai đoạn phát triển của người giao nhận Việt Nam
1.1. Giai đoạn trước đổi mới (Trước năm 1986)
Ở Việt Nam, ngành giao nhận đã hình thành từ lâu. Ở miền Nam, trước ngày giải phóng đã có những công ty giao nhận, phần lớn làm việc khai thác thuế vận tải đường bộ, nhưng hoạt động của những công ty này manh mún, nhỏ bé, một số công ty là đại lý cho các hãng giao nhận nước ngoài. Còn ở miền Bắc, sau năm 1954, các cơ sở đầu tiên của ngành giao nhận đã được xây dựng.
Ngày 13/03/1957, ngành đại lý tàu biển Việt Nam chính thức thành lập. Ngày 3/12/1959, Cục vận tải giao nhận ngoại thương kiêm Tổng công ty vận tải ngoại thương được thành lập (tiền thân của Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương – Vietrans).
Vào năm 1970, Bộ ngoại thương (nay là Bộ Công Thương) đã thành lập hai tổ chức giao nhận độc lập trong nước để tập trung đầu mối quản lý, chuyên môn hóa khâu giao nhận và vận tải đó là:
+ Tổng công ty giao nhận ngoại thương đặt trụ sở tại Hải Phòng.
+ Công ty giao nhận đường bộ đặt trụ sở tại Hà Nội.
Cho đến năm 1976, Bộ thương mại sáp nhập hai tổ chức trên thành một công ty giao nhận với tên mới là Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương – gọi tắt là Vietrans.
Các hoạt động giao nhận của các ngành đường bộ, đường sắt, đường sông và sau đó là đường hàng không cũng nhanh chóng hình thành, đảm bảo nối liền giao thông nước ta với các nước bạn hàng chính của ta khi đó là Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu.
Sau ngày giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất 30/04/1975, cùng với chính sách nhà nước độc quyền ngoại thương, các tổ chức giao nhận ngoại
thương từ Bắc đến Nam được thống nhất vào một mối thành Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans.
Trong suốt thời kỳ bao cấp, do tính chất Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương, hoạt động ngoại thương chủ yếu hình thành từ việc ký kết các Nghị định thư với Liên Xô cũ, các nước XHCN Đông Âu. Do đó, phạm vi hoạt động của dịch vụ giao nhận chỉ giới hạn ở các hoạt động giao nhận hàng hóa đơn thuần của người gửi hàng hoặc người nhận hàng tại chính cảng nước mình. Kinh doanh “Giao nhận truyền thống” chỉ là hoạt động giao nhận hàng hóa đơn thuần từ cảng vào nội địa và ngược lại, hoàn toàn không có kinh doanh giao nhận quốc tế thông qua mạng lưới giao nhận ở Việt nam. Trước năm 1986 thì hoạt động giao nhận và hoạt động vận tải là riêng biệt nhau. Hoạt động vận tải và môi giới thuê tàu do một công ty thuộc Bộ giao thông vận tải đảm trách (Vietfract). Trong khi đó, hoạt động giao nhận do Vietrans thuộc Bộ thương mại đảm trách.
1.2. Giai đoạn sau đổi mới (Sau năm 1986)
Cuộc cách mạng với chủ trương mở cửa nền kinh tế sau năm 1986 là một bước đi hết sức kịp thời của Đảng ta nhằm phát triển nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày càng có nhiều hoạt động kinh doanh làm hình thành một cách nhanh chóng nhu cầu về vận tải hàng hóa. Nhu cầu này ngày càng tăng và đa dạng, đòi hỏi sự ra đời của một loại hình kinh doanh vận tải mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng về vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu – kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải. Ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ra đời chính là một tất yếu khách quan để giải quyết, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi này. Qua từng giai đoạn, ngành giao nhận Việt nam đã có những bước phát triển đáng kể.
Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1995, các công ty giao nhận và vận tải như Công ty giao nhận và kho vận ngoại thương (Vietrans), Công ty giao nhận và vận tải đường biển (Falcon Shipping Company), Công ty Vinatrans, Công ty
môi giới và thuê tàu (Vietfract)… vẫn chỉ hoạt động như những đại lý. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở nước ta vẫn chưa hiểu rõ hết ý nghĩa của các phương thức mua bán, nên vẫn thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện FOB (Giao hàng lên tàu tại cảng xếp hàng – Free on board) và hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện CIF (Nhận hàng tại cảng xếp dỡ - Cost Insurance & Freight). Như vậy chúng ta đã tự tước bỏ quyền thuê tàu và tổ chức chuyên chở. Mặt khác do ảnh hưởng tư tưởng từ thời bao cấp, các doanh nghiệp còn ỷ lại vào nhà nước, cách làm ăn cũng rất lạc hậu nên các doanh nghiệp giao nhận của nước ta không phát huy được hết khả năng, khó có thể cạnh tranh trên thị trường giao nhận quốc tế.
Trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2000, do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế mở cửa, thị trường hàng hóa giao nhận ngày càng mở rộng sang nhiều nước tạo nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa rất đa dạng và phong phú. Đây là thời điểm rất thuận lợi cho sự ra đời của các công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải.
Từ năm 2000 đến nay, tình hình cung cầu chịu sự chi phối của thị trường, các nhà xuất nhập khẩu của Việt nam đã bắt đầu thay đổi quan điểm kinh doanh của mình. Giá cả và chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong kinh doanh. Đây cũng là lúc các công ty giao nhận và vận tải hàng hóa phát huy vai trò của mình, giúp các công ty kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu hiểu biết một cách đầy đủ, để đưa ra quyết định lựa chọn phương thức giao nhận hàng phù hợp khi tham gia đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.
Trải qua hơn 10 năm phấn đấu và phát triển, các công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận và vận tải ở Việt nam đã và đang cố gắng hoàn thiện mình để đạt được những bước tiến lớn hơn nữa, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta.