Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội Tại Hội Sở Chính


tiết

rủi r

Ba là khách hàng còn chưa kiểm tra tìm hiểu về đối tác nước ngoài một cách 1

Ba là, khách hàng còn chưa kiểm tra, tìm hiểu về đối tác nước ngoài một cách chi mà chỉ nhìn vào lợi nhuận để thực hiện hợp đồng. Đây là nhân tố dễ dàng dẫn đến o mất tiền, mất vốn trong kinh doanh và ảnh hưởng đến lợi nhuận của khách hàng

cũng như của MB.


Kết luận chương 2

Trong Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội tại Hội sở chính giai đoạn 2013-2015, đã phân tích tổng thể thực trạng hoạt động tại MB trong giai đoạn nghiên cứu 2013-2015 thông qua các phương pháp phân tích, so sánh, … đồng thời tính toán các chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động này tại MB – Hội sở chính trong giai đoạn 2013-2015. Từ đó, đưa ra được những kết quả mà hoạt động TTQT tại đây đã đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế mà MB cần khắc phục trong tương lai để nâng cao được hiệu quả hoạt động TTQT. Để đóng góp khắc phục những tình trạng này, tại Chương 3 của bài khóa luận sẽ nêu lên những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TTQT từ đó giúp MB có thể nâng cao được hiệu quả của hoạt động này tại Hội sở chính.


77

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI TẠI HỘI SỞ CHÍNH

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội giai đoạn 2016-2020

3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh chung tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội giai đoạn 2016-2020

Định hướng chung của Ngân hàng TMCP Quân đội trong năm 2016, mục tiêu đến hết năm 2020 là: “Tăng cường đầu tư nguồn lực, phát triển bền vững.

Mục tiêu của năm 2016 cụ thể như sau:

Xây dựng và triển khai chiến lược 2016 – 2020 đồng thời hoàn thiện và làm sâu sắc các giải pháp chiến lược 2011-2015 theo hướng xây dựng ngân hàng thuận tiện.

Hoàn thành kế hoạch 2016 với các chỉ tiêu chủ yếu.

Tăng năng lực kinh doanh theo mô hình tập đoàn: tăng năng lực kinh doanh của các công ty con, triển khai thành lập và đưa vào hoạt động Công ty bảo hiểm nhân thọ (MB Life) và Công ty tài chính tiêu dùng (MB Finance).

Tăng cường đầu tư nguồn lực, chuyển đổi năng lực kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh. Giữ ổn định chính trị, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện.

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2016

TT

Chỉ tiêu

Kế hoạch 2016

1

Tổng tài sản

Tăng 10-12%

2

Vốn điều lệ

~17.100 tỷ VND

3

Huy động vốn dân cư, TCKT

Tăng ~8-10%

4

Dư nợ cho vay

Tăng ~20%

5

Tỷ lệ nợ xấu

< 2%

6

LNTT

LNTT (của riêng ngân hàng)

3.611 tỷ VND

3.550 tỷ VND

7

Tỷ lệ chi trả cổ tức

~10%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội tại Hội sở chính - 12

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2015 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội)


78



3.1.2

Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương 2

. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Hội sở chính

Vai trò của hoạt động TTQT ngày càng trở nên quan trọng với mỗi NHTM. Do vậy, định hướng phát triển hoạt động này phải dựa trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của toàn MB thông qua các nhiệm vụ sau:

Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại một cách đồng bộ và toàn diện nhằm tối ưu hóa khả năng cạnh tranh, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Phát triển mạnh và tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới gắn kết với nhau để tạo lập, giữ vững và mở rộng thị phần. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, con người, hoàn thiện mô hình tổ chức nhằm triển khai và thực hiện tốt chiến lược kinh doanh đối ngoại mà trọng tâm là đẩy mạnh hoạt động TTQT, củng cố và phát triển mối quan hệ ngân hàng đại lý của ngân hàng.

Nâng cao chất lượng công tác thanh toán XNK, đảm bảo cạnh tranh được với các NHTM hàng đầu trong nước. Tận dụng thế mạnh có mạng lưới khách hàng rộng rãi, có mỗi quan hệ mật thiết với đông đảo khách hàng truyền thống để phấn đấu nâng cao thị phần TTQT của ngân hàng trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam. Thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích các thông tin, tình hình hoạt động của các tổ chức tài chính tín dụng, thị trường tài chính, tiền tệ và kinh tế các nước có quan hệ kinh tế với Việt Nam tạo điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng có hiệu quả và tăng cường khả năng tư vấn cho khách hàng.

Đào tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và kỹ thuật làm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Đây là nhiệm vụ phải được quan tâm hàng đầu đối với cả Hội sở chính và các chi nhánh, đặc biệt là năng lực nghiệp vụ tài trợ thương mại và TTQT của các cán bộ dưới chi nhánh, kỹ năng giao tiếp của các cán bộ nghiệp vụ cũng là nội dung cần đào tạo một các có hệ thống.

Đầu tư thích đáng để công nghệ thông tin thực sự trở thành mũi nhọn, tạo nên sự đột phá cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh. Con người và công nghệ được xem là hai yếu tố đặc biệt quan trọng đem lại sự thành công trong cạnh tranh và hội nhập của MB trong những năm tới.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Hội sở chính

3.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế cung cấp cho khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

Tính đến hết năm 2015, MB mới chỉ cung cấp cho khách hàng những phương

thức thanh toán cơ bản nhất: Chuyển tiền, Nhờ thu, Tín dụng chứng từ. Mặc dù, đây là

những phương thức được sử dụng chủ yếu và rộng rãi nhất hiện nay, song với sự phát 79

triển không ngừng của nền kinh tế thế giới, hiện tượng toàn cầu hóa càng được phát triển nhanh hơn, xu thế “thế giới nhanh” đang xảy ra khiến cho nhu cầu cần gấp, mọi hoạt động đều cần đến tính nhanh chóng và tiện lợi. Do vậy, MB nên nghiên cứu các phương thức thanh toán kết hợp mới mẻ và hiện đại hơn giúp đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như xây dựng được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. Cụ thể:

Đối với phương thức tín dụng chứng từ

MB cần phấn đấu để trở thành ngân hàng xác nhận đối với hình thức thanh toán tín dụng chứng từ. Thay vì đấu tranh với các ngân hàng khác trong chiến dịch mở rộng số lượng mở L/C mới, MB nên lựa chọn cho mình một hướng đi mới mẻ và ít đối thủ hơn khi thực hiện các hoạt động khác một cách tốt nhất nhằm nâng cao uy tín của mình và trở thành một ngân hàng xác nhận. Sau đó, MB có thể quay trở lại đường đua số lượng mở L/C với các đối thủ cạnh tranh lớn sau khi đã gây dựng được uy tín và thương hiệu tốt trong lòng các ngân hàng nước ngoài cũng như các khách hàng trong và ngoài nước.

Tăng cường sử dụng L/C điều khoản đỏ trong phương thức tín dụng chứng từ: Có thể thấy, không chỉ tại MB mà hầu hết các ngân hàng tại thị trường Việt Nam mới chỉ cung cấp những loại hình L/C cơ bản như L/C trả ngay hoặc L/C trả chậm còn L/C điều khoản đỏ gần như ít được xuất hiện. Ưu điểm của loại hình L/C này là L/C thường được sử dụng cho mặt hàng nông, lâm, thủy và hải sản mà đây là ngành đang được Chính phủ Việt Nam miễn giảm thuế xuất khẩu và tạo điều kiện trong xuất khẩu do vậy khi MB tăng cường sử dụng L/C này cũng đồng nghĩa sẽ tăng được doanh số cũng như mở rộng đối tượng sử dụng và thị trường của hoạt động TTQT. Mặc dù, L/C điều khoản đỏ giúp hoạt động TTQT của MB đi theo đúng định hướng phát triển của Chính phủ nhưng nó cũng gây ra cho MB nhiều rủi ro như: Người hưởng lợi sử dụng số tiền được ứng trước không đúng mục đích, dẫn đến không có khả năng hoặc không thể thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ quy định đúng hạn theo quy định L/C; Người hưởng lợi nhận được tiền ứng trước nhưng sau đó giao hàng cho người mua khác, khả năng này có thể xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng cao đột biến, người hưởng lợi hám lợi có thể không giao hàng để bán lại cho nhà nhập khẩu khác với giá cao hơn; Người hưởng lợi biến mất ngay sau khi nhận được tiền ứng trước (lừa đảo). Để hạn chế được những rủi ro này, MB cần có những giải pháp cụ thể như:

a. Ở giác độ MB là ngân hàng phát hành

Là ngân hàng tài trợ nhập khẩu NHPH có thể hạn chế rủi ro trong việc phát hành L/C điều khoản đỏ bằng các giải pháp: thẩm định và kỹ năng/kỹ thuật cấu trúc L/C điều khoản đỏ. Cụ thể:

80



 Đối với bước thẩm định MB cần thẩm định các yếu tố sau Năng lực 3

Đối với bước thẩm định, MB cần thẩm định các yếu tố sau:

- Năng lực tài chính và uy tín tín dụng của nhà nhập khẩu: Nhà nhập khẩu phải có khả năng hoàn trả cho MB khi MB phải hoàn trả tiền ứng trước cho NHđCĐ bất kể nhà xuất khẩu có thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ trong thời hạn hiệu lực của L/C hay không.

- Mối quan hệ giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu: Chỉ chấp nhận sử dụng L/C điều khoản đỏ khi người hưởng lợi là khách hàng có quan hệ thân thiết, ví dụ: người hưởng lợi là một đại lý hoặc công ty liên doanh mà nhà nhập khẩu là một bên tham gia góp vốn; hoặc nhà xuất khẩu là khách hàng quan hệ truyền thống với nhà nhập khẩu, có uy tín, khả năng thực hiện hợp đồng…

- Hàng hóa: Hàng hóa nhập khẩu thường là những mặt hàng đặc thù, có giá cả ổn định, it biến động.

- Tỷ lệ ứng trước: Tùy theo mối quan hệ giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu nhưng tỷ lệ ứng trước càng thấp càng ít rủi ro, không nên chấp nhận ứng trước quá 50% giá trị L/C.

Đối với kỹ thuật cấu trúc L/C điều khoản đỏ, MB cần có những lưu ý:

- L/C hạn chế (Restricted L/C): L/C điều khoản đỏ cần quy định hạn chế việc chiết khấu/thanh toán tại ngân hàng thực hiện ứng trước tiền hàng theo sự chỉ định của MB. Mục đích của việc hạn chế chiết khấu/thanh toán tại NHđCĐ là nhằm bảo đảm tiền hàng thu được sẽ được dùng để hoàn trả số tiền ứng trước.

- Vòng tròn đỏ (Red Circle): Khái niệm vòng tròn đỏ được Jee Meng Chen1 sử dụng dựa trên nguyên tắc cơ bản của L/C, đó là số tiền ứng trước chỉ được thanh toán khi nhận được các chứng từ chứng minh sự tồn tại của hàng hóa. Nói cách khác, MB thực hiện việc kiểm soát thông qua việc giải ngân số tiền ứng trước khi nhận được các chứng từ quy định, chẳng hạn, chứng nhận số lượng và chất lượng của bên thứ ba.

b. Ở giác độ MB là ngân hàng được chỉ định:

Theo Điều 12 (a) UCP 600: “… Trừ phi NHđCĐ là ngân hàng xác nhận, một ủy quyền thanh toán hoặc chiết khấu không ràng buộc NHđCĐ phải có nghĩa vụ thanh toán hoặc chiết khấu, trừ khi NHđCĐ đồng ý và thông báo điều đó cho người hưởng lợi.”

Nhằm hạn chế rủi ro hay nói cách khác là bảo đảm sẽ nhận tiền hoàn trả từ NHPH hoặc người hưởng lợi trong trường hợp người hưởng lợi đã được NHđCĐ ứng


1 Jee Meng Chen: Chuyên gia (Singapore) chuyên viết về các vấn đề liên quan đến tài chính và nghiệp vụ ngân hàng.

81

trước tiền hàng nhưng không thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ trong thời hạn hiệu lực của L/C, MB cũng nên xem xét một số điều kiện sau trước khi quyết định có đồng ý hành động theo sự chỉ định của NHPH hay không, cụ thể như sau:

- Uy tín tài chính của NHPH: NHPH là thường là ngân hàng có quan hệ đại lý với NHđCĐ và được NHđCĐ cấp hạn mức tín dụng. Trường hợp NHPH không được xác định là ngân hàng tin cậy và/hoặc chưa được cấp hạn mức tín dụng, MB nên yêu cầu L/C được xác nhận bởi một ngân hàng thứ ba có uy tín hoặc chỉ định một ngân hàng hoàn trả có uy tín.

- Điều khoản ủy quyền: Điều khoản ủy quyền phải bảo đảm quyền lợi của MB, tức là được NHPH hoàn trả tiền ứng trước, cho dù người hưởng lợi có xuất trình chứng từ giao hàng theo cam kết trong thời hạn hiệu lực của L/C; MB có khả năng tuân thủ nội dung yêu cầu của điều khoản ủy quyền.

- Khả năng thực hiện hợp đồng của người hưởng lợi: Nếu có cơ sở để tin rằng người hưởng lợi không có khả năng sản xuất/thực hiện giao hàng theo quy định của L/C thì MB cần cẩn trọng có thể sẽ xem xét có chấp nhận thực hiện ứng trước tiền hàng theo ủy quyền của NHPH hay không mặc dù NHPH cam kết sẽ có nghĩa vụ hoàn trả cho mình trong trường hợp người hưởng lợi không hoàn trả.

- Ứng trước có truy đòi: Mặc dù NHPH cam kết sẽ hoàn trả trong trường hợp người hưởng lợi không xuất trình chứng từ giao hàng trong thời hạn hiệu lực của L/C nhưng nếu NHPH vẫn cảm thấy không thoải mái với cam kết hoàn trả của NHPH thì MB trong trường hợp này có thể yêu cầu người hưởng lợi cam kết chấp nhận hoàn trả trong trường hợp không thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ trong thời hạn hiệu lực của L/C.

Đối với phương thức chuyển tiền

Xây dựng một mảng dịch vụ riêng cho chuyển/nhận tiền kiều hối giúp hoạt động này diễn ra nhanh hơn. Dịch vụ chuyển/nhận tiền kiều hối là một trong những dịch vụ TTQT truyền thống và thường chịu ít rủi ro cũng như chi phí hơn là chuyển tiền ngoại thương. Trong khi đó, số lượng người Việt Nam đang sinh sống hoặc làm việc tại nước ngoài tương đối cao, do vậy nhu cầu chuyển/nhận kiều hối trong giai đoạn gần đây luôn tăng lên. Số lượng giao dịch tăng trong khi chi phí mà ngân hàng phải chịu thường ít, cùng với thực tế các ngân hàng cạnh tranh đang đẩy mạnh hoạt động L/C, việc MB lựa chọn các hoạt động ít ngân hàng đẩy mạnh sẽ khiến MB có được lượng khách hàng đang bị lãng quên tại thị trường. Đối với dịch vụ này, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích như:

- Chi phí thực hiện thấp

- Thời gian nhận được tiền nhanh chóng (Chưa tới 10 phút)

82



Khách hàng có thể chuyển đổi ngoại tệ nhanh chóng với tỷ giá hấp dẫn Khách 4

- Khách hàng có thể chuyển đổi ngoại tệ nhanh chóng với tỷ giá hấp dẫn

- Khách hàng có thể nhận tối đa của 5 người trong cùng một ngày với số tiền tối đa tương đương 5.000 USD/người/lần.

Triển khai và tư vấn cho khách hàng sử dụng phương thức thanh toán CAD

Phương thức thanh toán CAD (Cash Against Documents) được hiểu là phương thức thanh toán giao thoa giữa hai phương thức cổ điển nhờ thu và phương thức L/C hay còn có thể hiểu CAD là phương thức giao chứng từ trả tiền ngay. Theo đó, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở “tài khoản tín thác” (Trust Account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình đến ngân hàng đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu. Với phương thức thanh toán CAD, tính đến hết năm 2015, tại thị trường Việt Nam mới chỉ có 02 NHTM triển khai phương thức thanh toán này trong hoạt động TTQT đó là Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – LienvietPostBank và Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Eximbank. Khi MB triển khai và sử dụng phương này, MB có thể nhận về được những lợi ích sau: Đối với phương thức CAD, MB đóng vai trò là ngân hàng trung gian thanh toán do vậy trách nhiệm của MB không cao trong việc kiểm tra chứng từ như trong phương thức L/C nhưng cũng không bị chiếm dụng vốn trong thanh toán như phương thức nhờ thu mà MB vẫn thu được về những khoản phí khi thực hiện. Vì đây là một phương thức mới, nên khi triển khai thực hiện, MB cần mở ra những hội nghị khách hàng nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu về những lợi ích mà phương thức này đem lại cũng như đưa ra văn bản chi tiết giúp nhân viên có thể hướng dẫn khi có thắc mắc từ khách hàng.

3.2.2. Giải pháp giúp đẩy mạnh tiêu chí đòn bẩy của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

Như đã phân tích tại Chương 2, tiêu chí đòn bảy là một trong các tiêu chí thể hiện được hiệu quả hoạt động TTQT. Song tại tiêu chí này vẫn bị hạn chế và chưa có những kết quả xứng đáng với kỳ vọng của ban lãnh đạo. Hoạt động hỗ trợ TTQT tại MB trong giai đoạn 2013-2015 mới chỉ dừng lại ở: Bảo lãnh trả chậm đối với phương thức L/C, chiết khấu bộ chứng từ và kinh doanh ngoại tệ.

Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ thương mại

Hoạt động tài trợ xuất khẩu hiện tại ở MB chủ yếu là việc chiết khấu bộ chứng từ và ứng trước tiền hàng thông qua UPAS L/C cho nhà xuất khẩu và đây cũng là nghiệp vụ đang được thực hiện khá tốt tại MB. Song việc thực hiện tốt cũng chưa phải là đủ mà để tránh được những rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng và duy trì được nghiệp vụ này bền vững.


83

Hiện nay MB có khối lượng thanh toán hàng nhập cao hơn khối lượng hàng xuất, điều này chứng tỏ khách hàng chủ yếu là nhà nhập khẩu. Để khắc phục tình trạng không cân đối này, chi nhánh nên đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm khách hàng. Phát triển các loại hình tài trợ xuất khẩu, mạnh dạng quyết định tỷ lệ chiết khấu bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu khi xét thấy bộ chứng từ đó phù hợp với yêu cầu của L/C và có khả năng nhận được thanh toán cao.

Bảng 3.2. Giải pháp về chiết khấu theo trị giá bộ chứng từ

STT

Loại BCT áp dụng

Trị giá BCT (USD)

Mức chiết

khấu khách

hàng nhận được

Mức chiết

khấu mà

MB thu được

1

Đây là mức chiết khấu dành cho các BCT có trị giá ở mức lớn.

Từ 80.000 trở lên

98%

2%

2

Chiết khấu cho những BCT có trị giá mức trung bình.

Từ 60.000 đến

79.999

97%

3%

3

Chiết khấu cho những BCT có trị giá mức thấp.

Từ 59.999 trở xuống

95%

5%

Như vậy với mức chiết khấu trên là mức chiết khấu theo trị giá BCT. Nếu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán của MB với trị giá BCT mức cao nhất thì doanh nghiệp sẽ được chiết khấu ở mức cao hơn so với những doanh nghiệp có trị giá BCT nhỏ hơn. Với những khách hàng thực hiện thanh toán tại chi nhánh với mức thấp nhấp vẫn thỏa mãn với sự chiết khấu lên đến 95% của ngân hàng. Như vậy MBsẽ thu hút được nhiều khách hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn với những hợp đồng có trị giá khá cao.

Ngoài nghiệp vụ chủ đạo là chiết khẩu bộ chứng từ, MB cũng cần học hỏi từ các ngân hàng đối thủ như phát triển thêm nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là một trong những nghiệp vụ phổ biến và đang dần phát triển trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam, bao thanh toán là một hình thức tài trợ thương mại miễn truy đòi cho nhà xuất khẩu. Trong nghiệp vụ này, nhà xuất khẩu sẽ chuyển quyền đòi tiền hàng hóa, dịch vụ cho các ngân hàng nhằm lấy được tiền ngay mà không mất thời gian chờ đợi. Ngược lại, phía ngân hàng sẽ nhận về các hối phiếu hoặc giấy nhận nợ cũng như nhận trách nhiệm đòi tiền từ nhà nhập khẩu. Khi MB thực hiện bao thanh toán, MB sẽ giúp cân bằng tỷ trọng thanh toán xuất khẩu và

84


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/09/2023