Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam: Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại) - 15


ở sông thường hiện ra bắt cóc người để ăn thịt. Cuối cùng, chúng đã bị tiêu diệt. Trong Chuyện đối tụng ở long cung (Truyền kì mạn lục), vợ quan thái thú bị thủy thần bắt cóc. Quan thái thú ban đầu vô cùng sợ hãi, sau đó đã bôn ba xuống tận còi âm để cứu vợ. Trong truyền kì, không gian dưới đáy nước được miêu tả như một vương quốc, mỗi sinh vật của nước đều có cả thể xác lẫn linh hồn. Đó là sự phóng chiếu của xã hội loài người và cuộc sống con người. Trong Chuyện đối tụng ở long cung (Truyền kì mạn lục), thủy cung là nơi trời đất trong sáng, lâu đài chót vót, từ nhà ở đến thức ăn đều là những vật không có ở nhân gian. Nơi ở của thần thuồng luồng – một vị thần nhỏ, đã là lâu đài chi chít. Vợ thần thuồng luồng ở trong một cái điện làm bằng ngọc lưu li, xung quanh có ao sen bao bọc. Giữa mùa xuân, hoa tường vi nở nhiều, kết lại ở trên tường rực rỡ. Chúa tể ở thủy cung là Long Vương ngự trong thành phía Nam, có quần thần đứng chầu chực hai bên không biết bao nhiêu mà kể. Không chỉ mô phỏng bộ máy cai trị của trần gian, nhân vật của long cung cũng hầu hết mang hình dáng con người. Nhân vật ở đây giống với nhân vật ở chốn thiên tào, âm phủ, đều có khả năng biến hóa. Tuy nhiên, điểm khác biệt là nhân vật ở thủy cung cũng chết, có khi chết vì con người. Dù có phép lạ nhưng chúng cuối cùng cũng về với thân phận con vật. Trong Chuyện người con gái Nam Xương (Truyền kì mạn lục), vợ vua Nam Hải Long Vương từng suýt chết trong thân phận con rùa mai xanh dưới bàn tay con người. Trong Người trần ở thủy phủ (Thánh Tông di thảo), nhiều nhân vật chết đuối nhưng được thần linh cứu sống và đưa về trần thế. Trong Ngọc nữ về tay chân chủ (Thánh Tông di thảo), thủy thần có khả năng biến hóa vô biên khiến sông nước mang những sức mạnh mà con người trần tục không thể nào ngờ được. Nhân vật của thủy cung có thể dễ dàng trà trộn vào thế giới của con người nhưng con người muốn đến với cung điện, lâu đài trong đáy nước phải có nhân vật siêu nhiên dẫn đường.

Truyền kì Trung Hoa cũng đề cập cổ mẫu nước trong nhiều truyện khác nhau (20/118 truyện). Trong Tiệc mừng dưới thủy cung, lòng biển được miêu tả là một nơi vô cùng rực rỡ, tráng lệ; nhiều thủy thần vừa oai nghiêm lẫm liệt vừa ưa chuộng thơ ca. Trong Miền phúc địa đất Tam Sơn (Tiễn đăng tân thoại), chàng thư sinh nghèo khổ, bị bạn bè phụ bạc nên phẫn uất nhảy xuống giếng tự vẫn. Nước giếng bỗng rẽ ra đưa chàng đến miền phúc địa, xóa bỏ mọi khổ đau. Trong Ghi chép về chiếc gương


cổ (Đường đại truyền kì), hồ nước là nơi có thần cá thường xuyên quấy nhiễu dân làng. Cổ mẫu nước trong truyền kì Trung Hoa cũng mang ý nghĩa là nguồn sống, thanh tẩy và tái sinh đối với con người. Nhân vật trong truyền kì Trung Hoa cho dù gắn bó nhưng không khỏi sợ hãi, rợn ngợp khi đối diện với những trạng thái tồn tại mênh mông của cổ mẫu này.

Như vậy, trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa, cổ mẫu nước vẫn giữ những nét nghĩa gốc như trong thần thoại: là nguồn sống, thanh tẩy và tái sinh. Nước vừa tồn tại trong đời sống thực vừa là một biểu tượng trong đời sống tâm linh con người. Cuộc sống người Việt gắn liền với sông nước - cổ mẫu nước có ý nghĩa sâu sắc đối với người Việt – nên cổ mẫu này xuất hiện nhiều hơn trong truyền kì Việt Nam so với truyền kì Trung Hoa. Nước cũng ẩn chứa những thử thách, những tai nạn nguy hiểm đối với con người. Cổ mẫu nước trong truyền kì được khắc họa rò nét hơn, với cả một thế giới nhân vật phân chia tầng bậc trong thủy phủ, mỗi sinh vật có linh hồn và thể xác như con người. Đó là sự phóng chiếu của cuộc sống con người chốn trần gian. Nước cũng được cai quản bởi các vị thần linh. Các vị thần này có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người. Đó là sự thể hiện của sự đồng nhất phạm trù tự nhiên và siêu nhiên trong tư duy huyền thoại. Con người dù gắn bó, biết ơn nhưng cũng không khỏi e dè, sợ hãi khi đối diện với cổ mẫu nước – một trong những kinh nghiệm vĩnh cửu của nhân loại. Sự trải nghiệm của con người đối với nước còn thể hiện ở niềm tin có những thế giới chốn thủy phủ có thể mang đến cho con người cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống trần gian. Cổ mẫu nước không chỉ thể hiện sự trải nghiệm của con người mà còn kín đáo phản ánh thái độ của nhân dân đối với hiện thực xã hội bấy giờ.

3.2.4. Cổ mẫu đêm

Khảo sát thần thoại Việt Nam và Trung Hoa, chúng tôi nhận thấy có một dạng thời gian đặc biệt. Đó là thời gian thiêng – thời gian khởi nguyên – thời điểm mà các thần hiện ra và sáng tạo, biến hỗn mang thành vũ trụ. Trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa, thời gian thiêng – thời điểm mà các lực lượng siêu nhiên thường xuyên hiển linh, xâm nhập vào thế giới trần tục là thời gian đêm. Cổ mẫu đêm mang ý nghĩa đặc biệt đối với nhân vật trong truyền kì: đầy ắp sự lo sợ nhưng cũng đầy hi vọng


mang tính bản năng. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, cổ mẫu đêm xuất hiện với tần số tương đương trong truyền kì Việt Nam (55/104 truyện), và truyền kì Trung Hoa (53/118 truyện).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

Thời gian không mang tính đồng chất vì có những khoảng thời gian mang tính chất đặc biệt, phân biệt với phần thời gian còn lại. Tiêu biểu nhất cho khoảng thời gian này là thời gian thiêng. Nhà nghiên cứu M.Eliade đã định nghĩa “Thời gian thiêng là thời gian trong đó thần thánh hiện ra và sáng tạo” (Eliade, 2005, tr.205). Theo nhà nghiên cứu này, dạng thời gian thiêng xuất hiện sớm nhất, có tính chất nền tảng chính là thời gian khởi nguyên trong huyền thoại “Huyền thoại mô tả những sự đột nhập khác nhau và đôi khi đầy tính kịch của cái thiêng vào thế giới” (Eliade, 2005, tr.213). Nhà nghiên cứu E.M.Meletinsky cũng nhận định “Việc miêu tả các sự kiện trong huyền thoại thì có sự tham gia của các sinh vật siêu nhiên hành động ở những thời kỳ rất xa xưa” (Meletinsky, 2004, tr.225).

Đặc điểm quan trọng nhất của huyền thoại, đặc biệt là của huyền thoại nguyên thủy, nằm trong việc quy bản chất của sự vật vào khởi nguồn của chúng: giải thích kết cấu của sự vật cũng có nghĩa là kể xem sự vật được tạo ra như thế nào; mô tả thế giới xung quanh cũng chính là nói về lịch sử sáng tạo ban đầu của nó (Meletinsky, 2004, tr.224).

Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam: Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại) - 15

Như vậy, huyền thoại miêu tả quá trình biến hỗn mang thành vũ trụ cũng chính là miêu tả sự xâm nhập của các lực lượng siêu nhiên vào thế giới huyền bí ở buổi đầu tiên.

Trong thần thoại Việt Nam, thời gian khởi nguyên là khi thần trụ trời tách rời bầu trời và mặt đất, dựng cột chống trời để bầu trời thêm vững chãi, phá vỡ cột chống trời để hình thành núi đồi, sông biển... Các thần khác mỗi thần làm một công việc khác nhau: thần làm sao, thần đào sông, ông trời sáng tạo ra vạn vật, thần làm nên thủy triều và sóng biển, thần làm gió, thần làm mưa… Trong thần thoại Trung Hoa, thần Bàn Cổ đã phá vỡ quả trứng vũ trụ, hóa thân thành cột chống trời rồi lại hóa thân thành sông núi, cỏ cây… Thần Toại Nhân tạo ra lửa, Nữ Oa lấy đá quý nặn thành keo để vá màn trời, nặn ra con người và cho con người kết hôn với nhau để con người mau chóng sinh sôi. Nhiều thần linh và anh hùng đã xua đuổi quỷ dữ và quái vật để


đảm bảo bình yên cho con người… Nhìn chung, theo thần thoại, nhờ có công cuộc sáng tạo của các thần trong thời kì khởi nguyên mà hỗn mang đã biến thành vũ trụ và tồn tại đến ngày hôm nay.

Thời gian thiêng có ý nghĩa đặc biệt trong thần thoại: thời điểm thần linh hiện ra và sáng tạo. Con người cũng có thể thay thế thời gian phàm tục bằng thời gian thiêng – thời gian có sự xuất hiện, chứng giám của thần linh: “Bằng nghi lễ, người ta có thể chuyển từ thời gian phàm sang thời gian thiêng bằng các nghi thức” (Eliade, 2005, tr.198). Tuy nhiên, có những dạng thời gian mà bản thân chúng đã mang những sức mạnh đặc biệt, vô cùng kỳ lạ mà cho dù không có nghi lễ thì nó vẫn có khả năng tái hiện phần nào thời gian của huyền thoại nguyên thủy. Tiêu biểu cho các dạng thời gian đó chính là đêm. Đêm - khoảng thời gian từ tối cho đến sáng - từ lâu đã là một dạng thời gian đặc biệt trong tâm thức con người, là một khoảng thời gian luôn huyền bí đối với con người xa xưa bởi sự hiểu biết về thế giới của họ còn rất hạn chế. Cho đến tận ngày hôm nay, đêm vẫn làm cho con người lo sợ bởi đêm luôn có tính hai mặt: “mặt tăm tối, nơi đương lên men mọi sự chuyển biến”, “đi vào đêm tức là trở về với cái chưa xác định trong đó đầy rẫy những ác mộng và quái vật, những ý nghĩ đen tối” và “mặt trù bị cho ban ngày, ở đó sẽ lóe ra các ánh sáng của sự sống” (Chevalier và Gheerbrant, 2002, tr.298). Đêm là lúc ánh sáng biến mất “trạng thái mọi tri thức riêng biệt, phân tích, có thể biểu đạt đều biến mất, hơn nữa, mọi điều hiển nhiên và mọi chỗ dựa tâm lý đều mất đi” (Chevalier và Gheerbrant, 2002, tr.298). Dù thế nào chăng nữa đêm vẫn làm cho con người cảm thấy lo sợ nhiều hơn so với ban ngày đầy ánh sáng. Có thể hiểu rằng trong quan niệm dân gian, con người và các lực lượng siêu nhiên có một ranh giới ngăn cách. Ban ngày là thời gian con người làm việc, sinh hoạt cùng cộng đồng loài người còn ban đêm là khoảng thời gian của các nhân vật ảo. Dĩ nhiên, tất cả đều xuất phát từ tâm lý lo sợ của con người khi đối diện với đêm tối mênh mông huyền bí.

Như vậy, đêm là khoảng thời gian của các lực lượng siêu nhiên xâm nhập vào thế giới trần tục, là đối tượng khiến con người luôn lo sợ bởi sự huyền bí của nó. Hai đặc tính này của thời gian đêm đã được thể hiện đầy đủ trong truyền kì. Thời gian đêm trong truyền kì cũng huyền bí, cũng xuất hiện hàng loạt lực lượng siêu nhiên


xâm nhập còi trần. Trong truyền kì Việt Nam, đêm là lúc các lực lượng siêu nhiên tìm đến với người giúp con người thực hiện được giấc mộng của mình, con người có mộng gì thì sẽ được đáp ứng mộng đó có khi là những giấc mộng vô cùng bản năng. Xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm là các nhân vật ảo đặc biệt là các mỹ nhân xâm nhập còi trần giúp các chàng thư sinh thỏa giấc mộng yêu đương.

Dường như giấc mộng yêu đương luôn chiếm vị trí quan trọng nhất trong tâm trí thư sinh và nhờ thời gian đêm tối mà nhân vật được thỏa ước nguyện. Truyền kì Việt Nam có ba dạng mô típ hôn nhân khác thường: người lấy tiên, người chung sống với hồn phách, người chung sống với tinh loài vật và hồn cây cỏ. Trong đó, dạng kết duyên người với hồn phách; người với tinh động vật, tinh thực vật thường gắn liền với màn đêm. Những nàng ma thường tìm đến với người yêu vào lúc đêm tối như trong Chuyện cây gạo, Chuyện yêu quái ở Xương Giang, Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu (Truyền kì mạn lục). Dạng kết duyên giữa người và tinh động vật, thực vật như bướm (Duyên lạ ở Hoa quốc (Thánh Tông di thảo)), dê (Chuyện chồng dê (Thành Tông di thảo)), hoa kim tiền, hoa thạch lựu (Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây (Truyền kì mạn lục)), hoa cúc (Truyện tinh hoa cúc (Truyện kí trích lục)), (Truyện lạ nhà thuyền chài (Thánh Tông di thảo))… cũng gắn liền với đêm tối. Nhân vật trần tục ở đây chủ yếu là những chàng thư sinh nghèo mà lương thiện đã kết duyên với những người con gái xinh đẹp, dịu dàng, luôn mạnh mẽ bảo vệ tình yêu.

Ngoài giấc mộng yêu đương, kẻ sĩ còn mang nhiều mộng khác và lực lượng siêu nhiên cũng sẵn sàng giúp đỡ cho họ trên con đường đời. Trong đó, thi cử luôn làm cho kẻ sĩ hao tâm tổn trí bởi vì nó không chỉ giúp kẻ sĩ kinh bang tế thế mà còn gắn liền với việc mưu cầu lợi ích cá nhân. Tuy nhiên, xã hội phong kiến đang ở giai đoạn mục ruỗng, giai cấp thống trị độc đoán đã làm cho chế độ thi cử đầy rẫy tệ nạn đút lót, thiên vị… Thần thánh đã mượn màn đêm để hiển linh phò trợ cho con người bằng cách báo đề thi, báo thi đỗ như trong Truyện hai thần hiếu đễ (Thánh Tông di thảo), Mộng lạ (Lan Trì kiến văn lục)…Trong Tháp báo ân (Lan trì kiến văn lục), nàng ma đã xin quan trường cho chồng nàng thi đỗ. Đặc biệt, trong Thần nữ (Vân nang tiểu sử), một đêm, thần nữ đến thư phòng, khuyên ba anh em thư sinh vứt bút nghiên theo việc đao cung. Cuối cùng, ba anh em nghe lời, đều lập được công lớn, lập đền thờ


thần nữ. Được lực lượng siêu nhiên phù trợ để thỏa mãn giấc mộng công danh như các thư sinh trong truyền kì là giấc mộng đẹp của rất nhiều kẻ sĩ.

Lực lượng siêu nhiên còn mượn bóng đêm để giúp nhân vật trần tục thoát khỏi cuộc sống nghèo nàn. Trong Truyện lạ nhà thuyền chài (Thánh Tông di thảo), vợ chồng ngư dân mải chài lưới nên trời tối phải ghé vào đảo. Không ngờ đó là đảo tiên, thủy thần lại chấp nhận cho con gái (là tinh cá) kết hôn cùng con trai của ngư dân. Từ đó, gia đình người thuyền chài không còn nghèo khổ. Như vậy, đêm là khoảng thời gian lực lượng siêu nhiên giúp đỡ con người thỏa mãn những ước mơ của mình từ mộng yêu đương, công danh đến cả tiền tài vật chất.

Đêm tối cũng là thời điểm thích hợp để các lực lượng siêu nhiên trà trộn vào thế giới loài người thỏa mãn ước muốn của chính bản thân mình. Vì là lực lượng siêu nhiên nên ước mơ của họ chủ yếu là tình cảm yêu đương, bạn bè nhưng phải là với con người. Đặc biệt, đêm đã giúp cho các nhân vật kỳ ảo thỏa mãn khát vọng yêu đương của chính mình cho dù nguồn gốc xuất thân của các nhân vật này không giống nhau. Nhân vật kì ảo cũng có nhu cầu được yêu đương, được kết bạn, thậm chí có những nhân vật rất ích kỉ trong tình yêu. Đôi khi, việc đuổi theo hạnh phúc cá nhân đã khiến cho các nhân vật là ma, yêu tinh làm hại người yêu. Trong Truyện tinh chuột (Thánh Tông di thảo), hằng đêm, tinh chuột hóa thành người để hoang dâm. Chuyện cây gạo (Truyền kì mạn lục) kể về nàng ma Nhị Khanh hằng đêm đến tình tự cùng thư sinh, khiến chàng mất mạng. Hóa ra, nhân vật ảo cũng phức tạp như con người, chỉ có điều phải mượn bóng đêm để che đi hình tích mới có thể dễ dàng tận hưởng cuộc sống nơi trần thế. Xét cho cùng, khát vọng của các nhân vật ảo cũng chính là sự phóng chiếu khát vọng muôn màu của con người trần tục.

Lực lượng siêu nhiên xâm nhập thế giới trần tục vào lúc đêm về còn để tìm kiếm tình bạn tri âm tri kỷ. Trong Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa (Truyền kì mạn lục), những hồn ma đã mất từ lâu vẫn mượn bóng đêm để đọc, bình thơ với thư sinh. Đến sáng, nhà cửa chỉ còn là những ngôi mộ.

Cổ mẫu đêm là khoảng thời gian mà các lực lượng siêu nhiên thường trà trộn vào cuộc sống trần tục. Các lực lượng này có nguồn gốc bí ẩn, phép thuật cao cường. Sự xâm nhập này có thể để phò trợ nhưng cũng có thể gây hại cho cuộc sống con


người. Chính vì thế, con người cảm thấy sợ hãi, e dè khi đối diện với đêm tối. Tuy nhiên, đêm tối cũng là lúc con người sống thật nhất với bản thân mình. Khi được màn đêm bao phủ, con người cảm thấy an toàn khi bộc lộ những khát vọng công danh, vật chất, tình yêu…

Trong truyền kì Trung Hoa, nhân vật kì ảo mượn bóng đêm để phò trợ cho chuyện công danh của kẻ sĩ. Trong truyện Ba ông tiên (Liêu trai chí dị), tinh rắn, cua và ễnh ương đã cho thư sinh ba bài thi, giúp cho chàng đỗ đầu. Việc kết duyên, kết bạn với các lực lượng siêu nhiên không chỉ giúp thư sinh thỏa mãn nhu cầu tình cảm mà còn thỏa mãn nhu cầu công danh, vật chất. Trong truyền kì Trung Hoa, nhân vật là ma; tinh động vật, tinh thực vật cũng thường mượn bóng đêm để gặp gỡ, kết duyên với con người. Việc kết duyên này đã đem lại tình yêu đích thực cho các nhân vật trần tục, đặc biệt là các thư sinh. Phổ biến nhất là các nhân vật kì ảo là nữ đã tìm được người yêu là những chàng thư sinh phong nhã. Tình yêu của các nhân vật kì ảo đôi khi mang tính cực đoan khiến người yêu mất mạng như trong truyện Chiếc đèn mẫu đơn (Tiễn đăng tân thoại)… Trong màn đêm, các nhân vật ảo cũng tìm được những người bạn tri kỉ như Chuyện lạ chim câu, Thay tim đổi mặt, Oan nghiệt trường văn (Liêu trai chí dị)… Khi đối diện với bóng đêm, nhân vật trong truyền kì Trung Hoa vừa sợ hãi, vừa thoải mái bộc lộ những khát vọng của bản thân mình.

Cổ mẫu đêm được nhìn nhận giống nhau trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa. Đêm là thời gian thiêng – thời điểm mà các lực lượng siêu nhiên thường xuyên xuất hiện ở thế giới trần tục. Các nhân vật kì ảo giúp các nhân vật trần tục (chủ yếu là các chàng thư sinh) thỏa mãn giấc mộng yêu đương, công danh, vật chất. Các nhân vật kì ảo cũng mượn màn đêm để đi tìm người yêu, người bạn ở thế giới trần tục. Đêm còn là khoảng thời gian phát lộ thế giới vô thức, khát vọng, cá tính mạnh mẽ của con người. Đêm là thời điểm các nhân vật bộc lộ những tình cảm sâu kín nhất trong lòng, khiến các nhân vật siêu nhiên và trần tục có thể xóa đi mọi khoảng cách. Như vậy, trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa, cổ mẫu đêm thể hiện niềm tin mãnh liệt, thiêng liêng của con người vào những phép nhiệm màu thần bí. Tác giả truyền kì đã sử dụng thời gian đêm để biến ước mơ của nhân vật trở thành hiện thực.


Khảo sát các cổ mẫu tiêu biểu trong truyền kì Việt Nam thời trung đại, chúng tôi nhận thấy các cổ mẫu vẫn mang những nét nghĩa gốc cơ bản của nó. Tuy nhiên, hình thái và ý nghĩa của các cổ mẫu mang tính hiện thực nhiều hơn. Truyện truyền kì không chỉ miêu tả các cổ mẫu mà còn miêu tả tâm lí, số phận con người khi đối diện các cổ mẫu. Việc kế thừa một cách sáng tạo các cổ mẫu trong tư duy nhân loại đã góp phần khẳng định phong cách của thể loại: chứa đựng nhiều yếu tố của huyền thoại, của văn học dân gian. Nhà nghiên cứu Trần Nghĩa nhận định về tiểu thuyết truyền kì thời trung đại:

Đặc trưng mang tính thể loại của tiểu thuyết là hư cấu. Nhưng sự hư cấu này vẫn có khả năng đạt tới một sự thật thật hơn cả sự thật ngoài đời. Chính cái “thật hơn” đó, cái thật mang tính nghệ thuật qua sự trừu tượng hóa, khái quát hóa... của tiểu thuyết, đã có sức mạnh truyền cảm, chinh phục trái tim và khối óc người đọc. Người biết đọc tiểu thuyết là người tìm thấy cái mà tác giả muốn trao gửi, tức là “tâm”, chứ không phải phương tiện để trao gửi, tức “văn chương” (Trần Nghĩa, 1997a, tr.43).

Sự đồng cảm lớn lao của độc giả - dành cho các truyện truyền kì – có sự bắt nguồn từ các cổ mẫu của nhân loại.

Theo các nhà nghiên cứu Monneyron, Thomas; các nhà văn nói riêng, con người nói chung vẫn kế thừa tư duy huyền thoại. “Huyền thoại sẽ tạo thành một cấu trúc cơ bản đến kí ức và trí tưởng tượng của một nhà văn thậm chí không cần phải làm cho nó rò ràng” (Monneyron và Thomas, 2002). Chúng tôi nhận thấy truyền kì mang cảm hứng trải nghiệm các cổ mẫu – các biểu tượng huyền thoại.

Các cổ mẫu tiêu biểu nhất trong truyền kì là cổ mẫu thần, cổ mẫu yêu ma, cổ mẫu nước, cổ mẫu đêm. Trong truyền kì, cổ mẫu thần không phải hiện ra để sáng tạo mà là để khuyên răn, phò trợ con người. Cổ mẫu yêu ma không còn đáng sợ như ý nghĩa nguyên thủy của nó, yêu ma cũng có những khát vọng trần tục như chính con người. Thậm chí, yêu ma còn là kiểu nhân vật cá tính hiếm có trong văn học trung đại. Cổ mẫu này ít xuất hiện trong thần thoại nhưng lại xuất hiện nhiều trong truyền kì minh chứng cho mối bận tâm lớn lao của con người trung đại về sự sống – cái chết, về vấn đề cá tính và tự do cá nhân. Cổ mẫu nước mặc dù vẫn mang nét nghĩa nguồn

Xem tất cả 271 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí