Bản Lĩnh Và Sức Đề Kháng Của “Tự Nhiên” Và “Nữ Giới”


Tình trạng hành xử bất công với vật nuôi cũng được Quế Hương đề cập trong Thềm nắng. Dường như, những hành động như giết thịt con vật nuôi tình nghĩa là con mèo mẹ, vứt mấy con mèo con không quan tâm tới tình cảm cũng như sự tổn thương của cô con gái nhỏ, bạt tai người vợ khi cô phản đối là cách để anh chồng khẳng định vị thế và sự độc tài của mình. Anh ta không thể hiểu rằng việc làm phi nhân tính của mình chỉ khiến vợ con anh càng muốn xa lánh anh hơn, biến anh thành một kẻ độc ác trong mắt vợ con, hành động đó đã gây ra một sự tổn thương nghiêm trọng trong tâm hồn non nớt của cô con gái nhỏ:

Nó úp mặt vào gối, tiếng mèo gọi mẹ vẫn thê thiết dội vào tim. Nó về nhà vừa lúc cha nó thít cổ con mèo mẹ bằng thòng lọng rồi dìm vào thùng nước. Con mèo chỉ kêu được một tiếng ngheo rùi lịm tắt. Cha quẳng con mèo chết cho mẹ ra lệnh: “Nửa xáo, nửa xào”. “Tui chịu” – Mẹ nghẹn ngào. “Dám trái ông hả? Chịu này...”. Cha thụi bình bịch vào ngực mẹ, mặt mẹ. (Quế Hương, 2018, tr.119).

Từ sự đồng cảm với thế giới tự nhiên bị tổn thương, cô bé đã ra sức bảo vệ những chú mèo trong khả năng của mình, người cha đã dùng uy vũ để khẳng định vị trí của mình nhưng không bao giờ khiến cô con gái bị khuất phục: “Nó đói lắm nhưng nó không thể ăn thứ cha để phần. Cứ nhìn thấy miếng thịt mèo là nó buồn nôn, ứa nước mắt” (Quế Hương, 2018, tr.119). Nó cũng nhận ra sự tương đồng về số phận của mình với những chú mèo con tội nghiệp từ việc cảm nhận nỗi đau của giới tự nhiên:“Con Chút úp mặt vào gối khóc. Nó cũng như mèo con xa mẹ thôi”(Quế Hương, 2018, tr.120).

Dễ nhận thấy, việc làm bạn với loài vật, lắng nghe tiếng nói của loài vật hầu hết là ở các nhân vật nữ vì chỉ bằng sự thánh thiện, bao dung của họ mới cảm nghe được linh hồn của loài vật. Nguyễn Ngọc Tư đã gửi gắm triết lý nữ quyền sinh thái này trong nhiều truyện ngắn của mình. Em trong Gió lẻ lắng nghe tiếng nói của loài chim, Nương trong Cánh đồng bất tận thấu hiểu được nỗi đau của con vịt mù, cô gái trong tiểu thuyết Sông lắng nghe được tiếng hát của ốc bụt đồng Nàng... Họ tìm đến với thế giới loài vật như là cách để tìm lại bản tính tự nhiên tốt đẹp và để từ chối sự dối trá, tàn nhẫn của những người đàn ông đã từng làm tổn thương họ, hơn thế, từ vị thế “ngoại biên” họ thấu hiểu được những nỗi đau mà loài vật đang gánh chịu, như cách mà Nương lắng nghe được tiếng quằn quại kêu khóc của những chú vịt: “tôi đang chết điếng, sao tôi lại nhìn về phía cha? Vì tôi muốn cầu cứu? Vì tôi thấy mình không thể chịu đựng được tiếng gào khóc thê thiết của những con vịt bị vùi sâu dưới lòng đất? (Nguyễn Ngọc Tư, 2005a, tr.204). Với cảm quan sinh thái hiện đại và tấm lòng nhân ái với vạn vật, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo ra đường “link” kết nối tuyệt vời giữa nữ giới và loài vật. Từ trong sự kết nối ấy, tác giả đã đặt ra nhiều sự chất vấn hoài nghi về quan niệm con người – kiểu mẫu muôn loài: Con


người tự cho mình là bá chủ của muôn loài nhưng “khi con người rời bỏ tự nhiên nghĩa là con người đã rời bỏ bản tính thiên nguyên tốt đẹp của mình” (Trần Thị Ánh Nguyệt, 2018). Con người cho tự nhiên là thấp kém nhưng rồi chính chúng ta phải xem xét lại và học hỏi cách loài vật hành xử với nhau, như cách mà em trong Gió lẻ cảm nhận “Tiếng nói của con vật không dùng để làm tổn thương nhau” (Nguyễn Ngọc Tư, 2005a, tr.147) hay Nương trong Cánh đồng bất tận phát hiện, “Thế giới của loài vịt mở ra – không ghen tuông, hờn giận... chúng chẳng bao giờ cưỡng đoạt và gạ gẫm nhau” (Nguyễn Ngọc Tư, 2005a, tr.195).

Như vậy, học cách yêu quý muôn loài đó là chúng ta đã nuôi dưỡng được bản tính thiện lương. Lên án tính cách độc đoán, gia trưởng của nam giới, khẳng định bản năng chăm sóc và bảo vệ tự nhiên của người phụ nữ các cây bút nữ đã góp phần: “Tái tạo lại tư duy cho rằng vai trò, chức năng của phụ nữ và động vật là phục vụ, là sử dụng trong xã hội gia trưởng” (Gaard, G., 1993, tr.5).

Tôn trọng, yêu thương và gắn bó với môi trường sống của mình

Sự tương đồng về thân phận này không chỉ được các cây bút nữ lột tả trong tình cảm và cách hành xử đối với vật nuôi mà nó còn được thể hiện ở cách mà nữ giới thể hiện qua thái độ với môi trường sống của mình. Trong những truyện ngắn của Vò Thị Xuân Hà, những nhân vật nữ luôn có một tình yêu hồn nhiên và sự liên hệ mật thiết với đất đai. Điều này thể hiện trong nhiều truyện ngắn như: Lúa và đất, Lúa hát, Giấc mơ, Ngày hội của lúa, Đất lặng lẽ... Sự gắn bó với đất đai – nơi mà họ sinh sống khiến họ có thể “nếm vị” bùn đất để hiểu chúng cần gì. Bằng một trái tim đa cảm, tinh tế, người phụ nữ trong Lúa hát luôn cảm nhận được những chuyển động tinh vi của giới tự nhiên, từ mùi bùn đất nồng nàn bốc lên, từ những cánh đồng, đến mùi thơm lừng của lúa xanh. Cô chăm bẵm ruộng đồng và lúa má như thể nó là sinh mệnh của mình, cảm nhận được cái cô đơn của từng nhánh lúa khi chúng mới bén rễ để vỗ về chúng khiến chúng trở nên xanh mướt. Cô coi lúa cũng như một thực thể sống, hơn thế, lúa cũng chính là sinh mệnh của cô, vì thế khi nhà hết muối ăn, cô cần muối thì cô cũng nghĩ “lúa cũng cần muối”. Ở đây, Vò Thị Xuân Hà có đề cập đến một lễ nghi nông nghiệp thể hiện sự tôn sùng “hồn lúa”: “Ở làng tôi có tục rước muối vào đầu vụ lúa. Chọn chín thiếu nữ bê 9 lọ muối đi vòng quanh đồng, sau đó dâng lên đình làng” (Vò Thị Xuân Hà, 2002, tr.148). Trong nghi thức này, người thực hiện là nữ giới, bởi vì họ lắng nghe và thấu hiểu được tiếng nói của tự nhiên, điều mà nam giới khó làm được: “Con biết nghe lúa thở, chúng còn hát nữa. Đôi khi con vỗ về chúng, thế là chúng xanh mướt. Con biết nếm vị của đất, con yêu mảnh đất của con” (Vò

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.


Thị Xuân Hà, 2002, tr.151). Jacques Dournes trong Rừng, đàn bà, điên loạn đã từng nói về sự tương đồng thân phận của lúa và nữ giới. Trong đó, lúa được coi là một cây trồng thuộc giống cái, cũng giống như đất, lúa được coi là nguồn sống của nhân loại: Ở Đông Nam Á, cây lúa thuộc giống cái, đó là mẹ lúa, người nuôi sống toàn nhân loại. Người đàn bà thảo mộc đặc hiệu chính là cây lúa” (Jacques Dournes, 2002). Người Việt miêu tả từng thời kỳ phát triển của lúa gắn với tính nữ như lúa đương thì con gái, lúa “có chửa”, nó là một loài cây có “hồn”, cái hồn đó khiến cho người ta phải kính cẩn giữ gìn để tránh làm phật lòng cây lúa, để được dồi dào cho các vụ mùa sau. Với những thuộc tính tương đồng, đàn bà là người có ưu thế vượt trội trong việc chăm sóc, lo lắng cho cây lúa. Tình yêu đồng ruộng này cũng được Vò Thị Xuân Hà miêu tả trong Lúa và đất: “Những ngón chân thô kệch tóe ra bám chặt xuống mặt ruộng, y như giống lúa. Nhưng hình như có điều gì thật khó tả đang dâng lên trong chị khiến chị thấy yêu mảnh ruộng của mình tha thiết” (Vò Thị Xuân Hà, 2002, tr.156). Giữa lúa và người phụ nữ nông dân quanh năm đầu tắt mặt tối còn có sự tương đồng về thân phận. Không phải ngẫu nhiên mà nhân vật “tôi” phát hiện vẻ đẹp đôn hậu của người đàn bà đi trên cánh đồng, một vẻ đẹp không rực rỡ nhưng nó là bản chất của cuộc sống bởi “họ giống như lúa và đất, bám sâu và che chở”. Hay trong Giấc mơ, đồng ruộng như là cội nguồn cuộc sống, người mẹ có một sự gắn kết, thấu hiểu và yêu thương với bùn đất, lúa mạ và ngược lại đất đai cũng quấn quýt với con người, có hơi người thì nó mới trở nên tốt tươi: “Mẹ thò cái bàn cào có cái cán dài như cái cuốc, cào những nhát phẳng lừ trên mặt bùn non. Bàn cào đi đến đâu, bùn sục lên đến đó. Nước bùn kêu lục sục như niềm hoan hỉ được chăm bẵm” (Vò Thị Xuân Hà, 2006). Simon de Beauvoir cho rằng sự gắn kết giữa nữ giới với đất đai cũng như trong sự phân công lao động, việc đồng áng được giao cho phụ nữ bởi họ có khả năng: “đưa vào trong bụng mình những ấu trùng của tổ tiên, họ cũng có khả năng làm cho hoa trái sinh sôi nảy nở từ những ruộng đồng được gieo vãi... Có thể xem, về phương diện thần bí, đất đai thuộc về phụ nữ: họ có quyền vừa về mặt tôn giáo vừa về mặt pháp luật đối với đất đai và sản vật trên đó. Mối quan hệ gắn bó giữa phụ nữ và đất đai còn chặt chẽ hơn một sự sở thuộc” (Beauvoir, S.D., 1996, tr.89). Trong khi đó, đàn ông đảm nhận những công việc mang tính mạnh mẽ hơn như đi săn bắn, bắt cá, và đánh giặc. Rò ràng, tự nhiên, đất đai không phải là phương tiện mưu sinh nữa mà nó là thực thể sống động có linh hồn, có ngôn ngữ và đời sống riêng, và bằng thiên tính của mình, nữ giới đã lắng nghe âm vang từ chúng. Biểu tượng ĐẤT – LÚA đã trở thành một biểu tượng đồng nhất với nữ giới về khả năng sinh sản dồi dào, là nguồn sống cho toàn nhân loại.

Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 19


Xuất phát từ tình yêu, nữ giới luôn sẵn sàng bảo vệ môi trường sống của mình khỏi sự xâm hại. Cô gái trong Gốc gội xù xì của Hà Thị Cẩm Anh chỉ tìm thấy niềm vui và ý nghĩa sống từ việc sống hài hòa với tự nhiên, nên cô bảo vệ rừng, bảo vệ “lá phổi xanh” của con người như tính mạng của mình: “Tôi chăm sóc cho cả khu rừng mà tôi đang phải sống nhờ. Rừng chính là ngôi làng của tôi” (Hà Thị Cẩm Anh, 2016, tr.385). Mặc cảm vì ngoại hình xấu xí, dị dạng từ di chứng chất độc màu da cam trong chiến tranh, phải chịu sự xa lánh của người đời và cả cha mẹ, cô đã bỏ nhà vào rừng. Cuộc sống cô độc tưởng chừng như sẽ làm cô gục ngã nhưng chính sự gần gũi với thiên nhiên đã khiến cô thấy rằng sự sống trở nên có ý nghĩa. Cô nhận ra mình có sự tương đồng và gắn kết với "gốc gội già nua, xù xì, tàn tật và xấu xí”. Cây gội xấu xí ấy lại tiếp thêm sức mạnh, nghị lực sống cho cô. Từ sự tương đồng về cơ thể tật nguyền và phải đối diện với bao nỗi đau, họ đã giúp nhau vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Mẹ thiên nhiên đã giúp cô trở thành một người tốt, trở thành chủ nhân của khu rừng, bảo vệ rừng cần mẫn và dũng cảm. Cô được chính quyền Mường Vang trao cho một quyển sổ bìa đỏ:“Chứng nhận quyền sở hữu rừng với một cái tên là Vạ Gội” (Hà Thị Cẩm Anh, 2016, tr.388).

Như vậy, từ sự tương đồng về thân phận, nữ giới dành cho tự nhiên sự tôn trọng và một tình cảm tương thân đặc biệt. Họ có thể lắng nghe, thấu hiểu tiếng nói của tự nhiên, ngược lại tự nhiên cũng là nơi cứu rỗi cho nhưng tâm hồn nữ giới cô độc trong chính gia đình, đồng loại của mình. Có lẽ vì thế mà không chỉ yêu thương, gắn bó mà nữ giới còn bảo vệ môi trường sống tự nhiên bằng cả tính mạng của mình.

3.3.5. Bản lĩnh và sức đề kháng của “tự nhiên” và “nữ giới”

Khi phân tích mối quan hệ giữa diễn ngôn và quyền lực, Foucault khẳng định quyền lực là yếu tố chi phối toàn bộ đời sống con người và nó là thứ đứng đằng sau chi phối diễn ngôn. Nhưng đồng thời ông cũng đã nhấn mạnh, ở đâu có quyền lực ở đó có đấu tranh. Quyền lực không đơn thuần là sự cai trị mà luôn có sự thách thức, đối kháng lại sự cai trị đó. “Ở đâu có quyền lực, ở đó có sự kháng lực (résistance)”. (Foucault, M., 1976). Qua diễn ngôn của các nhân vật nữ trong sáng tác của các nhà văn nữ đương đại, người đọc sẽ nhận ra quyền lực của diễn ngôn nam liên tục bị xâm lấn bởi quyền lực đối kháng với nó. Các cây bút nữ đương đại đã diễn tả một cuộc hoán vị, một sự thay đổi ngôi ngoạn mục giữa người nam và người nữ, giữa thế giới con người và thế giới phi nhân. Tự nhiên cũng như nữ giới đã thực sự lên tiếng trong một thế giới áp đặt của chủ nghĩa nam giới trung tâm luận. Không chỉ là những kiểu loại nhân vật nữ phải lép vế trước diễn ngôn nam quyền mà


họ luôn đối kháng lại bằng những bước công phá quyết liệt vào thành trì diễn ngôn nam quyền.

Vượt thoát khỏi ràng buộc của thân phân nộ lệ bằng diễn ngôn hoài nghi, chất vấn

Hoài nghi là sự “trật đường ray” ra khỏi những qui tắc thông thường. Trạng thái ngờ vực, đa nghi đối với những giá trị qui chuẩn, cố định trong văn xuôi nữ đương đại là một hình thức giải cấu trúc trung tâm, đặt lại vị thế của sinh loài, của thiên nhiên trong bối cảnh phát triển của đô thị:

Lối viết hậu hiện đại phản ánh những mối lo lắng hoang mang tính đa nghi hoang tưởng bằng nhiều cách, gồm có: Sự hoài nghi đối với những gì cố định đối với việc bị hạn chế trong bất cứ nơi chốn hay danh tính nào, sự tin chắc rằng xã hội âm mưu chống lại cá nhân, và sự bội tăng của những mưu đồ tự tạo để chống lại kế hoạch của những người khác. (dẫn theo Phùng Gia Thế, 2016b , tr.129).

Khi con người tự cho mình là bá chủ muôn loài, còn những giống loài khác thì thấp kém, Dạ Ngân đã làm một phép so sánh để chứng minh con người chỉ là “giống loài yếu đuối”: “Một con voi mới sinh chưa đầy tiếng đồng hồ đã phải gượng bước theo chân mẹ, một con mèo mới lọt lòng đã có thể tự đánh hơi mà tự rúc về phía bụng mẹ tìm vú... Con người nếu không được chăm bẵm thì không ai có thể sống sót qua mấy năm đầu đời bấy bá, quờ quạng u minh”. Bà đặt ra sự chất vấn hoài nghi với cái tư tưởng bá chủ của loài người: “Tại sao lại có những ý nghĩ kỳ khôi này? Là vì con người hay lớn lối với thiên nhiên và muôn loài hay thực sự con người là giống bất lực một cách thâm căn cố đế nên đến giai đoạn nào đấy, con người bỗng chợt nhận ra chân lý ấy?” (Dạ Ngân, 2010b, tr.189). Tác giả cũng bày tỏ sự ngờ vực với những giá trị hiện đại của quá trình đô thị hóa nông thôn: “Cũng khép kín, cũng oi ngột, cũng “đèn nhà ai nấy sáng” thì văn hóa làng đã đội nón ra đi chưa?... Quá tiếc cho một nông thôn thoáng đãng yên bình. Khi con người quây chặt mình vào bốn bức tường và thản nhiên vứt rác ra đường, thì dân tộc ấy đã đánh mất mình hay chưa?” (Dạ Ngân, 2010b, tr.183).

Nhân vật “em” trong Gió lẻ cũng hoài nghi về sự thành thật sau khi chứng kiến bao nhiêu cảnh dối trá của loài người. Không muốn mình bị đồng hóa, cô đã từ chối ngôn ngữ loài người và học cách nói theo kiểu của chim vì “tiếng nói của loài vật không làm đau nhau” và bởi: “thế gian này có con chim nào tìm tới cái chết vì tiếng nói của con chim khác? Có con chó nào bỗng dưng đâm đầu vào đá vì tiếng sủa của con chó khác? Có con bò nào nhảy xuống sông tự tử vì tiếng kêu của con bò khác?” (Nguyễn Ngọc Tư, 2005c). Đau đớn vì sự lừa lọc của loài người, nhiều nhân vật nữ cũng tìm cách giao tiếp với tự


nhiên để bảo tồn thiên tính của mình đồng thời đó cũng là thái độ phản kháng với sự độc đoán, tàn nhẫn của của đàn ông. Cô gái trong tiểu thuyết Sông lắng nghe được tiếng hát buồn thảm của ốc Bụt Đồng Nàng bằng dây câu buộc bằng dây mần gai. Nương – trong Cánh đồng bất tận cũng khó khăn khi giao tiếp với con người, nhưng lắng nghe được tiếng nói của loài vịt, tiếng kêu cứu khi bị chôn sống của con vịt mù, hơn thế, cô còn học cách nói tiếng vịt để quên đi “nỗi buồn của còi người”.

Sức đề kháng của nữ giới còn thể hiện ở sự dịch chuyển vị trí của những thân phận bên lề, tái định giá lại vị trí của bản thân qua diễn ngôn chất vấn, đối thoại. Các nhân vật nữ trong sáng tác của Vò Thị Xuân Hà đã từng bước công phá vào thành trì của tư tưởng nam quyền trung tâm. Đó là ý thức về tình trạng bất bình đẳng giới được đặt ra trong sự chất vấn của nhân vật nữ trong Lúa và đất: “Đàn bà chúng con liệu có bao giờ được đối xử công bằng với đàn ông? Vì sao đàn bà lại là chiếc xương sườn của đàn ông ?” (Vò Thị Xuân Hà, 2002, tr.160). Thông qua đó là bức thông điệp phê phán chủ nghĩa nam giới trung tâm, phản đối việc xem tự nhiên và phụ nữ là kẻ “khác”, là vật hy sinh, từ đó chủ trương thay đổi tư tưởng thống trị, đề cao sự tồn tại bình đẳng của các sinh mệnh trên trái đất. Những nhân vật nữ trong Trong nước giá lạnh có thể bị chiếm đoạt về thể xác bởi sức mạnh và quyền uy nhưng linh hồn họ luôn tự do tự tại cùng với đất trời sông nước. Mặc dù theo đuổi Tư Nam bao nhiêu năm, dùng mọi thủ đoạn kể cả mang mạng sống của chồng và đồng đội cô ra để thương lượng, thiếu úy Quân vẫn không thể nào khuất phục được cô. Tư Nam vượt thoát khỏi sự ràng buộc của thân phân nộ lệ bằng hàng loạt diễn ngôn đối thoại, chất vấn. Từ vị thế nhỏ bé thua thiệt Tư Nam đã lật lại thế cờ với một giọng điệu thông minh và sắc sảo không kém phần đanh thép: “Anh Quân à, nếu chồng tôi là Việt Cộng thì Việt Cộng là những người tốt đẹp nhất trên đời... Anh hãy tội nghiệp cho chính anh, cho gia tộc nhà anh, một dòng dòi thế tộc của nhà này. Bỏ bao nhiêu công đức xây chùa chiền, phúng viếng đức Phật cứu độ chúng sinh, vậy mà lại sinh ra kẻ nghịch tử như anh. Bàn tay anh nhúng đầy máu, xóa sao cho sạch” (Vò Thị Xuân Hà, 2016, tr.66). Từ một người đàn ông hiếu thắng và ngạo mạn, Quân trở thành kẻ đáng bị khinh bỉ trong mặt Tư Nam, hắn đã hoàn toàn bị ngã gục trước vẻ đẹp, bản lĩnh của cô gái vùng sông nước: “Gã quỳ bên giường ngắm Tư Nam, nước mắt gã lăn dài trên gò má chai sạn bởi sự giằng xé giữa tình yêu và sự chiếm đoạt” (Vò Thị Xuân Hà, 2016, tr.71). Đằng sau bức thông điệp về sự hy sinh thầm lặng của những nữ biệt động thành là sự ngợi ca vẻ đẹp thiên tính có thể chiến thắng, có thể cảm hóa được mọi sự độc tài quân phiệt. Trước cái chết của Tư Nam, tên đại úy khét tiếng không còn vẻ ngông nghênh tàn ác: “gã lê lết trong bãi bắp rậm rạp... chẳng còn gió lốc, cũng


chẳng còn tiếng gầm gào của cano và súng, chỉ có tiếng rên rỉ của còi người hòa trong gió” (Vò Thị Xuân Hà, 2016, tr.200). Tư Nam đã sống hết mình và hy sinh vì lý tưởng mà mình lựa chọn, không cần ai thấu hiểu và không cần báo đáp. Đó chính là vẻ đẹp cao thượng vượt lên tất cả mọi sự oán thù, toan tính chiếm hữu của nam giới. Niệm – con gái Tư Nam chấp nhận buông lỏng thân xác để Tăng chiếm đoạt cũng không phải thỏa thuận cho sự chiếm hữu mà đó là dâng hiến. Chịu nỗi đau đớn tột cùng đó là cách để cô: “xoa dịu cơn khát đàn ông trong anh. Để thù hằn, lo sợ, hoảng hốt, hoang mang trong anh tan nhanh như sương khói.” (Vò Thị Xuân Hà, 2016, tr.223). Cô đã tưới lên sự độc đoán của Tăng giọt máu trinh tiết của mình để bảo vệ cho lý tưởng mà vì nó, mẹ cô đã hy sinh. Sự chiếm đoạt của Tăng đơn thuần về mặt thể xác vì bằng cách nào đó cô đã để linh hồn của mình thoát xác. Khi Tăng đi khỏi cô đã “Cố nhập linh hồn vào thể xác”, nhưng thể xác đã nhuốm bẩn, linh hồn không biết đi về đâu? Trở về với mẹ tự nhiên, để dòng nước lạnh gột rửa sự nhơ bẩn phàm tục là giải pháp bảo tồn thiên tính của Niệm. Quyết định “hòa mình vào dòng nước thơm” lại là một cuộc trở về, một sự tái sinh để được an nhiên và trong trẻo trong tâm hồn đồng thời đó cũng là sức đề kháng của nữ giới trước khát vọng chiếm đoạt của uy quyền và vũ lực. Phản tư diễn ngôn nam quyền bằng cách thiết lập những hệ giá trị mới cho người phụ nữ hiện đại (mạnh mẽ, táo bạo, chủ động, phản kháng...), Vò Thị Xuân Hà đã phủ định vị trí bản lề, khẳng định sự đảo ngược vị thế quyền lực nữ.

Dám chất vấn và biết chất vấn bao giờ cũng là kết quả của sự bình đẳng trong đối thoại và phát triển trong nhận thức. Diễn ngôn về tính nữ trong sáng tác của các cây bút nữ sẽ trở nên táo bạo, sắc sảo và quyết liệt khi họ để cho nhân vật nữ của mình dám chất vấn, hoài nghi những quan niệm cố định của số đông. Từ vị trí của “giới mình”, các nhà văn nữ đương đại đã thấu hiểu nỗi niềm của những thân phận dễ bị tổn thương là nữ giới cũng như giới tự nhiên, hiểu được những khao khát giải phóng bản thân và tiềm năng của họ trong việc kết nối và liên hệ chặt chẽ trong quá trình phản kháng lại nam tính gia trưởng. Khẳng định vị thế của những thân phận vốn được coi là ngoại biên, họ đã góp phần cất tiếng trong việc lật đổ và tái thiết lại văn hóa gia trưởng của nhân loại.

Từ diễn ngôn giới nữ, giới tự nhiên câm lặng được đánh thức

Thế giới tự nhiên là những thực thể vật chất như: không khí nước, lửa, đá, cây cối, động vật, đất đai, hệ sinh thái, hệ mặt trời. Những thực thể ấy có trước ngôn ngữ của chúng ta và có ngôn ngữ riêng của chúng. Dù vậy, đối với chúng ta, thế giới tự nhiên ấy đã bị rơi vào câm lặng. Bởi chúng ta đang cư ngụ trong một thế giới ngày càng nhân tính hóa (humanised). Thực tế, tự nhiên luôn có những hệ thống biểu nghĩa riêng của nó, và hệ thống


ấy chẳng có gì liên quan trong cách áp đặt diễn ngôn của chúng ta lên nó. Chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa giải cấu trúc ra đời đã tái thiết lại diễn ngôn độc quyền của nhân loại bằng sự “giải tôi”, “phi tôi”, hay còn gọi là “cái chết của chủ thể”. Những lý thuyết này đều hướng tới sự phá bỏ lý thuyết truyền thống và quan điểm hiện đại xem chủ thể là trung tâm vũ trụ và cá nhân là bản thể độc lập, tự chủ, có quyền lực. Bằng sự tiêu giải của chủ thể, phản tư việc chinh phục và tước đoạt của con người với tự nhiên và nữ giới, các cây bút nữ đã thức tỉnh những khách thể trầm lặng đang bị tổn thương nghiêm trọng xung quanh ta, đồng thời khôi phục thân phận và chủ thể vốn có của chúng.

Tự nhiên qua diễn ngôn của các nhà văn nữ đương đại không phải là một thế giới vô ngôn. Thế giới phi nhân đã thực sự lên tiếng, phản kháng trước sự xâm lấn và ngạo mạn của con người. Từ câu chuyện của hai cha con Tuệ anormal chuyên đi mua chó giết thịt và sự phản ứng mạnh mẽ đến cùng của con bé cùng con chó Vá trong truyện ngắn Tre nở hoa, Quế Hương đã cho ta thấy sự trung thành, gắn bó tình nghĩa của vật nuôi và trên hết là bản năng sống mạnh mẽ của chúng. Khi cha của Tuệ gạ người đàn bà nghèo bán chó để lấy tiền đong gạo, con Vá đã nhìn thấy được sự mối hiểm nguy đe dọa nó, đánh hơi được mùi chết chóc, nó sủa lên điên dại. Còn con bé thì ra sức bảo vệ nó bằng cả mạng sống của mình: “Con chó táp ngay bắp chân tôi. "Chạy đi, Vá !" - Con bé lại ra lệnh, còn nó xông vào cản tôi, đu tấm thân bé bỏng lên người tôi và ngoạm tôi bằng tất cả sức mạnh của những chiếc răng nhọn hoắt. Tôi tát liên hồi lên mặt, nó vẫn không thả.” (Quế Hương, 2011). Vật nuôi có thể hiểu được ngôn ngữ của con người, ngược lại chúng cũng có cách thể hiện ngôn ngữ riêng của nó, hơn thế, chúng cũng có bản năng sống mạnh mẽ, biết chống chọi quyết liệt để bảo vệ bản thân mình cũng như người mà chúng yêu quý. Hình ảnh con vật trung thành không nỡ rời bỏ chủ và con bé thì điên dại vì mất đi người bạn trung thành cứ ám ảnh mãi Tuệ: “Tấm thân gầy nhom của con bé như tan thành tiếng thét đớn đau nhọn hoắt. Con chó của nó trong rọ cũng tru lên, chảy nước mắt. Cha tôi quẳng đại cho người đàn bà hai trăm bạc rồi hối tôi đạp xe đi. Con bé ghì lồng sắt lại. Đụng vào, nó cắn còn hơn chó dại. Tôi đạp, con bé vẫn không buông tay” (Quế Hương, 2011). Sự phản kháng quyết liệt của cô bé để bảo vệ con vật nuôi trong truyện ngắn Tre nở hoa cuối cùng đã cảm hóa được Tuệ anormal. Từ thế bị động cô bé đã lật lại tình thế bằng thái độ tự tin kiêu hãnh: “Nó cũng không sợ tôi vì nó biết sức mạnh của mình. Tôi mà giết chó nó, nó sẽ giết tôi với cách của nó. Thế là tôi cứ lẽo đẽo theo nó như một con chó. Chỉ để nhìn thấy nó” (Quế Hương, 2011). Bằng thiên tính của mình Tú đã cảm hóa, thức tỉnh tư duy coi loài vật cũng như phụ nữ là đối tượng phục vụ của Tuệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022