Tỉ Lệ Phân Cỡ Về Khối Lượng (%) Của Cá Lóc Đen Bột Sử Dụng Thức Ăn Chế Biến Ở Các Thời Điểm Và Phương Thức Tập Ăn Khác Nhau Sau 5 Tuần

Ở tất cả các nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến trong cùng một thời điểm tập ăn thì phương thức thay thế tăng dần 10% TĂCB/ngày có tỉ lệ sống cao hơn so với tỉ lệ 20% TĂCB/ngày. Tại thời điểm 17 ngày tuổi, nghiệm thức thay thế 10% TĂCB/ngày và 20% TĂCB/ngày đều có tỉ lệ sống (64,7% và 63,7%) khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) giữa 2 nghiệm thức này và cũng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với đối chứng (64,7%). Điều này cho thấy ở thời điểm 17 ngày tuổi thì tỉ lệ thay thế 10% TĂCB/ngày và 20% TĂCB/ngày không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá bột. Tuy nhiên khi cá bắt đầu sử dụng thức ăn chế biến ở ngày tuổi thứ 24 thì nghiệm thức thay thế 10% TĂCB/ngày có tỉ lệ sống (56,7%) khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) so với đối chứng (64,7%), trong khi đó nghiệm thức thay thế 20% TĂCB/ngày lại có tỉ lệ sống (47,7%) thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với đối chứng. Như vậy ở thời điểm 24 ngày tuổi với tỉ lệ thay thế 10% TĂCB/ngày sẽ tốt hơn so với tỉ lệ 20% TĂCB/ngày. Kết quả này cho thấy trong giai đoạn cho ăn kết hợp (gồm thức ăn tươi và thức ăn chế biến) với tỉ lệ thay thế thấp và trong thời gian dài hơn sẽ giúp cá chấp nhận thức ăn chế biến tốt hơn.

Tương tự, tại thời điểm 10 ngày tuổi, nghiệm thức thay thế 10% TĂCB/ngày có tỉ lệ sống (15,3%) cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức thay thế 20% TĂCB/ngày (2,33%), hai nghiệm thức này cũng thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Kết quả cho thấy cá lóc đen không có khả năng sử dụng thức ăn chế biến ở thời điểm 10 ngày tuổi đồng thời cùng với việc chuyển đổi nhanh (20% TĂCB/ngày) đã làm tỉ lệ sống của cá bột giảm đáng kể. Kết quả của nghiên cứu tương tự với thí nghiệm trên cá lóc đen khi sử dụng hoàn toàn thức ăn chế biến ngay từ ban đầu mà không có thời kì cho ăn kết hợp đã có tỉ lệ sống là 0% (Quin et al., 1997) và ở cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefius) là 2,8% khi tập ăn ở 14 ngày tuổi (Kling and Hamlin, 2001).

Như vậy việc thay thế thức ăn tự nhiên bằng thức ăn chế biến trong những ngày đầu ăn ngoài sẽ không mang lại kết quả khả quan. Bên cạnh đó trong thời gian cho ăn kết hợp (thức ăn chế biến và cá tạp) việc tăng dần thức ăn chế biến/ngày với tỉ lệ thấp (10% TĂCB/ngày) sẽ khiến cho khả năng thích nghi của cá bột với thức ăn chế biến tốt hơn từ đó sẽ nâng cao tỉ lệ sống của cá bột.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy cá lóc đen có thể tập ăn thức ăn chế biến ở thời điểm 17 ngày tuổi mà không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá bột và cho tỉ lệ sống cao nhất với phương thức thay thế 10% TĂCB/ngày, thời điểm này là sớm hơn so với báo cáo của Quin et al. (1997) cũng trên cá

lóc đen là 30 ngày tuổi. Một số nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh rằng thức ăn chế biến chỉ được cá bột chấp nhận sau vài tuần sử dụng thức ăn tươi sống (Person-Lê Ruyet et al., 1993; Fernandez-Diaz and Yufera, 1997). Tuy nhiên khi so sánh với các loài cá nước ngọt khác, cá lóc đen có thời điểm tập ăn muộn hơn so với cá lóc bông (Channa micropeltes) và cá kết (Micronema bleekeri) là 7 ngày tuổi (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004; Nguyễn Văn Triều và ctv., 2008), trên cá trê phi (Clarias gariepinus) và cá trê vàng (Clarias macrocephalus) là 4 ngày tuổi (Verreth and Tongeren, 1989; Fermin and Bolivar, 1991 ; Olurin and Oluwo, 2010) và cá basa (Pangasius bocourti) là 5 ngày tuổi (Le et al., 2002) . Điều này cho thấy cá lóc đen phát triển chức năng hệ tiêu hoá muộn hơn so với các loài trên, đây là một trong những lý do giải thích tại sao loài này có thời điểm tập ăn muộn hơn so với một số loài cá nước ngọt khác.

4.1.3 Tỉ lệ phân cỡ về khối lượng

Sự phân kích cỡ trong quần đàn là một vấn đề quan trọng đối với những loài cá dữ, có đặc tính săn mồi (Kestemont et al., 2003) và cá lóc là một trong những đối tượng thường xảy ra sự phân hoá về kích cỡ.


8.34

17.8

18

3.76

10.7

10.5

10.8

33.6

35.1

47.6

43.8

44.4

88.9

85.6

58

46.9

45.4

37.8

41.9

11.1

100%


80%


> 2g

1g - ≤ 2g

≤ 1g

Tỉlệphâ n đàn (% )

60%



40%


20%


0%

Đối chứng 10 ngày tuổi

10% TĂCB


10 ngày tuổi

20% TĂCB


17 ngày tuổi

10% TĂCB

Nghiệm thức


17 ngày tuổi

20% TĂCB


24 ngày tuổi

10% TĂCB


24 ngày tuổi

20% TĂCB


Hình 4.2: Tỉ lệ phân cỡ về khối lượng (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm

Hình 4.2 cho thấy sự phân hoá kích cỡ của cá thể hiện rò ở nghiệm thức 10 ngày tuổi- 20% TĂCB/ngày, ở nghiệm thức này chỉ xuất hiện 2 nhóm cá là nhóm cỡ lớn nhất (> 2 g) chiếm ưu thế (88,9%) và nhóm cá cỡ nhỏ nhất (≤ 1 g). Kết quả này là do ở thời điểm 10 ngày tuổi, cá bột cá lóc đen chưa thể sử dụng thức ăn chế biến, với đặc tính lá loài cá dữ nên trong điều kiện không có thức ăn thích hợp cá đã thể hiện tính ăn nhau trong quần đàn, từ đó những cá thể lớn hơn lại càng lớn hơn (do tấn công và ăn được những cá thể nhỏ hơn khác) và những cá thể nhỏ lại càng nhỏ hơn (do không sử dụng được thức ăn chế biến nên không tăng trọng đồng thời lại là đối tượng con mồi của các cá thể lớn hơn khác). Càng chênh lệch về kích cỡ giữa các cá thể thì tỉ lệ sống càng dễ bị hao hụt bởi hiện tượng ăn nhau, điều này giải thích vì sao tỉ lệ sống trong nghiệm thức này (là 2,33%) giảm rò rệt so với những nghiệm thức còn lại. Kết quả này phù hợp với nhận định của Qin et al. (1996) đối với cá ăn động vật cho rằng sự khác nhau về kích cỡ trong cùng một diện tích nuôi sẽ làm tăng tỉ lệ ăn nhau.




Hình 4.3: Sự phân cỡ về khối lượng ở NT 10 ngày tuổi-20% TĂCB/ngày


Ở các nghiệm thức còn lại đều xuất hiện 3 nhóm kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên nhóm cá cỡ lớn (> 2 g) chỉ chiếm tỉ lệ từ 3,76 %-18% và thấp hơn so với 2 nhóm cá còn lại. Trong đó thời điểm tập ăn lúc 17 ngày tuổi, với tỉ lệ thay thế 20% TĂCB/ngày có nhóm cá cỡ nhỏ (≤ 1 g) chiếm tỉ lệ (85,6%) cao hơn so với nghiệm thức có tỉ lệ thay thế 10% TĂCB/ngày (58%). Các nghiệm thức tập ăn thức ăn chế biến lúc 24 ngày tuổi và nghiệm thức đối chứng (sử dụng cá tạp) không có sự chênh lệch lớn về tỉ lệ giữa nhóm cá cỡ nhỏ (≤ 1 g) và nhóm cá cỡ trung bình (1-≤ 2 g), cả 2 nhóm điều dao động trong khoảng 37,8%-47,7%.

Kết quả thí nghiệm cho thấy việc tập ăn ở thời điểm sớm (10 ngày tuổi) với tỉ lệ chuyển đổi thức ăn chế biến nhanh (20% TĂCB/ngày), cá bột

không thể sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến từ đó đã làm gia tăng sự khác biệt về kích cỡ trong quần đàn. Kết quả này khác với báo cáo về cá lóc đen giai đoạn giống của Phan Hồng Cương (2009) đã kết luận khi cho ăn cá tạp cá sẽ có sự phân hoá kích cỡ rò rệt hơn so với sử dụng thức ăn chế biến.

4.1.4 Tỉ lệ ăn nhau

Sau 5 tuần thí nghiệm, kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ ăn nhau thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (2,67%) và thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến (Hình 4.4). Có thể thấy ở nghiệm thức này sử dụng thức ăn là cá tạp, đây là loại thức ăn thích hợp với loài nên hiện tượng ăn nhau xảy ra ít hơn so với những nghiệm thức còn lại.


a

b

c

c

c

c

d

d

d

100


90


80


70


Đối chứng

10% TĂCB/ngày

20% TĂCB/ngày

Tỉlệăn nhau (%)

60

50


40


30


20


10


0

10 ngày tuổi 17 ngày tuổi 24 ngày tuổi

Thời điểm tập ăn


Hình 4.4: Tỉ lệ ăn nhau (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm

Cá được tập ăn ở ngày tuổi thứ 10 cho tỉ lệ ăn nhau cao nhất (79%- 93,3%) và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, trong đó nghiệm thức với tỉ lệ thay thế 20% TĂCB/ngày có tỉ lệ ăn nhau đến 93,3%. Kết quả thí nghiệm cho thấy tập ăn ở giai đoạn sớm (10 ngày tuổi) đồng thời với phương thức chuyển đổi nhanh (20% TĂCB/ngày) đã làm gia

tăng hơn tỉ lệ ăn nhau. Từ đó cho thấy thức ăn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tỉ lệ ăn nhau của cá lóc, đặc biệt là ở giai đoạn cá còn nhỏ, nếu cá được nuôi trong điều kiện không có thức ăn ưa thích thì cá sẽ tìm và sử dụng thức ăn bắt buộc, do ở giai đoạn cá bột cơ quan tiêu hoá của cá chưa hoàn chỉnh để có thể tiêu hoá được thức ăn chế biến. Điều này phù hợp với nhận định của Victor and Akpocha (1992) cho rằng khi cá được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng thấp, thức ăn không thích hợp, cá phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên thì chúng sẽ thể hiện tính ăn nhau rất lớn. Mặt khác, ở nghiệm thức 10 ngày tuổi-20% TĂCB/ngày có sự phân cỡ về khối lượng cao nhất so với các nghiệm thức còn lại, sự chênh lệch lớn về kích cỡ giữa các cá thể trong đàn đã làm gia tăng tỉ lệ ăn nhau. Kết quả này tương tự với nghiên cứu trước đó về cá lóc đen đã cho rằng tỉ lệ ăn nhau càng tăng khi sự khác nhau về kích cỡ càng lớn (Quin and Fast, 1996b).


Hình 4.5: Sự ăn nhau của cá lóc đen bột trong quá trình tập ăn thức ăn chế biến

Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của khác biệt kích cỡ lên tỉ lệ ăn nhau từng được chứng minh trên một số loài cá khác như trên cá tuyết (DeAngelis et al., 1979), cá bơn Nhật Bản (Paralichthys olivaceus) (Dou et al., 2000), hay trong nghiên cứu của Kestemont et al. (2003) về 2 loài cá chẽm (Dicentrarchus labrax) và cá vược (Perca fluviatilis) cũng kết luận rằng tỉ lệ ăn nhau chịu ảnh hưởng bởi thức ăn đồng thời tỉ lệ này sẽ gia tăng đáng kể khi có sự khác biệt kích cỡ trong quần đàn. Như vậy ngoài sự ảnh hưởng của thức ăn được cung cấp hiện tượng ăn nhau còn có sự liên quan mật thiết đến sự khác biệt kích cỡ trong quần đàn.

Tỉ lệ ăn nhau khi tập ăn ở thời điểm 10 ngày tuổi trong thí nghiệm tương tự với kết quả nghiên cứu của Quin and Fast (1996b) khi không cho ăn thì cá lóc đen có tỉ lệ ăn nhau là 83%. Tuy nhiên tỉ lệ ăn nhau của loài cá lóc đen lại cao hơn một số loài cá đã được báo cáo như cá basa (Pangasius bocourti) tập ăn ở ngày tuổi thứ 2 có tỉ lệ ăn nhau là 10,4% (Le et al., 2002) và ở cá vược măng (Sander lucioperca) tập ăn lúc 12 ngày tuổi là 13,8% (Kestemont et al., 2007).

Các nghiệm thức tập ăn ở ngày tuổi thứ 17 và 24 có tỉ lệ ăn nhau trong khoảng 16,23%-21,33%. Tỉ lệ ăn nhau khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) giữa các nghiệm thức tập ăn tại 2 thời điểm này nhưng cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng (2,67%) và thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với tập ăn ở thời điểm 10 ngày tuổi (79% và 93,3%). Có thể thấy tập ăn tại thời điểm 17 và 24 ngày tuổi, cá bột được cho ăn cá tạp xay trong thời gian 1-2 tuần trước khi tập ăn thức ăn chế biến, cá tạp là thức ăn phù hợp với đặc tính của loài trong giai đoạn này nên cá có thể tiêu hoá dễ dàng đồng thời trong thời gian này hệ thống tiêu hoá của cá cũng hoàn thiện hơn để sẵn sàng chấp nhận thức ăn chế biến, do đó sẽ hạn chế được hiện tượng ăn nhau trong quá trình ương hơn so với tập ăn ở thời điểm sớm hơn là 10 ngày tuổi (tập ăn thức ăn chế biến sớm và không cho ăn cá tạp trước đó).

Kết quả về tỉ lệ ăn nhau của cá lóc đen bột khi tập ăn ở 17 và 24 ngày tuổi trong thí nghiệm tương tự với báo cáo trên cá trê (Clarias macrocephalus) khi tập ăn thức ăn chế biến có tỉ lệ ăn nhau là 21,7% (Fermin and Bolivar, 1991). Ngược lại, trên cá vược măng (Sander lucioperca) với phương thức tập ăn tương tự lại có tỉ lệ ăn nhau cao (36,7%) khi tập ăn ở thời điểm 19 ngày tuổi, trong khi tập ăn ở 12 ngày tuổi lại có tỉ lệ ăn nhau thấp hơn (13,8%) (Kestemont et al., 2007).

Qua kết quả thí nghiệm có thể thấy ở các nghiệm thức được tập ăn thức ăn chế biến trong cùng một thời điểm thì phương thức thay thế 20% TĂCB/ngày luôn có tỉ lệ ăn nhau cao hơn so với thay thế 10% TĂCB/ngày. Điều này cho thấy tỉ lệ thay thế 10% TĂCB/ngày giúp cá tập dần với thức ăn chế biến tốt hơn từ đó khả năng sử dụng và chấp nhận thức ăn chế biến cũng cao hơn do đó sẽ hạn chế được hiện tượng ăn nhau giữa các cá thể trong đàn.

Như vậy, trong điều kiện không có thức ăn thích hợp hoặc thiếu thức ăn, những cá thể lớn hơn có xu hướng tấn công những cá thể nhỏ hơn để cạnh tranh khả năng sinh tồn, sự khác biệt về kích cỡ và thức ăn trong môi trường sống là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tỉ lệ ăn nhau. Theo DeAngelis et al. (1979) ăn lẫn nhau được tạo nên bởi sự khác biệt về kích cỡ nhưng đồng thời sự ăn nhau cũng làm cho sự khác biệt kích cỡ giữa các cá thể ngày càng gia tăng vì những cá thể lớn khi sử dụng những cá thể nhỏ hơn làm mồi sẽ ngày càng lớn hơn, do đó có thể xem sự ăn nhau là nguyên nhân đồng thời cũng là hậu quả của sự khác biệt về kích cỡ trong quần đàn. Một số nghiên cứu cho rằng có thể giảm bớt hiện tượng ăn nhau bằng nhiều cách như phân cỡ cá và cho cá ăn theo nhu cầu (Quin and Fast, 1996b)

4.1.5 Tăng trưởng

Bảng 4.2 thể hiện tốc độ tăng trưởng của cá khá tốt, sau 5 tuần thí

nghiệm cá đạt khối lượng từ 0,73 g-3,22 g.


Bảng 4.2: Tăng trưởng về khối lượng của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến

ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau trước và sau 5 tuần thí nghiệm


Nghiệm thức

Wi (g)

Wf (g)

WG (g)

DWG (g/ngày)

SGR (%/ngày)

Đối chứng

0,04

1,36±0,47b

1,32±0,47b

0,038±0,01b

9,97±0,92b

10 ngày tuổi-10%TĂCB

0,04

1,43±0,66b

1,39±0,66b

0,04±0,02b

10,04±1,23b

10 ngày tuổi-20%TĂCB

0,04

3,22±1,27a

3,18±1,27a

0,091±0,04a

12,4±1,13a

17 ngày tuổi-10%TĂCB

0,04

1,17±0,07b

1,13±0,07b

0,032±0b

9,64±0,17bc

17 ngày tuổi-20%TĂCB

0,04

0,73±0,18b

0,69±0,18b

0,02±0,01b

8,24±0,68c

24 ngày tuổi-10%TĂCB

0,04

1,25±0,3b

1,21±0,3b

0,035±0,01b

9,79±0,67b

24 ngày tuổi-20%TĂCB

0,04

1,26±0,07b

1,22±0,07b

0,035±0b

9,85±0,17b

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột theo sau bởi các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn


Tăng trọng (WG) và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức tập ăn lúc 10 ngày tuổi-20% TĂCB/ngày (3,18 g và 0,091 g/ngày) và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Các nghiệm thức còn lại (kể cả nghiệm thức đối chứng) đều có tăng trọng và tăng trưởng DWG khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với nhau. Kết quả này cho thấy tăng trọng và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá bột khi sử dụng thức ăn chế biến không bị ảnh hưởng so với sử dụng cá tạp.

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) cho thấy cá bột được tập ăn ở 10 ngày tuổi-20% TĂCB/ngày vẫn có tăng trưởng SGR cao nhất (12,4%/ngày) và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức tập ăn lúc 17 ngày tuổi-20% TĂCB/ngày có tăng trưởng SGR là thấp nhất (8,24%/ngày) và khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức 17 ngày tuổi-10% TĂCB/ngày, nhưng lại thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Trong khi đó các nghiệm thức đối chứng, 10 ngày tuổi-10% TĂCB/ngày, 17 ngày tuổi-10% TĂCB/ngày, 24 ngày tuổi- 10% TĂCB/ngày và 24 ngày tuổi-20% TĂCB/ngày lần lượt có SGR là 9,97; 10,04; 9,64; 9,79 và 9,85%/ngày, giữa các nghiệm thức này khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với nhau (Hình 4.6).

a

b b

b

bc

b

b b

c

14


Tốc độtăng trưởng đặc biệt - SGR(%/ngày)

12


10


Đối chứng

10% TĂCB/ngày

20% TĂCB/ngày

8



6


4


2


0

10 ngày tuổi 17 ngày tuổi 24 ngày tuổi

Thời điểm tập ăn


Hình 4.6: Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm


Qua các kết quả về tăng trưởng cũng như kết quả về tỉ lệ sống, tỉ lệ ăn nhau và tỉ lệ phân đàn có thể thấy rằng nghiệm thức tập ăn lúc 10 ngày tuổi- 20% TĂCB/ngày có thời điểm tập ăn sớm nhất và tỉ lệ thay thế TĂCB/ngày cao đã có tỉ lệ sống thấp nhất, tỉ lệ phân đàn cao và tỉ lệ ăn nhau cao nhất nhưng lại có các kết quả về tăng trưởng cao nhất và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức 10 ngày tuổi-20% TĂCB/ngày có tỉ lệ sống chỉ 2,33% trong khi tập ăn ở ngày tuổi thứ 17-10% TĂCB/ngày thì tỉ lệ sống đạt đến 64,7% đã cho thấy ở thời điểm 10 ngày tuổi cá lóc đen không thể sử dụng tốt thức ăn chế biến, do vậy tăng trọng của cá ở nghiệm thức này không thể được cung cấp từ thức ăn chế biến. Bên cạnh đó trong thời gian thí nghiệm, quan sát tình trạng bắt mồi ở nghiệm thức này ghi nhận được chỉ có một số ít cá bắt mồi nhưng rất yếu, số còn lại thì không bắt mồi. Một vài nghiên cứu đã chứng minh những ngày đầu ăn ngoài, cá bột không có đủ men để tiêu hoá thức ăn chế biến nên các men bên ngoài được cung cấp từ thức ăn tự nhiên là cần thiết để giúp cho quá trình tiêu hoá ở giai đoạn này được dễ dàng hơn bởi vì thức ăn chế biến không chứa hệ men tự phân huỷ nên rất khó được tiêu hoá (Munilla-Marán et al., 1990). Cá lóc đen với đặc tính là loài cá dữ nên trong điều kiện thức ăn

Ngày đăng: 30/05/2022