Tự Thuật “Kiểu Nữ Giới” – Một Phương Thức Tự Sự Đặc Trưng


tình huống mà sự kiện trong truyện được trình bày thông qua đôi mắt của một nhân vật suy ngẫm ngôi thứ ba. Câu chuyện được kể lại bởi điểm nhìn bên trong. Người kể chuyện thường bị hạn chế bởi cảm xúc, tầm nhìn, địa vị và sự hiểu biết của mình.

Ở văn xuôi nữ đương đại, với nhu cầu bộc lộ bản thân và phương thức tư duy nghệ thuật, phương thức sáng tác đặc trưng riêng biệt, hình thức tự thuật được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến. Tự sự câu chuyện dưới điểm nhìn nữ về những vấn đề thuộc phạm trù nữ giới, các cây bút nữ thường sử dụng tình huống tự sự ngôi thứ nhất với cái tôi trải nghiệm giúp họ có thể giãi bày, thể hiện sự nếm trải nữ tính và giải phóng những khát vọng ẩn ức của bản thân cùng độc giả. Bên cạnh đó hình thức đánh tráo chủ thể trần thuật (tình huống tự sự hóa thân) cho phép tác giả có thể đưa ra những luận giải sâu sắc dựa trên quan điểm nữ giới khi tự sự, nhưng không sử dụng ngôi thứ nhất mà sử dụng ngôi thứ ba. Dạng trần thuật này giúp tác giả che giấu cái tôi tự thuật nhưng vẫn có thể bộc lộ tận cùng những gì mà cá nhân đã nếm trải, những gì thuộc về thầm kín, riêng tư. Tất cả sự việc, tình tiết, tâm trạng, suy tư... đều được tái hiện qua tâm trạng của người kể. Dù ở dạng thức nào đó cũng là sự tự tái hiện (self-representation) của nữ giới. Như vậy biểu hiện của yếu tố tự thuật trong sáng tác của các nhà văn nữ là đa dạng, với các mức độ khác nhau, dưới nhiều dạng thức khác nhau. Điều này sẽ đề cập trong quan niệm về tự thuật mà chúng tôi sẽ trình bày dưới đây.

4.2.1. Quan niệm về tự thuật

Tự thuật là khái niệm thường được sử dụng với nghĩa là tự truyện – với tư cách thể loại. Trong tiếng Anh tự truyện được dịch là autobiography (tương đương với danh từ), còn tự thuật là autobiographical (tương đương với tính từ). Mặc dù, nội hàm hai khái niệm tự truyện và tự thuật có nhiều điểm giống nhau, thậm chí nó được chuyển nghĩa tương đương nhau nhưng nó không hoàn toàn đồng nhất.

Tự truyện (autobiography) được định nghĩa là: “câu chuyện cuộc đời của chính cá nhân đó kể lại” hoặc “là tiểu sử của một người do chính người đó chép lại” (Authony Trollope (1968), An autobiography, Oxford University, London). Ở Việt Nam khái niệm tự truyện cũng được “nới rộng biên độ” cách hiểu để phù hợp với sự đa dạng và phong phú của thể loại và sự vận động của nền văn học nước nhà. Từ điển văn học của Đỗ Đức Hiểu định nghĩa tự truyện là “Một thể loại văn học trong đó tác giả kể chuyện về cuộc đời mình. Nhân vật chính của truyện, chính là tác giả” (Đỗ Đức Hiểu, 2004, tr.1905). Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán định nghĩa: “Tự truyện là một tác phẩm văn học thuộc loại tự sự do tác giả tự viết về cuộc đời mình” (Lê Bá Hán, 2011, tr.389). Từ những quan


điểm trên, chúng ta có thể tóm lược rằng: tự truyện là một thể loại văn học, trong đó chất liệu làm nên tác phẩm chính là từ cuộc đời tác giả. Mục đích tự truyện là sự tự thú chân thành về con người thật, là những trải nghiệm của bản thân, là hành trình đi tìm cái tôi của nhà văn trước công chúng độc giả.

Tự thuật (autobiographical) vừa được hiểu theo nghĩa của tự truyện nhưng thuật ngữ này còn hàm nghĩa là kỹ thuật viết. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Hải Ninh, thuật ngữ tự thuật có thể được hiểu theo hai cách:

Thứ nhất, là dòng tự sự có tính chất thuật lại câu chuyện cuộc đời do tác giả tự kể, chẳng hạn hồi ký, nhật ký, tiểu thuyết tự thuật và tự truyện. Ở phạm vi hẹp hơn, tự thuật nghiêng về thủ pháp, tức là chỉ hành động thuật lại, kể lại câu chuyện đời mình. Tự truyện bao gồm cả phương diện nội dung và hình thức: tác giả viết về cuộc đời mình và tự thuật lại theo cách riêng của mình (Đỗ Hải Ninh, 2012).

Theo tác giả, tự truyện khác tiểu thuyết tự thuật ở điểm: Tự truyện là một thể loại phi hư cấu (kể chuyện đời mình một cách chân thực khách quan và không được phép hư cấu), có tính chất qui chiếu, ở đó tác giả là nhân vật chính vừa là người kể chuyện vừa chịu trách nhiệm trước độc giả về tính chân thật của sự kiện. Đó không phải là một sáng tạo nghệ thuật mà là tư liệu báo cáo về cuộc đời và cá nhân của chính tác giả. Còn tiểu thuyết tự thuật là những hư cấu nghệ thuật dựa trên nền tiểu sử tác giả, những chi tiết của cuộc đời tác giả trở thành chất liệu của tiểu thuyết. Trong tự truyện, cuộc đời tác giả và bức chân dung tinh thần anh ta trở thành đối tượng chính, tham gia trực tiếp vào tác phẩm, còn ở tiểu thuyết tự thuật, những chi tiết tiểu sử được nhào nặn lại, câu chuyện cuộc đời được cấu trúc và sắp xếp lại, giữa những yếu tố đời tư của tác giả và đời sống nhân vật có những khoảng cách nhất định tức “bản chất hư cấu của nó nên cái thật ở đây chỉ là giống/tựa như thật”. Một tác phẩm văn xuôi nếu sử dụng kỹ thuật tự thuật thì truyện sẽ mang dấu ấn về cuộc đời và cá nhân tác giả đó, nhưng nó được đan cài thêm những yếu tố hư cấu trong tác phẩm. Serge Doubrovsky gọi kỹ thuật này là autofiction, tức là tự hư cấu hoặc có thể hiểu là giả tự truyện, tự hư cấu hoặc tự truyện hư cấu. Có thể hiểu đơn giản đó là thể loại nhà văn tự hư cấu về bản thân mình, dựa trên những yếu tố tiểu sử để hư cấu một con người khác với con người thực làm nhiễu nhận biết về sự thật. Như vậy, sự khác nhau giữa tự truyện và tự thuật có thể nhận biết là ở yếu tố phi hư cấu và hư cấu. Với đặc trưng là phi hư cấu, tự truyện hướng đến mục đích tìm hiểu con người thật với lịch sử hình thành nhân cách, còn ở tự thuật nhân vật, cốt truyện có yếu tố đời tư của tác giả nhưng được hư cấu hóa, tức là nó có khoảng cách và độ sai lệch nhất định với cuộc đời của tác giả.


Riêng tự thuật cũng có ba cấp độ nghĩa: kiểu tình huống tự sự, thể loại và phương thức kỹ thuật. Xét từ kiểu tình huống tự sự, tình huống tự sự ngôi thứ nhất (first-person narrative situation) là sự thể hiện tập trung của tự thuật. Cùng với tình huống này còn có tình huống tự sự hoá thân (figural narrative situation) và tình huống tự sự quyền tác giả (authorial narrative situation). Trong tình huống tự sự ngôi thứ nhất, chủ thể trần thuật có thể hiện hữu dưới hai cái tôi khác biệt: cái tôi trải nghiệm và cái tôi trần thuật. Bóc tách ở góc độ thể loại, tự thuật chia làm tự thuật hư cấu (fiction) và tự thuật phi hư cấu (non – fiction). Trong đó thể loại tự thuật phi hư cấu bao gồm: nhật ký, hồi ký, tự truyện, tiểu sử, chân dung, tiêu chí thể loại và xác định ranh giới thường ít phức tạp. Sức hút của các thể loại này là ở sự xác thực, tính chân thực và nhiều khi nằm ở bí mật của thông tin được công bố cũng như mức độ “gây sốc” trong văn bản.

Ở đây, chúng tôi sử dụng thuật ngữ theo nghĩa rộng, đó là phương thức tư duy nghệ thuật, phương thức sáng tác đặc trưng của các nhà văn nữ. Sáng tác của nữ giới là một hình thức tự ăn mình, tự kể nên phần lớn, mỗi trang viết đều in dấu ấn “bản mặt” tác giả:

Hầu hết sáng tác của các tác giả nữ Việt Nam giai đoạn từ năm 1990 trở lại đây đều có thể được gọi là những “tiểu thuyết tự truyện” (autofiction), hay chính xác hơn, là những văn xuôi hư cấu tự truyện, để bao quát cả trường hợp truyện ngắn. Có một điều không thể phủ nhận là, dù pha trộn yếu tố tự thuật và yếu tố hư cấu, cũng như những yếu tố lấy chất liệu từ bên ngoài bản thân tác giả theo một tỉ lệ nào đi nữa, trang viết của họ luôn tạo ra một hiệu ứng tự truyện, luôn tạo nơi người đọc cái cảm giác người thật, chuyện thật và người đó là tác giả (Hồ Khánh Vân, 2013).

Ở Việt Nam, cùng với sự đổi mới hệ hình văn học theo hướng hiện đại và sự bùng nổ của ý thức cá nhân, tự thuật đang dần trở thành một khuynh hướng nổi bật trong sáng tác văn chương, đặc biệt là với cây bút nữ. Với các tác giả nữ, tự truyện lại nằm trong nghĩa rộng của nó nhiều hơn và hiện diện dưới dạng tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Có thể nói, trong sáng tác nữ, khuynh hướng tự thuật còn hướng đến nỗi đau chung của “giới mình”, hơn thế, còn hướng đến mục đích của một đám đông, một tập thể, của một tiểu xã hội, một tiểu văn hóa, hướng đến một xã hội, một nền văn hoá rộng hơn, chung cho cả loài người. Chúng tôi xin minh giải vấn đề này qua bảng so sánh sau:


Tác giả nam

Tác giả nữ

Vai trò xã

hội

Giữ vai trò cầm trịch, nắm quyền

lực thống trị.

Giữ địa vị hạng hai, bị lệ thuộc, phải

phục tùng, tuân thủ.

Vị thế

Diễn ngôn

Vị thế trung tâm, độc quyền trong

diễn ngôn.

Vị thế “bên lề”, bị mất tiếng nói,

không được thừa nhận.

Động cơ

Không bị sức ép trong vấn đề giới tính nên họ viết xuất phát từ hoàn cảnh cá nhân, không có nhu cầu bộc lộ nỗi đau về giới.

Luôn bị chèn ép trong đời sống xã hội nên họ viết xuất phát từ hoàn cảnh chung, có nhu cầu khẳng định căn tính (identité), phơi bày hiện trạng đầy bức xức của bản thân và

của giới.

Mức độ

- Tự truyện theo đúng nghĩa, tác giả tái hiện lên chính cuộc đời của mình.

- Nhà văn và nhân vật có số phận trùng khít nhau. Ví dụ: Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn

- Không đơn thuần là tự thuật về đời tư cá nhân, tự thuật còn được sử dụng ở phạm vi rộng là tự thuật về giới.

- Nhà văn cố tình làm nhòe đi yếu tố đời tư cá nhân bằng sự tinh lọc và hư cấu hóa qua trí tưởng tượng. Ví

dụ: Gia đình bé mọn của Dạ Ngân

Mục đích

Mang mục đích tìm hiểu con người thật với lịch sử hình thành nhân cách hoặc để tự thú, lật trở quá khứ đời mình như một sự tìm về để gặp lại chính mình... Ví dụ: Miền thơ ấu của Vũ Thư Hiên, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo

Ninh ...

Xuất phát từ nhu cầu của cá nhân tác giả nhưng lại phục vụ cho mục đích chung thuộc cộng đồng giới. Ví dụ: Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan, Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng, China town, Paris 11 tháng 8 của Thuận...

Thể loại/ Cấu trúc tự sự

Sử dụng chủ yếu những thể loại như tiểu thuyết, hồi ký để giãi bày những niềm suy tư, trăn trở về chính cuộc đời của mình. Ví dụ: Thượng đế thì cười của Nguyễn Khải (Tiểu thuyết – hồi

kí), Một mình một ngựa của Ma

Sử dụng các thể loại phong phú và đa dạng như tạp văn, tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn... Bởi các nhà văn nữ không phải lúc nào cũng tái hiện lại cả cuộc đời, mà chỉ sử dụng một yếu tố, một chi tiết nhỏ liên

quan đến đời tư của tác giả. Ví Dụ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 21


Tác giả nam

Tác giả nữ


Văn Kháng (Tiểu thuyết), Thời đã qua của Nguyễn Văn Bổng (hồi ký), Một thời để mất của Bùi Ngọc Tấn (hồi kí), Năm tháng nhọc nhằn, Năm tháng nhớ thương của Ma Văn Kháng (hồi kí)...

- Hướng đến những vấn đề mang tính lịch sử – xã hội, thời đại...

- Có sự chồng xếp lên nhau giữa nhiều ngôi kể và điểm nhìn, tạo nên tính bất định trong ngôi kể và điểm nhìn trần thuật

- Nhân vật nữ là hình tượng gián tiếp thông qua cái nhìn của nam giới. Ví dụ: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Thượng đến thì cười – Nguyễn Khải...

Gánh đàn bà của Dạ Ngân (tạp văn); Trinh tiết xóm Chùa của Đoàn Lê (truyện ngắn); Mưa kiếp sau của Đoàn Minh Phượng (tiểu thuyết); Tôi đã trở về trên núi cao của Đỗ Bích Thúy (tản văn)...

- Hướng đến phạm vi đề tài phản ánh là cuộc sống đời thường.

- Thường sử dụng tiêu điểm nội quan

(focolisation interne), người kể chuyện nhập điểm nhìn của mình trùng khít với điểm nhìn của nhân vật.

- Hệ thống nhân vật nữ luôn giữ vị trí trung tâm. Ví dụ: I am đàn bà của Y Ban, Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan; Gánh đàn bà của Dạ

Ngân...


Thông qua bảng so sánh trên, chúng ta có thể nhận thấy, từ sự quy định về vị thế, vai trò của giới trong xã hội mà nam giới và nữ giới có điểm nhìn và phương thức tự sự khác biệt trong thế giới văn chương. Từ căn nguyên lịch sử xã hội với đặc điểm nam quyền thống trị và tâm lý sáng tác của các nhà văn nữ, tự thuật đã trở thành một đặc trưng tư duy nghệ thuật của lối viết nữ, tạo nên một mô thức tự sự bao trùm từ phương diện nội dung đến hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Tự thuật là một hình thức kỹ thuật được ưa chuộng và rất phổ biến ở các nhà văn nữ như là một cách để khám phá chính mình, khát khao sự đồng cảm và là một sự khẳng định bản ngã trước thế giới đàn ông.

4.2.2. Tự thuật “kiểu nữ giới” – một phương thức tự sự đặc trưng

Tự thuật là phương thức tự sự khá phổ biến có trong cả những sáng tác của nhà văn nam và nữ, nhưng không thể phủ nhận, xuất phát từ nhu cầu của cá nhân và hơn thế còn là phục vụ cho mục đích chung thuộc cộng đồng giới, tự thuật trong văn học nữ đã trở thành phương thức tự sự “kiểu nữ giới” đặc trưng. Khi sử dụng kỹ thuật này họ lấy


cuộc sống đời tư làm chất liệu hiện thực để sáng tạo nghệ thuật, tuy nhiên, đó không phải là sao chép đơn thuần đời sống cá nhân mà các cây bút nữ vẫn tuân thủ theo quy luật của sáng tạo vốn là đặc trưng cơ bản của nghệ thuật. Chính vì vậy, thể loại sáng tác chủ yếu của họ là hư cấu tự thuật (autofiction). Khi tìm đến những thể loại mang tính hư cấu để đưa những yếu tố thuộc về cuộc đời cá nhân làm chất liệu đặc biệt trong sáng tác của mình, các tác giả nữ gây ấn tượng mạnh mẽ bằng ngôn từ mang tính cảm giác. Qua đó những thể nghiệm, cảm xúc của chính cá nhân kết hợp với tính hư cấu nghệ thuật sẽ tạo dựng nên một thế giới nghệ thuật vừa mới mẻ, vừa gần gũi. Việc sử dụng chất liệu đời tư luôn được xây dựng trên ý thức sáng tạo, tinh lọc, nhào trộn những nguyên liệu sẵn có, hư cấu và tưởng tượng để tạo ra đứa con tinh thần của mình. Những đứa con tinh thần ấy mang dáng dấp của hiện thực đời tư cá nhân, nhưng vẫn là một sinh thể sáng tạo mang sức khái quát xã hội rộng lớn trong ý nghĩa phản ánh của chúng.

Yếu tố tự thuật ở sáng tác của các tác giả nữ không chỉ xuất hiện ở thể loại tiểu thuyết, hồi ký (những thể loại có thể tái hiện lại cả cuộc đời nhân vật) mà nó còn xuất hiện ở nhiều thể loại khác như: tản văn, truyện ngắn, tạp văn... Tuy nhiên, do đặc điểm thể loại nên ở thể loại tự sự cỡ lớn như tiểu thuyết yếu tố tự thuật thể hiện đậm nét hơn. Nhờ khả năng ôm trùm về không thời gian mà nó có thể tái hiện cả cuộc đời, số phận một con người hay từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở nhiều tiểu thuyết, nữ chính như là “bản dập” của cuộc đời nhà văn chẳng hạn như Tiền Định của Đoàn Lê, Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, Chinatown của Thuận, Trường thành của Vò Thị Xuân Hà... Còn ở truyện ngắn, khả năng bao quát và phản ánh cuộc sống có phần bị hạn chế nên yếu tố tự thuật trong thể loại này có phần mờ nhạt hơn so với tiểu thuyết. Cũng thể hiện cái tôi cá nhân nhưng trong truyện ngắn những yếu tố đó chỉ như lát cắt về một quãng đời, sự kiện của tác giả hay những trải nghiệm về cảm xúc chứ không bao quát trọn vẹn cuộc đời của tác giả. Có thể thấy những dấu ấn của cuộc sống đời tư cá nhân cũng như gia đình của Dạ Ngân trộn lẫn trong những nhân vật hư cấu ở những truyện ngắn của chị như: sự vênh lệch trong đời sống vợ chồng (Con chó và vụ ly hôn); một thời hạnh phúc bên đồng đội, bên những người tri kỷ giữa bom đạn chiến tranh (Quãng đời ấm áp)... Ở đây, có chi tiết có thể kiểm chứng từ thực tế nhưng cũng có chi tiết bị mờ nhòe giữa sự thật và hư cấu. Thông thường, yếu tố tự thuật chỉ nhằm bộc lộ tư tưởng, quan điểm cá nhân tác giả. Tản văn cũng là thể loại mà nhiều cây bút nữ sử dụng để giải bày quan điểm cá nhân của mình về những vấn đề có tính thời sự như vấn đề về giới (Gánh đàn bà – Dạ ngân); Vấn đề môi trường, đô thị hóa (Hoa trong lòng – Dạ ngân; Đong tấm lòng – Nguyễn Ngọc Tư); Hoặc là nhu cầu giải


bày về những biến động của đời sống cá nhân cũng như sự tác động của nó tới thái độ sống và quan niệm sáng tác của tác giả (Tôi đã trở về trên núi cao – Đỗ Bích Thúy)... Như vậy, mỗi tác giả, mỗi tác phẩm, mỗi thể loại sẽ có sự góp mặt của chất liệu đời tư theo mật độ mờ nhạt hay đậm nét khác nhau, tuy nhiên việc ôm trùm lên tất cả mọi thể loại cho thấy đây là phương thức tự sự đặc trưng của các nhà văn nữ. (Xem phụ lục 2).

Việc khẳng định tự thuật là phương thức sáng tác đặc trưng của các nhà văn nữ còn xuất phát từ nhu cầu nội tại của các nhà văn nữ. Nó trở thành phương thức phản ánh và phương thức tư duy nghệ thuật, chi phối quá trình hình thành thế giới tinh thần trong tác phẩm của các cây bút nữ. Hồ Khánh Vân cho rằng: trong những đặc trưng của tính nữ, sự giàu cảm xúc, nhạy cảm là một trong những yếu tố khiến cho người phụ nữ khi ở vai trò là người sáng tạo sẽ dễ đưa đời sống cá nhân mình vào trong tác phẩm. Viết văn như là một cách để các nhà văn nữ được bày tỏ lòng mình, tự xoa dịu nỗi đau, và để tìm sự cảm thông, chia sẻ, an ủi của những người khác: “Tự thuật không chỉ hiện diện trong tác phẩm của các nhà văn nữ như một nội dung đặc thù mà còn là phương thức tư duy nghệ thuật, phương thức sáng tác đặc trưng của các nhà văn nữ” (Hồ Khánh Vân, 2013). Sử dụng kỹ thuật này, các nhà văn nữ không chỉ góp phần thể hiện sắc thái nữ quyền trong văn học mà còn góp phần hình thành nên một lối viết riêng “lối viết bằng thân thể”; “lối viết tự ăn mình” từ đó một hệ hình thi pháp nữ được thành lập. Với điểm nhìn trần thuật từ góc nhìn bên trong của sự trải nghiệm nội tại, bộc lộ bằng thế giới hình tượng và ngôn ngữ riêng của mình, các tác giả nữ đã mang lại những giá trị biểu đạt riêng biệt, mới mẻ, khác lạ so với sáng tác của các nhà văn nam về phạm vi hiện thực này. Mặt khác, trong một bối cảnh xã hội mà sự thiệt thòi, bất hạnh vẫn phần nhiều nghiêng về nữ giới như thế thì người phụ nữ càng có nhu cầu được bày tỏ tiếng nói của chính mình, của giới mình để phơi bày nỗi đau, sự bất bình. Khi được “cởi trói” khỏi những thứ luân lý, đạo lý vốn như “cái tròng” vô hình áp vào cổ họ thì những người phụ nữ bắt đầu sống cuộc sống để được là mình, để được nhìn nhận lại mối quan hệ giữa mình với những người đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội mà xưa kia họ chỉ biết mỗi một điều là phải phục tùng và dâng hiến. Vậy nên, viết là một cách để các nhà văn nữ được giải tỏa những bất công mà họ phải gánh chịu, viết để khẳng định vai trò, vị trí của bản thân, thỏa mãn khoái cảm được nói, được phô diễn những khát vọng của mình. Cuối cùng, không đơn thuần là xuất phát từ mục đích cá nhân, tự thuật ở đây còn xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm sự đồng cảm của giới nên tự thuật còn là tự thuật về cộng đồng “giới”.


Ở đặc trưng diễn ngôn nữ quyền sinh thái, lối viết tự thuật không chỉ đơn thuần là sự tự thuật cá nhân, khẳng định cái tôi hoặc làm dịu nỗi đau của lòng mình, mà là tự thuật ở đây còn là tự thuật của giới trong thế đối sánh với lối viết của nam giới. Phơi bày bản thân là để phản tư diễn ngôn nam quyền “Tất cả những hoang mang, lầm lẫn, xáo trộn tinh thần, tích lũy ngày càng nhiều, tạo sự uất ức không còn đè nén được và nó bùng nổ qua ngòi viết. Viết đã biến thành một thứ vũ khí của sự sống còn” (Hồ Khánh Vân, 2013). Trong việc giải tỏa những vấn đề bất công của đời sống thì nữ giới không bỏ qua mối quan hệ của mình với tự nhiên – một thực thể cũng đang gánh chịu sự bất công như giới mình. Dễ hiểu vì sao nữ giới là những nhà hoạt động môi trường tiên phong trên thế giới, điều đó cũng xuất phát từ thiên tính bẩm sinh tự nhiên của nữ giới. Nhìn từ góc độ con người và hiện thực được phản ánh, tự thuật đã truyền tải diễn ngôn nữ quyền sinh thái ở những phương diện sau:

Tự thuật – diễn trình vẻ đẹp của tự nhiên trong hồi cố của nữ giới

Khi lấy chất liệu từ chính hiện thực đời mình làm đối tượng sáng tác, các nhà văn nữ thường hay lội ngược dòng, tìm về quá khứ để tìm hiểu cái tôi của mình bằng cách tự trình bày, đó có thể là tuổi thơ, là thanh xuân tươi đẹp và cả những ký ức vụn vỡ đau buồn. Kiểu kết cấu câu chuyện thường được triển khai theo chuỗi thời gian tuyến tính, nương theo dòng hồi cố của tác giả. Trong dòng thức hồi cố của họ, thế giới tự nhiên luôn đóng vai trò như là một dấu ấn để họ nhận diện, tìm lại được vị trí của bản thân. Tự nhiên là nơi cứu rỗi, thanh tẩy họ trước cuộc sống phức tạp, đa đoan nên trở về với mẹ tự nhiên là cách mà nữ giới tìm lại chính bản thân mình.

Cuộc sống hiện đại thường làm cho con người có cảm giác cô đơn, lạc lòng, đặc biệt là nữ giới – những thực thể nhạy cảm hơn với nỗi cô đơn. Việc khó hòa nhập với xã hội hiện đại đã đưa họ trở về với quá khứ, rời xa thế giới văn minh và tìm cách kết nối với tự nhiên hoang dã, tinh khôi. Họ coi đó là điểm tựa, niềm an ủi, có lẽ thế trở về miền ký ức hoài niệm đó là sự: “ngoái đầu lại là cái thường tình của kẻ ra đi”. Những câu chuyện trong Tôi đã trở về trên núi cao của Đỗ Bích Thúy như là những lời tự thuật về hành trình cuộc đời của tác giả trở về núi rừng vùng cao – nơi chị sinh ra và lớn lên, nơi mà chị vô cùng yêu mến và nhớ thương tha thiết. Qua lời tự thuật của nhân vật tôi, thậm chí là của tác giả tự xưng danh trong những câu chuyện của mình, độc giả có thể hình dung ra những đoạn đời của tác giả, trong đó chị đặc biệt bộc lộ một tâm thức sống luôn hòa hợp với tự nhiên. Đối với chị, trở về với cội nguồn cũng chính là trở về với tự nhiên – đó chính là nơi chị cảm thấy thanh thản và an nhiên nhất: “Tôi ở rừng về, nên một trong

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí