- Tiêu chuẩn 10: Tự đánh giá và đánh giá ngoài
- Tiêu chuẩn 11: Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng bên trong
- Tiêu chuẩn 12: Nâng cao chất lượng
(3) ĐBCL về mặt thực hiện chức năng (09 tiêu chuẩn, 39 tiêu chí):
- Tiêu chuẩn 13: Tuyển sinh và nhập học
- Tiêu chuẩn 14: Thiết kế và rà soát chương trình dạy học
- Tiêu chuẩn 15: Giảng dạy và học tập
- Tiêu chuẩn 16: Đánh giá người học
- Tiêu chuẩn 17: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học
- Tiêu chuẩn 18: Quản lý nghiên cứu khoa học
- Tiêu chuẩn 19: Quản lý tài sản trí tuệ
- Tiêu chuẩn 20: Hợp tác và đối tác nghiên cứu khoa học
- Tiêu chuẩn 21: Kết nối và phục vụ cộng đồng
(4) Kết quả hoạt động (04 tiêu chuẩn, 16 tiêu chí):
- Tiêu chuẩn 22: Kết quả đào tạo
- Tiêu chuẩn 23: Kết quả nghiên cứu khoa học
- Tiêu chuẩn 24: Kết quả phục vụ cộng đồng
- Tiêu chuẩn 25: Kết quả tài chính và thị trường
Có thể thấy, bộ tiêu chuẩn năm 2017 có nhiều tiêu chuẩn và nhiều tiêu chí hơn bộ tiêu chuẩn năm 2007, thể hiện sự cụ thể và chi tiết để có thể đánh giá chính xác và nâng cao chất lượng cho các trường đại học.
Như vậy, triết lý của hệ thống ĐBCL đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn năm 2017 là đảm bảo mọi hoạt động của CSGD được thực hiện theo chu trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra đánh giá – Cải tiến chất lượng. Qua mỗi chu trình các hoạt động của cơ sở giáo dục liên tục được cải tiến thay đổi khắc phục những điểm tồn tại và ngày càng hoàn thiện đáp ứng mục tiêu của CSGD. Như vậy, mỗi tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn mới là một mắt xích quan trọng trong một chỉnh thể hoàn chỉnh của quy trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra đánh giá – Cải tiến chất lượng. Đây cũng là quy trình được áp dụng phổ biến trong công tác ĐBCL GDĐH trên thế giới.
1.4.2 Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học
Hệ thống ĐBCL ở trường ĐH là một hệ thống nhằm duy trì và nâng cao chất lượng mà các thành viên của nhà trường bao gồm ban giám hiệu, cán bộ quản lý, chuyên viên/nhân viên, GV và người học tự giác sử dụng để duy trì và nâng cao chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và xã hội. Sau khi được xây dựng, hệ thống ĐBCL bên trong được vận hành đồng bộ, thông suốt, góp phần xây dựng hệ thống QLCL tổng thể ở trường đại học trong tương lai.
Đối với Việt Nam, “Xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong các trường ĐH cần được ưu tiên vì đây là cái nôi để hình thành chất lượng giáo dục, đồng thời là bước đi khởi đầu của việc hình thành một VHCL GDĐH trong mỗi trường ĐH” [6, tr.38]. Cùng với việc áp dụng mô hình ĐBCL theo chuẩn AUN hoặc chuẩn của Bộ GD&ĐT, đồng thời tiếp cận theo QLCL tổng thể, có thể hiểu hệ thống ĐBCL bên trong trường ĐH là một hệ thống lớn bao gồm các hệ thống ĐBCL nhỏ bên trong, chúng cùng tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau. Các hệ thống này tương ứng với các lĩnh vực mà nhà trường quản lý, bao gồm: đào tạo, nghiên cứu khoa học, đội ngũ CBQL/GV, hợp tác quốc tế, cơ sở vật chất, tài chính,... Để hệ thống ĐBCL bên trong trường đại học được vận hành đồng bộ, thông suốt thì các hệ thống nhỏ bên
trong cũng phải vận hành đồng bộ, thông suốt.
Theo đó, tác giả Nguyễn Quang Giao, đề xuất mô hình hệ thống ĐBCL bên trong trường đại học được thể hiện như sau:
Hệ thống | Hệ thống | Hệ thống | Hệ thống | ||||
ĐBCL | ĐBCL | ĐBCL | ĐBCL | ||||
QTDH/ | đội ngũ | nghiên | nguồn lực | ||||
đào tạo | CBQL/ GV | cứu khoa học | và điều kiện hỗ trợ | ||||
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế đại học Quốc gia Hà Nội - 2
- Đánh Giá Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan
- Các Cấp Độ Quản Lý Chất Lượng (Theo Sallis, 1993)
- Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hệ Thống Đảm Bảo Chất Lượng Đào Tạo Của Trường Đại Học
- Cơ Cấu Tổ Chức, Nguồn Nhân Lực Và Cơ Sở Vật Chất
- Tỷ Lệ Đánh Giá Đồng Ý Và Hoàn Toàn Đồng Ý Của Sv Năm Cuối Các Khóa Về Ctđt
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
Các tiểu lĩnh vực cần quản lý
Các công việc cần quản lý
Các qui trình thực hiện công việc
- Qui trình | - Qui trình | - Qui trình | - Qui trình | ||||
- Tiêu chí | - Tiêu chí | - Tiêu chí | - Tiêu chí | ||||
- Hướng | - Hướng | - Hướng | - Hướng | ||||
dẫn | dẫn | dẫn | dẫn | ||||
công việc | công việc | công việc | công việc | ||||
(A) | (B) | (C) | (D) | ||||
Hệ thống ĐBCL bên trong trường ĐH
Đạt được mục tiêu, sứ mạng của nhà trường.
Hướng tới thỏa mãn nhu cầu xã hội
Hình 1.3: Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học [14, tr104]
1.5. Nội dung hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo trong trường đại học
1.5.1. Các thành tố của hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo
Để xây dựng và vận hành được hệ thống ĐBCL đào tạo bên trong của một trường đại học thì các thành tố của hệ thống ĐBCL đào tạo đóng vai trò quan trọng, tác động qua lại lẫn nhau, mỗi thành tố đều có quy trình cụ thể với cả ba giai đoạn: Đầu vào, quá trình và đầu ra, trong đó đầu ra của quá trình trước là đầu vào của quá trình kế tiếp.
Thứ nhất: Các thành tố đảm bảo chất lượng đầu vào (tuyển sinh)
Chất lượng đầu vào chính là năng lực của SV trước khi được đào tạo bậc ĐH tại CSGD. Chất lượng đầu vào của SV là một yếu tố có liên quan đến tính thực thi của các hoạt động trong ĐBCL quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra. Một trường ĐH có đội ngũ SV giỏi được đo lường qua các điểm số đầu vào thì việc tiếp nhận kiến thức được truyền tải từ GV, tiếp cận NCKH, … cũng dễ dàng và hiệu quả hơn. Vì vậy, để có được chất lượng đầu vào tốt thì công tác tuyển sinh của nhà trường rất quan trọng.
Thứ hai: Các thành tố đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo
Quá trình đào tạo là giai đoạn quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng đầu ra. Chất lượng của quá trình đào tạo thể hiện qua nội dung CTĐT và hoạt động dạy học của GV.
- Các CTĐT phải được xây dựng trên cơ sở quy định chung của Bộ GD&ĐT, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường lao động, của các tổ chức và xã hội. Các CTĐT phải được định kỳ bổ sung, điều chỉnh trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến của các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới, ý kiến phản hồi từ cựu sinh viên, người sử dụng lao động và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan, v.v.
- Hoạt động dạy học cũng là một nội dung quan trọng, là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng GV, đồng thời góp phần quyết định đến chất lượng đào tạo. Hoạt động dạy học bao gồm nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy của GV, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV, các hoạt động hỗ trợ người học trong
quá trình giảng dạy, v.v.
Thứ ba: Các thành tố đảm bảo chất lượng đầu ra (kết quả đạt được)
Hai nội dung trên chính là hướng đến chất lượng đầu ra của cả quá trình đào tạo chính là chất lượng của người học sau khi tốt nghiệp. Một trường đại học có chất lượng cao nếu đào tạo được nhiều SV tốt nghiệp loại giỏi, người học đáp ứng được các yêu cầu liên quan đến nghề nghiệp của nhà sử dụng lao động. Để biết được điều đó, nhà trường phải có cơ chế thu thập thông tin đầu ra qua việc: khảo sát nhà sử dụng lao động về mức độ đáp ứng công việc của SV sau khi tốt nghiệp; thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với nhà sử dụng lao động để đánh giá, điều chỉnh chuẩn đầu ra, CTĐT; khảo sát SV sau tốt nghiệp về tình hình việc làm và CTĐT đã được thụ hưởng tại trường.
Như vậy, việc thiết kế, đánh giá và hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo bên trong trường đại học được căn cứ từ chất lượng đầu vào, cùng với việc xây dựng nội dung CTĐT và hoạt động dạy học để hướng đến chất lượng đầu ra là kết quả của cả quá trình.
1.5.2. Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo
Hệ thống ĐBCL đào tạo của trường đại học là tiểu hệ thống nằm trong hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường, hệ thống được vận hành dựa trên các thành tố của ĐBCL đào tạo với các tiêu chí đánh giá như sau:
- Có các quy trình hay không? (có càng nhiều quy trình đến từng nội dung công việc cụ thể càng tốt);
- Các quy trình có được vận hành không? (vận hành một lần, thường xuyên...) (minh chứng);
- Khi vận hành các quy trình có đem lại hiệu quả không? (minh chứng)
Cùng với đó, tác giả đề xuất hệ thống ĐBCL đào tạo thể hiện ở hình 1.4 như
sau:
Hệ thống ĐBCL đào tạo
ĐBCL quá trình đầu vào (tuyển sinh)
ĐBCL quá trình đào tạo (CTĐT và hoạt
động dạy học)
ĐBCL đầu ra (chất lượng SVTN)
Các công việc cần quản lý
Các quy trình thực hiện công việc
- Quy trình | - Quy trình | - Quy trình | - Quy trình | ||||
- Tổ chức | - Tổ chức | - Tổ chức | - Tổ chức | ||||
thực hiện | thực hiện | thực hiện | thực hiện | ||||
công việc | công việc | công việc | công việc | ||||
(A) | (B) | (C) | (D) | ||||
- Đánh giá | - Đánh giá | - Đánh giá | - Đánh giá | ||||
mức độ thực | mức độ thực | mức độ thực | mức độ thực | ||||
hiện công | hiện công | hiện công | hiện công | ||||
việc | việc | việc | việc | ||||
Hướng tới đạt được cam kết chất lượng, CĐR đã công bố của nhà trường.
Các lĩnh vực cần quản lý
Hình 1.4: Hệ thống ĐBCL đào tạo tại trường đại học
1.5.2.1 Về tuyển sinh
1) Xác lập chuẩn và quy trình:
- CSGD tiến hành xác định ngưỡng ĐBCL đầu vào theo hướng chuẩn hóa với quy định chung của Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản nếu có, đồng thời đảm bảo tính phù hợp với ngành đào tạo.
- CSGD tiến hành xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, truyền thông thương hiệu của nhà trường và tư vấn tuyển sinh theo hướng tiếp cận người học, công khai các thông tin của nhà trường và cam kết chất lượng đào tạo.
2) Tổ chức thực hiện: CSGD thực hiện kế hoạch đã xây dựng, tiến hành phổ biến, giúp ban giám hiệu các trường trung học phổ thông, giáo viên, học sinh và phụ huynh nắm bắt và hiểu rõ thông tin về chính sách, chiến lược của nhà trường; về ngưỡng ĐBCL đầu vào, chế độ chính sách của nhà trường, thông tin về các ngành nghề đang đào tạo, …
3) Đánh giá mức độ thực hiện: CSGD tiến hành giám sát, đo lường, đánh giá việc thực hiện hoạt động tuyên truyền, truyền thông thương hiệu của nhà trường và tư vấn tuyển sinh đáp ứng yêu cầu của CTĐT.
1.5.2.2 Về chương trình đào tạo
1) Xác lập chuẩn và quy trình: Dựa trên các quy định của Bộ GD&ĐT, cơ quan chủ quản nếu có và các quy định khác của các bên liên quan, CSGD tiến hành xây dựng quy trình xây dựng và điều chỉnh CTĐT đáp ứng yêu cầu của người học, xã hội và CĐR đã tuyên bố.
2) Tổ chức thực hiện: công tác tổ chức thực hiện bao gồm:
- CSGD tiến hành tổ chức bồi dưỡng nhân sự thực hiện công tác xây dựng và điều chỉnh CTĐT bao gồm các hoạt động tuyển dụng, tập huấn, phổ biến, đào tạo, … nhân sự để thực hiện quy trình: giúp cho người tham gia thực hiện hiểu rõ mục đích thực hiện các hoạt động này, các biện pháp ngăn ngừa lỗi, các kiến thức và kỹ năng cần có khi thực hiện quy trình.
- CSGD tiến hành tổ chức và chỉ đạo thực hiện đúng quy trình xây dựng và điều chỉnh CTĐT, phân công nhiệm vụ rõ ràng, đúng người, đúng việc; phối hợp với các nguồn lực để thực hiện quy trình.
3) Đánh giá mức độ thực hiện: tùy thuộc vào đặc thù của mỗi quy trình mà bước này có thể có hoặc không.
CSGD tiến hành các hoạt động giám sát, đo lường, đánh giá việc thực hiện quy trình: đối chiếu chuẩn, quy trình, kế hoạch, … đã xác định hoặc ban hành. Ban Giám hiệu hoặc đơn vị chuyên trách thực hiện việc giám sát, đo lường, đánh giá quá trình thực hiện xây dựng, điều chỉnh CTĐT và kết quả đạt được.
1.5.2.3 Về hoạt động giảng dạy
1) Xác lập chuẩn và quy trình:
- CSGD tiến hành xây dựng các tiêu chí thực hiện hoạt động dạy học của GV nhằm chuẩn hóa hoạt động giảng dạy và xem hoạt động dạy học là một công cụ cốt lõi để giúp người học đáp ứng yêu cầu của CĐR.
- CSGD tiến hành xây dựng quy trình, kế hoạch thực hiện hoạt động dạy học nhằm đưa hoạt động dạy học đi vào nề nếp, các bên liên quan dễ dàng thực hiện.
2) Tổ chức thực hiện: công tác tổ chức thực hiện bao gồm:
- CSGD tiến hành tổ chức phổ biến, đào tạo và hướng dẫn GV thực hiện hoạt động dạy học, … theo quy trình, quy định đã công bố: giúp cho GV hiểu rõ mục đích thực hiện các hoạt động này, các biện pháp ngăn ngừa lỗi, các thao tác và việc cần làm khi thực hiện quy trình.
- CSGD tiến hành tổ chức và chỉ đạo thực hiện quy trình, kế hoạch thực hiện hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu CĐR. Các đơn vị chuyên trách phối hợp cùng GV thực hiện quy trình này.
3) Đánh giá mức độ thực hiện: CSGD tiến hành các hoạt động giám sát, đo lường, đánh giá việc thực hiện quy trình: đối chiếu chuẩn, quy trình, kế hoạch, … đã xác định hoặc ban hành. Ban Giám hiệu hoặc đơn vị chuyên trách thực hiện việc giám sát, đo lường, đánh giá quá trình thực hiện hoạt động dạy học và kết quả đạt được.
1.5.2.4 Về sinh viên tốt nghiệp
1) Xác lập chuẩn và quy trình:
- CSGD tiến hành xây dựng các tiêu chí thu thập, xử lý thông tin về điều tra khảo sát SVTN bám sát CĐR đã công bố của CTĐT bao gồm các đánh giá về mức