Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 25


KẾT LUẬN

1. Truyện Kiềulà tác phẩm kỳ diệu của văn chương Việt Nam, một thi phẩm tuyệt vời mang đậm tính dân tộc. Tiếp cận văn hóa đối với tác phẩm bất hủ này là một công việc hết sức khó khăn nhưng cũng vô cùng thú vị. Tinh hoa, thành tựu văn hóa đặc sắc của đất nước Trung Hoa và vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc đã hun đúc nên chiều sâu triết mỹ, sức lan tỏa, vang vọng của tác phẩm đối với các thế hệ bạn đọc văn hóa Việt Nam. Có thể nói ngôn ngữ nghệ thuậtTruyện Kiều đã tạo nên những bước tiến thần kỳ đối với ngôn ngữ văn học dân tộc. Xét trong tiến trình phát triển, vẻ trang nhã quý phái của hệ thống ngôn ngữ bác học cũng như sự chân chất mộc mạc của lớp ngôn ngữ bình dân trong thi phẩm đã quyện vào nhau trong một thể thống nhất vừa đa dạng, vừa mẫu mực cho ngôn ngữ văn học cổ điển Việt Nam. Thế giới nghệ thuật của thi ca trung đại là một thế giới phức điệu bởi những đặc trưng mang tính quy phạm. Người sáng tác không chỉ là một thi nhân mà còn phải đảm trách vai trò là một triết nhân. Về hình thức, thế giới nhân vật trong thi phẩm được hoạt động trong môi trường của những quan niệm nệ cổ, quan điểm trung hiếu, tiết nghĩa, đạo cang thường, tình thủ túc, nhưng trong chiều sâu văn hóa của nó, mỗi một nhân vật đều là một sự tích hợp cao độ các nét đẹp, độ thâm trầm và sự uyên nhã của tinh thần nhân văn, nghĩa hiệp Đông phương.

Lịch sử tiếp nhận ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá tuy không có bề dày như nhiều hướng tiếp cận khác nhưng nó đã mở ra được một hướng nghiên cứu mới về một đối tượng đặc biệt của văn học dân tộc. Khảo sát nguồn ngôn ngữ văn hoá bác học trong tác phẩm này sẽ là những tiền đề cần thiết trong quá trình phác thảo hành trình giao lưu văn hoá, văn học Trung Hoa, Việt Nam. Khảo sát hệ thống ngôn ngữ trong tác phẩm văn học trung đại nói chung và Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều nói riêng từ góc độ văn hoá là một công việc vô cùng lý thú và hấp dẫn. Với hệ thống ngữ liệu văn hóa, chúng ta có thể đi vào tìm hiểu bức tranh “muôn hình muôn vẻ” về thế giới nghệ thuật, xã hội, con người và những cách tân của tác giả trong quá trình chiếm lĩnh hiện thực, những trải nghiệm của một thi nhân, triết nhân luôn nặng nợ với đời.


2. Có thể nói, trong văn học cổ điển Việt Nam, ngôn ngữ đời sống bình dân, ngôn ngữ từ chương bác học là nguồn ngữ liệu vô cùng quý giá cung cấp cho các nhà thơ một vốn từ vựng để sáng tác. Nó cũng chính là phương tiện dễ nhận thấy nhất về đặc tính dân tộc cho một tác phẩm văn học cụ thể, là thước đo trình độ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của một nhà thơ. Nguyễn Du là người đã tôn vinh xứng đáng những giá trị của ngôn ngữ quần chúng và dạy ngôn ngữ cho quần chúng trong việc chuyển dịch các chức năng giáo tiếp cụ thể trong xã hội thành các giao tiếp nghệ thuật và ngược lại. Tất cả những khả năng ấy đã giúp cho ngôn ngữ của Truyện Kiều vượt trội hẳn các tác phẩm trước và sau nó.

Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ trước đến nay phần lớn chỉ nhấn mạnh phương diện tài năng của nhà thơ, khẳng định Nguyễn Du là một người sành và giỏi tiếng Việt, mà ít quan tâm đến ông với tư cách là nhà văn hóa. Hướng tiếp cận phong cách đối với ngôn ngữ tác phẩm đã chỉ ra những nguyên tắc chân, thành, tín, nhã, đạt của thi pháp cổ điển nhưng vẫn không khái quát được những đặc trưng văn hóa của hệ thống này. Mối quan hệ biện chứng, tương tác giữa ngôn ngữ và văn hoá trong lịch sử văn hoá cổ điển Việt Nam là một trong những hệ quả của quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hoá Việt - Hán, là nguyên nhân trực tiếp tác động đến sự hình thành các sắc thái, hàm nghĩa văn hoá của từ vựng, ngữ liệu văn hoá trong tác phẩm văn học, nhất là truyện Nôm bác học.

Việc xử lý, dẫn dụng thành thạo, chuyển dịch hợp lý các ngữ liệu văn hoá này trong các thể loại, tác phẩm văn chương đã trở thành tiêu chí đánh giá về sự uyên bác, độ thâm thuý và khả năng chiếm lĩnh đời sống thông qua những nguyên tắc thi pháp thể hiện đặc thù. Hàm nghĩa văn hoá của từ ngữ nói chung và ngôn ngữ truyện Nôm nói riêng là một vấn đề không chỉ được soi rọi từ góc độ ngôn ngữ mà cần phải được đặt chúng trong môi trường hành chức cụ thể, tức ngôn ngữ tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam. Trong quá trình hành chức của các thi liệu văn hoá, vấn đề được đặt ra ở đây là người tiếp nhận, nghiên cứu cần phải quan tâm đến nghệ thuật sử dụng từ ngữ, lý giải những ngữ liệu có nguồn gốc văn hoá bác học Trung Hoa và Việt Nam, cốt làm sao giúp cho người thưởng thức thuộc mọi thế hệ khác nhau có thể hiểu đúng và sử dụng đúng lớp từ này sao cho thật chính xác và linh hoạt.


3. Đề tài Ngôn ngữ Truyên Kiều từ góc nhìn văn hóa được khai triển dựa trên những thành tựu về ngôn ngữ học, thi pháp học và văn hóa học. Đặc biệt, từ mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn học và văn hóa, chúng tôi đã tiếp cận ngôn ngữ Truyện Kiều, từ nguồn gốc đến đặc trưng thẩm mỹ, những nét nghĩa văn hóa cụ thể ẩn tàng trong từng câu chữ nếu không được thống kê, mô tả, lý giải thì người thưởng thức khó lòng có thể tìm thấy được vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nó. Hệ thống từ ngữ văn hóa trong Truyện Kiều đã tồn tại với tư cách là một phương tiện đặc thù của ngôn từ tác phẩm. Nguyễn Du đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn, cách tân, sáng tạo, linh động, thần tình, đích đáng, tự nhiên, gọn gàng, ý vị thanh nhã và thuyết phục người đọc. Đó còn là nhờ có sự hòa quyện giữa những yếu tố khách quan và chủ quan theo đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam, là sự tiếp nhận những ảnh hưởng từ văn học cổ điển Trung Hoa. Bên cạnh đó, Nguyễn Du đã phá vỡ quy luật tạo dựng ngôn ngữ văn chương thông thường để tạo nên một hệ thống mới diễn đạt một trạng thái mang tính phổ quát và bắt nguồn từ mạch sống của dân tộc. Và có lẽ, tác giả đã phát hiện ra được dáng vẻ thần kỳ, hấp dẫn của quy luật di chuyển từ văn hóa vào ngôn ngữ và lý giải cấu trúc của chúng một cách khách quan từ phương diện tri nhận, làm cho các tiểu cấu trúc ngôn ngữ văn hóa ấy tự nói lên ý nghĩa của bản thân mình và góp phần tạo nên bức tranh ngôn ngữ toàn cảnh đa nghĩa và chuẩn xác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

4. Xét từ phương diện hiệu quả thẩm mỹ, trải qua nhiều thăng trầm của ngôn ngữ văn hoá Truyện Kiều đã khẳng nhận mạnh mẽ trên nhiều phương diện. Nó chính là công cụ để tái hiện bức tranh đa dạng của hiện thực cũng như tâm tình con người đòi hỏi sự thể hiện cao độ. Sự phong phú, chính xác, điêu luyện, uyển chuyển và sâu sắc của ngôn ngữ văn hoá tác phẩm đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc. Bức tranh ngôn ngữ được Tố Như tiên sinh gợi mở qua một mã văn hóa đặc biệt, đó là sự vận hành, bổ túc và cân đối của thi phú từ chương trung đại, lối sử dụng điến cố, thi tứ, văn liệu cổ xưa, là sự biểu hiện của các quan niệm, hành vi văn hóa trong sinh hoạt xã hội. Trong Ngôn ngữ nghệ thuật của Truyện Kiều, nếu tiếp cận từ góc độ văn hóa, chúng ta sẽ thấy lớp ngữ liệu văn hóa sẽ vận hành theo nguyên tắc vừa ly tâm vừa hướng tâm. Nó không chỉ mang dáng vẻ đài các của thi liệu Trung


Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 25

Hoa mà nó còn có sự biểu hiện ở bản sắc dân tộc. Tuy không rò ràng như lớp ngôn ngữ bình dân, nhưng ngôn ngữ bác học, đặc biệt là hệ thống từ Hán Việt gần gũi với lời ăn tiếng nói nơi thôn đã được vận dụng linh hoạt, thần tình, đích đáng và nhuần nhuyễn trong tác phẩm. Hệ thống từ ngữ này đã đóng vai trò không nhỏ đối với vấn đề dân tộc hóa, đại chúng hóa và cá tính sáng tạo của nhà văn. Điều đó đã góp phần tạo nên tâm thế gần gũi với độc giả, khiến cho hệ thống ngữ liệu văn hóa của tác phẩm không xa lạ đối với các thế hệ, tầng lớp bạn đọc.

5. Hơn 200 năm tiếp nhận, nghiên cứu và bình luận, với nhiều khuynh hướng tiếp cận và đánh giá khác nhau về Truyện Kiều, tựu trung lại, chúng ta vẫn nhận thấy một tấm lòng của các thế hệ nghiên cứu, độc giả luôn trân trọng những di sản mà nhà thơ đã để lại cho nền văn học dân tộc. Từ khi ra đời đến nay, đứa con tinh thần này của Nguyễn Du đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam nói chung và đời sống văn học nói riêng... Tập đại thành của văn hoá nước Việt ta đi qua hai thế kỷ tồn tại nhưng những vấn đề nghiên cứu về văn bản, nội dung và thế giới nghệ thuật của nó vẫn để lại những tồn nghi, cần tiếp tục bổ sung và khảo cứu thêm. Tuy vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định những thành tựu về ngôn ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều và những đóng góp của ông đối với tiến trình phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc.

Tiếp nhận Truyện Kiều trong một bối cảnh giao lưu văn hoá không chỉ giúp cho người đọc các thế hệ hiểu thêm về một tuyệt tác văn học, một điển hình tiêu biểu cho văn chương Việt Nam. Dù có nhiều cách luận bình khác nhau, tiêu cực hay tích cực, Truyện Kiều vẫn luôn được tồn tại với tư cách là một sinh mệnh văn hoá của dân tộc, là món ăn tinh thần quý giá của nhân dân ta, đúng như học giả Phạm Quỳnh đã nhận xét “Truyện Kiều còn …thì nước ta còn”. Và do đó, Nguyễn Du và Truyện Kiều suốt hơn hai trăm năm qua đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao thế hệ thi nhân, là đề tài cho các nghệ sĩ và nó vẫn tiếp tục trong mạch nguồn văn hóa dân tộc, vẫn liên tục tiếp diễn, bền bỉ và dài lâu.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Vò Minh Hải (2009), “Đặc trưng thẩm mỹ của các ngữ liệu văn hoá trong

Truyện Kiều”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (4), tr. 17 - 23.

2. Vò Minh Hải (2012), “Hàm nghĩa văn hóa của hai chữ Nam và Bắc trong

văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (1+2), tr. 13 - 23.

3. Vò Minh Hải (2013), “Phong cách văn hoá Nguyễn Du qua ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (9), tr. 76 - 83.


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

A. Tiếng Việt

1. Phạm Quang Ái (2011), Họ Nguyễn Tiên Điền qua gia phả, sử sách và tư

liệu điền dã, Nxb Nghệ An.

2. Đào Duy Anh (1988), Khảo luận về Truyện Kiều (Tái bản lần 3), Nxb Văn

nghệ, HN.

3. Đào Duy Anh (1989), Từ điển Truyện Kiều (Tái bản lần 2), Nxb Khoa học Xã hội, HN.

4. Đào Duy Anh (2004), Nghiên cứu Văn hóa và Ngữ văn, Nxb Giáo dục, HN.

5. Đào Duy Anh (2011), Truyện Kiều, tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, HN.

6. Trần Gia Anh, Trần Đình Tuấn (2012), Truyện Kiều dưới cái nhìn con số và thành ngữ số dân gian, Nxb Thanh Hoá.

7. Trần Ngọc Anh (1999), Hồng Sơn văn phái - Nguồn thi ca Nôm một vùng quê, Nxb Giáo dục, HN.

8. Thế Anh (2010), Một cách hiểu khác về chữ “Mã thượng” trong bài thơ Lương Châu từ của Vương Hàn, Thông báo Hán Nôm học năm 2009, Nxb Thế Giới, HN.

9. Phan Mậu Cảnh (2005), Góp phần lý giải ảnh hưởng của Truyện Kiều đối với ngôn ngữ và văn hoá dân tộc, in trong Nghiên cứu Truyện Kiều những năm đầu thế kỷ XXI (Nguyễn Xuân Lam sưu tầm, biên soạn), Nxb Giáo dục, HN.

10. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, HN.

11. Bửu Cầm, Lê Ngọc Trụ (1967), Thư mục Nguyễn Du, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, SG.

12. Lê Nguyên Cẩn (2008), Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá, Nxb Giáo dục, HN.

13. Nguyễn Sĩ Cẩn (1984), Mấy vấn đề phương pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, HN.

14. Đỗ Hữu Châu (1996), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, HN.

15. Hoàng Thị Châu (2009), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb ĐHQG TP. HCM.


16. Nguyễn Huệ Chi (2013), Văn học cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hoá đến các mã nghệ thuật (Đặng Thị Hảo giới thiệu, tuyển chọn), Nxb Giáo dục Việt Nam, HN.

17. Nguyễn Đình Chú (1998), “Nguyễn Du trong thời đại Hồ Chí Minh”,

Tạp chí Văn học (6), tr. 31 - 41.

18. Vũ Hoàng Chương, Nguyên Sa...(1960), Chân dung Nguyễn Du, Nxb

Nam Sơn, SG.

19. Nguyễn Đăng Cư (1932), Kiều vận tập thành, Trung Hưng thư quán, Huế.

20. Phan Mạnh Danh (1953), Bút hoa (thơ tập cổ), Trí Đức thư xã, HN.

21. Diêm Ái Dân (2001), Gia giáo Trung Quốc cổ (Cao Tự Thanh dịch), Nxb Trẻ, TP. HCM.

22. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1993), Tục ngữ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, HN.

23. Phạm Văn Diêu (1970), Việt Nam văn học giảng bình, Nxb Hoành Sơn, SG.

24. Xuân Diệu (1966), Thi hào dân tộc Nguyễn Du, Nxb Văn học, HN.

25. Xuân Diệu (1981), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập 1 và 2), Nxb Văn

học, HN.

26. Trần Trí Dòi (2005), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, Nxb Văn

hoá thông tin, HN.

27. Nguyễn Du (Thành Thái, Bính Ngọ, trọng hạ), Kim Vân Kiều tân truyện,

Quán Văn Đường tàng bản, Lê gia trân dụng.

28. Nguyễn Du (1952), Truyện Kiều chú giải (Vân Hạc Lê Văn Hoè chú giải

- Hiệu đính - Bình luận), Quốc học thư xã, HN.

29. Nguyễn Du (1960), Kim Vân Kiều (Đoạn trường tân thanh) (Bùi Khánh Diễn chú thích), Nxb Sống Mới, SG.

30. Nguyễn Du (1960), Truyện Thuý Kiều (Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim hiệu khảo), Tủ sách Cổ văn, Nxb Tân Việt, SG.

31. Nguyễn Du (1996), Nguyễn Du toàn tập (Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân, Ngô Linh Ngọc, Lê Thu Yến sưu tập), Nxb Văn học, HN.


32. Nguyễn Du (1999), Truyện Kiều tập chú (Trần Văn Chánh, Trần Phước Thuận, Phạm Văn Hoà chú thích), Nxb Đà Nẵng.

33. Nguyễn Du (2013), Đoạn trường tân thanh (Đối chiếu Nôm - Quốc ngữ)

(Thế Anh phiên âm khảo dị), Nxb Văn học, HN.

34. Đỗ Đức Dục (1989), Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du, Nxb

Văn học, HN.

35. Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu (1952), Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện, Nxb Hương Sơn, HN.

36. Trần Thanh Đạm (2000), “Suy nghĩ về “Trên đỉnh Trường Sơn kể Truyện Kiều”, Trên đỉnh Trường Sơn kể Truyện Kiều, Nxb Thanh niên, HN.

37. Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, Nxb

Văn hoá thông tin, HN.

38. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, HN.

39. Thái Kim Đỉnh (1996), Thơ văn xung quanh Truyện Kiều, Nxb Nghệ An.

40. Trịnh Bá Đĩnh (2000), Bình giải Truyện Kiều, Nxb Văn học, HN.

41. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Phê bình văn học Việt Nam, Nxb Văn học, HN.

42. Trịnh Bá Đĩnh (2013), Lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, HN.

43. Phan Huy Đông (2013), Giai thoại tổ nội - tổ ngoại của đại thi hào Nguyễn Du, Nxb Văn học - Trung tâm văn hoá Tràng An, HN.

44. Nguyễn Đình Giang (1959), “Thử tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều

theo phương pháp mới”, Tạp chí Đại học (8), tr. 87 - 129.

45. Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính (1999), Nguyễn Du - Tác phẩm và lịch sử văn bản, Nxb Tổng hợp TP. HCM.

46. Nguyễn Thạch Giang (2001), Lời quê chắp nhặt (Tập 1, 2), Nxb Khoa học Xã hội, HN.

47. Nguyễn Thạch Giang (2005), Đoạn trường tân thanh dưới cái nhìn Nho gia - Thiền gia, Nxb Văn hoá Sài Gòn.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí