Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Những năm qua, mặc dù có những biến đổi to lớn, sâu sắc của tình hình kinh tế, chính trị thế giới ảnh hưởng đến cách mạng Lào, nhưng sự nghiệp đổi mới do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khởi xướng và lãnh đạo đã dành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Kinh tế đất nước tăng trưởng khá, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ổn định và được cải thiện đáng kể, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội do Đảng,Nhà nước và nhân dân Lào đã lựa chọn ngày càng được xác định rò hơn. Những thành tựu đó tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và quản lý của Nhà nước là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Lào, đất nước Lào.

Lào đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng. Những chính sách đổi mới về kinh tế, xã hội đã đem lại nhiều kết quả, làm thay đổi cơ cấu hầu hết các nhóm xã hội của Lào trong đó là đội ngũ cán bộ Nhà nước. Trong điều kiện đó, đã nảy sinh nhiều vấn đề mới về số lượng, chất lượng, thành phần cơ cấu xã hội cán bộ Nhà nước, tình hình việc làm, đời sống, phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo, cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước,…

Cán bộ Nhà nước là nguồn nhân lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển đất nước, trong đó có đội ngũ cán bộ đã và đang học tập tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào (HVCT-HCQG Lào), đây là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, công chức và thuộc diện quy hoạch cán bộ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước Lào; đào tạo cán bộ kế tiếp cho các ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Là người có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển đất nước Lào trong tương lai.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ Nhà nước nói chung, đội ngũ cán bộ đã từng qua mái trường của Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào là đội ngũ cán bộ có vị trí, vai trò quan trọng và được đề cao trong hệ thống chính trị cũng như bộ máy nhà nước của Lào. Họ là lực lượng chính trong sự nghiệp phát triển của đất nước đặc biệt là sự phát triển của kinh tế thị trường, kinh tế trí thức và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước Lào đã đề cao việc phát triển đội ngũ cán bộ Nhà nước cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, đã tạo ra nhiều sự biến đổi và thành tựu sâu sắc. Nhưng trong thực tế còn


thấy rằng, một số cơ quan Đảng và Nhà nước chưa thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, còn phát hiện một số vấn đề tiêu cực trong một số cán bộ đặc biệt là sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống như tham nhũng, quan liêu, lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền, sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển… dẫn đến sự mất công bằng trong cơ động xã hội của nhóm xã hội này đặc biệt là sự cơ động xã hội theo chiều dọc và sự thăng tiến địa vị nghề nghệp của cán bộ Nhà nước.

Đồng thời, thực tế trong 10 năm trở lại đây chưa có một công trình nghiên cứu hay một thống kê nào về sự cơ động xã hội của cán bộ sau khi tham dự các khóa đào tạo - bồi dưỡng tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào. Do vậy, vấn đề đặt ra cần có những thống kê về vấn đề này, góp phần chỉ ra thực trạng cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ - công chức đã tham gia đào tạo - bồi dưỡng. Trên cơ sở đó chỉ ra hướng cơ động xã hội.

Như vậy, xuất phát từ những vấn đề đặt ra trên, tác giả đã chọn đề tài “Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm đề tài luận án tiến sĩ. Kết quả nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là cơ sở khoa học giúp cho các cơ quan liên quan xây dựng chính sách nhằm giải quyết các vấn đề về cơ động xã hội trong độ ngũ cán bộ Nhà nước,đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong tương lai.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu củaluận án

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ động xã hội và phân tích thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, trên cơ sở đó đưa ra một số dự báo xu hướng biến đổi và một số kiến nghị nhằm cung cấp luận chứng khoa học giúp cho việc hình thành, xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào về cán bộ.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu và làm rò thêm cơ sở lý luận, một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Mô tả và phân tích thực trạng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào qua dữ liệu khảo sát từ cựu học viên HVCT-HCQG Lào.


- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến chuyển trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào hiện nay.

- Đưa ra dự báo và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hạn chế những tiêu cực, phát huy tính tích cực trong cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào.

3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng là cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) - đội ngũ cán bộ đã học tập tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Đội ngũ cán bộ Nhà nước là cựu học viên HVCT-HCQG Lào.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Địa bàn: Các cơ quan có cựu học viên HVCT-HCQG Lào.

Thời gian: Từ năm 2012 đến nay, thời điểm khảo sát thực tế từ tháng 05-09 năm 2019.

Nội dung: Nghiên cứu hiện tượng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước CHDCND Lào - cán bộ đã học tập tại HVCT-HCQG Lào. Từ đó tìm ra yếu tố ảnh hưởng, xu hướng phát triển và đề xuất một số kiến nghị đối với vấn đề nghiên cứu.

4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

4.1. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất: Cơ động xã hội trông đội ngũ cán bộ nhà nước Lào đang diễn ra như thế nào? Có những loại hình cơ động xã hội gì?

Thứ hai: Những yếu tố xã hội và cá nhân nào ảnh hưởng đến tính cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước Lào?

Thứ ba: Xu hướng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước Lào sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian tới?

4.2. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của Lào diễn ra khá đa dạng nhưng nổi bật là cơ động xã hội theo chiều dọc.

Giả thuyết 2: Điều kiện kinh tế - xã hội cùng với nhân tố xã hội, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào có ảnh hưởng lớn đến cơ động xã hội trong đội


ngũ cán bộ Nhà nước Lào. Hai là nguồn gốc xuất thân của cá nhân cũng ảnh hưởng lớn đến cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào.

Giả thuyết 3: Cơ động xã hội theo chiều dọc và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ nhà nước Lào có xu hướng bình đẳng giới nhưng sẽ có sự gia tăng theo trình độ học vấn/trình độ chuyên môn của cá nhân.

4.3. Khung lý thuyết


Vốn xã hội

- Các quy định phi chính thức

- Các chuẩn mực

- Các quan hệ xã hôi

4.4. Các hệ biến số

- Biến độc lập


Cácnội dung cụ thể

Thao tác hóa các biến số

1. Đặc điểm cá nhân

- Giới tính

Nam/nữ

- Tuổi

Năm sinh người trả lời

- Nguồn gốc xuất thân:

+ Nơi sinh

+ Giai cấp:

+ Dân tộc/Nhóm ngôn ngữ

+ Tôn giáo)

+ Nghề nghiệp của bố mẹ

Thành thị/nông thôn/miền núi Công nhân/Nông dân/tri thức

Lào-Thái/ Mon-Khơ Me/ Mông-Dao/ Hán- Tây tạng

Phật giáo/Tà đạo

Công nhân/Nông dân/Cán bộ NN-về hưu/Cán bộ công ty tư nhân/Chủ doạnh nghiệp-công ty/Trồng trọt-nông nghiệp/Buôn

bán/Nhân dân/Làm thuê/Chết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 2



+ Chức vụ của bố mẹ


+ Trình độ học vấn của bố mẹ


+ Hoàn cảnh kinh tế gia đình của bố mẹ

Không chức vụ/không công tác/Chức vụ cán bộ cấp cao/Loại 1/2/3/4/5/6/7/8/ Chuyên viên Mù chữ/Cấp 1/Cấp 2/Cấp 3/Sơ cấp/Trung cấp/Cao đẳng/Cử nhân/Thạc sỹ/tiến sỹ Giàu có/Khá giả/Trung bình/Khó khăn/

Rất khó khăn

- Trình độ chuyên môn cao

nhất

Sơ cấp/Trung cấp/Cao đẳng/Cử nhân/

Thạc sỹ/tiến sỹ

- Nơi cư trú hiện nay

Thành thị/nông thôn/miền núi

- Thâm niên công tác

Dưới 5 năm/5-10 năm/11-20 năm/21-30

năm/Trên 30 năm

- Chức vụ hành chính

Chức vụ cán bộ cấp cao/Loại

1/2/3/4/5/6/7/8/ Chuyên viên

2. Đặc điểm gia đình

- Hoàn cảnh kinh tế gia đình

Giàu có/Khá giả/Trung bình/Khó khăn/

Rất khó khăn

- Số nhân khẩu trong gia đình

1-3 người/4-6 người/7 người trở lên

- Số thế hệ trong gia đình

1 thế hệ/2 thế hệ/3 thế hệ/4 thế hệ

- Nơi sinh sống hiện nay của

bố mẹ

Thành thị/nông thôn/miền núi

- Mức thu nhập hàng tháng của

gia đình

Dưới 1 tr/1-2 tr/Hơn 2 tr-3 tr/ Hơn 3 tr-4

tr/Hơn 4 tr-5 tr/Hơn 7 tr kip

- Mức chi tiêu hàng tháng của

gia đình

Dư giả/Tạm đủ/Thiếu thốn, khó khăn/Rất

thiếu thốn, khó khăn

3. Đặc điểm nơi công tác

- Nơi công tác hiện nay

Trung ương/Địa phương

- Lĩnh vực công tác trước và sau đi học

Cơ quan Nhà nước Cơ quan Đảng

Lực lượng vũ trang

Tổ chức chính trị-xã hội Doanh nghiệp Nhà nước

- Bộ phận làm việc trước và

sau đi học

Bộ/Cơ quan ngang bộ/ Tỉnh/ Huyện/Bản

- Cơ quan thực hiện công tác cán bộ: Tuyển dụng/Bố trí cán bộ, quản lý, sử dụng/Phân công, phân cấp quản lý/ Quy hoạch/Đào tạo, bồi dưỡng/Nhận xét, đánh giá/Bổ nhiệm/Khen thưởng/ Kỳ luật/Miễn nhiệm, bải nhiệm/Thực hiện chế độ, chính sách/ Kiểm tra công tác cán bộ/Giải quyết khiếu nại, tố cáo

cán bộ

Rất tốt/Tốt/Bình thường/Chưa tốt/Không biết


4. Vốn xã hội

- Các quy định không chính

thức

Tích cực/ Bình thường/ không tích cực/

không rò

- Các chuẩn mực

- Các quan hệ xã hội

- Các quan hệ xã hội

Nhiều/ Bình thường/ ít/ không biết

- Biến phụ thuộc:


Các nội dung

cụ thể

Thao tác hóa các biến số

1. Cơ động xã hội theo chiểu dọc trong đội ngũ cán bộ Nha nước Lào

Sự thay đổi, chuyển dịch về vị trí công tác trên bậc thang nghề nghiệp như xu hướng thăng tiến cá nhân của những cán bộ nhà nước. Nghĩa là sự thay đổi về mặt địa vị hành chính của họ

- Hình thức cơ động xã hội:

+ Cơ động lên

+ Cơ động xuống

+ Cơ động ngang

+ Không có sự thay đổi

- Số lần thay đổi: 1 lần/2 lần/trên 2 lần

- Số năm thay đổi: Dưới 3 năm/3-5 năm/hơn 5 năm

Sự thay đổi về học vị, chiều sâu của lĩnh vực chuyên môn được đào tạo của cán bộ nhà

nước

- Sự thay đổi về chuyên môn được đào tạo.

- Giống hay khác với chuyên môn cũ

2. Cơ động xã hội theo chiều ngang trong đội ngũ cán bộ Nha nước Lào

Cá nhân cán bộ có thể chuyển dịch lĩnh vực hoạt động của mình trong tổ chức, cơ quan mà mình đang công tác và cũng có thể chuyển dịch sang lĩnh vực hoạt động khác nhưng sự chuyển dịch đó không làm thay đổi vị thế xã hội (địa vị hành chính) của cá nhân cán bộ đó.

- Sự dịch chuyển nơi công tác:

+ Cơ quan Đảng

+ Cơ quan Nhà nước

+ Bộ đội/công an

+ Doanh nghiệp Nhà nước

- Số lần thay đổi: 1 lần/2 lần/trên 2 lần

- Số năm thay đổi: Dưới 3 năm/3-5 năm/hơn 5 năm

- Mức độ liên quan đến chuyên môn/chuyên ngành

+ Đúng chuyên môn

+ Liên quan mật thiết

+ Liên quan mức trung bình

+ Liên quan nhưng không nhiều

+ Liên quan rất ít

+ Không liên quan

+ Không biết/không trả lời

Cá nhân cán bộ có thể dịch chuyển từ một lĩnh vực chuyên môn này sang một lĩnh vực chuyên môn khác. Lĩnh vực chuyên môn họ chuyển tới có thể gần hoặc

cũng có thể khác nhiều với

- Sự thay đổi chuyên môn được đào tạo.

- Mức độ liên quan đến chuyên môn/chuyên ngành

+ Đúng chuyên môn

+ Liên quan mật thiết

+ Liên quan mức trung bình



lĩnh vực chuyên môn mà họ đang theo đổi.

+ Liên quan nhưng không nhiều

+ Liên quan rất ít

+ Không liên quan

+ Không biết/không trả lời

- Biến can thiệp: Những chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ; điều kiện kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

5.1. Phương pháp luận

- Nghiên cứu dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng của chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản và các quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong các văn kiện Đại hội Đảng và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương các khóa xung quanh vấn đề nghiên cứu. Trong đó, luận án đã kế thừa và sử dụng có chọn lọc một số số liệu thống kê và đề xuất của một số công trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Sử dụng các lý thuyết của xã hội học và lý thuyết như: Lý thuyết cấu trúc-chức năng và lý thuyết phân tầng xã hội hợp thức và không hợp thức.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Đề tài đã triển khai nghiên cứu, phân tích các số liệu, các hệ thống các văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu khoa học, các báo cáo, các bài viết trên các sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu để xác định những vấn đề lý luận và thực tiễn cần được đề cập.

5.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được tiến hành bằng các thực hiện các phỏng vấn sâu đối với cán bộ của Đảng, Nhà nước CHDCND Lào. Cụ thể, NCS thực hiện phỏng vấn sâu 20 cuộc phỏng vấn sâu đối với cán bộ thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau bao gồm:

- Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương: 01 người.

- Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo Bộ Nội: 01 người.

- Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo của HVCT-HCQG Lào: 01 người.

- Phỏng vấn cán bộ thuộc ngành tổ chức-cán bộ tỉnh: 05 người.

- Phỏng vấn cựu học viên: 12 người.

Tác giả lập kế hoạch và đi thực tế phỏng vấn sâu các cán bộ tại các tỉnh và các


bộ. Đã đi thực tế 6 tỉnh. Trong đó, miền Bắc có 2 tỉnh: Tỉnh Hóa Phăn và Luang Pha Băng; Miền Trung có 3 Tỉnh: Thủ đô Viêng Chăn, Khăm Muan, Sa Văn Na Khét; Miền Nam có 1 Tỉnh: Tỉnh Chăm Pha Sắc. Còn các bộ và cơ quan ngang bộ bao gồm 07 bộ phận: Ban Tổ chức Trung ương Đảng; Bộ Nội vụ; Bộ Năng lượng và Mỏ; Bộ Giáo dục và Thể thao; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Học viện Khoa hoc Xã hội Quốc gia; Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia.Tiêu chí lựa chọn là dựa trên danh sách số các bộ phận có cán bộ đối tượng nhiều và phân theo các ngành.

Nội dung phỏng vấn tập trung tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong công tác cán bộ, tình hình và những yếu tố tác động đến đào tạo cán bộ Nhà nước tại Học viện Chính trị Quốc gia Lào; tính cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước sau khi được đào tạo tại Học viện Chính trị Quốc gia Lào.

Các thông tin định tính thu thập được sử dụng kết hợp với các thông tin định lượng trong mô tả, đánh giá thực trạng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

5.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng

- Dung lượng mẫu: Thu thập thông tin từ 510 phiếu hỏi.

- Tiêu chí mẫu: Cán bộ Nhà nước của nước CHDCND Lào - là cựu học viên của HVCT-HCQG Lào đã tốt nghiệp trên 5 năm (Các lớp hệ tập trung tốt nghiệp năm 2012 và năm 2013): lớp bồi dưỡng lý luận 5 tháng, lớp cao cấp lý luận 2 năm học, lớp cử nhân 4 năm học và lớp cao học.

- Cách chọn mẫu: Theo danh sách có tất cả 813 người (nam 78,2%, nữ 21,8%). Cán bộ ở Trung ương công tác tại các bộ và các cơ quan ngang bộ có 189 người chiếm 23,3% và ở các tỉnh toàn quốc là 624 người (cán bộ công tác tại 17 tỉnh và 1 Thủ đô chiếm 76,7%). Có nhiều cấp học, bao gồm: Lớp cao cấp có 120 người (14,8%), lớp cử nhân có 120 người (14,8%), lớp cao học có 173 người (21,2%) và lớp bồi dưỡng 5 tháng có 400 người (49,2%). Cách chọn mẫu của đề tài là chọn mẫu xác suất theo phương pháp chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên.

- Cách thức phát phiếu: Bắt đầu từ lập danh sách cán bộ - cựu học viên và phân theo Trung ương và địa phương. Trung ương bao gồm các bộ và cơ quan ngang bộ có tất cả 35 bộ phận; địa phương bao gồm 17 tỉnh và thủ đô Viêng Chăn. Sau khi lập xong danh sách, tác giả đã liên lạc với các cơ quan mà học viên đã và đang công tác. Trên cơ sở đó, tác giả đã gửi phiếu khảo sát dựa trên danh sách đã đến các cơ quan, thông qua

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 15/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí