Quản lý nhà nước về nước thải ở các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 2



25

XLNT

Xử lý nước thải

26

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

27

SS

Hàm lượng chất rắn lơ lửng

28

COD

Nhu cầu oxy hóa

29

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

30

BOD

Nhu cầu oxy sinh học

31

CP,CT,TW

Chính phủ, Chỉ thị, Trung ương

32

HĐND

Hội đồng nhân dân

33

TTg

Thủ tướng

34

UDCN

Ứng dụng công nghệ

35

XNK

Xuất nhập khẩu

36

MTV

Một thành viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về nước thải ở các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1: Thành phần nước thải một số ngành công nghiệp tại Việt Nam…19 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về nước thải KCN ở Việt Nam…29 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk...60 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về nước thải tại KCN Hòa Phú…..67 Hình 2.1: Bản đồ vệ tinh KCN Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk 47

Hình 2.2: Vị trí quy hoạch mở rộng KCN Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk 49

Hình 2.3: Nước thải tái chế nhựa 54

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện nồng độ COD nước thải của Doanh nghiệp KCN Hòa Phú… 57

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện độ màu nước thải của Doanh nghiệp KCN Hòa Phú 58

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện độ pH nước thải của Doanh nghiệp KCN Hòa Phú 59

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình phát triển kinh tế, các Khu công nghiệp (KCN) đã có nhiều đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Các KCN đã và đang là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, ngoài ra còn nhận được chuyển giao công nghệ mới, đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo được nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Mô hình phát triển các KCN, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo ra tiền đề vững chắc cho quá trình phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập và quốc tế hóa là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước. Trong những năm gần đây quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng đang diễn ra mạnh mẽ và thu được những thành tựu quan trọng góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của Đắk Lắk và của cả nước. Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, phát huy lợi thế về địa kinh tế, tiềm năng thế mạnh của tỉnh, Đắk Lắk đã thực hiện và quy hoạch xây dựng và phát triển các khu công nghiệp và coi đây là khâu đột phá trong việc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Đắk Lắk có 2 khu công nghiệp, được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích đất quy hoạch với quy mô 657,33 ha, trong đó KCN Hòa Phú với diện tích 331,73 ha và KCN Phú Xuân với diện tích 325,6 ha.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực đã đạt được, quá trình phát triển các KCN cũng đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường, trong đó vấn đề phát sinh nước thải là vấn đề đáng quan tâm nhất. Nếu không được giải quyết kịp thời thì có thể gây ra hậu quả xấu tới môi trường và tác động tiêu cực đến sức khỏe của cộng đồng dân cư. Đã có nhiều biện pháp được áp dụng để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường do nước thải của các KCN gây ra. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước (QLNN) về nước thải trong các KCN hiện nay còn nhiều hạn chế, có nhiều vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều bất cập về nhân lực, nguồn lực, trang thiết bị kỹ thuật, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành chưa hiệu quả.


Từ các thảm họa môi trường đã xảy ra như nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh, nhà máy VeDan ở Đồng Nai gây ra, đã cảnh báo chúng ta phải có những phương án ứng phó cũng như đánh giá lại công tác quản lý môi trường để phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Đến lúc phải đưa ra các giải pháp để ứng phó và ngăn ngừa các sự cố, thảm họa môi trường trong tương lai tương lai gần có thể xảy ra.

Xuất phát từ các lý do đó, nhằm đánh giá và đưa ra các giải pháp quản lý nhà nước về nước thải của các doanh nghiệp trong các KCN là vấn đề rất cấp bách . Việc lựa chọn Đề tài “ Quản lý nhà nước về nước thải ở các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk ” với mong muốn góp phần nghiên cứu, tìm ra các nguyên nhân hạn chế và các phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước (QLNN) về nước thải của các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk, từ đó đưa ra các giải pháp có hiệu quả để áp dụng trong công tác quản lý môi trường trong các KCN đang được đầu tư xây dựng.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nhiều công trình nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về môi trường nói chung và quản lý nhà nước về nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp nói riêng. Cho đến nay đã có nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu hoạt động QLNN về nước thải các KCN được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Đề tài, luận văn, đề án, giáo trình, nhiều bài báo, tạp chí, nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể một số công trình nghiên cứu sau:

TS. Trịnh Thị Minh Sâm (2004), “Các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về BVMT ở các KCN và khu chế xuất”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Luận văn chỉ nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các KCN tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và hoạt động thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các KCN tỉnh Hải Dương. Luận văn đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các KCN tỉnh Hải Dương, góp phần khẳng định yêu cầu thực tiễn phải thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các KCN có hiệu quả để đảm bảo sự hài hoà giữa tăng trưởng KT-XH với sự cân bằng môi trường sinh thái nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.


Phạm Trường Giang (2013) “Thực trạng công tác quản lý môi trường tại KCN Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình”, Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tác giả đã phân tích được thực trạng mức độ ô nhiễm nước thải; nguồn phát sinh, khối lượng phát sinh chất thải rắn; khí thải từ KCN Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình.

Trần Văn Tùng - Đặng Thị Phương Hoa - Nguyễn Bá Thủy (2005), “Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở một số KCN phía Bắc tới sức khỏe cộng đồng”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

Lưu Đức Hải - Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội .

Các tài liệu nêu trên đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa con người, môi trường và phát triển bền vững. Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ đó, cùng với việc đánh giá thực trạng chất lượng môi trường của cả nước nói chung và của các KCN nói riêng, các tài liệu đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về môi trường nói chung và môi trường KCN nói riêng. Tuy vậy, các tài liệu này chủ yếu nhấn mạnh việc áp dụng các công cụ pháp luật trong quá trình quản lý. Vai trò, chức năng của con người trong hệ thống các tổ chức quản lý chưa được trú trọng nghiên cứu và chưa có giải pháp đào tạo nguồn nhân lực.

Lê Thị Kim Tuyên (2012), “Thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường trong các KCN, khu chế xuất (KCX) Việt Nam”, tạp chí công nghiệp, kỳ 1 (tháng 7/2012), tr.8-9. Tác giả đưa ra những tồn tại và hạn chế về quản lý nhà nước về môi trường tại các KCN, KCX. Phân tích những hạn chế trong quản lý và xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy nguy hại tại các KCN. Tác giả đưa ra nguyên nhân là do việc vận hành và kiểm tra vận hành nhà máy xử lý nước thải chưa có quy định pháp luật cụ thể, cũng chưa có chế tài xử phạt có tính răn đe cao, cho nên một số KCN không vận hành các trạm xử lý nước thải liên tục.

Đến nay phần lớn các nghiên cứu đã được công bố liên quan đến các Khu công nghiệp của tỉnh Đắk Lắk đều lựa chọn cách tiếp cận theo chuyên ngành kinh tế phát triển, theo đó các nghiên cứu này thường tập trung vào mục tiêu, hiệu quả kinh tế - xã hội. Dưới góc độ quản lý nhà nước về môi trường chưa có nghiên cứu nào đi sâu và đầy đủ liên quan đến quản lý nhà


nước về nước thải của doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng như đề ra được các giải pháp hữu hiệu và khả thi để hoàn thiện quản lý nhà nước về môi trường đối với các Khu công nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích

Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước về nước thải ở các KCN; phân tích thực trạng nước thải và phân tích thực trạng QLNN về nước thải các KCN tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nước thải ở các KCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

3.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

+ Hệ thống hóa các kiến thức và làm rõ lý luận về nước thải các Khu công nghiệp và quản lý nhà nước về nước thải các Khu công nghiệp.

+ Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về nước thải tại Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk, từ đó rút ra những ưu điểm và tìm ra những bất cập, hạn chế trong QLNN về nước thải tại KCN Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk.

+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về nước thải các KCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó đưa các giải pháp có hiệu quả để áp dụng trong công tác quản lý nhà nước về nước thải các KCN đang được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là QLNN về nước thải của các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi không gian : Nghiên cứu được thực hiện tại KCN Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

+ Phạm vi thời gian : Nguồn số liệu và cơ sở dữ liệu từ năm 2018 -


2020.


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, các lý thuyết môi trường và QLNN về môi trường, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, đồng thời kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến vấn đề môi trường.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Để tiến hành nghiên cứu, tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ:

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) của Khu công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2018 – 2020 của Khu công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Hòa Phú năm 2018 - 2020.

5.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Để đạt được mục đích và nhiệm vụ trên, luận văn sử dụng một số phương pháp xử lý số liệu sau:

Phương pháp thống kê tổng hợp: Được sử dụng để sắp xếp, tổng hợp dữ liệu sơ cấp thu thập được một cách khoa học nhất, biến dữ liệu sơ cấp thành dữ liệu thứ cấp phục vụ cho quá trình phân tích thực trạng quản lý nhà nước về nước thải tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ điều tra trắc nghiệm qua đồ thị và các bảng số liệu. Qua đó thể hiện rõ ràng để so sánh, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nước thải tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Phương pháp so sánh: Được sử dụng cho quá trình phân tích kết quả quản lý nhà nước về nước thải tại KCN Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột,


tỉnh Đắk Lắk. Từ đó có thể đưa ra những đánh giá chính xác quản lý nhà nước về nước thải tại KCN Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018 - 2020.

Phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích và đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại của quản lý nhà nước về nước thải tại KCN Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, nhằm đề ra các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về nước thải tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn nghiên cứu tổng quan, góp phần làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước về nước thải trong các KCN; áp dụng trong quản lý nhà nước về nước thải tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu làm rõ những yếu tố ảnh hướng đến quản lý nhà nước về nước thải tại KCN Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk;

Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nước thải tại KCN Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk;

Phân tích và đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về nước thải tại KCN Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk;


Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả QLNN về nước thải trong các KCN trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk. Góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của chủ doanh nghiệp, người lao động trong công tác BVMT. Từ đó rút ra kinh nghiệm để áp dụng cho công tác bảo vệ môi trường cho các KCN xây dựng trong tương lai.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1. Cơ sở khoa học về QLNN về nước thải của các doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023