Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Phát Triển Ctđt

Bảng 2.14: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí phát triển CTĐT


Stt

Yếu tố ảnh hưởng

Điểm

Thứ bậc

1

Xu thế toàn cầu và hội nhập quốc tế

208

2

2

Cơ chế chính sách của nhà nước, của ngành

205

5

3

Tác động của nhu cầu xã hội

229

1

4

Mục tiêu CTĐT

206

4

5

Công tác kiểm định, đánh giá chất lượng chương trình ĐT

197

7

6

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

203

6

7

Đội ngũ CBQL, GV và SV

207

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ ở trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên - 10

Khác với trước kia thực hiện công tác quản lí phát triển CTĐT hoàn toàn bị động, có sự định hướng của cơ chế chính sách của nhà nước, của ngành. Hiện nay, với quan niệm ĐT đáp ứng nhu cầu xã hội, hội nhập quốc tế thì yếu tố này được đặt lên hàng đầu trong quản lí phát triển CTĐT. Ban Giám hiệu Nhà trường nhận thấy rằng để quản lí phát triển CTĐT đáp ứng nhu cầu người học và tình hình thực tiễn thì công việc đầu tiên là nâng cao năng lực nhận thức của CBQL và GV trong công tác xây dựng và phát triển CT.

Bảng 2.14 cung cấp số liệu đánh giá của CBQL, GV về mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN. Chúng tôi đã tổng hợp điểm và sắp xếp thứ bậc ảnh hưởng từ cao xuống thấp lần lượt như sau: Tác động của nhu cầu xã hội, Xu thế toàn cầu và hội nhập quốc tế, Đội ngũ CBQL, GV và SV, Mục tiêu CTĐT, Cơ chế chính sách của nhà nước, của ngành, Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, Công tác kiểm định, đánh giá chất lượng chương trình ĐT. Đây là các yếu tố cơ bản nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lí phát triển CTĐT, không nên bỏ qua hay xem nhẹ bất cứ một yếu tố nào.

Để đánh giá rò hơn yếu tố Tác động của nhu cầu xã hội đến quản lí phát triển CTĐT, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 3 phụ lục 4. Kết quả thể hiện ở bảng 2.15.

Bảng 2.15: Đánh giá của nhà tuyển dụng về việc phối hợp giữa nhà trường với nhà tuyển dụng trong quản lí phát triển CTĐT

Mức đánh giá

Rất tốt

Tốt

Tương đối tốt

Trung bình

Yếu

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL (%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

0

0

3

20

4

26,6

5

33,3

3

20

Việc phối hợp giữa nhà trường với các nhà tuyển dụng trong quản lí phát triển CTĐT là hết sức quan trọng. Mục tiêu, nội dung CTĐT, CT môn học cần phải đáp ứng được nhu cầu mà nhà tuyển dụng cần. Các hoạt động phối hợp bao gồm phát triển CTĐT, đánh giá CTĐT, tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho GV, phối hợp tổ chức thực hành thực tế cho SV…

Số liệu ở bảng 2.15 cho thấy có 3/15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 20% đánh giá ở mức tốt, 4/15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 26,6% đánh giá ở mức tương đối tốt, 5/15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 33,3% đánh giá ở mức trung bình, 3/15 doanh nghiệp chiếm tỉ lệ 20% đánh giá ở mức yếu.

Trong thực tế, quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN, việc phối hợp giữa nhà trường với nhà tuyển dụng được Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương chỉ đạo thường xuyên song không mang tính chất bắt buộc nên hiệu quả thực hiện chưa cao: SV nhận giấy giới thiệu và đi thực tập vào kì cuối, không có sự giám sát của GV hướng dẫn. Việc lấy ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng chưa được thực hiện thường xuyên.

Gần đây khi chuyển đổi phương thức ĐT sang HCTC, công tác này mới được thực hiện. Hiệu trưởng Nhà trường đưa vào nghị quyết năm học bắt buộc GV đi thực tế tại các ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng.... nhằm vận dụng kiến thức thực tế vào giảng dạy. Tuy nhiên cũng gặp phải những khó khăn như: Đội ngũ GV đa phần tuổi còn trẻ, mối quan hệ không có nhiều, sức ảnh hưởng không lớn nên khó tiếp cận với các nhà tuyển dụng, gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thông tin.

2.6. Thực trạng phương pháp quản lí phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính -

Ngân hàng theo học chế tín chỉ

Để quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC đạt được hiệu quả, Ban Giám hiệu Nhà trường và Khoa Tài chính - Ngân hàng đã kết hợp sử dụng các phương pháp:

Mời chuyên gia tập huấn cho GV về phương thức ĐT theo HCTC, cách xây dựng đề cương bài giảng, kịch bản lên lớp, PPGD theo hướng tích cực. Trong các cuộc họp chuyên môn, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, tuyên truyền về công tác phát triển CTĐT đáp ứng nhu cầu xã hội;

Thường xuyên cập nhật và triển khai kịp thời các văn bản, quyết định, thông tư của BGD&ĐT đến CBQL, GV và SV về CTĐT, quy chế ĐT, đồng thời, cụ thể hóa bằng các văn bản, quyết định phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường;

Xây dựng quy chế, dự toán kinh phí phù hợp cho các công tác thực hiện, quản lí phát triển CTĐT.


66

Bảng 2.16: Đánh giá của CBQL và GV về phương pháp quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC



Stt


Phương pháp


Nội dung

Mức đánh giá

Rất hiệu quả


Hiệu quả

Tương đối hiệu quả

Không hiệu quả

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

1

Hành chính - tổ chức

Quản lí phát triển CTĐT bằng quyết định,

văn bản, quy chế, mệnh lệnh.

7

14

22

44

12

24

9

18


2


Tâm lí - giáo dục

Quản lí phát triển CTĐT bằng cách tuyên truyền để CBQL, GV và SV trong nhà trường nhận thức rò được sự cần thiết phải thường xuyên phát triển CTĐT phù hợp với năng lực người học và nhu cầu thực tiễn xã hội, tạo động lực để CBGV tích

cực, chủ động trong phát triển CTĐT...


5


10


16


32


19


38


10


20


3


Kinh tế

Quản lí phát triển CTĐT bằng cơ chế kích thích tạo ra sự quan tâm nhất định tới lợi ích vật chất; tạo môi trường làm việc thuận

lợi để CBQL, GV hoàn thành nhiệm vụ.


9


18


23


46


15


30


3


6


TN67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH http://www.lrc.tnu.edu.vn

Nhận xét bảng số liệu 2.16, chúng tôi thấy: Phương pháp hành chính - tổ chức có 7/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 14% đánh giá ở mức rất hiệu quả, 22/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 44% đánh giá ở mức hiệu quả, 12/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 24% đánh giá ở mức tương đối hiệu quả và 9/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 18% đánh giá ở mức không hiệu quả. Phương pháp tâm lí - giáo dục có 5/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 10% đánh giá ở mức rất hiệu quả, 16/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 32% đánh giá ở mức hiệu quả, 19/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 38% đánh giá ở mức tương đối hiệu quả và 10/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 20% đánh giá ở mức không hiệu quả. Phương pháp kinh tế có 9/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 18% đánh giá ở mức rất hiệu quả, 23/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 46% đánh giá ở mức hiệu quả, 15/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 30% đánh giá ở mức tương đối hiệu quả và 3/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 6% đánh giá ở mức không hiệu quả.

2.7. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng

2.7.1. Những ưu điểm và kết quả chính

Về nhận thức: Phần lớn CBQL, GV và SV có nhận thức đúng về khái niệm CTĐT, phát triển CTĐT, biện pháp quản lí phát triển CTĐT; các đặc trưng của CTĐT theo HCTC; những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển phát triển CTĐT, quản lí phát triển CTĐT theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN; GV nhận thức đúng về tầm quan trọng trong thực hiện CTĐT, các nội dung phát triển CTĐT và quy trình phát triển CTĐT, các nội dung quản lí phát triển CTĐT nhằm nâng cao chất lượng CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC góp phần nâng cao chất lượng công tác ĐT của Nhà trường.

Về quá trình tổ chức: Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, phòng chức năng phối hợp với khoa chuyên môn hoàn thành xây dựng CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC cho các bậc học. CT được xây dựng dựa trên cơ sở CT khung do BGD&ĐT ban hành, có sự tham khảo CTĐT của các trường cùng khối ngành kinh tế (trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính), có sự tham vấn của các doanh nghiệp, ngân hàng. CT được thông qua Hội đồng khoa học - ĐT, được Hiệu trưởng ký duyệt ban hành và được công bố rộng rãi trên website của Nhà trường.

Về kết quả đạt được: Thực hiện chiến lược phát triển của Nhà trường trong tương lai, xây dựng trường trở thành trung tâm ĐT cán bộ quản lí kinh tế - tài chính có chất lượng cao, do vậy tất cả các CTĐT, CT chi tiết, đề cương, bài giảng gốc đều

được xây dựng trên cơ sở CT khung, những quy định chung của BGD&ĐT có sự tham khảo tài liệu, tham khảo ý kiến chuyên gia, nhà tuyển dụng và CTĐT của các trường có thương hiệu ở Việt Nam.

CTĐT của trường đều có mục tiêu rò ràng, cụ thể, có cấu trúc hợp lí được thiết kế một cách có hệ thống, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của từng trình độ ĐT, đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và được thiết kế theo hướng liên thông.

2.7.2. Những hạn chế của thực trạng

Đội ngũ làm công tác xây dựng CT bao gồm là các CBQL, GV ở các phòng, khoa chuyên môn, khi xây dựng CT chủ yếu tham khảo tài liệu, chưa có nhiều kiến thức khoa học về xây dựng, phát triển CTĐT. Vì vậy, còn nhiều hạn chế về chuyên môn.

Vẫn còn một bộ phận CBQL, GV chưa nhận thức rò tầm quan trọng của công tác phát triển CTĐT, không thường xuyên cập nhật kiến thức quản lí ĐT, CTĐT để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hoạt động ĐT của Nhà trường.

Chưa xây dựng được quy trình phát triển CTĐT phù hợp: CTĐT, CT chi tiết môn học đã được thông qua Hội đồng khoa học - ĐT thường được ban hành áp dụng thực hiện rộng rãi cho toàn khoá ĐT ngay không được thí điểm trước khi tiến hành ĐT chính thức. Chính vì vậy, CTĐT, CT chi tiết môn học còn có nhiều điểm bất cập như: có một số học phần không phù hợp với nội dung CTĐT của ngành, môn học tự chọn chưa phong phú, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người học; Việc lấy ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm hoàn thiện CT của trường chưa được thực hiện thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

2.7.3. Nguyên nhân của thực trạng

Ban Giám hiệu Nhà trường mặc dù rất quan tâm đến công tác phát triển CTĐT, song quy mô ĐT cùng với chất lượng tuyển sinh đầu vào ngày càng giảm, vì vậy công tác phát triển CT cũng gặp phải khó khăn.

Nhận thức về cách tiếp cận trong quản lí phát triển CT của CBQL và GV còn chưa đồng đều; Đội ngũ CBQL, GV tham gia xây dựng CTĐT còn nặng về công tác giảng dạy, thiếu tính chuyên nghiệp, hạn chế về năng lực phát triển CTĐT và quản lý phát triển CTĐT.

Kết luận chương 2


Công tác phát triển CTĐT và quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế TC của trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên về cơ bản đã phản ánh đúng mục tiêu và sứ mạng mà trường đã đề ra.

CTĐT của nhà trường được xây dựng dựa trên chương trình khung của BGD&ĐT, có sự tham khảo các chương trình tiên tiến ở trong nước và nước ngoài, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển của khoa học công nghệ, bám sát đặc điểm chuyên môn của ngành nghề và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế nhất định.

Để nâng cao công tác quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN trong thời gian tới, chúng tôi đề xuất một số biện pháp ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN‌‌

3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu đào tạo

Mục đích của việc xây dựng các biện pháp là nhằm nâng cao hiệu quả quản lí phát triển CTĐT đáp ứng yêu cầu ĐT đội ngũ cán bộ ngành tài chính - ngân hàng có trình độ cao đẳng thích ứng được với đòi hỏi của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế tại Trường CĐKTTCTN hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp phải dựa vào thực trạng quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường CĐKTTCTN để đề xuất biện pháp cụ thể mới có ý nghĩa thiết thực, đúng định hướng.

Khi xây dựng biện pháp quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng cần xác định đúng mục đích của việc quản lí phát triển CTĐT; nhận thức luận mô hình quản lí phát triển CTĐT; xác định các yêu cầu và điều kiện cần đạt mới mang lại kết quả mong muốn.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Biện pháp đề xuất phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước, của BGD&ĐT, các tỉnh phía Bắc và của tỉnh Thái Nguyên về phát triển giáo dục, kinh tế, văn hóa, xã hội; nâng cao chất lượng ĐT phù hợp với nhu cầu xã hội. Việc xây dựng các biện pháp phải dựa trên cơ sở thực tiễn phát triển CTĐT, quá trình tổ chức hoạt động ĐT theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN, thực tiễn yêu cầu về chuẩn chất lượng nhân lực, hiện trạng chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất của Nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ

Quán triệt nguyên tắc hệ thống trong xây dựng biện pháp quản lí phát triển CTĐT đặt ra yêu cầu các biện pháp đề xuất phải được liên kết gắn bó thống nhất, tương tác lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau theo một chỉnh thể nhất định. Mỗi biện pháp đứng trước là điều kiện, tiền đề cho sự thực hiện chức năng của biện pháp đứng sau. Đồng thời các biện pháp đứng sau kế tục, hoàn thiện các chức năng của biện pháp đứng trước nó để phát triển cao hơn. Nếu thiếu một trong các biện pháp hoặc một biện pháp không thực hiện đầy đủ các chức năng của mình thì biện pháp còn lại cũng không phát huy hết tác dụng.

Để công tác ĐT đạt được chất lượng và hiệu quả mong muốn, các biện pháp quản lí phát triển CTĐT phải được thực hiện đồng bộ, tác động vào mọi khâu của quá trình ĐT, tạo ra những điều kiện tối ưu cho công tác ĐT của Nhà trường.

Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc xây dựng biện phát quản lí phát triển CTĐT.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển

Các biện pháp cần phải tạo nên sự đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng công tác quản lí phát triển CTĐT trong nhà trường và được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa nhằm phát huy được những ưu điểm và thành quả của hệ thống quản lí hiện tại, tránh xáo trộn, không cần thiết.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Biện pháp đề xuất có những điều kiện để có thể thực thi trong điều kiện hiện tại của nhà trường, tức là có khả năng tạo nên hiệu quả trong công tác quản lí ĐT nói chung, quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC nói riêng của Nhà trường.

3.2. Một số biện pháp quản lí phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ ở trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên

3.2.1. Biện pháp 1: Hoàn thiện quy trình phát triển CTĐT

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Khắc phục những tồn tại trong quy trình phát triển CTĐT hiện nay của Nhà trường, hoàn thiện quy trình phát triển CTĐT theo hướng đảm bảo cho công tác phát triển CTĐT và quản lí quá trình ĐT SV ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN theo đúng quy định của BGD&ĐT, phù hợp với đặc thù của Nhà trường và sự phát triển của lí luận phát triển CTĐT hiện nay để đạt được chất lượng và hiệu quả ĐT cao.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Quy trình phát triển CTĐT được chia thành các giai đoạn hay các bước thực hiện theo trình tự logic, khoa học để đạt được mục tiêu. Trên cơ sở tiếp cận kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề này thể hiện ở nội dung chương 1; từ kết quả nghiên cứu thực trạng quy trình phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN chúng tôi đề xuất hoàn thiện quy trình phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng ở Trường CĐKTTCTN gồm 11 bước theo trình tự sau:

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí