Nghiệp Vụ Huy Động Vốn Qua Phát Hành Gtcg

sản phẩm gửi tiết kiệm phổ biến như: Tiết kiệm không kỳ hạn, Tiết kiệm có kỳ hạn, Tiết kiệm online...

- Cách tính số tiền lãi gửi tiết kiệm

Tiền lãi

=

Số dư thực tế x Số ngày tồn tại số dư x Lãi suất (%/năm)

365

Theo Thông tư 14/2017/TT-NHNN ngày 29/09/2017, cơ sở tính lãi sẽ tính trên 365 ngày trong 1 năm, thay vì 360 ngày như trước đó, bắt đầu áp dụng kể từ 01/01/2018. Theo đó, công thức tính lãi khi gửi tiền tại BIDV nói riêng cũng như các ngân hàng thương mại nói chung sẽ áp dụng như sau:


Các hình thức tiền gửi tiết kiệm:

(1) Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

- Khái niệm: Đây là hình thức gửi tiết kiệm cho phép người gửi có thể rút tiền vào bất cứ lúc nào theo nhu cầu, không cần chờ đến hạn mới có thể rút tiền về. Do thời gian rút tiền linh hoạt nên lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn sẽ tính theo thời gian thực gửi, đồng thời lãi suất cũng thấp hơn nhiều khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn phù hợp với những ai có nhu cầu sử dụng tiền thường xuyên, không cố định, muốn nhờ ngân hàng giữ hộ khoản tiền nhàn rỗi đó.

- Đặc điểm:

Tùy từng tổ chức tín dụng và ngân hàng sẽ có những quy định khác nhau, nhưng nhìn chung hình thức gửi này có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Đối tượng khách hàng: Cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài.

+ Loại tiền gửi: VND hoặc ngoại tệ.

+ Kỳ hạn gửi: Không kỳ hạn.

+ Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 1.000.000 VND hoặc 100USD.

+ Số dư tiền gửi tối thiểu để duy trì và mở tài khoản:

+ Tài khoản VND: 50.000 VND

+ Tài khoản USD: 10 USD

+ Hình thức trả lãi: Tiền lãi sẽ được tự động trả hàng tháng căn cứ vào ngày mở sổ tiết kiệm.

+ Định kỳ lãi được nhập vốn gốc

+ NH trả lãi định kỳ hàng tháng vào ngày mở sổ

+ Cách tính lãi giống tiền gửi thanh toán.


Tiền lãi

=

Số dư thực tế x Số ngày tồn tại số dư x Lãi suất (%/năm)

365

- Tiện ích:

+ Rút và gửi linh hoạt, chứng minh năng lực tài chính

+ Khách hàng được sử dụng để thanh toán tiền vay hay chuyển khoản sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với mức lãi suất cao hơn.

+ Dùng sổ tiết kiệm để cầm cố vay vốn, đảm bảo mở thẻ tín dụng hoặc bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại ngân hàng.

+ Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho chính mình hoặc cho nhân thân của mình khi đi du lịch, du học… ở nước ngoài.

+ Có thể giao dịch online trên toàn hệ thống của ngân hàng nơi mở tài khoản sổ tiết kiệm.

+ Nhận tiền không giới hạn và có thể rút bất khi nào có nhu cầu trong giờ hành chính.

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn là giải pháp tối ưu cho những ai đang tìm kiếm một loại hình gửi tiền an toàn mà vẫn đảm bảo kiếm thêm một khoản kha khá từ các mức lãi suất hấp dẫn của ngân hàng.

Có thể thấy, gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn mang lại nhiều ưu điểm như:

+ Nhận được những tiện ích hấp dẫn như: Có thể vay cầm cố khi cần, dùng sổ tiết kiệm để xác nhận tài chính… phần này đã được chúng tôi trình bày ở trên.

+ Sự linh hoạt trong rút tiền và gửi tiền

(2) Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Gửi tiết kiệm là một hình thức đầu tư mà khách hàng gửi một khoản tiền vào ngân hàng với mục đích tiết kiệm để dành trong một khoảng thời gian nhất định, kết thúc thời gian đó, người gửi sẽ nhận được một khoản lãi nhất định cộng gốc.

Tiền gửi tiết kiệm ngân hàng là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, có xác nhận trên thẻ tiết kiệm đồng thời hưởng lãi theo

quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là một hình thức gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

Các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thường có các kỳ hạn khác nhau để người gửi tiền lựa chọn: 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9

tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng…

Căn cứ vào các thời hạn gửi tiền được lựa chọn khác nhau mà khách hàng cũng sẽ được hưởng các mức lãi suất khác nhau. Các mức này sẽ cao hơn so với mức lãi suất khi gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

- Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

+ Lãi suất là có trước và cố định trong suốt thời gian gửi.

+ Mỗi lần gửi tiền KH được cấp 1 sổ tiết kiệm

+ Khách hàng không được gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm, khi có nhu cầu gửi thêm, ngân hàng sẽ tất toán sổ tiết kiệm trước và mở mới sổ tiết kiệm.

+ Số tiền lãi được tính hàng ngày và trả định kỳ hàng theo tháng/quý/năm theo từng thời hạn gửi.

+ Các hình thức trả lãi:

Trả lãi đáo hạn (trả lãi sau): trả lãi một lần vào thời điểm đáo hạn

Trả lãi trước: trả lãi một lần tại thời điểm nhận tiền gửi khách hàng.

Trả lãi định kỳ: trả lãi theo từng định kỳ (tháng, quý, năm).

+ Khách hàng có thể sử dụng số dư trên tài khoản tiết kiệm để thế chấp hay cầm cố vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

+ Trái ngược với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

- Tiện ích của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

+ Có thể rút trước hạn

+ Có thể chuyển nhượng, cầm cố

+ NH tự động tái tục kỳ hạn mới

+ Chứng minh năng lực tài chính

+ Có thể cầm cố như tài sản đảm bảo


Tiền lãi

=

Số dư thực tế x Số ngày tồn tại số dư x Lãi suất

365

Ví dụ 4: Ông A gửi tiết kiệm 100 triệu VNĐ tại Vietcombank với kỳ hạn 12 tháng, mức lãi suất 6,8%/năm. Như vậy, nếu sau một năm gửi tiền, ông sẽ có được khoản tiền lãi:

Tiền lãi nhận được =

= 6.800.000 đồng

Nếu ông A chọn gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất 5%/năm sẽ có số tiền lãi:

Tiền lãi nhận được =

= 3.400.000 đồng

Đây là số tiền lãi khách hàng nhận được khi tất toán số tiền gửi tiết kiệm đúng kỳ hạn. Nếu rút trước hạn thì lãi suất không được tính theo mức lãi suất sinh lời như khi rút đúng hạn, ngân hàng VCB sẽ áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn cho số tiền tiết kiệm này là 0,1%. Cách tính tiền lãi lúc này sẽ như sau:

Công thức:


Số dư thực tế x Số ngày tồn tại số dư x Lãi suất KKH Tiền lãi = 365

Tiếp tục ví dụ 4 ta có tiền lãi cho khoản tiền gửi tiết kiệm 100 triệu đồng gửi kỳ hạn 12 tháng, nhưng rút trước hạn 3 tháng sẽ nhận số tiền lãi như sau:

Tiền lãi nhận được =

= 72.972 đồng

Như vậy số tiền lãi khách hàng nhận được nếu rút trước hạn chỉ 72.972đ

- So sánh tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn suy cho cùng đều là tiền gửi tiết kiệm. Do đó hai loại hình này chắc chắn cũng sẽ có những điểm tương đồng và khác biệt.

GIỐNG NHAU:

+ Khách hàng đều được trả lãi định kỳ theo tháng, quý, năm.

+ Khi khách hàng cá nhân có nhu cầu rút tiền gốc trước thời hạn, toàn bộ lãi sẽ tính theo mức không kỳ hạn.

KHÁC NHAU:

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Nghiệp vụ ngân hàng Nghề Kế toán - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 5

kiệm.

Khách hàng có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức

nhận tiền gửi tiết kiệm.

Có các kỳ hạn khác nhau để người gửi tiền lựa chọn: 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9

tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36

tháng...


Không có kỳ hạn do đó cũng không bị giới hạn số ngày gửi tiền

Lãi suất cao hơn và được tính theo lãi suất tương ứng của kỳ gửi tiền

Lãi suất thấp, mức lãi suất phụ thuộc vào số ngày gửi

Khách hàng chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết


3.2 Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành GTCG

- Khái niệm: Giấy tờ có giá là chứng nhận của NHTM phát hành để huy động vốn, trong đó xác định nghĩa vụ trả một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa NHTM và người mua.

Giấy tờ có giá (Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu) là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác

- Đặc điểm:

+ Khách hàng không được rút tiền trước khi giấy tờ có giá đáo hạn (thanh toán vốn gốc vào thời điểm đáo hạn).

+ Đối tượng: khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức…có tiền nhàn rỗi.

+ Đây là nguồn vốn huy động có tính ổn định cao.

- Phân loại:

Căn cứ vào quyền sở hữu:

+ Giấy tờ có giá ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu.

+ Giấy tờ có giá vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá.

*** Hình thức phát hành giấy tờ có giá:

+ Phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh, giấy tờ có giá vô danh do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành. Trong đó: Đối với người mua giấy tờ có giá là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh.

+ Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cấp cho người mua giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.

Căn cứ vào thời hạn phát hành

+ Giấy tờ có giá ngắn hạn: Giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm kể từ khi phát hành đến khi đến hạn thanh toán.

+ Giấy tờ có giá trung hạn và dài hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát hành đến khi hết hạn.

Căn cứ vào cách trả lãi

+ Trả lãi sau: trả lãi một lần vào thời điểm đáo hạn. Khi đến hạn thanh toán, nếu khách hàng chưa đến lĩnh và không có yêu cầu gì khách thì NH sẽ tự động chuyển gốc và lãi vào một tài khoản riêng và khách hàng hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn.

+ Trả lãi trước: trả lãi một lần tại thời điểm phát hành, lãi của kỳ phiếu là số tiền chênh lệch giữa mệnh giá và giá bán.

+ Trả lãi định kỳ: trả lãi theo từng định kỳ cho người sở hữu giấy tờ có giá. Nếu đến hạn thanh toán lãi, khách hàng không đến thanh toán và không có yêu cầu gì khách thì NH sẽ tự động chuyển số tiền lãi vào một tài khoản riêng và giữ hộ khách hàng (số tiền này không được tính lãi).

Căn cứ vào loại tiền phát hành

+ Phát hành giấy tờ có giá huy động nội tệ

+ Phát hành giấy tờ có giá huy động ngoại tệ

Căn cứ vào loại công cụ trên thị trường vốn

+ Giấy tờ có giá thuộc công cụ nợ: như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và trái phiếu.

+ Giấy tờ có giá thuộc công cụ vốn: cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phổ thông hay cổ phiếu thường

Căn cứ vào giá trị bán

+ Giấy tờ có giá chiết khấu: giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá

+ Giấy tờ có giá ngang giá: giá phát hành đúng bằng mệnh giá

+ Giấy tờ có giá phụ trội: giá phát hành lớn hơn mệnh giá

- Một số quy định về phát hành GTCG

Mệnh giá:

+ Là số tiền được ghi cả bằng chữ và số trên giấy tờ có giá

+ Thể hiện số vốn gốc mà NH huy động của người sở hữu giấy tờ có giá

Thời hạn: Là thời gian lưu hành của giấy tờ có giá, được xác định từ ngày phát hành đến ngày đáo hạn của giấy tờ có giá

Lãi suất: Là lãi suất áp dụng để tính lãi cho người thụ hưởng giấy tờ có

giá.

Ví dụ 5: Giả sử, KH A, B và C mua một kỳ phiếu của VCB có nội dung

như sau:


- Mệnh giá : 50.000.000 VND

- Loại kỳ phiếu : Vô danh

- Kỳ hạn : 6 tháng

- Lãi suất : 7,8% / năm

- Phương thức trả lãi: A chọn trả lãi sau, B chọn trả lãi trước và C

chọn trả lãi định kỳ

Yêu cầu: Xác định giá bán kỳ phiếu, lãi và số tiền mỗi KH sẽ nhận được khi kỳ phiếu đáo hạn.

Giải:

A chọn trả lãi sau

Khách hàng A mua kỳ phiếu ở mức giá bằng mệnh giá là 50.000.000 đồng.

Tiền lãi A nhận được =


= 1.950.000 đồng

KH A nhận gốc + lãi: 50.000.000 + 1.950.000 = 51.950.000đ

B chọn trả lãi trước

Tiền lãi B nhận được =

Khách hàng B mua kỳ phiếu theo giá mua là: 50.000.000 – 1.950.000 = 48.050.000đ.


= 1.950.000 đồng

Khi đáo hạn B nhận được số tiền bằng mệnh giá là 50.000.000đ

C chọn trả lãi định kỳ hàng tháng

Khách hàng C mua kỳ phiếu ở mức giá bằng mệnh giá là 50.000.000đ.

Tiền lãi C nhận được =


= 325.000 đồng

Có 5 kỳ nhận lãi trước khi đáo hạn.

Khi đáo hạn, khách hàng C nhận được số tiền bằng mệnh giá cộng lãi kỳ cuối là: 50.000.000 + 325.000 = 50.325.000đ

Chi phí huy động vốn GTCG : Việc xác định chi phí huy động vốn phát hành các loại giấy tờ có giá rất quan trọng vì nó có tác động đến quyết định xem NHTM nên huy động vốn bằng hình thức nào. Nên huy động tiền gửi hay phát hành giấy tờ có giá hay trả lãi theo hình thức nào có lợi nhất.

Giá phát hành GTCG ngắn hạn:

Trả lãi trước và sau áp dụng công thức tính giá trị tương tai:

FV: Giá trị tương lai PV: Giá trị gốc ban đầu i: Lãi suất

n: Thời hạn

Ví dụ 6: VCB phát hành kỳ phiếu có mệnh giá 1.000 USD, ngày phát hành 1/4/X, ngày đáo hạn 1/10/X và lãi suất là 6%/ năm. Kỳ phiếu được bán ở mức giá bằng mệnh giá nhưng phương thức trả lãi tùy theo đề nghị của KH. Xác định xem chi phí huy động vốn bằng kỳ phiếu này của VCB là bao nhiêu, nếu:

a) KH đề nghị trả lãi trước?

b) KH đề nghị trả lãi sau? GIẢI:

a) Khách hàng đề nghị trả lãi trước?

Tiền lãi VCB phải trả trước =


= 30 usd


Lãi VCB phải trả trước = 1000*6%*6/12 = 30 USD FV = 1.000 USD, PV = 1000 – 30 = 970 USD

n = 6 => FV = PV (1 + i)n => 1000 = 970 (1 + i) x 6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2024