Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Du Lịch

nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính trị, tình hình kinh tế - xã hội. Đồng thời sản phẩm du lịch thường bị chi phối và mất cân đối bởi tính thời vụ.

1.3 Các hình thức du lịch hiện nay

Nền kinh tế càng phát triển, đời sống càng được nâng cao thì nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng và phát triển không ngừng. Do đó việc phân loại các loại hình du lịch là rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Theo xu thế du lịch thế giới ngày nay du lịch diễn ra hai thể loại là du lịch xanh và du lịch văn hoá.

Du lịch xanh là hoà mình vào thiên nhiên xanh với nhiều mục đích khác nhau như ngắm cảnh, tắm biển, leo núi, nghỉ dưỡng, chữa bệnh ... Trong du lịch xanh, xu hướng du lịch điền dã (du lịch sinh thái) đến các làng quê ngày càng thu hút nhiều du khách.

Du lịch văn hoá là loại hình du lịch giúp cho du khách thấy được bề dày lịch sử, văn hoá, các phong tục tập quán của các địa phương bao gồm hệ thống đình chùa, nhà thờ, lễ hội dân gian…

Đi sâu vào các thể loại du lịch cụ thể, theo cách tiếp cận truyền thống thì có các loại hình du lịch cơ bản như sau:

Căn cứ vào thành phần của khách: du lịch thượng lưu, bình dân, ba lô... Căn cứ vào phương tiện giao thông: du lịch tàu thuỷ, máy bay, xe đạp...

Căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng: du lịch trọn gói, du lịch không trọn gói.

Căn cứ hình thức tổ chức: du lịch theo đoàn, theo gia đình, cá nhân...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

2. Khái niệm và đặc điểm của ngành du lịch

2.1 Khái niệm về kinh doanh du lịch

Du lịch Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các biện pháp thúc đẩy tới phát triển bền vững - 3

Kinh doanh du lịch là quá trình tổ chức sản xuất, lưu thông mua bán hàng

hoá du lịch trên thị trường nhằm đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội.1

Ngày nay, tổng sản phẩm quốc dân của một nước hay doanh thu của một doanh nghiệp không thể không tính đến sự đóng góp của lĩnh vực dịch vụ. Khác với các sản phẩm thông thường được sản xuất ra trước khi bán và dùng, sản phẩm dịch được tạo ra và tiêu dùng ngay cùng một lúc. Dịch vụ trong ngành du lịch rất đa dạng, diễn ra ở nhiều hình thức kinh doanh khác nhau, về cơ bản có 4 loại hình chủ yếu sau:

Kinh doanh lữ hành

Kinh doanh khách sạn

Kinh doanh vận chuyển du lịch

Kinh doanh các dịch vụ khác

Kinh doanh lữ hành: là ngành kinh doanh các chương trình du lịch bao gồm: sản xuất, đại lý, môi giới nhằm cung ứng một cách thuận lợi các dịch vụ du lịch. Hiện nay, loại hình này rất phát triển trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Kinh doanh lữ hành bao gồm: các hãng lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa và đại lý lữ hành. Ngành kinh doanh lữ hành có vai trò quyết định đối với sự phát triển của du lịch thế giới. Thực tế cho thấy trên 80% khách du lịch sử dụng loại hình dịch vụ này. Dịch vụ lữ hành phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ du lịch khác.

Kinh doanh khách sạn du lịch: Kinh doanh khách sạn bao gồm việc cung cấp cho khách các dịch vụ về cư trú, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, các hàng hóa, các dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân... Sản phẩm của dịch vụ khách sạn là sản phẩm dịch vụ trực tiếp phục vụ người tiêu dùng hay nó chính là một hình thức xuất khẩu trực tiếp (đối với khách du lịch là người nước ngoài). Kinh doanh khách sạn có hai chức năng chính của là kinh doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống, ngoài ra còn có dịch vụ bổ sung. Trong đó:


1 PTS Trần Nhạn, năm 1996, Địa lý du lịch và kinh doanh du lịch, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin Hà Nội.

Kinh doanh lưu trú bao gồm kinh doanh các loại buồng ngủ, nghỉ... loại này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu khách sạn. Thực tế cho thấy, du khách thường chi cho lưu trú trong tổng chi tiêu cho du lịch là: Trung Quốc 22.5%, Australia 46%, Indonesia 30.8%.

Kinh doanh ăn uống là kinh doanh các mặt hàng ăn uống và chủ yếu phục vụ cho khách theo tuyến khép kín. Kinh doanh ăn uống đóng vai trò quan trọng trong tổng doanh thu của khách sạn, đây là phương thức xuất khẩu tại chỗ tối ưu. Trên thực tế, phương thức này mang lại hiệu quả gấp 10 lần so với ngoại thương. Chi cho ăn uống của khách trong tổng chi tiêu ở một số nước là: Trung Quốc 9.5% , Hồng Kông 10.98% , Indonesia 17.4% , Thái Lan 15.1%.

Kinh doanh các dịch vụ bổ sung bao gồm: dịch vụ giặt là quần áo, sửa chữa giày dép, đồng hồ, mua vé xem phim, đặt vé máy bay, đặt chỗ khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí, biểu diễn ca nhạc, cho thuê xe đạp, xe máy, ô tô, bán hàng lưu niệm, chữa bệnh... Loại hình kinh doanh này rất khó thống kê đầy đủ do luôn thay đổi theo nhu cầu của khách.

Kinh doanh vận chuyển du lịch: cung cấp cho khách các phương tiện vận chuyển khác nhau: thô sơ, truyền thống hoặc hiện đại. Ví dụ như vận chuyển bằng máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô, xe đạp, cáp vận chuyển... và các phương tiện vận chuyển thông tin theo nhu cầu của khách như điện thoại, fax... Loại hình kinh doanh này đòi hỏi phải đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách và đạt hiệu quả cao.

Kinh doanh các dịch vụ khác:

Dịch vụ thông tin bao gồm nhiều dạng khác nhau như: dịch vụ môi giới, tìm địa chỉ, thông tin về giá cả, tư vấn về pháp lý...

Dịch vụ thanh toán: dịch vụ này tạo thuận lợi cho khách được thanh toán một cách dễ dàng. Hình thức thanh toán có thể bằng séc, chuyển khoản séc du lịch, thẻ tín dụng... Các hình thức này ngày càng được mở rộng.

Dịch vụ bảo hiểm: Bảo hiểm có hai loại: bảo hiểm cho các nhà kinh

doanh dịch vụ du lịch và bảo hiểm cho người đi du lịch.

Dịch vụ thương mại: có thể nói chắc chắn rằng hiếm có một khách du lịch nào mà sau chuyến đi không mua bất cứ vật phẩm nào làm kỷ niệm cho người thân, bạn bè và cho chính mình. Chi tiêu cho việc mua các vật phẩm này cùng với chi tiêu của khách trong thời gian nghỉ ngơi tại các điểm du lịch đã lên tới 30 - 40%1 tổng chi tiêu trong chuyến đi của họ, đặc biệt đối với

những nước có chính sách khuyến khích khách du lịch chi tiêu như: Thái Lan, Singapo, Pháp, Mỹ...

2.2 Đặc điểm ngành du lịch

2.2.1 Bản chất xã hội

Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ của con người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hoá giảm 20%.2

Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn… Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.

2.2.2 Bản chất kinh tế:

Có thể nói ngành du lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều nước.

Thứ nhất, du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành. Khi một khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch, dịch vụ ở khu vực đó sẽ tăng lên đáng kể do


1 Di Linh, Năm 2007, Du lịch Việt Nam: “Vẻ đẹp bao giờ hết tiềm ẩn”, Báo thời đại mới 31/12/2/2007.

2 Trần Nhạn, năm 1995, Du lịch và kinh doanh Du lịch, Nhà xuất bản văn hoá thông tin.

nhu cầu về sản phẩm của du khách tăng. Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng đó mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân.

Thứ hai, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cân bằng thu chi ngoại tệ của một đất nước. Đối với một đất nước có thế mạnh về tiềm năng du lịch, ngành du lịch phát triển sẽ tạo nguồn thu nhập về ngoại tệ lớn cho đất nước với tỷ suất lợi nhuận cao.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, du lịch tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Bên cạnh đó, ngành du lịch còn tạo ra các nguồn thu làm lợi cho cư dân địa phương, các khoản thuế thu từ kinh doanh du lịch. Ngoài ra vì du lịch là một ngành xuất khẩu tại chỗ nên có thể xuất được những mặt hàng tươi sống khó bảo quản mà ít bị rủi ro như : hoa, rau quả tươi, thực phẩm... những mặt hàng phục vụ khách du lịch tại chỗ nên không cần đóng gói, vận chuyển, bảo quản phức tạp, tốn kém. Đây là một ưu thế nổi trội của ngành du lịch so với ngành ngoại thương.

Bản chất kinh tế của du lịch còn thể hiện ở một khía cạnh khác - Du lịch góp phần vào việc hồi phục sức khoẻ, đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh doanh rõ rệt. Thông qua hoạt động nghỉ ngơi, du lịch, tỷ lệ ốm đau trong khi làm việc giảm đi, tỷ lệ ốm đau ở độ tuổi lao động hạ thấp và rút ngắn thời gian chữa bệnh. Ở các nước kinh tế phát triển, nguồn lao động gia tăng rất chậm, vì thế sức khỏe và khả năng lao động trở thành nhân tố quan trọng để đẩy mạnh nền sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả của nó.

2.2.3 Bản chất chính trị

Du lịch như là một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Trước xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập nền kinh tế quốc tế, du lịch đã

thực sự là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc, góp phần thắt chặt mối quan hệ kinh tế - chính trị giữa các quốc gia.

2.2.4 Bản chất về sinh thái:

Du lịch tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Để đáp ứng nhu cầu du lịch, trong cơ cấu sử dụng đất đai nói chung phải dành riêng những lãnh thổ nhất định có môi trường tự nhiên ít thay đổi, xây dựng các công viên rừng quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ nguồn nước và bầu khí quyển nhằm tạo nên môi trường sống thích hợp. Việc làm quen với các danh thắng và môi trường thiên nhiên bao quanh có ý nghĩa không nhỏ đối với khách du lịch. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc các tri thức về tự nhiên, hình thành quan niệm và thói quen bảo vệ tự nhiên, góp phần giáo dục cho khách du lịch về mặt sinh thái học.

Trong lĩnh vực du lịch, xã hội và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội cần đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của khách du lịch và của việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Du lịch và bảo vệ môi trường là những hoạt động gần gũi và liên quan đến nhau.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch

Du lịch chỉ có thể phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi nhất định. Trong số các điều kiện đó có những điều kiện trực tiếp tác động đến việc hình thành nhu cầu du lịch và việc tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, bên cạnh đó có những điều kiện mang tính phổ biến nằm trong các mặt của đời sống xã hội và cũng có những điều kiện gắn với đặc điểm của từng khu vực địa lý. Tuy nhiên, tất cả các điều kiện này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành môi trường cho sự phát sinh, phát triển du lịch. Mặt khác, bản thân sự có mặt, sự phát triển du lịch cũng trở thành một thành tố của môi trường đó, và do vậy nó có thể tác động tích cực hoặc có thể cản trở chính sự phát triển đó.

3.1 An ninh chính trị và an toàn xã hội

Không khí chính trị hoà bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, văn hoá và chính trị giữa các dân tộc. Du lịch nói chung, du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hoà bình, ổn định. Du khách thích đến những đất nước và vùng du lịch có không khí chính trị hoà bình, những điểm du lịch mà tại đó không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo... ở đó du khách có thể gặp gỡ dân bản xứ, giao thiệp và làm quen với phong tục tập quán của địa phương sẽ thu hút được nhiều du khách hơn . Do vậy, nhờ du lịch mà các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, gần gũi nhau hơn và có khuynh hướng hoà bình hơn. Tóm lại, du lịch phát triển là nhờ có bầu không khí chính trị hoà bình và bầu không khí đó càng được củng cố khi mở rộng và phát triển trao đổi du lịch giữa các quốc gia và dân tộc

3.2 Phát triển kinh tế

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của du lịch là điều kiện kinh tế. Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành du lịch. Những nước có nền kinh tế phát triển sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Việc phát triển các ngành kinh tế như giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ... có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch.

Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch luôn là người tiêu dùng của nhiều loại dịch vụ hàng hoá, do đó họ phải có phương tiện vật chất đầy đủ. Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch. Con người khi muốn đi du lịch không chỉ cần thời gian mà còn phải có đủ tiền mới thực hiện được mong muốn đó. Người ta đã xác lập được rằng mỗi khi thu nhập của nhân dân tăng thì sự tiêu dùng du lịch cũng tăng theo. Phúc lợi vật chất của nhân dân luôn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và vào thu nhập quốc dân của đất nước đó.

3.3 Chính sách phát triển du lịch của nước sở tại

Hiện nay trên thế giới hầu như không có một nơi nào không tồn tại một bộ máy quản lý xã hội. Rõ ràng rằng bộ máy này có vai trò quyết định đến các hoạt động của cộng đồng đó. Hoạt động du lịch cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Một khu vực có tài nguyên phong phú, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không yểm trợ cho các hoạt động du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được.

3.4 Tài nguyên du lịch

Các điều kiện về môi trường tự nhiên có liên quan đến sự phát triển của hoạt động du lịch. Khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều đồi núi, biển cả, có khí hậu điều hoà, và thường lẩn tránh nơi bằng phẳng mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch; thế giới động thực vật cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch, thực vật phong phú và quý hiếm thì sẽ thu hút được các khách du lịch văn hoá với lòng ham tìm tòi nghiên cứu thiên nhiên. Các nguồn nước khoáng cũng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

Giá trị văn hoá lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển du lịch ở một điểm, một vùng hoặc một đất nước. Các tài nguyên có giá trị lịch sử có sức hút đặc biệt với du khách có trình độ cao, ham hiểu biết. Một số nước có nhiều tượng đài lịch sử từ thời phong kiến như: Séc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Pháp, Nga, Belarus, Ucraina... hay những nước nổi tiếng với những công trình lịch sử từ thời cổ đại như: Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc, Mêxicô, Italia...là những điểm du lịch được nhiều khách biết đến.

Tương tự, các tài nguyên có giá trị văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu như các thư viện lớn và nổi tiếng, các thành phố có triển lãm nghệ thuật và điêu khắc, những làng mạc có kiến trúc và xây dựng độc đáo...

Ngoài ra, một số sự kiện đặc biệt cũng có thể thu hút khách du lịch và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022