Tốc Độ Thu Nhận Và Xử Lý Thông Tin (Bit/s):


Khi xác định hiệu suất thi đấu của các VĐV trong một trận đấu, chỉ tính hiệu suất cho các VĐV tham gia thi đấu từ một hiệp trở lên.

Chỉ tính hiệu suất thi đấu trong toàn giải cho các VĐV tham gia từ 2/3 tổng số trận đấu trong giải và chỉ tính hiệu suất trung bình của các trận đấu mà VĐV có tham gia.

Do quan sát bằng mắt thường, hoặc qua băng hình (camera), nên các tiêu chí quan sát, đánh giá hiệu suất được quan sát chỉ đánh giá được một cách tương đối (đặc biệt là các tiêu chí như: tốc độ di chuyển, cự ly di chuyển, chuyền bóng dài…).

Phiếu quan sát đánh giá hiệu suất thi đấu của VĐV, và cách thức tiến hành đánh giá được trình bày cụ thể ở phần phụ lục của luận án.

2.2.4. Phương pháp kiểm tra y sinh học.

Là phương pháp được sử dụng nhằm xác định các thông số hình thái, y sinh học của các nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam. Khi sử dụng các chỉ số này, luận án đã tiến hành căn cứ theo Thông tư số 03/2015/TT-BVHTTDL ngày 03 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về giám định khoa học đánh giá trình độ tập luyện thể thao và kiểm tra sức khỏe của VĐV. Các chỉ số y sinh học được quan tâm trong quá trình nghiên cứu bao gồm các chỉ tiêu sau: chiều cao, cân nặng, chỉ số Quetelet, ngưỡng yếm khí tốc độ VanT, dung tích sống, VO2 max, tần số mạch, cũng như các chỉ số phản ánh năng lực yếm khí để đánh giá năng lực vận động của các đối tượng nghiên cứu. Các chỉ số y sinh học mà luận án sử dụng được tiến hành kiểm tra trên các thiết bị, máy kiểm tra chức năng y sinh học thông qua sự trợ giúp của các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia.

Chiều cao đứng (cm): Là chiều cao đo từ mặt phẳng đối tượng bị đo đứng đến đỉnh đầu. Đối tượng bị đo phải đứng ngay ngắn, duỗi hết các khớp gối, hông và cột sống, mắt nhìn thẳng sao cho gờ dưới hốc mắt và ống tai ngoài nằm trên cùng một mặt phẳng song song với mặt đất. Đây là chỉ số có


độ di truyền cao, nam 75%, nữ 92% phụ thuộc di truyền vào chủng tộc và gia tộc, tăng trưởng nhanh ở tuổi dậy thì: nam từ 12 - 15 tuổi, nữ từ 10 - 13 tuổi, sau 16 tuổi sự phát triển của chiều cao chậm lại. Đây là một trong những chỉ số chủ yếu phản ánh khả năng phát triển cơ thể con người nói chung, người có thân cao thường chân dài, có lợi về độ dài bước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Cân nặng (kg): Dùng cân bàn, cho đối tượng cân ngồi trên ghế đặt trước bàn cân, sau khi đặt 2 bàn chân cân đối trên mặt bàn cân rồi mới đứng hẳn lên. Cân chính xác đến 0.1 kg. Trọng lượng cơ thể là chỉ số có độ di truyền thấp (68% đối với nam và 42% đối với nữ). Trọng lượng cơ thể tăng nhanh ở tuổi dậy thì, nam 12 - 15 tuổi, nữ 10 - 13 tuổi. Tuy nhiên, sự tăng nhanh trọng lượng cơ thể phản ánh sự phù hợp với môi trường thuận lợi.

Chỉ số Quetelet (g/cm): Là chỉ số tính bằng thương số giữa cân nặng (gam) với chiều cao (cm). Chỉ số này phản ánh quan hệ tương tác hợp lý giữa yếu tố môi trường (trọng lượng) và yếu tố di truyền (chiều cao), đồng thời phản ánh khả năng phát triển của cơ thể trong quá trình trưởng thành. Chỉ số này quá lớn hoặc quá nhỏ đều phản ánh sự phát triển không bình thường, hoặc quá béo hoặc quá gầy, bất lợi cho sự hình thành năng lực vận động. Với VĐV bóng đá trẻ, chỉ số này phản ánh sự cân đối chắc chắn và thuận lợi trong môi trường tập luyện và thi đấu.

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam - 10

Các chỉ số hô hấp:

Trong phạm vi nghiên cứu, luận án tiến hành kiểm tra các chỉ số y sinh học để đánh giá năng lực yếm khí và ưa khí thông qua chỉ số công suất yếm khi tối đa tương đối là RPP (w/kg) và chỉ số hấp thụ oxy tối đa VO2max tương đối (ml/phút/kg). Luận án đã sử dụng Test Wingate trên xe đạp lực kế để kiểm tra đánh giá năng lực yếm khí của VĐV.

Kiểm tra năng lực ưa khí (VO2max tương đối) được thực hiện trên Hệ thống Metamax 3B của Đức. Hệ thống này gồm máy chủ và nhiều máy con kết nối với nhau.


Máy chủ là một máy tính điện tử được cài đặt phần mềm có khả năng thu nhận và phân tích các dữ liệu từ các máy con chuyển về.

Các máy con bao gồm:

Máy phân tích khí: là dụng cụ được gắn một cảm biến oxy (an oxygen sensor) để đo nồng độ khí oxy và các thành phần khí thở ra khác.

Đồng hồ Polar và phân mềm theo dõi nhịp tim từ xa.

Băng chạy (Treadmill) được điều khiển tự động theo một qui trình (protocol) định trước.

Máy in các kết quả phân tích.

Khi đo chỉ số VO2max, VĐV phải thực hiện một lượng vận động tới gắng sức tối đa. Dựa trên phác đồ (protocol) Bruce, lượng vận động tăng dần theo từng thang cường độ, mỗi thang cường độ kéo dài 3 phút. Công suất vận động được nâng theo từng bậc. Mỗi bậc công suất được nâng lên bằng cách tăng tốc độ (speed).

Xác định diễn biến mạch đập theo lượng vận động chuẩn:

Được xác định thông qua sử dụng băng chạy UA-6 OGGIKEN, mạch được theo dõi trực tiếp bằng đồng hồ đo mạch POLER (Phần Lan).

Quy trình: Người thực hiện được lấy mạch trước khi vận động theo các bước:

Đeo bộ cảm biến của đồng hồ vào ngang ngực.

Chuyển chế độ làm việc của đồng hồ từ TIME (đo thời gian) sang chế độ đo (MEASURE) bằng phím SELECT. Trên màn hình của đồng hồ sẽ xuất hiện biểu tượng trái tim đập và tần số mạch (lần/phút).

Tiến hành đo: Người thực hiện khởi động nhẹ. Thực hiện chạy trên băng chạy với thời gian 5 phút và tốc độ 10 km/giờ. Mạch được theo dõi trực tiếp trong quá trình chạy và được ghi lại trong mỗi phút hoạt động (5 phút) và 3 phút sau hoạt động.

Ngưỡng yếm khí tốc độ VanT:


Căn cứ vào nồng độ Axit Lactic ở phút hồi phục thứ 3 sau khi thực hiện bài tập chạy con thoi 7 lần 50 mét (7 50 m). Ngưỡng yếm khí tốc độ (VanT) được tính theo công thức sau:


Trong đó:

VanT

VMAX

0.13LA

VanT (Velocity Anaerobic Threshold): Ngưỡng yếm khí tốc độ. VMAX: Tốc độ tối đa.

VMAX

350m

t

(t: thời gian chạy 7 lần 50 m).

LA: Axit Lactic.

2.2.5. Phương pháp kiểm tra tâm lý.

Là phương pháp được sử dụng trong việc sử dụng các test tâm lý nhằm đánh giá các đặc điểm trạng thái tâm lý cũng như hiệu quả của công tác huấn luyện thể lực, kỹ thuật và tâm lý cho nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam thông qua các test tâm lý như: Tốc độ thu nhận và xử lý thông tin; thời gian phản xạ; sự nỗ lực ý chí; khả năng tập trung chú ý… Các test tâm lý này cũng được áp dụng theo Thông tư số 03/2015/TT-BVHTTDL ngày 03 tháng 06 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về giám định khoa học đánh giá trình độ tập luyện thể thao và kiểm tra sức khỏe của VĐV các môn thể thao. Các test tâm lý được luận án tiến hành kiểm tra bao gồm: tốc độ thu nhận và xử lý thông tin (bit/s) và thời gian phản xạ đơn (ms), thời gian phản xạ phức (ms), sự nỗ lực ý chí và khả năng tập trung chú ý.

1. Tốc độ thu nhận và xử lý thông tin (bit/s):

Mục đích: Tốc độ thu nhận và xử lý thông tin là một thành phần cơ bản của năng lực trí tuệ cá nhân, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các môn thể thao, đặc biệt là khả năng nỗ lực ý chí trong các hoạt động sức bền.

Dụng cụ: Biên bản kiểm tra (có in sẵn bảng vòng tròn hở Landont), đồng hồ bấm giây và bút viết.


Cách tiến hành: Kiểm tra trong 2 lượt (2 xêri), mỗi lượt ở 1 vị trí khác nhau và có đoạn cắt ở vị trí khác nhau. Yêu cầu soát tất cả các vòng tròn có đoạn cắt lúc 12 giờ ở hướng thứ nhất và các vòng tròn có đoạn cắt lúc 6 giờ ở hướng thứ 3, soát và gạch từng dòng từ trái sang phải, sau đó ghi lại tổng số ở bên lề. Thực hiện xong, báo cho người kiểm tra biết để ghi lại thời gian, sau đó nhanh chóng chuyển sang hướng thứ 3 và tiếp tục tìm các vòng tròn ở hướng 6 giờ (thực hiện như hướng thứ nhất).

Đánh giá: Tốc độ thu nhận và xử lý thông tin được tính theo công thức:

S 358,8 2,807n

t

Trong đó: S: Tốc độ thu nhận và xử lý thông tin (bis/s).

n: Số lỗi (gạch sai vòng tròn quy định hoặc bỏ sót). t: Thời gian hoàn thành test (s).

Giá trị S càng cao thì năng lực thu nhận và lý thông tin càng tốt.

2. Thời gian phản xạ.

Thiết bị đo: Đo bằng máy đo phản xạ Takei (Nhật) nhằm mục đích xác định thời gian phản xạ vận động đơn và thời gian phản xạ vận động phức.

Tư thế chuẩn bị: VĐV ngồi trên ghế, tay thuận hoặc chân thuận đặt trên bộ cảm biến, mắt nhìn vào bộ phận phát tín hiệu, hít thở đều, toàn thân thả lỏng. Người kiểm tra đứng bên cạnh để phát tín hiệu từ nút điều khiển.

Tiến hành đo:

Thời gian phản xạ đơn (ms) - phản xạ với tín hiệu âm thanh. Thực hiện 5 lần, bỏ kết quả thực hiện ở lần thứ 1 và lần thứ 5, lấy kết quả trung bình ở lần thực hiện thứ 2, 3 và 4.

Quy trình đo: Người kiểm tra ra hiệu lệnh chuẩn bị (chỉ ra hiệu lệnh chuẩn bị trong lần đầu) và phát tín hiệu phản xạ bằng cách nhấn nút Vision. Khi nghe tín hiệu, VĐV phải lập tức ấn nút của tấm cảm biến để ngắt tín hiệu âm thanh. Kết quả thu được tính bằng giây và được hiển thị trên màn LCD.


Nhấn nút Reset để tiếp tục thực hiện và đo ở những lần sau. Ở test này, âm thanh có cường độ là 500 Hz.

Thời gian phản xạ phức (ms) - phản xạ có lựa chọn: Thực hiện 10 lần, lấy kết quả trung bình của 10 lần thực hiện, đồng thời xác định số lần nhầm lẫn.

Quy trình đo: Tương tự như đo phản xạ vận động đơn. Người thực hiện phải lựa chọn trong 3 tín hiệu (500 Hz, 1 KHz, 3 KHz) theo yêu cầu của người kiểm tra để phản ứng với tốc độ nhanh nhất.

3. Sự nỗ lực ý chí.

Mục đích: Đánh giá sự nỗ lực ý chí khi khắc phục khó khăn của các VĐV trong quá trình huấn luyện sức bền chuyên môn.

Trang thiết bị: Công năng lực kế tay Endofraph.

Cách thức thực hiện:

Bước 1: VĐV ngồi ở tư thế thuận lợi nhất. Thiết bị Endofraph được đặt trên bàn ngang tầm ngực, các ngón tay phải của VĐV nắm lấy cần kéo.

Bước 2: Lượt thứ nhất, VĐV cố gắng đùng lực tay của mình kéo hết một lực cho trước với một tần số thích hợp nhất đến khi mệt mỏi không thể kéo thêm được nữa.

Bước 3: Tiến hành lượt thứ hai sau lượt thứ nhất 15 phút. VĐV làm lặp lại lần thứ nhất. Khi đạt được giá trị tuyệt đối của lần thứ nhất, yêu cầu VĐV cố gắng làm thêm đến khi đúng hết sức vẫn không kéo thêm được nữa.

Cách đánh giá kết quả:

P = B - A×

A × 1



Trong đó: P: Sự nỗ lực ý chí.

5 - C 10

A: Số lần kéo tay trong lượt thứ nhất. B: Số lần kéo tay trong lượt thứ hai. C: Trọng lượng (kg) - lực phải kéo.

Nếu B - A = 0 lấy giá trị:


A 1

5 - C 10

Nếu B - A < 0 lấy giá trị âm.

Nếu giá trị của P càng lớn, nỗ lực ý chí càng cao.

4. Khả năng tập trung chú ý.

Mục đích: Đánh giá khả năng tập trung chú ý khi mệt mỏi tăng lên của vận động viên.

Trang thiết bị: Một bản ô vuông lớn (25 × 25cm), chia làm 25 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông nhỏ chia 2 phần bằng nhau thành 2 hình tam giác; ở góc bên trái có đánh thứ tự 1 - 15 ở góc bên phải có số được sắp xếp một cách ngẫu nhiên và khác màu sắc. Một đồng hồ bấm giây.

Cách thực hiện:

Bước 1: VĐV nghe phổ biến những yêu cầu và cách thực hiện.

Bước 2: Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” VĐV thực hiện nhanh chóng và chính xác, tìm các con số ở góc dưới bên phải theo thứ tự 1 - 25 và ghi lại chúng bằng các con số ở góc trên bên trái ở cùng ô tương ứng.

Cách đánh giá kết quả:

P t

(25 n)


Trong đó: P: Hiệu suất chú ý.

t: Thời gian hoàn thành.

n: Sai số (ghi không đúng các con số ở góc trên - bên trái vào các số thứ tự góc dưới - bên phải).

Giá trị tuyệt đối của P càng nhỏ, hiệu suất chú ý càng tốt.

2.2.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm.

Mục đích của phương pháp này nhằm theo dõi, kiểm tra các test sư phạm đã lựa chọn, đồng thời kiểm nghiệm trong thực tiễn độ tin cậy, tính thông báo của hệ thống các test đánh giá TĐTL của đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở của


kết quả kiểm tra sư phạm, luận án tiến hành xây dựng và kiểm nghiệm hiệu quả hệ thống tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho đối tượng nghiên cứu.

Quá trình tổ chức kiểm tra sư phạm của luận án nhằm mục đích kiểm tra trên đối tượng nghiên cứu thông qua các tiêu chí, các test sư phạm đánh giá trình độ thể lực chung, chuyên môn, kỹ - chiến thuật xác định đặc điểm diễn biến các tiêu chí qua các giai đoạn kiểm tra làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL. Các nhóm test sư phạm được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: nhóm các test thể lực chung và chuyên môn; nhóm các test kỹ - chiến thuật.

Test bật cao tại chỗ (cm):

Mục đích: Đánh giá sức mạnh của những nhóm cơ chi dưới và khả năng phối hợp vận động, vì những khả năng này có ảnh hưởng rất lớn trong các hoạt động trên cao với các động tác kỹ thuật bật nhảy đánh đầu, bắt bóng… Ngoài ra, sức bật còn được thể hiện thường xuyên ở các động tác kết hợp sức nhanh như: Xuất phát nhanh, đổi hướng nhanh, bột phát, lao theo kịp thời, độ rướn…

Yêu cầu: Thực hiện hết khả năng.

Cách thức thực hiện: Mỗi VĐV thực hiện 3 lần, lấy thành tích cao nhất.

Cách đánh giá: Kết quả được tính bằng cm, dụng cụ đo là thước dây.

Test chạy 30 m xuất phát cao (s):

Mục đích: Nhằm đánh giá sức nhanh, sức mạnh tốc độ, tốc độ phản xạ của VĐV. Trong bóng đá, tốc độ có ý nghĩa quyết định tới việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động kỹ, chiến thuật. Mỗi hoạt động kỹ, chiến thuật trong bóng đá đều phải thực hiện trong điều kiện thật nhanh, thời cơ chỉ xảy ra trong vài giây, ai nhanh hơn người đó sẽ thắng. VĐV trước khi kiểm tra test đã được tập kỹ thuật xuất phát cao để yếu tố kỹ thuật không làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.

Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ tối đa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022