Tổng Quan Một Số Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan.


nghỉ phản ánh TĐTL của VĐV. Các chỉ số và chỉ tiêu y sinh của TĐTL ở trạng thi nghỉ cần được kiểm tra bao gồm: [14], [17].

Các chỉ tiêu và các chỉ số về thể hình: Việc kiểm tra các chỉ tiêu thể hình khi đánh giá trình độ tập luyện của VĐV, thường không có ý nghĩa lớn như khi tuyển chọn ban đầu. Tuy nhiên, đây cũng là việc cần thiết, nhất là đối với VĐV ở tuổi cơ thể còn đang phát triển. Với đối tượng này, các kết quả kiểm tra sẽ cho biết cơ thể của VĐV có phát triển có phát triển đúng quy luật chung hay không, có đúng với yêu cầu đặc thù của môn thể thao là môn chuyên sâu của VĐV hay không? Các kích thước liên quan đến tổ chức mềm (cơ bắp) có thể phản ảnh tác động của huấn luyện khá nhạy bén. Rõ ràng không thể khẳng định công tác huấn luyện là tốt khi số chu vi các chi, hiệu số vòng ngực khi hít vào hết sức và thở ra hết sức, hiệu số vòng cánh tay khi co cứng và thả lỏng đều giảm… [58], [67], [89].

Các chỉ tiêu, chỉ số về giải phẫu và chức năng sinh lý: Đặc biệt là chức năng cung cấp và vận chuyển oxy của hệ hơ hấp, tim mạch và máu.

Các chỉ số sinh hóa như: Men LDH; nội tiết tố (testosterone, cortisol); axid lactic; chuyển hóa năng lượng lúc nghỉ [16], [25], [69].

Phương pháp kiểm tra y - sinh ở trạng thái hoạt động định lượng: hoạt động định lượng trong tập luyện là một hoạt động tiêu chuẩn, chúng ta thường gọi là hoạt động chuẩn. Trong hoạt động chuẩn, tất cả các VĐV tham gia kiểm tra đều thực hiện một bài tập có quy trình giống nhau. Khi thực hiện hoạt động định lượng, phản ứng của cơ thể thể hiện một phần TĐTL của VĐV đó. Ví dụ: khi hoạt động định lượng, VĐV có TĐTL cao hơn thường có nhịp tim thấp hơn (chậm hơn) so với VĐV có TĐTL thấp hơn. Chức năng hô hấp, tim mạch của VĐV có TĐTL cao thường thích nghi với hoạt động cơ bắp tốt hơn so với VĐV có TĐTL thấp. Chính vì vậy mà việc xác định các chỉ số y sinh học ở trạng thái hoạt động định lượng là những thông tin có giá trị so sánh để đánh giá TĐTL của VĐV [3], [69].


Các bài tập kiểm tra trong trạng thái hoạt động định lượng hay được áp dụng trong phòng thí nghiệm và trên hiện trường tập luyện hiện nay là: Bài tập đứng lên - ngồi xuống (công năng tim); bước bục (step - test Harward); test Cooper; test PWC 170… [4], [25], [93].

Phương pháp kiểm tra y sinh ở hoạt động thể lực tối đa gắng sức: kiểm tra, đánh giá các tố chất thể lực hay năng lực hoạt động thể lực của vận động viên sau mỗi giai đoạn tập luyện bằng các máy móc với các tính năng hiện đại, có độ chính xác cao như: hệ thống Cosmos, MetaMax 3B thông qua sử dụng các test kiểm tra (ví dụ test Wingate, PWC 170…) trên xe đạp lực kế.

Phương pháp kiểm tra tâm lý:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Các phương pháp tâm lý được sử dụng nhằm xác định những đặc điểm tâm lý của VĐV ảnh hưởng đến thực hiện những nhiệm vụ của cá nhân hoặc tập thể trong tập luyện và thi đấu thể thao, ngoài ra còn đánh giá trình độ phối hợp ăn ý giữa các VĐV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tập luyện và thi đấu. Để đánh giá trình độ tập luyện bằng phương pháp kiểm tra tâm lý, người ta thường sử dụng thông qua các test tâm lý nhằm đánh giá về loại hình thần kinh, thời gian phản xạ, năng lực trí tuệ, khả năng xử lý thông tin, chú ý…

Loại hình thần kinh: Sử dụng phương pháp xác định loại hình thần kinh bằng biểu 808 do các nhà khoa học tuyển chọn thể thao Trung Quốc xây dựng. Đây là biểu sử dụng các dạng biến thiên của ký hiệu “cái ly” (cải biên từ bảng chữ cái Anphimop) vì vậy nó loại trừ được sự khác biệt về trình độ văn hóa, dân tộc, chính trị. Khi xử lý kết quả các nhà khoa học đã tính tới độ tuổi và giới tính. Đối tượng phải thực hiện trắc nghiệm trên 3 biểu mẫu với 3 yêu cầu khác nhau trong thời gian 5 phút cho mỗi biểu. Sau khi xử lý bằng cách tính điểm (K), % sai, % sót để so với bảng chuẩn tìm ra loại hình thần kinh cho từng VĐV. Các nhà khoa học thể thao Trung Quốc phân chia loại hình thần kinh chi tiết hơn cách phân chia của Paplop (nhưng vẫn trên cơ sở khoa học về 3 đặc tính cường độ, tính linh hoạt và tính cân bằng của 2 quá

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam - 8


trình thần kinh hưng phấn và ức chế). Đây là loại trắc nghiệm có tính chất định tính để xác định xem đặc điểm các quá trình thần kinh của VĐV có phù hợp với môn thể thao đã chọn ở trình độ cao không.

Thời gian phản xạ: Phép đo phản xạ là phương pháp xác định thời gian của phản ứng vận động. Đối tượng phải thực hiện trắc nghiệm trên máy đo thời gian phản xạ. Trắc nghiệm này có tính chất định lượng, bao gồm: [78], [81], [84], [87]

Phản xạ đơn: Khi có tín hiệu đơn (một tần số, một cường độ) thì VĐV phải tắt tín hiệu càng nhanh càng tốt.

Phản xạ phức: Khi có tín hiệu phức (hai tần số, hai cường độ) thì VĐV phải tắt tín hiệu theo quy định càng nhanh càng tốt, càng chính xác càng tốt.

Đánh giá khả năng trí tuệ: Để đánh giá khả năng trí tuệ của VĐV, sử dụng trắc nghiệm trí tuệ Raven (trắc nghiệm mang tên tác giả - nhà tâm sinh lý học người Mỹ) sáng chế năm 1947. Trắc nghiệm này được xây dựng trên cơ sở đưa ra những hình vẽ vô nghĩa để cá nhân quan sát, tìm ra mối quan hệ giữa những hình đó, suy ra bản chất của hình vẽ, bổ sung hoàn thiện một hệ thống các quan hệ và từ đó phát triển được một phương pháp suy luận và phán đoán nhanh trong các tình huống xảy ra.

Thang đo gồm 60 bài tập, chia làm 5 bộ. Trong mỗi bộ, bài tập đầu tiên gần như tự nó đã rất rành mạch, rõ ràng. Các bài tập tiếp theo dần dần khó hơn. Trắc nghiệm này không phụ thuộc vào trình độ văn hóa - giáo dục, dân tộc. Trong khuôn khổ khuôn hình (bài tập) có một khoảng trống, nhiệm vụ của đối tượng là phải chọn những đáp án cho sẵn phía dưới lấy một đáp án phù hợp nhất, logic nhất. Khi xử lý phải tính tới đội tuổi và tìm độ tin cậy của kết quả trắc nghiệm để loại ra những bài không hợp lệ. Đối chiếu điểm của đối tượng với bảng điểm chuẩn để đánh giá năng lực trí tuệ của VĐV [84].

Tốc độ thu nhận và xử lý thông tin: được sử dụng bằng biểu mẫu trắc nghiệm bảng vòng hở Landolt - gồm 900 vòng được sắp xếp thành 30 hàng,


mỗi hàng có 30 vòng hở, các vòng có khe hở ở 8 hướng là 1, 3, 5, 6, 7, 9, 11 và 12 giờ (tưởng tượng trên đồng hồ). Xác suất các hướng ngang nhau. VĐV phải gạch các vòng có khe hở cùng một hướng theo quy định càng nhanh, càng chính xác thì càng tốt (trong thời gian 5 phút, tính từ khi soát bảng cho đến khi kết thúc. Căn cứ vào tốc độ, độ đúng sai để tính lượng thông tin xử lý được [78], [81], [84], [87].

Đánh giá khả năng chú ý: Sử dụng bảng 25 ô số do tác giả Phạm Ngọc Viễn cải biên từ trắc nghiệm của các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ), trong đó mỗi ô được chia thành 2 nửa (theo đường chéo) - nửa trên là các số tự nhiên được xếp đúng thứ tự từ nhỏ đến lớn, nửa dưới các số đó bị đảo lộn một cách ngẫu nhiên. Đối tượng phải tìm và sắp xếp lại theo đúng trật tự con số từ nhỏ cho đến lớn phần nửa dưới của ô (chữ số màu đỏ) và ghi lại con số màu đen cùng ô tương ứng vào bảng nhỏ ở dưới (ghi từ trái sang phải, hết hàng trên xuống hàng dưới). Yêu cầu thực hiện nhanh và chính xác, (nửa dưới của biểu mẫu ví dụ dưới đây chữ số được ghi cỡ lớn và đậm màu hơn nửa trên). Thang điểm chuẩn (ký hiệu là P - là hiệu suất chú ý) là tỷ lệ giữa số lỗi và thời gian thực hiện test) [84], [87].

Phương pháp kiểm tra sư phạm:

Phương pháp sư phạm cho phép đánh giá mức độ phát triển của các tố chất vận động, năng lực phối hợp và trình độ kỹ thuật thể thao của các vận động viên trẻ. Nó được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các phương tiện, phương pháp huấn luyện để xác định động thái của trạng thái sung sức thể thao và dự báo các thành tích. Nhiệm vụ của kiểm tra sư phạm là: thống kê lượng vận động tập luyện và thi đấu, xác định các mặt khác nhau của trình độ huấn luyện của các vận động viên, xác định các khả năng để đạt được thành tích thể thao, dự kiến, đánh giá hành vi của vận động viên trong các cuộc thi đấu. Các phương pháp chủ yếu của kiểm tra sư phạm là quan sát sư phạm và sử dụng các test sư phạm để kiểm tra những yếu tố cấu thành


trình độ tập luyện của VĐV. Tính toàn diện của công tác huấn luyện thể thao không chỉ thể hiện ở huấn luyện đủ các mặt: thể lực - kỹ thuật - chiến thuật, chuyên môn - tư tưởng, lý thuyết - thực hành… mà ngay trong từng mặt cũng phải toàn diện. Ví dụ: Với huấn luyện thể lực, phải chú ý cả thể lực chung là thể lực chuyên môn. Trong thể lực chung, phải coi trọng đủ các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo, dẻo… Chính vì vậy, khi kiểm tra đánh giá trình độ thể lực của VĐV cần kiểm tra cả thể lực chung và thể lực chuyên môn. Tuy nhiên, do đặc thù của từng môn thể thao, nhiều khi một test lại có khả năng cho phép đánh giá nhiều yếu tố. Để không trùng lặp, không gây khó khăn cho VĐV cũng như khâu tổ chức, nên các chỉ tiêu sư phạm được nêu theo môn, trong từng môn sự tách bạch thể lực chung hay thể lực chuyên môn, thể lực hay kỹ thuật… chỉ là tương đối.

Trong thực tiễn cho thấy, việc đánh giá trình độ tập luyện của VĐV bằng phương pháp sư phạm không đòi hỏi thiết bị đo đạc phức tạp và đắt tiền, dễ thực hiện, tiện lợi cho việc nắm bắt thông tin nhanh chóng, chính xác và đủ độ tin cậy. Vì lẽ đó, trong thực tiễn huấn luyện hiện nay, hầu hết các HLV đều tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu, sử dụng các phương pháp sư phạm để xác định các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV.

1.5. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan.

Bóng đá là môn thi đấu mang tính tập thể có hoạt động rất đa dạng. Trong một giải thi đấu lớn, VĐV thường phải thi đấu liên tục 20 - 30 ngày, và theo mùa giải (6 - 8 tháng) càng đến giai đoạn cuối càng căng thẳng, vì vậy mà yêu cầu sức bền chuyên môn phải cao. Hay nói cách khác là loại sức bền này phải đáp ứng được đến ngày thi đấu cuối cùng, trận thi đấu cuối cùng và hiệp thi đấu cuối cùng.

Vấn đề xây dựng nội dung cũng như tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV bóng đá nói chung và nữ VĐV bóng đá nói riêng đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu như: Xeggeprott (1976), A.B.


Octamev (1982), A. Tomat (1983)…, Lê Bửu (1983); Nguyễn Thiện Tình (1982, 1986, 1991); Phạm Ngọc Viễn (1985, 1987); Trần Duy Long (1985);

Phạm Quang (1989, 1992, 1994); Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2001), Phạm Xuân Thành (2007)… Các kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc hoàn thiện cơ sở lý luận về công tác kiểm ytra - đánh giá TĐTL của VĐV bóng đá.

Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu vấn đề này như: Phạm Ngọc Viễn (1985 - 1987); Trần Duy Long (1985); Phạm Quang (1989, 1992, 1994); Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc (2000); Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2001)…, nhưng trước hết phải kể tới: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc (2000) với: “Kiểm tra trình độ tập luyện đối với cầu thủ bóng đá” [74]; Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2000) với đề tài: “Bước đầu đánh giá trình độ tập luyện và hình thành mô hình VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 15 - 17 trong chương trình Quốc gia về Thể thao” [68]; Phạm Xuân Thành (2007) với đề tài: “Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu)”… [59] và một số công trình nghiên cứu khác của một số tác giả đăng trên các Tạp chí Thông tin khoa học TDTT. Ở đây, nghiên cứu chỉ đề cập tới 2 công trình nghiên cứu mang tính tiêu biểu của các tác giả: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc (2000) và Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2001).

Trong công trình nghiên cứu: “Kiểm tra trình độ tập luyện đối với cầu thủ bóng đá”, các tác giả Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc (2000) đã quy định rõ thời gian, nội dung, phương pháp, phương tiện, các bài tập, và các tiêu chuẩn kiểm tra, thang điểm đánh giá cho từng giai đoạn cụ thể. Lứa tuổi nghiên cứu của đề tài nằm trong giai đoạn huấn luyện ban đầu. Trong giai đoạn này, sau khi tập liên tục trong thời gian 2 năm, các VĐV được kiểm tra các nhóm chỉ tiêu: Hình thái (chiều cao, trọng lượng tích cực), thể lực chung


và chuyên môn (chạy 15 m xuất phát cao, chạy 15 m tốc độ cao, PWC170, Cooper test), kỹ thuật (chuyền bóng, dẫn bóng, sút bóng, đánh đầu), tâm - sinh lý (thời gian phản xạ đơn, phức, chỉ số VO2Max, dung tích sống, tần số mạch đập) của năm thứ nhất và năm thứ hai. Các chỉ tiêu kiểm tra được quy điểm theo thang điểm C (thang điểm 10) đã được quy định chi tiết. Trên cơ sở đó xây dựng tiêu chuẩn và bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ tập luyện theo các chỉ tiêu. Các tiêu chuẩn trên được đánh giá phân loại theo 4 mức: Tốt, khá, trung bình, yếu [74].

Khi nghiên cứu: “Bước đầu đánh giá trình độ tập luyện và hình thành mô hình VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 15 - 17 trong chương trình Quốc gia về Thể thao”, các tác giả Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2000) đã xác định hệ thống các chỉ tiêu bao gồm: Nhóm chỉ tiêu đánh giá theo thang điểm, và nhóm chỉ tiêu đánh giá không theo thang điểm. Đối tượng nghiên cứu là cầu thủ bóng đá U17 quốc gia ở giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu. Quá trình nghiên cứu đề tài tiến hành xây dựng thang điểm đánh giá của các chỉ tiêu đã lựa chọn, và tiến hành đánh giá trình độ tập luyện của các VĐV theo vị trí sở trường (thủ môn, tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ). Các chỉ tiêu kiểm tra được quy điểm theo thang điểm C (thang điểm 10) đã được quy định chi tiết. Trên cơ sở đó xây dựng tiêu chuẩn và bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ tập luyện theo các chỉ tiêu. Các tiêu chuẩn trên được đánh giá phân loại theo 5 mức: Rất tốt, tốt, khá, trung bình, yếu [68].

Về các nội dung ứng dụng trong kiểm tra - đánh giá TĐTL của VĐV bóng đá, qua tìm hiểu việc sử dụng các test để tuyển chọn và đánh giá TĐTL về mặt thể lực cho VĐV bóng đá của các chuyên gia trong và ngoài nước như: Alagich R. (1998) [1], Hare D.P (1976) [22], John Jaman (1976) [31],

Nitratôp E.D (1998) [45], Oxtamev V. (1982) [46], Tomat A (1973) [64],

Valich V. (1981) [75], Venslap P. (1999) [77]…, Nguyễn Đăng Chiêu (2004)

[16], Nguyễn Đức Nhâm (2005) [43], [44], Võ Đức Phùng (1999) [50], Võ


Văn Quyết (2016) [53], Nguyễn Hồng Sơn (2017) [55], Trần Quốc Tuấn (1999) [73], Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002) [69], Phạm Xuân Thành (2007) [59]… có thể đi đến một số nhận xét như sau:

Thứ nhất: Có sự đồng nhất của hầu hết các tác giả trong và ngoài nước trong việc đánh giá các mặt năng lực khác nhau của tố chất thể lực của VĐV bóng đá như các năng lực về sức nhanh, tốc độ phản ứng, sức mạnh, sức mạnh tốc độ, khả năng phối hợp vận động, khéo léo, sức bền…

Thứ hai: Trong quá trình đánh giá các mặt năng lực trên của VĐV bóng đá, có một số tiêu chí có tần suất sử dụng cao, được nhiều tác giả sử dụng để tuyển chọn, đánh giá TĐTL của VĐV bóng đá ở các lứa tuổi khác nhau:

1. Về nhóm tiêu chí đánh giá theo thang điểm bao gồm:

Các tiêu chí hình thái: chiều cao đứng (cm); cân nặng (kg); chỉ số Quetelet (g/cm).

Các tiêu chí tâm lý: phản xạ đơn (s); phản xạ phức (s).

Các tiêu chí thể lực chung và chuyên môn:

Bật xa tại chỗ (cm). Bật cao tại chỗ (cm).

Chạy 30 m xuất phát cao (s). Chạy 60m xuất phát cao (s). Chạy 2000 m (s)

Chạy con thoi 7 50 m (s). Chạy con thoi 5 30 m (s). Cooper test (m).

Ném biên (m).

Bật cao đánh đầu (cm). Gập thân (cm).

Chạy zích zắc (s). PWC170 (kgm/phút).

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí