Short Dribbling Test (Dẫn Bóng Tốc Độ Trong Đoạn Ngắn)


Cách thức thực hiện: Mỗi VĐV thực hiện 3 lần (giữa mỗi lần được nghỉ đầy đủ mạch từ 100 - 110 lần/phút) và lấy kết quả lần cao nhất.

Cách đánh giá: Kết quả đo được tính bằng giây, dụng cụ đo đồng hồ bấm giây.

Test chạy 60 m xuất phát cao (s):

Mục đích: Nhằm đánh giá sức nhanh, sức mạnh tốc độ, tốc độ phản xạ. Trong bóng đá tốc độ có ý nghĩa quyết định tới việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động kỹ, chiến thuật. Mỗi hoạt động trong bóng đá đều phải thực hiện trong điều kiện thật nhanh, thời cơ chỉ xảy ra trong vài giây, ai nhanh hơn người đó sẽ thắng. VĐV trước khi kiểm tra test đã được tập kỹ thuật xuất phát cao để yếu tố kỹ thuật không làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.

Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ tối đa.

Cách thức thực hiện: Mỗi VĐV thực hiện 3 lần (giữa mỗi lần được nghỉ đầy đủ, mạch từ 100 - 110 lần/phút) và lấy kết quả lần thực hiện đạt thành tích cao nhất.

Cách đánh giá: Kết quả đo được tính bằng giây, dụng cụ đo đồng hồ bấm giây.

Test chạy con thoi 7 50 m (s):

Mục đích: Đánh giá sức bền tốc độ, trong bóng đá sức bền tốc độ có ý nghĩa quyết định tới việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động kỹ, chiến thuật. Mỗi hoạt động trong bóng đá đều phải thực hiện trong điều kiện thật nhanh, và thời gian dài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Yêu cầu: Chạy với tốc độ tối đa.

Cách thức thực hiện: Mỗi VĐV thực hiện 2 lần (giữa mỗi lần được nghỉ đầy đủ mạch từ 100 - 110 lần/phút) và lấy kết quả lần cao nhất. Kết quả đo được tính bằng giây, dụng cụ đo đồng hồ bấm giây.

Cách đánh giá: Tính tổng thời gian của 7 lần chạy.

Test Cooper (m):


Mục đích: Đánh giá sức bền ưa khí của VĐV.

Yêu cầu: Yêu cầu phân phối đều sức trong thời gian 12 phút.

Cách thức thực hiện: Được thực hiện trên sân điền kinh (400m), dùng còi làm hiệu lệnh dừng khi hết thời gian chạy 12 phút. Mỗi đội kiểm tra được chia làm 2 nhóm, mỗi thành viên của nhóm này giúp đỡ xác định thành tích chạy của mỗi thành viên nhóm kia. Trên đường chạy 400m thì cứ 20m có một vạch vôi để tiện cho việc tính thành tích. Dụng cụ: Đồng hồ bấm giây, số đeo và tích kê tương ứng với mỗi số đeo. Số đeo, đợt chạy ghi vào phiếu điều tra. Tất cả các thao tác của điều tra viên và đối tượng điều tra tương tự như chạy con thoi, khi có hiệu lệnh, VĐV chạy trên đường chạy 400m. Thời gian chạy là 12 phút. Nên chạy từ từ những phút đầu, phân phối đều và tuỳ sức của mình mà tăng tốc dần, nếu mệt có thể chuyển thành đi bộ cho đến hết giờ. Mỗi VĐV có 1 số đeo ở ngực và tay cầm 1 tích kê có số tương ứng. Khi có lệnh dừng lập tức thả ngay tích kê xuống nơi chân tiếp đất để đánh dấu số lẻ quãng đường chạy, sau đó chạy chậm hoặc đi bộ thả lỏng để hồi sức.

Cách đánh giá: Đánh giá quãng đường chạy (đo bằng m) trong thời gian 12 phút.

Test Yo-Yo IR1 (m):

Mục đích: Đánh giá khả năng của cầu thủ trong việc lập lại quãng đường chạy ngắt quãng trong một giai đoạn kéo dài.

Yêu cầu: VĐV cần hiểu rõ về cách thức thực hiện test cũng như tín hiệu để kiểm soát tốc độ chạy.

Cách thức thực hiện: Yo-Yo test kéo dài từ 5 - 20 phút và bao gồm khoảng thời gian 5 - 20 giây chạy ngắt quãng trong quảng đường 40m, xen kẽ giữa là những lần nghỉ 5 giây. Trong một khoảng thời gian ngắn, VĐV phải chạy với tốc độ đến điểm 20m theo tín hiệu thứ nhất, sau đó chạy về vị trí xuất phát theo tín hiệu thứ 2. Sau đó, cầu thủ có 5 giây nghỉ trong khu vực 2,5m ở phía sau. Nếu cầu thủ chạy quá nhanh, thì phải chờ tín hiệu tiếp theo.


Quá trình chạy được lặp lại cho đến khi cầu thủ không thể hoàn thành đủ cự ly trong hai lần. Lần thứ 1, là cảnh cáo (yellow card), và lần thứ hai là kết thúc (red card).

Hình 2 1 Test Yo Yo IR1 Cách đánh giá Kết quả được tính là lần chạy không 1

Hình 2.1. Test Yo-Yo IR1

Cách đánh giá: Kết quả được tính là lần chạy không phạm quy trước đó. Kết quả thực hiện test được tính bằng tổng quãng đường mà VĐV đó đã chạy được (tính bằng m).

T test (chạy tốc độ theo hình chữ T) (s):

Mục đích: Đánh giá khả năng linh hoạt của VĐV.

Yêu cầu: Chạy với tốc độ tối đa.

Cách thức thực hiện: VĐV đứng chuẩn bị tại (A) chạy nhanh tới (B), tay chạm đáy cọc, trượt phòng thủ nhanh tới (C), tay chạm đáy cọc, mặt vẫn hướng về phía trước. Sau đó trượt nhanh về (D) tay chạm đáy cọc; trượt nhanh về (B), tay chạm đáy cọc rồi chạy lui về (A).

Cách đánh giá: Tính thời gian (s).


Hình 2 2 Agility T test chạy tốc độ theo hình chữ T Test ném biên tại chỗ 2

Hình 2.2. Agility T - test (chạy tốc độ theo hình chữ T)


Test ném biên tại chỗ (m):

Mục đích: Đánh giá khả năng phối hợp của các bộ phận cơ thể trong kỹ thuật ném biên.

Yêu cầu: Thực hiện hết khả năng, đúng kỹ thuật theo luật thi đấu.

Cách thức thực hiện: Từ đường biên ngang, VĐV thực hiện kỹ thuật ném biên (không chạy đà), yêu cầu ném biên đúng kỹ thuật, ném xa. Mỗi VĐV được thực hiện 3 lần, lấy thành tích cao nhất,

Cách đánh giá: Đơn vị đo tính bằng mét.

Test tâng bóng (lần):

Mục đích: Đánh giá khả năng khéo léo của đôi chân trong quá trình điều khiển quả bóng, đây là một kỹ thuật cơ bản để xây dựng cảm giác với bóng.

Yêu cầu: Thực hiện bằng 2 chân.

Cách thức thực hiện: Mỗi VĐV được tâng 2 lần, tính thành tích lần cao nhất (chú ý: trong quá trình tâng bóng có thể sử dụng má trong, má ngoài, mu bàn chân và đùi để tâng bóng).

Cách đánh giá: Tính số lần thực hiện.

Test tâng bóng 12 điểm chạm (lần):

Mục đích: Đánh giá khả năng khéo léo của đôi chân, và các bộ phận cơ thể trong quá trình điều khiển quả bóng, đây là một kỹ thuật cơ bản để xây dựng cảm giác và phối hợp các bộ phận cơ thể với bóng.

Yêu cầu: Thực hiện tâng bóng theo lần lượt các bộ phận của cơ thể theo quy định (không được dùng tay).

Cách thức thực hiện: Mỗi VĐV được thực hiện 2 lần, tính thành tích lần cao nhất (chú ý: trong quá trình tâng bóng có thể sử dụng điểm tâng bóng để làm bước đệm không quá 2 lần).

Cách đánh giá: Tính số lần mà VĐV thực hiện được.

Test Short Dribbling (dẫn bóng tốc độ trong đoạn ngắn) (s):


Mục đích: Đánh giá khả năng phối hợp vận động và khả năng tốc độ với bóng.

Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ tối đa.


Hình 2 3 Short Dribbling test dẫn bóng tốc độ trong đoạn ngắn Cách thức thực 3

Hình 2.3. Short Dribbling test (dẫn bóng tốc độ trong đoạn ngắn)

Cách thức thực hiện: VĐV ở vị trí xuất phát với 1 chân trên vạch và 1 chân ở phía sau. Khi có hiệu lệnh HLV đếm ngược 3, 2, 1 và “chạy”. VĐV dẫn bóng theo chỉ dẫn như hình 2.3.

Cách đánh giá: Tính thời gian thực hiện (đơn vị đo là giây).

Test Creative speed (chạy tốc độ sáng tạo) (s):

Mục đích: Đánh giá tốc độ, khả năng phối hợp vận động khi dẫn bóng.

Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ tối đa.

Cách thức thực hiện: VĐV đứng mặt đối diện với khung thành ở giữa khu vực xuất phát tại vị trí số 1 (vị trí chấm phạt đền 11m - hình 2.4). HLV ra hiệu lệnh đếm ngược 3, 2, 1 và “chạy”, VĐV thực hiện chạy tốc độ đến và


dẫn bóng tại vị trí số 2. Sau đó dẫn bóng sang bên phải, bên trái và trở về vị trí số 2. Tiếp theo, VĐV đá bóng về trước và sút bóng trong khu vực số 1. Thời gian được tính kết thúc khi VĐV sút bóng thành công vào cầu môn 2m ở bên cạnh mỗi cột dọc. Nếu pha sút bóng cuối cùng không thành công (sút hỏng, hoặc sút ra ngoài vị trí quy định), yêu cầu VĐV thực hiện lại từ đầu sau khi nghỉ hồi phục 5 phút.

thuận Hình 2 4 Creative speed test test chạy tốc độ sáng tạo Cách đánh giá 4



thuận.

Hình 2.4. Creative speed test (test chạy tốc độ sáng tạo) Cách đánh giá: Tính thời gian thực hiện (đơn vị đo là giây). Test sút bóng xa chân thuận (m):

Mục đích: Đánh giá sức mạnh, độ chính xác khi sút bóng bằng chân


Yêu cầu: Thực hiện hết khả năng (tối đa 100% sức), sút bóng trong

hành lang quy định.

Cách thức thực hiện: Bóng được đặt tại vị trí xuất phát (vạch 5m50 trước cầu môn). Khi có hiệu lệnh, VĐV thực hiện chạy đà sút bóng lên xa nhất có thể bằng chân thuận (trong hành lang 10 m). Cứ 10 m có vạch vôi trên sân để làm định hướng và đo kết quả. VĐV được thực hiện 2 lần, lấy


thành tích cao nhất. Chỉ tính thành tích khi bóng đi trong hành lang quy định (10 m).

Cách đánh giá: Thành tích được tính bằng mét, được đo từ mép sau vạch giới hạn tới điểm đầu tiên bóng rơi xuống.

Test sút bóng xa chân không thuận (m):

Mục đích: Đánh giá sức mạnh, độ chính xác khi sút bóng bằng chân không thuận.

Yêu cầu: VĐV thực hiện hết khả năng sức mạnh, sút bóng trong hành lang quy định.

Cách thức thực hiện: Bóng được đặt tại vị trí xuất phát (vạch 5m50 trước cầu môn). Khi có hiệu lệnh, VĐV thực hiện chạy đà sút bóng lên xa nhất có thể bằng chân không thuận (trong hành lang 10m). Cứ 10m có vạch vôi trên sân để làm định hướng và đo kết quả. VĐV được thực hiện 2 lần, lấy thành tích cao nhất. Chỉ tính thành tích khi bóng đi trong hành lang quy định.

Cách đánh giá: Thành tích được tính bằng mét, được đo từ mép sau vạch giới hạn tới điểm đầu tiên bóng rơi xuống.

Test ném biên có đà (m):

Mục đích: Đánh giá khả năng phối hợp của các bộ phận cơ thể trong kỹ thuật ném biên.

Yêu cầu: Thực hiện hết khả năng, đúng kỹ thuật theo luật thi đấu.

Cách thức thực hiện: Từ đường biên ngang, VĐV thực hiện kỹ thuật ném biên (có chạy đà), yêu cầu ném biên đúng kỹ thuật, ném xa. Mỗi VĐV được thực hiện 3 lần, lấy thành tích cao nhất,

Cách đánh giá: Đơn vị đo tính bằng mét.

Trong quá trình theo dõi, tổ chức kiểm tra sư phạm, luận án sử dụng hệ thống các test đánh giá TĐTL được lựa chọn và định kỳ kiểm tra 6 tháng 1 lần (trong suốt quá trình theo dõi và kiểm tra sư phạm với thời gian 24 tháng) trong chương trình huấn luyện năm. Kết quả của phương pháp này là cơ sở


cho việc xây dựng và ứng dụng các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của đối tượng nghiên cứu.

2.2.7. Phương pháp toán học thống kê.

Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của luận án. Trong quá trình xử lý các số liệu nghiên cứu của luận án, các tham số đặc trưng và các công thức toán thống kê truyền thống mà luận án sử dụng được trình bày trong cuốn “Đo lường thể thao”, “Những cơ sở của toán học thống kê”, “Phương pháp thống kê trong TDTT”. Các tham số đặc trưng mà luận án sử dụng trong quá trình nghiên cưu bao gồm: x , t, , r, CV, , W, R, , thang điểm đánh giá theo thang độ C, phân loại theo quy tắc 2 xích ma… và được tính bằng các công thức sau: [15], [30], [76], [109]

Giá trị trung bình cộng:


Phương sai:


n

xi

x i1

n


2

(xix )

2


(Với n 30)


Độ lệch chuẩn:

n 1

2

Hệ số biến sai:

C x 100%

Vx

So sánh 2 số trung bình quan sát:

x x

2

C

2

C

nA nB

t A B

(Với nA < 30 và nB < 30)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022