Đối Tượng, Phương Pháp Và Tổ Chức Nghiên Cứu‌


Các tiêu chí kỹ thuật:

Tâng bóng (lần).

Tâng bóng 12 điểm chạm (lần).

Đá bóng chuẩn từ 20 m bằng lòng bàn chân vào cầu môn 2 2 m (chân thuận và chân không thuận) (lần).

Dẫn bóng 30 m luồn cọc sút cầu môn (s).

Đá bóng xa (chân thuận và chân không thuận) (m). Ném biên có đà (m).

Ngoài ra, đánh giá của HLV cũng là một yếu tố tham khảo không thể thiếu để đánh giá trình độ luyện tập của VĐV.

Các tiêu chí y sinh: dung tích sống (lít); tần số mạch đập sau 1 lượng vận động xác định (lần); tần số mạch đập sau 1 hiệp đấu (lần); ngưỡng yếm khí tốc độ VanT (m/s)

2. Về nhóm tiêu chí đánh giá không theo thang điểm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Về hình thái: các tiêu chí chiều dài cẳng chân, chiều dài gân asin, chỉ số Quetelet… có giá trị tham khảo trong quá trình tuyển chọn VĐV bóng đá.

Về tâm lý: phân loại hình thần kinh.

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam - 9

Về y sinh: các chỉ số huyết học, điện tâm đồ, nội tiết tố Testosterone, men LDH (khử axit lactic).

Qua tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả đã công bố cho thấy, hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng tiêu chuẩn đánh giá theo thang độ C và tiêu chuẩn so sánh theo quy tắc 2 xích ma cho từng tiêu chí xác định. Kết quả đã xây dựng được: các bảng phân loại, bảng điểm tổng hợp đánh giá TĐTL của VĐV theo từng lứa tuổi (bảng phân loại theo quy tắc 2 xích ma và bảng điểm cho từng chỉ tiêu theo thang độ C). Đồng thời cũng xây dựng được bảng điểm tổng hợp trong đánh giá trình độ tập luyện chung cho các lứa tuổi nghiên cứu; xây dựng được bảng điểm đánh giá TĐTL theo lứa tuổi nghiên cứu có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng. Hệ thống thang điểm đánh giá trình độ


luyện tập của VĐV bóng đá được xây dựng theo tỷ trọng của các yếu tố trong cấu trúc thành phần trình độ luyện tập và dựa trên đặc thù của giai đoạn huấn luyện thể thao. Mỗi nội dung kiểm tra đều có điểm tối đa là 10. Mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu hình thái tới thành tích không nhiều, có xu hưởng giảm dần ở những lứa tuổi cao hơn. Ở các chỉ tiêu chức năng và thể lực thì ngược lại, mức độ ảnh hưởng mạnh hơn ở những lứa tuổi lớn hơn.

Qua phân tích tài liệu trong và ngoài nước nhận thấy các nội dung đánh giá TĐTL của VĐV bóng đá được phân tích và tổng hợp nêu trên là những nội dung của các tác giả tên tuổi, có nhiều kinh nghiệm đã và đang sử dụng để kiểm tra, đánh giá TĐTL của VĐV bóng đá ở Việt Nam. Kết quả này sẽ là định hướng trong quá trình nghiên cứu và sử dụng các test đánh giá TĐTL.

1.6. Kết luận chương.

Từ những kết quả phân tích và tổng hợp nêu trên, có thể đi đến một số nhận xét sau:

1. TĐTL của VĐV là trình độ thích ứng của cơ thể VĐV với hoạt động TDTT nhờ một quá trình huấn luyện có hệ thống. TĐTL là thước đo hiệu quả huấn luyện.

2. TĐTL của VĐV bóng đá là một phức hợp gồm nhiều yếu tố thành phần: Hình thái, y sinh, tâm lý, kỹ - chiến thuật, thể lực ngày càng được nâng cao do ảnh hưởng trực tiếp của lượng vận động tập luyện và thi đấu cũng như các biện pháp khác. Trong quá trình huấn luyện nhiều năm, đánh giá TĐTL theo độ tuổi và giới tính là một vấn đề vô cùng quan trọng với bất kỳ môn thể thao nào. Các tiêu chí y sinh, tâm lý, sư phạm là cơ sở khoa học để dự báo tiềm năng của VĐV, có ý nghĩa thiết thực trong công tác tuyển chọn và điều chỉnh lượng vận động, cũng như xây dựng kế hoạch huấn luyện.

3. Hầu hết mục tiêu và kết quả nghiên cứu của các tác giả đều xuất phát từ yêu cầu của công tác tuyển chọn VĐV bóng đá là chính, mà chưa hẳn là xuất phát từ yêu cầu đánh giá TĐTL. Hơn nữa, dù xuất phát từ mục đích và


yêu cầu nghiên cứu khác nhau, nhưng khi lựa chọn nội dung các test đánh giá, các tác giả hầu như chưa đề cập tới điều kiện thực tiễn tại các địa phương không có đầy đủ phương tiện máy móc như các tác giả đã sử dụng cho mục đích nghiên cứu, để từ đó xây dựng một hệ thống các test sư phạm để phù hợp với thực trạng trên của các địa phương. Vì vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu đó có ý nghĩa tham khảo cao để xác định hệ thống các nội dung kiểm tra, cũng như xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam.

4. Tổng hợp các quan điểm đánh giá TĐTL của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, việc nghiên cứu, đánh giá TĐTL của VĐV bóng đá nói chung và nữ VĐV bóng đá cấp cao nói riêng phải được tiến hành trên quan điểm nghiên cứu mang tính tổng hợp, toàn diện theo tất cả các thành tố cấu thành của nó, bao gồm: sư phạm, hình thái - chức năng, tố chất thể lực, kỹ - chiến thuật và tâm lý.


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU‌

2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung, tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam (các nữ VĐV bóng đá thuộc đội tuyển quốc gia và các câu lạc bộ tham gia thi đấu trong hệ thống giải nữ vô địch quốc gia Việt Nam môn bóng đá).

2.1.2. Khách thể nghiên cứu.

Luận án tiến hành khảo sát, nghiên cứu trên các nhóm đối tượng khách thể chủ yếu sau:

Nhóm chuyên gia phỏng vấn: Gồm 75 chuyên gia, HLV, giảng viên. Đây là nhóm đối tượng khảo sát về thực trạng ứng dụng nhóm các tiêu chí và lựa chọn các nội dung, tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam.

Nhóm kiểm tra sư phạm: Gồm 174 nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam thuộc các câu lạc bộ của các tỉnh, thành phố trong hệ thống thi đấu giải vô địch quốc gia và đội tuyển quốc gia Việt Nam. Đây là đối tượng tham gia vào quá trình kiểm tra sư phạm, tâm lý và y sinh học nhằm xác định độ tin cậy, tính thông báo của các tiêu chí lựa chọn; đồng thời xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho đối tượng khách thể nghiên cứu.

Nhóm kiểm chứng: Gồm 130 nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam thuộc các câu lạc bộ của các tỉnh, thành phố trong hệ thống thi đấu giải nữ vô địch quốc gia và đội tuyển quốc gia Việt Nam (bao gồm cả nhóm kiểm tra sư phạm). Đây là đối tượng khách thể nghiên cứu được sử dụng trong quá trình ứng dụng, xác định hiệu quả (kiểm chứng trong thực tiễn) hệ thống tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện đã xây dựng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.


Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu khoa học mang tính lý luận, sư phạm. Sử dụng phương pháp này là việc thông qua quá trình tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn có liên quan đến vấn đề đánh giá trình độ tập luyện của VĐV các môn thể thao. Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu là phục vụ chủ yếu cho việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của luận án. Từ đó nhằm hệ thống hoá các kiến thức liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận về phương pháp đánh kiểm tra, đánh giá TĐTL của VĐV bóng đá cấp cao, về định hướng nghiên cứu của luận án. Đồng thời, việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này cũng cho phép thu thập thêm các số liệu để kiểm chứng và so sánh với những số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu.

Các tài liệu chuyên môn có liên quan được lấy từ các nguồn tài liệu khác nhau, nhằm tìm hiểu các luận cứ khoa học phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và những vấn đề liên quan đến công tác đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao ở Việt Nam. Ngoài ra cũng thông qua các nguồn tài liệu, luận án tiến hành xác định hệ phương pháp, lựa chọn các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của đối tượng nghiên cứu.

Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu này, luận án đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chủ yếu là các nguồn tư liệu thuộc thư viện Viện khoa học Thể dục thể thao, thư viện trường Đại học TDTT Bắc Ninh, tủ sách chuyên môn của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và các tư liệu mà cá nhân thu thập được, bao gồm: 108 tài liệu tham khảo hoặc là công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, hoặc là công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt, hoặc là các tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu của các Hội nghị khoa học TDTT…, cũng như các tài liệu mang tính lý


luận phục vụ mục đích nghiên cứu của luận án. Danh mục các tài liệu nêu trên được trình bày trong phần “danh mục tài liệu tham khảo”.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm.

Là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của luận án nhằm phỏng vấn về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện nữ VĐV bóng đá cấp cao, các vấn đề có liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án như: thực trạng ứng dụng các tiêu chí sử dụng trong đánh giá trình độ tập luyện VĐV bóng đá cấp cao; việc lựa chọn các tiêu chí áp dụng trong đánh giá TĐTL của đối tượng nghiên cứu và vấn đề xác định mức độ phù hợp của chúng… Đối tượng phỏng vấn của luận án là 75 chuyên gia, HLV, các nhà chuyên môn đang làm công tác huấn luyện VĐV bóng đá nói chung và huấn luyện nữ VĐV bóng đá cấp cao nói riêng tại các câu lạc bộ bóng đá, các Trung tâm Huấn luyện thể thao, các trường Đại học TDTT trên phạm vi toàn quốc. Việc tham khảo ý kiến các chuyên gia được tiến hành dưới hình thức phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu điều tra và toạ đàm trực tiếp với các HLV, chuyên gia. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở chương 3 của luận án.

2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm.

Là phương pháp được sử dụng trong việc xác định hiệu suất thi đấu của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam. Việc xác định hiệu suất thi đấu được tiến hành thông qua phiếu quan sát sư phạm, do các đội ngũ cộng tác viên, trọng tài giám sát, các chuyên gia của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) thực hiện trực tiếp trong các trận đấu. Đối với các giải thi đấu quốc tế của đội tuyển bóng đá nữ quốc gia, việc xác định hiệu suất thi đấu còn căn cứ vào các số liệu thống kê kỹ thuật của Ban Tổ chức giải đấu (do hệ thống camera thực hiện). Các số liệu này được lưu trữ tại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF).

Phương pháp xác định hiệu suất thi đấu: bóng đá là một môn thể thao mang tính tập thể, có hoạt động rất đa dạng. Đặc điểm thi đấu trong bóng đá là sự phối hợp giữa các cá nhân thuộc các vị trí thi đấu khác nhau, do đó


thành tích thi đấu trong bóng đá không chỉ là thành tích của cá nhân một người nào đó, mà chính là thành tích của cả đội bóng. Vấn đề đặt ra ở đây là ở các môn thể thao đồng đội, cụ thể là môn bóng đá, việc xác định thành tích thi đấu của VĐV là rất phức tạp, đây là một đại lượng mang tính định tính, chủ quan của người đánh giá. Do đó thành tích thi đấu của VĐV ở từng trận đấu được xác định thông qua khả năng thi đấu của các VĐV ở các vị trí khác nhau, khả năng này chính là hiệu suất thi đấu của VĐV ở trong một trận đấu, và việc đánh giá chỉ mang tính chất tương đối.

Để giải quyết vấn đề này, trong quá trình nghiên cứu, luận án đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu trong và ngoài nước đều cho thấy, hầu hết các tài liệu này đều đề cập đến việc xác định thành tích thi đấu của VĐV bóng đá thông qua các phiếu quan sát của các cộng tác viên, các trọng tài giám sát và ý kiến đánh giá tổng hợp của các chuyên gia ở mỗi cầu thủ qua từng trận đấu. Hình thức đánh giá này hiện nay đã được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam áp dụng tại giải bóng đá chuyên nghiệp và giải bóng đá hạng nhất quốc gia.

Trong tuyển chọn, huấn luyện và đánh giá TĐTL của VĐV bóng đá thì việc xác định thành tích thi đấu là cần thiết. Chính vì vậy, luận án tiến hành xác định mối tương quan giữa các tiêu chí lựa chọn với hiệu suất thi đấu của các VĐV. Trong quá trình nghiên cứu của luận án, hiệu suất thi đấu của các nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam được xác định thông qua giải bóng đá nữ vô địch quốc gia, một số giải thi đấu của đội tuyển bóng đá nữ quốc gia. Để đảm bảo độ tin cậy của việc đánh giá nhằm thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu, luận án tiến hành xác định hiệu suất thi đấu của VĐV trong một giải đấu. Cách thức tiến hành được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1. Xác định hiệu suất thi đấu của các VĐV trong một trận đấu:

Hiệu suất thi đấu trong một trận đấu của các VĐV được xác định bằng các phiếu đánh giá thông qua sử dụng phương pháp quan sát sư phạm, cùng với ý kiến đánh giá của các chuyên gia. Ý kiến đánh giá của các chuyên gia sẽ


được so sánh, đối chiếu với kết quả quan sát sư phạm nhằm tăng độ tin cậy của việc xác định hiệu suất thi đấu.

Hiệu suất thi đấu trong một trận đấu là tổng hợp các yếu tố thành phần của VĐV trong quá trình thi đấu (kỹ thuật, chiến thuật, thể lực…). Các yếu tố thành phần này bao gồm các hoạt động như: chuyền bóng, sút bóng, dẫn bóng, tranh cướp bóng, di chuyển có bóng và không bóng… Các yếu tố này được xác định qua từng đơn vị thời gian (10 - 15 phút) của trận đấu. Qua đó xác định được tổng số lần thực hiện tốt và không tốt ở các hoạt động trên trong một trận đấu. Từ đó xác định hiệu quả thực hiện của các yếu tố thành phần. Hiệu quả thực hiện (HQ) của từng yếu tố thành phần là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lần thực hiện tốt với tổng số lần thực hiện ở các nội dung quan sát trong một trận đấu, và được tính theo công thức:

Hiệu suất thi đấu trong một trận đấu được xác định bằng trung bình cộng 1

Hiệu suất thi đấu trong một trận đấu được xác định bằng trung bình cộng của hiệu quả thực hiện các yếu tố thành phần đã được xác định ở trên. Hiệu suất này được tính bằng %, từ đó quy đổi theo thang điểm 100, và được tính theo công thức sau:

Trong đó HQ là hiệu quả thực hiện ở các nội dung quan sát n là tổng số 2

Trong đó: - HQ là hiệu quả thực hiện ở các nội dung quan sát.

- n là tổng số nội dung quan sát.

Ví dụ: Sau khi quan sát một VĐV thi đấu, xác định được hiệu suất thi đấu của VĐV đó là 65%, thì quy đổi thành điểm của VĐV đó là 65 điểm.

Bước 2. Xác định hiệu suất thi đấu của các VĐV trong một giải:

Giá trị trung bình cộng thu được của hiệu suất thi đấu trong các trận đấu chính là hiệu suất thi đấu của toàn giải. Quá trình xác định hiệu suất thi đấu cần lưu ý một số điểm sau:

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí