Một Số Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan


của chạy ngắn, học xuất phát thấp, học các kỹ thuật môn điền kinh khác, giáo dục phẩm chất ý chí tâm lý cho VĐV.

Giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá ban đầu: tuổi từ 16 - 18 và dài trong 3 năm, mỗi một tuần tập từ 6 - 8 buổi, 1,5 - 2 giờ/buổi. Chủ yếu là phát triển và tăng cường các tố chất chuyên môn trong chạy ngắn, cải tiến nâng cao kỹ thuật cơ bản trong các môn điền kinh khác để hình thành nhiều kỹ năng và năng lực phong phú. Lúc này đã huấn luyện chuyên môn chạy ngắn, cải thiện và nâng cao kỹ thuật chạy của từng chặng, cả cự ly. Học tập sâu về kỹ thuật chạy ngắn bồi dưỡng tâm lý, ý chí.

Giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu: độ tuổi từ 19 - 21 (nam), 19 - 20 (nữ) mỗi tuần tập từ 7 - 9 buổi, 2 giờ/buổi. Nhiệm vụ của giai đoạn này là xác định rò cự ly chủ yếu của bản thân, chú trọng phát triển tốc độ, bền tốc độ, khả năng tăng tốc và các tố chất khác. Huấn luyện kỹ thuật, năng lực chuyên môn và từng bước hoàn thiện ổn định kỹ thuật. Từng bước bồi dưỡng chuyên môn hoá và ổn định tâm lý thi đấu.

Giai đoạn hoàn thiện thể thao: độ tuổi nam 22, nữ 21 một tuần huấn luyện 7 - 9 buổi, 2 - 2,5 giờ/buổi. Giai đoạn hoàn thiện thể thao chính là lúc nâng cao thành tích thể thao tới mức cao nhất, thời gian kéo dài từ 3 - 5 năm chủ yếu là hoàn thiện tố chất tốc độ, bền tốc độ, kỹ chiến thuật, ý chí và tâm lý thi đấu vững vàng. Mục đích chính của huấn luyện các VĐV chạy 100m trong giai đoạn hoàn thiện thể thao là đạt được trạng thái sung sức và duy trì được trạng thái đó trong thời gian dài. Nhiệm vụ là hoàn thiện kỹ, chiến thuật thi đấu, nâng cao các tố chất bản thân và năng lực thi đấu, ổn định tâm lý thi đấu, một năm phải tham gia nhiều giải thi đấu.

Tóm lại: VĐV muốn đạt trình độ cấp cao phải trải qua nhiều năm tập luyện, khi đạt đến thành tích cao cần duy trì trong thời gian dài và chịu khối lượng vận động rất lớn về chuyên môn. Bởi đặc điểm của giai đoạn này là nâng cao thành tích thể thao và duy trì tốt trạng thái sung sức thể thao.

1.5. Một số công trình nghiên cứu liên quan

Liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án đã có nhiều tác giả đề cập dưới các góc độ khác nhau.


Theo tài liêu: “Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao” của tác giả Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn, NXB TDTT (2002) đã xác đinh được các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực cho nam VĐV chạy 100m như sau: chạy 30m TĐC, chạy 30m XPT (s), 60m XPT (s), chạy 150m (s), chạy 300m (s), bật xa tại chỗ (cm), bật xa 5 bước không đà (m), bật xa 10 bước tại chỗ. [49]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Theo giáo trình “Điền kinh” dùng cho sinh viên Đại học TDTT, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM (2016), trình bày việc đánh giá quá trình huấn luyện và điều chỉnh chương trình HL kịp thời cần thường xuyên tiến hành kiểm tra các VĐV trẻ chạy ngắn theo các chỉ tiêu sau: chạy 30m XPT (s), chạy 60m XPT (s), chạy 150m (s), chạy 200m (s), chạy 300m (s), bật xa tại chỗ (cm) bật xa 5 bước không đà (m), bật xa 10 bước tại chỗ. [54]

Theo tác giả Bùi Trọng Toại và Đặng Hà Việt tài liệu sách: “giáo trình huấn luyện sức mạnh dành cho hệ sinh viên chuyên ngành huấn luyện thể thao” đã đưa ra các cơ sở khoa học huấn luyện, xây dựng chương trình huấn luyện sức mạnh và kiểm tra đánh giá sức mạnh như sau: bật xa tại chỗ (cm), bật xa 3 bước (cm), bật cao tại chỗ (cm), biến đổi của bật cao tại chỗ (cm), chạy tốc độ cao 30m (s), bật 1 chân 25 (s), chạy xuất phát thấp 5m (s), chạy biến hướng (s), sức mạnh chân (gánh tạ 1 RM) (kg).[45]

Theo tác giả Phạm Xuân Ngà, Nguyễn Kim Minh trong tài liệu: “Một số vấn đề tuyển chọn và đào tạo VĐV trẻ” đã sử dụng các test để đánh giá trình độ thể lực như sau: Chạy 30m XPC, chạy 60m và 100m XPT, chạy 300m, chạy 1000m, chạy 600m, chạy 20 phút, chạy 5 phút, bật xa tại chỗ, chạy 100m, chạy 800m, chạy 1500m, chạy 3000m, chạy 5000m. [30]

Các công trình nghiên cứu về trình độ tập luyện một số môn thể thao, có thể kể đến các tác giả: Nguyễn Tiên Tiến (2000), Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của VĐV bóng bàn năm 12-15 tuổi, Luận án tiến sĩ giáo dục học [43]; Nguyễn Kim Xuân (2001), Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của VĐV TDDC ở GĐHL ban đầu (6-8 tuổi), Luận án tiến sĩ giáo dục học [56]; Nguyễn Hoài Thương (2015), “Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của VĐV chạy


cự ly ngắn đội truyển điền kinh trẻ tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ qua một năm tập luyện”, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học [42]...

Các công trình nghiên cứu về mô hình VĐV cấp cao một số môn thể thao, có thể kể đến các tác giả: Huỳnh Thúc Phong (2016), Nghiên cứu xây dựng mô hình VĐV bóng chuyền nam cấp cao Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục [32]; Nguyễn Thị Lý (2018), Nghiên cứu mô hình VĐV thể dục dụng cụ nữ cấp cao Việt Nam, Luận án tiến sĩ Giáo dục học [25] và Phạm Thị Hiên (2018), Nghiên cứu xác định mô hình nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam: nội dung 10m súng ngắn hơi, Luận án tiến sĩ Giáo dục học [15].

Các công trình đã nghiên cứu dù là đề tài nghiên cứu khoa học các cấp hoặc các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, dưới góc độ đánh giá trình độ tập luyện hay mô hình VĐV cấp cao một số môn thể thao đều có các cấu trúc bao gồm yếu tố nhiều thành phần, có một số chỉ số chỉ tiêu cụ thể. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn diện về mô hình VĐV chạy 100m nữ cấp cao Việt Nam.

Kết luận chương 1:

Điền kinh là môn thể thao có nội dung rất phong phú. Trong mỗi nội dung có rất nhiều môn cụ thể được phân biệt theo cự ly hoặc theo đặc điểm vận động. Phân chia theo tính chất hoạt động thì đi bộ, chạy là hoạt động có chu kỳ. Chạy cự ly ngắn là một phân môn quan trọng trong môn điền kinh. Để đạt được thành tích đỉnh cao ở các môn điền kinh đòi hỏi VĐV phải trải qua các giai đoạn huấn luyện khác nhau của quá trình huấn luyện nhiều năm. Trong quá trình lập kế hoạch huấn luyện nhiều năm cần tính tới thời hạn cần thiết để đạt được thành tích thể thao cao nhất. Những VĐV có năng khiếu thể thao sẽ đạt thành tích cao đầu tiên sau 4 - 6 năm và đạt thành tích cao nhất sau 7 - 9 năm huấn luyện. Đối với các VĐV chạy cự ly ngắn, để đạt được thành tích tốt nhất họ cần 8.2 - 9.4 năm (B.I.Tabatrik, 1984). Lập kế hoạch mục tiêu huấn luyện thể thao nhiều năm là việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để điều khiển quá trình huấn luyện có hiệu quả, cần xây dựng mô hình tổ chức huấn luyện được soạn thảo dựa trên những số liệu khoa học mới nhất. Dựa vào các đặc trưng mô hình, huấn luyện viên có thể đánh giá khách quan và dự báo khả năng của VĐV.


Mô hình VĐV là sự tổng hoà các đặc điểm quan trọng ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình huấn luyện có mục đích. Một trong những nhân tố cơ bản của đặc điểm này là hệ thống của bài tập và khả năng thực hiện với mức độ điêu luyện cao của VĐV trong môi trường thi đấu với mục đích giành kết quả cao nhất. Để đạt được điều này các yếu tố thể lực, chức năng sinh lý, tâm lý, kỹ - chiến thuật... là những chuỗi mắt xích liên kết tạo nên một khối thống nhất làm nên thành tích thể thao. Các thành phần và các thông số mô hình phân chia theo trục thời gian, là kim chỉ nam cho ban huấn luyện và VĐV trong các giai đoạn huấn luyện.

Đặc trưng mô hình VĐV cấp cao là sơ đồ các chỉ số thích hợp đối với nghề nghiệp, các yếu tố tác động đến thành tích thể thao, cần phải tiến hành khảo sát toàn diện các VĐV cấp cao, đo đạc các chỉ số đặc trưng về hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý...VĐV cấp cao là những VĐV đã được đào tạo để tham gia vào đội tuyển Tỉnh, Thành hay đội tuyển quốc gia, là những VĐV đã tập luyện qua giai đoạn hoàn thiện thể thao, là các kiện tướng thể thao.

Xác định những đặc trưng có nghĩa là xác định những yêu cầu mà VĐV cấp cao trong một số môn thể thao phải đáp ứng được. Mô hình là tổng hợp các thông số khác nhau quy định một trình độ nhất định của tài nghệ thể thao và thành tích thể thao. Các chỉ số bộ phận trong thành phần của mô hình được xem là những đặc trưng (hay đặc tính) của mô hình. Để xác định đặc trưng của mô hình người ta tiến hành các khảo sát ở những VĐV cấp cao. Mục đích của những khảo sát này là tìm ra các tố chất thể lực mang tính quyết định thành tích cao trong thi đấu thể thao, ở môn thể thao cụ thể. Để có thể tuyển chọn VĐV cho từng phân môn trong điền kinh một cách chính xác, khoa học, trước tiên phải xây dựng mô hình VĐV trình độ cao lý tưởng. Tìm ra những yếu tố chính cấu thành trình độ thi đấu cao của mô hình lý tưởng này.

Trong các công trình đã nghiên cứu dưới góc độ đánh giá trình độ tập luyện hoặc mô hình VĐV cấp cao một số môn thể thao chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn diện về mô hình VĐV chạy 100m nữ cấp cao Việt Nam. Đây chính là vấn đề sẽ được nghiên cứu và làm sáng tỏ trong đề tài luận án.


CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Mô hình nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

Luận án dựa trên hình mẫu là 4 nữ VĐV cấp cao chạy cự ly ngắn tập trung tại Trung tâm HLTT QG TP. Hồ Chí Minh, đó là LTC, ĐTQ, VTNT và Lê Thị Mộng Tuyền.

Khách thể phỏng vấn gồm 15 chuyên gia khoa học và huấn luyện viên.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Sử dụng phương pháp này nhằm hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, xây dựng giả định khoa học, xác định nhiệm vụ nghiên cứu, tạo điều kiện để có định hướng đúng trong việc nghiên cứu, và kiểm chứng kết quả trong quá trình thực hiện đề tài. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu này để hỗ trợ thêm cho phương pháp phỏng vấn chuyên gia nhằm thu thập các thông tin, số liệu để lựa chọn được các chỉ tiêu, các test xác định được mô hình nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam. Các tài liệu chuyên môn được lấy từ các nguồn tài liệu khác nhau với số lượng đã thu thập được là 116 tài liệu. Trong đó có 56 tài liệu Tiếng Việt, 52 tài liệu Tiếng Anh và 08 websites.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn 15 huấn luyện, giáo viên, chuyên gia, các nhà khoa học có kinh nghiệm trong đào tạo và huấn luyện VĐV chạy cự ly ngắn, nhằm tìm hiểu thực trạng sự dụng và lựa chọn các test kiểm tra đánh giá cấu trúc hình thái và chức năng cho các VĐV chạy CLN. Hình thức phỏng vấn gián tiếp bằng


phiếu hỏi. Đề tài tiến hành 2 lần phỏng vấn, lần 2 cách lần 1 một tháng. Phiếu phỏng vấn được xây dựng theo 3 mức độ: Thường xuyên sử dụng, sử dụng và không sử dụng, tương ứng với số điểm là 3, 2, 1. Sau đó đề tài sử dụng kiểm định Wilcoxon để đánh giá sự đồng nhất giữa 2 lần phỏng vấn.

2.2.3. Phương pháp kiểm tra y sinh học

2.2.3.1. Phương pháp kiểm tra nhân trắc

Đây là phương pháp sử dụng để xác định hình thái chuyên biệt cho các VĐV trong quá trình tuyển chọn cũng như đánh giá sự phát triển về hình thể của VĐV trong quá trình huấn luyện [25], [43].

Nội dung chủ yếu nghiên cứu về chạy cự ly ngắn nên chỉ chọn những nội dung kiểm tra như sau:

Dụng cụ đo: Cũng như các công trình nghiên cứu thực nghiệm, mức độ chính xác của kết quả nghiên cứu phần lớn là do dụng cụ mà ta sử dụng. Mỗi kích thước hình thái, cân nặng, kích thước dài rộng, kích thước vòng…đều sử dụng một số dụng cụ để đo đạc.

- Thước đo nhân trắc học kiểu Martin:

- Cân y học với độ chính xác đến 100gr

- Thước dây chia đều đến milimet.

Thước đo nhân trắc học kiểu Martin: Là thước dùng để xác định chiều cao và các kích thước dài của cơ thể. Thước làm bằng kim loại gồm 4 đoạn có thể tháo lắp được, độ dài của thước là 2000mm bắt đầu từ số “0” ở đoạn dưới. Đầu trên có hai ống ngang, ống trên cố định, ống dưới di động được dùng để lắp các đoạn thước ngang. Khi đo phải di động ống dưới.

Thước dây: Chia đều đến mm là loại thường là loại thước dây làm bằng kim loại hoặc thước vải thông thường của thợ may. Thước dây dung để đo chu vi các đoạn của cơ thể như: Vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi, vòng cổ chân.

Cân y học: Với độ chính xác 100gram, thường dùng loại cân có mặt đồng hồ hiển thị số kim loại. Để đảm bảo độ chính xác của cân cần kiểm tra thường


xuyên, có thể dùng vật nặng 20kg đã được chuẩn bị sẵn để kiểm tra độ chính xác của cân sau mỗi lần đo, và khi cân chú ý để người được cân đứng đúng giữa bàn cân.

Các mốc đo: Các số đo nhân trắc thường được tập hợp từ các kích thước: Dài, rộng, vòng… Để lấy được các số ấy một cách chính xác, người ta dựa vào các chỏm, các mấu xương, khe khớp, các nếp tự nhiên như lằn mông, các điểm cấu tạo như đầu vú, rốn…

H: Mốc đo chiều dài chân H B: Mốc đo chiều dài chân A C: Mốc đo chiều dài chân B A: Mốc đo chiều dài chân C


Phương pháp đo Trong khi lấy số liệu cần đảm bảo độ tin cậy của các số 1

Phương pháp đo: Trong khi lấy số liệu cần đảm bảo độ tin cậy của các số đo. Người đo đứng bên phải người được đo, tay phải giữ thước tay trái tìm điểm đo. Khi đã tìm được điểm đo ta phải chỉnh thước cho đúng vào điểm đo,


trong khi đó thước luôn được giữ thẳng đứng, tất cả các điểm đo phải được thống nhất đo từ trên xuống dưới. Trong khi đó, người được đo nam mặc quần đùi, nữ mặc quần và áo mayô, người đứng thẳng tự nhiên và cố định. Thời gian đo phải cố định, lần sau phải lập lại y như lần trước, không nên kéo dài, độ sai lệch trong các lần đo không được quá 2 - 3mm.

Chiều cao đứng (cm): Là chỉ tiêu có độ di truyền cao, phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền, chủng tộc và gia tộc. Chiều cao tăng trưởng nhanh theo lứa tuổi dậy thì, chiều cao VDDV là ưu thế trong nhiều môn thể thao, những VĐV ưu tú của thế giới có chiều cao vượt xa mức trung bình của người thường, chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tài năng thể thao.

Cân nặng (kg):

- Mục đích: Xác định được trọng lượng cơ thể để tính tỷ lệ giữa chiều cao và cân năng…

-Dụng cụ:Cân sức khỏe dùng chỉ tiêu quốc tế, đặc cân sao cho VĐV dễ thực hiện.

-Phương pháp đo:Cho VĐV ngồi trên ghế nhấc hai chân lên, đặt nhẹ nhàng vào mặt cân, từ từ đứng thẳng lên và đứng yên, xong VĐV ngồi xuống ghế và nhấc hai chân ra ngoài và rời khỏi khu vực cân.

Chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m2):

Là chỉ số được tính bằng thương số giữa cân nặng (kg) với bình phương chiều cao (cm). Chỉ số Bmi phản ánh quan hệ tương tác giữa yếu tố môi trường (trọng lượng) và yếu tố di truyền trong quá trình trưởng thành phát dục. Chỉ số BMI quá lớn hoặc quá nhỏ đều phản ánh sự phát triển không bình thường, quá béo hoặc quá gầy, bất lợi cho sự hình thành và phát triển năng lực vận động. Đánh giá kết quả BMI dựa vào bảng 2.1.

Công thức tính chỉ số BMI:

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí