Tư Thế Rời Bàn Đạp Của Vđv Trong Chạy 100M [54].


+ Chạy giữa quãng: Khi đạt tốc độ cao nhất, thân người của VĐV chạy hơi đổ về trước (72o-78o). Trong một bước chạy, độ nghiên của thân trên có thể thay đổi. Lúc đạp sau, độ nghiên thân trên tăng lên còn trong pha bay thì lại giảm đi.

+ Về đích: Tốc độ chạy cực đại trong cự ly 100m cần cố duy trì cho tới cuối cự ly, song ở khoảng 15-20m cuối cùng tốc độ thường giảm đi từ 3-8%.

Chạy được kết thúc khi VĐV dùng thân trên (trừ đầu và tay) chạm vào mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường đích. Để nhanh chóng chạm vào dây đích được kéo căng ở độ cao ngang ngực, ở bước chạy cuối cùng, VĐV thường thực hiện động tác gập thân trên đột ngột về trước để chạm ngực vào dây đích (đánh đích bằng ngực). Cũng có thể vừa gập thân trên vừa xoay để một bên vai chạm vào dây đích. Sau khi chạm vào dây đích xong, để khỏi người VĐV cần đặt nhanh chân lăng xa về phía trước để giữ thăng bằng [71, 74, 85].

1.3.3.2. Đặc điểm hoạt động của nội dung chạy 100m

Đặc điểm chủ yếu của chạy cự ly 100m là VĐV sử dụng tốc độ cực đại nên phải xuất phát nhanh, tăng tốc độ thật nhanh trong chạy lao sau xuất phát để được tốc độ cực đại và cố gắng duy trì tới đích. Về tính chất hoạt động cơ bắp chạy cự ly 100m là nội dung thuộc dạng tốc độ - sức mạnh tốc độ kết hợp, kỹ thuật, các tố chất thể lực bao gồm những đặc điểm sau:

+ Hoạt động của chân:Mỗi chân trong khi chạy đều có hai chu kỳ: thời kỳ chống tựa và thời kỳ đưa chân.

Trong thời kỳ chống tựa: Giai đoạn chống trước, thẳng đứng và giai đoạn đạp sau.

Trong thời kỳ đưa chân: Có giai đoạn rút chân sau, thẳng đứng và đưa chân về trước.

+ Hoạt động tay:Trong chạy động tác đánh tay thông qua khớp vai, mục đích giữ thăng bằng cho cơ thể và nhịp nhàng với chân, có tác dụng tăng tần số. Động tác đánh tay khi về trước thì hơi chết vào trong, khi ra sau hơi chết ra ngoài, do sự tham gia của cơ ngực lớn và cơ denta.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.


+ Hoạt động của hông và chân: Khi chạy khớp hông và vai hoạt động chéo nhau. Khi chạy thân người ngả về trước tùy theo tốc độ chạy nhiều hay ít. Độ ngả nhiều lợi cho đạp sau nhưng khó hoạt động tác đánh đùi về trước lên trên.

+ Di chuyển của cơ thể:Khi chạy trọng tâm cơ thể theo đường cong phức tạp (giống hình sin). Tổng trọng tâm cao nhất lúc bay, thấp nhất lúc chống tực thời điểm thẳng đứng. Muốn đạt tốc độ cao, sự dao động của trọng tâm ổn định, không dao động quá nhiều chỉ trong phạm vi 7 - 10cm. [5]

1.3.3.3. Đặc điểm kỹ thuật chạy cự ly 100m

Để tiện việc phân tích những điều cần thiết về kỹ thuật và giảng dạy, có thể chia kỹ thuật chạy cự ly ngắn làm 4 giai đoạn: [5, 11, 63]

Xuất phát - Kỹ thuật xuất phát thấp:

Chạy cự ly ngắn người ta thường sử dụng kỹ thuật xuất phát thấp vì nó giúp cho VĐV đạt được tốc độ cực đại trong thời gian ngắn.

Cách bố trí àn đạp xuất phát (có 3 cách).

o Cách 1: Còn gọi là cách “thông thường”.

Bàn đạp trước cách vạch xuất phát 1 - 1,5 bàn chân, bàn đạp sau cách bàn đạp trước 1,5 - 2 bàn chân. Cách này phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi, giới tính.

o Cách 2: Còn gọi là cách “kéo dãn”.

Đạp sau cách bàn đạp trước khoảng một bàn chân. Khoảng cách từ bàn đạp trước cách vạch xuất phát gần 2 bàn chân.

o Cách 3: Còn gọi là cách “Làm gần”.

Bàn đạp trước cách vạch xuất phát khoảng 1-1,5 bàn chân, bàn đạp sau cách bàn đạp trước 1 bàn chân. Do vậy khoảng cách từ bàn đạp sau đến vạch xuất phát được thu ngắn lại.

Mặt tựa bàn đạp trước nghiêng một góc 45o- 50o. Mặt tựa của bàn đạp sau

nghiêng một góc 60o- 80o. Góc độ nghiêng của bàn đạp được thay đổi tùy thuộc vào khoảng cách từ vách xuất phát đến bàn đạp. Khi bàn đạp đặt gần vạch xuất phát thì góc nghiêng bàn đạp giảm đi. Khi bàn đạp cách vạch xuất phát thì góc nghiêng của bàn đạp tăng lên.

Khẩu lệnh xuất phát:


Có 3 khẩu lệnh: “Vào chỗ”, “Sẵn sàng”, “Chạy”.

- Động lệnh “Vào chỗ”: Khi nghe hô “vào chỗ”, VĐV đi bộ (chạy bộ chậm) tiến về phía trước hai bàn đạp, ngồi xuống và chống hai tay về trước vạch xuất phát. Từ tư thế này VĐV lần lượt chuyển chân từ trước ra phía sau, lần lượt tỳ lên mặt tựa bàn đạp trước rồi đến bàn đạp sau. Hai mũi giày chạm mặt đường chạy, sau khi hạ đầu gối sau quỳ xuống mặt đất, VĐV thu hai tay về và đạt xuống ngay sau vạch xuất phát. Thân người thẳng, đầu gối thẳng so với thân trên. Trọng tâm cơ thể được phân đều giữa hai tay, chân chống trước và gối chân sau.

- Dự lệnh “Sẵn sàng”: Khi nghe hô “sẵn sàng” VĐV hơi duỗi chân, đầu gối chân sau tách khỏi mặt đường chạy làm trọng tâm cơ thể hơi chuyển lên trên và ra trước. Lúc này tọng tâm cơ thể dồn trên hai tay và chân chống trước. Hình chiếu của trọng tâm cơ thể xuống mặt đường chạy cách vạch xuất phát tư 15- 20cm. đế giày tỳ sát vào mặt bàn đạp. Mông nâng cao hơn vai 10-20cm. Lúc này hai cẳng chân hầu như song song với nhau. Góc của các khớp gối chân trước khoảng 92o- 105o. Góc khớp gối chân sau khoảng 115o- 138o. Góc giữa thân trên và đùi chân trước khoảng 19o-23o.

- Lệnh “Chạy”: Khi nghe súng nổ (hay tín hiệu khác), VĐV đột ngột lao về trước. Động tác này được bắt đầu bằng việc đạp mạnh hai chân và đánh tay nhanh. Đạp sau vào mặt tựa bàn đạp, xuất phát được thực hiện đồng thời bằng cả hai chân nhằm tạo áp lực lớn lên mặt tựa để đẩy cơ thể lao nhanh về trước, song thời gian đạp cả hai chân rất ngắn. Chân sau chỉ hơi duỗi ra nhanh chóng đưa đùi về trước chuẩn bị bước chống tựa đầu tiên trong khi đó chân trước đột ngột duổi thẳng tất cả các khớp. Trong bước chạy đầu tiên, góc đạp sau tựa bàn đạp của VĐV chạy ngắn cấp cao khoảng 42o-50o.

Hình 1 1 Tư thế rời bàn đạp của VĐV trong chạy 100m 54  Chạy lao sau xuất 1

Hình 1.1. Tư thế rời bàn đạp của VĐV trong chạy 100m [54].


Chạy lao sau xuất phát:

Để đạt được thành tích cao trong chạy cự ly ngắn điều rất quan trọng là nhanh chóng đạt được tốc độ gần cực đại trong giai đoạn chạy lao.

Trong một vài bước chạy đầu tiên, VĐV đặt chân trên đường chạy ở phía “sau” hình chiếu trọng tâm cơ thể. Ở những bước tiếp theo đặt “trùng” với hình chiếu của trọng tâm cơ thể và sau đó thì đặt phía trước hình chiếu trọng tâm cơ thể.

Cùng với việc tăng tốc độ, độ nghiêng thân trên về trước giảm đi, kỹ thuật chạy lao dần chuyển sang chạy giữa quãng thường được bắt đầu mét thứ 25-30 (khoảng13-15 bước chạy) khi đạt 90-95%. Tốc độ chạy tối đa, song không có giới hạn chính xác giữa chạy lao và chạy giữa quãng.

Các VĐV chạy cự ly ngắn ở bất kỳ đẳng cấp và lứa tuổi nào, trong giây đầu tiên sau xuất phát cần đạt được 55% tốc độ tối đa, giây thứ hai đạt 76%, giây thứ 3 đạt 91% và giây thứ năm đạt 99%.

Tốc độ chạy lao sau xuất phát được tăng dần số bước. Việc tăng độ dài bước chủ yếu đến bước thứ tám, thứ mười, sau đó thì độ dài bước được tăng ít hơn và dần dần được ổn định. Việc thay đổi độ dài bước đột ngột dưới hình thức nhảy là không tốt vì làm mất đi nhịp độ chạy.

Cùng với tăng tốc độ di chuyển của cơ thể thời gian bay trên không tăng lên đáng kể và thời gian tiếp đất giảm đi.

Đây là thời điểm rời xuất phát để chuyển sang chạy tăng tốc sau xuất phát, tốc độ chạy trong 30m đầu đạt từ 7.16m/s - 8.20m/s.

Với VĐV nữ Việt Nam có tốc độ chạy là 7,16m/s, còn VĐV nữ thế giới có tốc độ chạy là 7,48m/s. Do vậy trong 30m đầu sau xuất phát các VĐV nữ thế giới có ưu thế hơn do phản ứng trong xuất phát tốt, tần số bước chạy, sức mạnh tốc độ tốt hơn các VĐV Việt Nam. [20]

Trong giai đoạn chạy lao sau xuất phát về cơ bản động tác đánh tay cũng giống như giai đoạn chạy giữa quãng song với biên độ lớn hơn.


Hình 1 2 Kỹ thuật rời bàn đạp và chạy lao sau xuất phát 54  Chạy giữa 2


Hình 1.2. Kỹ thuật rời bàn đạp và chạy lao sau xuất phát [54]

Chạy giữa quãng:

Khi đạt được tốc độ cao nhất thân trên của VĐV hơi đổ về trước khoảng (81o-83o). Trong một bước chạy độ nghiêng của thân trên về trước có thể thay đổi. Lúc đạp sau độ nghiêng tăng lên và giảm đi trong pha bay.

Chân đặt trên đường chạy có tính đàn tính, bàn chân khi tiếp xúc đất bằng nữa bàn chân trước sau đó chuyển sang cả bàn cùng lúc khớp cổ chân và khớp gối được gập lại. Góc gấp ở khớp gối khoảng 140o-148o. Hai bàn chân đặt thẳng với hướng bay.

Trong lúc bay đùi hoạt động càng nhanh càng tốt. Chân chống tựa khi kết thúc đạp sau theo quán tính cẳng chân hơi đưa ra sau, lên trên, sau đó gấp lại ở gối và bắt đầu chuyển nhanh đùi về trước. Để giảm tác động kìm hãm tốc độ khi đặt chân trên đường chạy bàn chân tiếp xúc đất bằng nữa bàn chân trước.

Tốc độ trên đoạn chạy 30 - 60m ở giai đoạn chạy giữa quãng thì ta thấy có sự thay đổi giữa các VĐV. Với nữ VĐV Việt Nam đạt tốc độ 8.57m/s và thế giới 10.17m/s. Chứng tỏ tốc độ của các VĐV nữ ở 30m tiếp theo vẫn tiếp tục tăng song hiệu quả cao nhất là các VĐV nữ thế giới, tốc độ của họ đã tăng lên rò (2.69m/s) trong khi của Việt Nam chỉ tăng 1.41m/s nên sức mạnh tốc độ, tốc độ của họ được tận dụng tốt hơn của các VĐV Việt Nam. [20]

Kỹ thuật đánh tay trong khi chạy. Cả trong chạy lao sau xuất phát cũng như trong chạy giữa quãng tay đánh phù hợp với nhịp độ của chân.

Tay đánh về trước hươi đưa vào trong nhưng không thông qua đường chạy cài nút áo ở giữa, không cao quá cằm, khi đánh tay ra sau khuỷu tay hơi ra


ngoài. Góc gấp của tay ở khuỷu không ổn định, khi đánh tay gấp lại nhiều nhất, khi đưa xuống dưới, ra sau thì hơi duỗi ra.

Các ngón tay trong khi chạy nên nắm hờ hay duỗi. Không nên thật thẳng các ngón tay hay nắm chúng thật chặt. Động tác đánh tay tích cực không được làm nâng vai lên hoặc gò vai vì đó là những dấu hiệu đầu tiên của căng thẳng quá mức.

Hình 1 3 Kỹ thuật chạy giữa quãng của VĐV chạy 100m 5  Về đích Tốc 3

Hình 1.3. Kỹ thuật chạy giữa quãng của VĐV chạy 100m [5]

Về đích:

Tốc độ chạy cực đại trong cự ly 100m cần được duy trì cho đến cuối cự ly, song ở khoảng 15 - 20m cuối cùng tốc độ thường bị giảm đi 3 - 8%.

Đoạn chạy 20m cuối (80 - 100m) ở hầu hết các VĐV đều có giảm về tốc độ, với nữ Việt Nam tốc độ chạy là 8.93m/s, thế giới 9.80m/s. Như vậy ở đoạn chạy rút đích sự duy trì tốc độ chạy của các VĐV thế giới vẫn cao hơn chúng ta mặc dù đều có giảm sút tốc độ.

Qua đánh giá diễn biến về tốc độ trên các đoạn chạy của các VĐV Việt Nam và Thế giới nhận thấy:

Đoạn chạy 20m cuối cùng: hầu hết giảm tốc độ nhưng ở VĐV trình độ cao giảm tốc độ không đáng kể. Cụ thể với nữ Việt Nam tốc độ là 8.93m/s (giảm 0.16m/s), nữ Thế giới 9.80m/s (giảm 0.56m/s).

Chạy được kết thúc thì VĐV dùng thân trên (trừ đầu và tay) chạm vào mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường đích. Để nhanh chóng chạm vào dây đích được kéo căng ở độ cao ngang ngực, ở bước chạy cuối cùng, VĐV thường thực hiện động tác gập thân trên đột ngột về trước để chạm ngực vào dây đích (đánh đích bằng ngực). Cũng có thể vừa gập thân trên để chạm ngực một bên vai chạm vào


dây đích. Sau khi chạm dây đích xong, để khỏi ngã VĐV cần đặt nhanh chân lăng xa về phía trước để giữ thăng bằng [11, 85].

1.3.4. Đặc điểm hoạt động thể lực của VĐV chạy 100m

Tố chất thể lực quan trọng nhất trong môn thể thao, được xác định bởi chính đặc điểm vận động môn thể thao đó. Mức phát triển của tố chất thể lực phụ thuộc vào trạng thái cấu tạo và chức năng của nhiều cơ quan, hệ thống của cơ thể. Quá trình tập luyện phát triển thể lực chính là quá trình phát triển và hoàn thiện các hệ chức năng đóng vai trò chủ yếu trong các hoạt động cơ bắp cụ thể [27].

Để hoàn thiện được khối lượng bài tập trong quá trình huấn luyện môn chạy 100m, đòi hỏi VĐV phải có những tố chất thể lực chung và chuyên môn như tốc độ, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động tốt cũng như linh hoạt, mềm dẻo... các năng lực này được phát triển qua quá trình tập luyện có mục đích. Qua nhiều công trình nghiên cứu thành tích thi đấu chạy 100m được quyết định bởi các yếu tố thể lực chuyên môn tốc độ, sức mạnh tốc độ và sức bền chuyên môn (sức bền tốc độ) [9, 54].

1.3.4.1.Tố chất tốc độ

Tốc độ là năng lực thực hiện động tác với thời gian ngắn hoặc là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người nó qui định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động [35].

Tốc độ chạy 100m thể hiện năng lực phản ứng lại với tín hiệu xuất phát, trả lời tín hiệu bằng các hoạt động của cơ, tốc độ trong động tác đơn lẻ và tần số của động tác trong các bước chạy. Nó đòi hỏi sự thể hiện ở cả 3 dạng của tốc độ (thời kỳ tiềm tàng phản ứng vận động, tốc độ động tác đơn, tần số động tác). Cơ sở sinh lý của tốc độ là sự luân chuyển nhanh giữa quá trình hưng phấn và ức chế thần kinh ở vỏ bán cầu đại não, việc thực hiện bài tập rút ngắn thời kỳ tiềm phục của phản ứng vận động và hoàn thiện sự phối hợp vận động. Để có tốc độ tốt còn liên quan đến tỷ lệ sợi cơ nhanh và cơ chậm, tốc độ co cơ trong vận động.


Tốc độ trong chạy còn được biểu hiện qua thời gian tiếp đất khi chạy với tốc độ cao (khi sử dụng kỹ thuật điêu luyện) và tần số bước chạy.

Ví dụ: Thành tích chạy cự ly ngắn phụ thuộc vào thời gian phản ứng vận động, tốc độ động tác (đạp sau, nâng đùi, chuyển hông...) và tần số bước. Các tiền đề của sức nhanh là tính linh hoạt của thần kinh, sức mạnh tốc độ và khả năng kéo dãn, tính đàn hồi kết hợp với thả lỏng của các khớp, chất lượng kỹ thuật, ý chí tinh thần và các cơ chế sinh hóa... Sức nhanh động tác là một trong những cơ sở quyết định thành tích thể thao trong các môn thể thao có chu kỳ và các môn thể thao không có chu kỳ.

Sức nhanh của động tác là một trong những cơ sở quyết định hoạt động trong nhiều môn thể thao. Cơ sở thể lực của khả năng tiến hành nhanh trong từng động tác riêng lẻ là năng lực sức mạnh nhanh và khả năng tốc độ.

Các năng lực sức nhanh quyết định thành tích trong tất cả các môn chạy cự ly ngắn. Hơn nữa chúng còn là cơ sở thành tích cho đa số các giai đoạn xuất phát và tăng tốc trong các môn thể thao.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sức nhanh là độ linh hoạt của quá trình thần kinh, tức là phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của trung khu vận động, hàm lượng ATP dưới ảnh hưởng của xung động thần kinh, cũng như tốc độ tái tổng hợp nó. Quá trình tổng hợp ATP (Adenosin Triphotsphate) hầu như được thực hiện theo cơ chế yếm khí. Năng lượng hoạt động sức nhanh của con người mang tính chất đặc thù chuyển sức nhanh trực tiếp đều có cấu trúc giống nhau.

Phát triển sức mạnh - nhanh đòi hỏi không những phải nâng cao tốc độ co cơ mà còn phải nâng cao sức mạnh tối đa. Ý nghĩa của sức mạnh tối đa này đối với năng lực sức mạnh nhanh phụ thuộc vào các yêu cầu của cấu trúc thành tích môn thi đấu. Trong những môn mà sức mạnh tối đa là cơ sở quyết định tốc độ vận động tối ưu thì phải phối hợp huấn luyện sức mạnh tối đa với sức mạnh nhanh với nhau.

Muốn phát triển các dạng của tốc độ sử dụng bài tập sức mạnh có nhịp điệu động tác nhanh để phát triển tốc độ, lặp lại nhiều lần như phản xạ với tín hiệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022