Đặc Điểm Tâm Lý Của Nữ Vđv Chạy 100M


cho trước, phản xạ với tín hiệu bất ngờ, chạy với tốc độ tối đa hay chạy xuống dốc...

1.3.4.2. Tố chất sức mạnh

Là năng lực khắc phục lực cản bên trong hoặc bên ngoài bằng sự nỗ lực của cơ bắp. Sức mạnh là tố chất không thể thiếu trong chạy 100m vì không có sức mạnh VĐV không thể phát huy một lực nhanh mạnh để đạp rời vị trí xuất phát cũng như không thực hiện có hiệu quả động tác đạp sau trong mỗi bước chạy, không đủ sức mạnh duy trì tư thế thân người ổn định trong quá trình chạy trên toàn cự ly.

Sức mạnh là một trong những tố chất quan trọng của con người, nó là năng lực khắc phục sức cản bên ngoài nhờ sự hỗ trợ của cơ bắp. Sự xuất hiện của sức mạnh phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh phù hợp với những hoạt động của vỏ đại não và tiết diện sinh lý của cơ bắp, các quá trình biến đổi sinh hoá cơ bắp, sự biến đổi hưng phấn cơ bắp, mức độ mệt mỏi của cơ bắp, và tư thế con người và nhiều nguyên nhân khác...

Sức mạnh tối đa là sức mạnh lớn nhất sản sinh nhờ khả năng của hệ thần kinh - cơ khi cơ bắp co, duỗi tùy ý với mức độ lớn nhất. Sức mạnh tối đa bổ trợ cho lực đạp sau khi xuất phát cũng như trong từng bước chạy nhằm đạt được tốc độ cao trong chạy ngắn.

Sức mạnh nhanh (hay còn gọi là sức mạnh tốc độ) là khả năng thần kinh - cơ khắc phục lực đối kháng với tốc độ co duỗi lớn của cơ bắp, khả năng hoạt động của sợi cơ nhanh kéo dài trong khoảng thời gian dài.

Sức mạnh bền là khả năng chống lại sự mệt mỏi của cơ thể vận động khi vận động sức mạnh kéo dài. Các môn khác nhau nên đặt ra những yêu cầu khác biệt về tố chất sức mạnh. Trong hoạt động thể dục thể thao sức mạnh luôn có mối quan hệ với các tố chất thể lực khác như sức nhanh và sức bền. Với những nguyên nhân này cần phải xác định các yêu cầu về năng lực sức mạnh theo đặc trưng của môn thể thao, năng lực sức mạnh tối đa có giá trị cao đối với thành tích các môn: đẩy tạ, ném lao, tạ xích...


Sức mạnh tốc độ đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao thành tích của các môn chạy, nhảy và kể cả các môn ném đẩy, chạy cự ly trung bình. Sức mạnh tốc độ có tác dụng hoàn thiện khả năng thực hiện động tác nhanh, sức mạnh tốc độ xác định thành tích trong các môn vận động theo chu kỳ. Sức bền cần phải khắc phục sức cản lớn trong một thời gian dài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Sức mạnh sử dụng trong chạy 100m chủ yếu là sức mạnh nhanh (sức mạnh tốc độ) vì khi đạp sau để rời khỏi bàn đạp hay mặt đường chạy, thời gian sử dụng sức mạnh trong một thời gian ngắn giúp cho cơ thể chuyển động hướng về trước nhanh và xa hơn (độ dài bước chạy). Khi độ dài bước đạt mức tối ưu đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ cơ bắp của chân chống trụ, chân đạp rời trên đường chạy cũng như khi phối hợp đánh tay cần có sức mạnh và sự dẻo dai của đôi tay để duy trì tần số đánh tay nhanh trên toàn cự ly hoặc sức mạnh của cơ lưng để duy trì sự ổn định thân người trong khi chạy tránh được những dao động gây ảnh hưởng đến tốc độ chạy. [74]

Những yếu tố ảnh hưởng tới sức mạnh tốc độ chính là hình thái và đặc tính di truyền của sợi cơ. Hình thái phản ánh cấu trúc của cơ thể khi VĐV có tỷ lệ chi dưới hợp lý, tính di truyền của sợi cơ biểu hiện ở số lượng sợi cơ tham gia vận động, tỷ lệ sợi cơ nhạt, mức độ đồng bộ cường độ vận động và tiết diện của cơ bắp.[90]

Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên chạy 100m cấp cao Việt Nam - 7

Để phát triển sức mạnh trong chạy 100m, thường sử dụng các bài tập khắc phục trọng lượng bản thân hay các bài tập khắc phục trọng lượng bên ngoài, đặc biệt sử dụng nhiều các bài tập sức mạnh mang tính tốc độ và kết hợp với phát triển sức mạnh tuyệt đối. Chú trọng đến sức mạnh tuyệt đối tạo điều kiện phát triển tiết diện ngang sinh lý của hệ cơ, sử dụng bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể với đa dạng loại hình bài tập, sử dụng phụ tải bên ngoài (từ 20 cho đến 150% trọng lượng cơ thể).

Có 2 hình thức huấn luyện sức mạnh:

- Huấn luyện sức mạnh tĩnh lực.

- Huấn luyện sức mạnh động lực.


Chạy ngắn trong Điền kinh chủ yếu huấn luyện sức mạnh theo hình thức động lực. Và trong huấn luyện sức mạnh động lực có 3 hình thức vận động: khắc phục, nhượng bộ và phối hợp giữa khắc phục và nhượng bộ.

- Hình thức vận động khắc phục: hình thức vận động này, nội lực có thể khắc phục được ngoại lực với tốc độ nhanh nhất tương ứng với độ lớn của lực cản lựa chọn và mục đích của buổi tập sức mạnh. Hình thức vận động khắc phục đặc biệt thích hợp với huấn luyện sức mạnh các môn thể thao có ưu thế về chế độ hoạt động khắc phục hệ thần kinh cơ, trong đó tiến trình lực - thời gian cần phải phù hợp rộng rãi với các yêu cầu và nhiệm vụ thi đấu chuyên môn.

- Hình thức vận động nhượng bộ: trong huấn luyện sức mạnh tối đa, ngoại lực có thể nhiều hơn 100% năng lực sức mạnh tốc độ. Tác dụng lực vượt mức này xuất hiện khi nội lực cao nhất được sử dụng, trong đó các cường độ co cơ tối đa cần thiết cho toàn bộ phạm vi biên độ động tác. Ngoài ra và tốc độ vận động nhỏ thích hợp trong huấn luyện sức mạnh tối đa, do đó trong hình thức này cần phải bảo đảm một cường độ vận động tối đa trong thời gian co cơ tối ưu.

1.3.4.3. Tố chất sức bền

Sức bền là năng lực chống lại mệt mỏi của cơ thể trong hoạt động vận động với thời gian dài.

Sức bền chung trong chạy 100m chính là điều kiện cần để VĐV có thể hoàn thành được một khối lượng lớn bài tập trong tập luyện. Phát triển tố chất sức bền chung cho VĐV chạy cự ly 100m chủ yếu phát triển hệ thống tuần hoàn

- hô hấp - hệ cơ - các bao khớp và dây chằng để duy trì tốt bài tập trong tập luyện. Phát triển sức bền chung đầy đủ tạo cơ sở nền tảng cho phát triển sức bền tốc độ cũng như hỗ trợ cho phát triển các tố chất thể lực khác.

Sức bền chuyên môn trong chạy 100m là sức bền biểu hiện sự duy trì lâu dài tốc độ đã đạt được. Không chỉ là sức bền co, duỗi của cơ bắp với tốc độ nhanh mà đòi hỏi sự duy trì hưng phấn thần kinh để phát huy tốt nhất khả năng tốc độ của cơ thể. Trong chạy 100m với điều kiện hoạt động của cơ thể ở dạng yếm khí (từ 95 - 100%), vì vậy khả năng chịu đựng của cơ thể với cường độ vận động lớn và duy trì công suất tối đa trên toàn cự ly thi đấu [2, 69, 95]. Cũng do


tính chất hoạt động chạy 100m diễn ra trong thời gian ngắn, công suất hoạt động cao nên sức bền chuyên môn thể hiện dạng sức bền tốc độ. Đánh giá sức bền tốc độ người ta sử dụng thông số axit lactic trong máu sau vận động (4 mmol/lít là ngưỡng yếm khí).

Khi nâng cao sức bền tốc độ cần nâng dần từ cường độ thấp đến cường độ cao theo chu kỳ huấn luyện ở mỗi năm. Lượng vận động nhằm phát triển sức bền tốc độ phải tạo được khả năng tích luỹ thể lực của cơ thể đạt hiệu quả thi đấu cao.

1.3.4.4. Tố chất mềm dẻo

Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn (biên độ động tác tối đa). Với VĐV chạy 100m thì mềm dẻo linh hoạt của các khớp vai, hông, đầu gối, cổ chân... các khớp này làm tăng biên độ thực hiện động tác trong mỗi bước chạy dẫn tới nâng cao độ dài bước. Độ linh hoạt các khớp tốt còn tiết kiệm được sức khi vận động, hạn chế được chấn thương. Mềm dẻo có lợi trong tăng tốc ở những bước chạy đầu sau khi xuất phát (khi VĐV tăng tốc độ, bước chạy dài ra, hông phải xoay nhiều hơn so với mặt phẳng ngang do vậy người có hông hoạt động với biên độ lớn sẽ có lợi). Đánh giá năng lực mềm dẻo người ta tính bằng các đơn vị đo như độ hoặc centimét, mét [54].

Thể lực là vấn đề then chốt trong huấn luyện thể thao hiện đại vì nếu thể lực không tốt sẽ không thể thành công trong thi đấu. Huấn luyện thể thao phải dựa trên nền tảng huấn luyện thể lực để cơ thể hoạt động trong điều kiện cường độ cao, phát huy tối đa khả năng của cơ thể. Khi đánh giá về thể lực chuyên môn trong chạy 100m nhiều nhà khoa học [14] sử dụng các chỉ tiêu: xuất phát thấp 30m, 60m; xuất phát cao 80m, 150m; chạy tốc độ cao 20m, 30m; tần số bước trung bình trên toàn cự ly; độ dài bước trung bình trên toàn cự ly; thời gian chạy 20m cuối trong chạy 100m; Hiệu số thành tích chạy 50m đầu với 50m cuối trong chạy 100m; hệ số sức bền K; bật xa tại chỗ; bật 3 bước tại chỗ; bật 10 bước tại chỗ).

1.3.5. Đặc điểm tâm lý của nữ VĐV chạy 100m

Tâm lý của VĐV cũng có ảnh hưởng đến thành tích các môn thể thao của họ. Khi nói tới tâm lý tức là nói tới biểu hiện chức năng của hệ thần kinh.


Những biểu hiện về tâm lý của VĐV chạy 100m như loại hình thần kinh linh hoạt, trạng thái tập trung chú ý để phát huy tốc độ nhanh nhất (khả năng tiềm tàng của phản ứng vận động để đáp lại tín hiệu xuất phát hay khả năng linh hoạt của hệ thần kinh trung ương giúp cho điều khiển hoạt động của cơ khi thực hiện động tác nâng đùi, đánh tay, đặt chân trong các thời điểm rời bàn đạp, khi chân tiếp đất trong mỗi bước chạy đặc biệt là khi thực hiện bước chạy có tần số nhanh). Tâm lý tốt đồng nghĩa với việc VĐV cảm giác, điều khiển được tốc độ chạy của mình phát huy được khả năng linh hoạt của cơ bắp [54].

Cách tiếp nhận có hệ thống đối với việc chuẩn bị tâm lý cho từng cá nhân đòi hỏi phải nhận định toàn diện về biểu hiện tâm lý cũng như biểu hiện những phẩm chất tâm lý cá nhân VĐV. Quá trình ấy là một phần không thể thiếu được của quá trình chuẩn bị tâm lý cho VĐV. Sự nhận định đặc tính tâm lý nữ VĐV gồm những phẩm chất sau:

Những tư liệu chung về VĐV: Trước hết là về tuổi tác, trong đó có các chỉ số về thể lực nói chung, về sự phát triển ý thức và những phẩm chất cá nhân.

Chú ý tới sự biệt về giới tính của VĐV là yếu tố cơ bản khi chuẩn bị tâm lý: Vì những biểu hiện tâm lý của nam giới và nữ giới có đòi hỏi khác nhau ở cách tiếp cận của HLV, của thầy giáo.

Những tư liệu về thành phần dân tộc của VĐV. Những đặc điểm này tuy không có ý nghĩa lớn như các đặc điểm khác, nhưng phải xét đến chung. Điều quan trọng ở đây là biểu hiện cảm xúc, biểu hiện thái độ và những thói quen, tập quán của dân tộc.

Khi chuẩn bị tâm lý cho VĐV đòi hỏi HLV phải chú ý đến đặc điểm trình độ học vấn của VĐV. Bởi yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức, khả năng tư duy hành động của VĐV và giúp HLV sử dụng phương pháp huấn luyện một cách hiệu quả.

Tình trạng gia đình của VĐV: Trong gia đình có những ai, tình hình chính trị, kinh tế của gia đình như thế nào. Bởi những yếu tố này ảnh hưởng đến các trạng thái cân bằng tâm lý cho VĐV.


Nơi ở thường trú của VĐV: Ở đâu? Qua đó biết được tình hình đời sống kinh tế, chính trị xã hội, ở đó ảnh hưởng như thế nào đối với VĐV.

Chuyên môn thể thao: Trình độ thể thao hiện tại, đã tập luyện môn thể thao nào? Tập luyện được bao lâu, tập trong điều kiện nào, ai huấn luyện…để qua đó ta có dự kiến tiềm năng phát triển thành tích và phát triển những thói quen tốt, xấu của VĐV.

Sự phân biệt các đặc tính tâm lý nói trên cho phép HLV lập kế hoạch cho tương lai bao gồm những phương pháp tác động tâm lý - sư phạm lên VĐV, cách tiếp cận, như vậy cho phép tránh được những khuyết điểm trong quá trình hình thành phẩm chất tâm lý cho VĐV [41, 45, 54].

Mức độ đào tạo thể thao: Thông tin này đóng một vai trò rất quan trọng vì những bài tập thể thao thường được xây dựng trên cơ sở ba dạng tập luyện chính là thể lực, kỹ thuật, chiến thuật. Còn chuẩn bị tâm lý cũng không thể tách rời khỏi những dạng huấn luyện ấy. Những khía cạnh của sự chuẩn bị tâm lý có ý nghĩa với tất cả các môn thể thao, nếu người HLV không nắm được những dữ liệu khách quan về trình độ thể thao của VĐV thì điều đó có thể triệt tiêu tất cả những nổ lực trong quá trình tác động tâm lý cho VĐV.

Xu hướng cá nhân: Cần phải thu lượm tất cả biểu hiện về các phẩm chất tâm lý cá nhân của các VĐV. Đó là các phẩm chất trong: (lao động, học tập quân sự hay thuần tí thể thao), để xây dựng chương trình chuẩn bị tâm lý. Thì cần những tài liệu nói về xu hướng cá nhân bao gồm: (những thích thú chính, đặc điểm lối sống, công tác xã hội của VĐV). Có thể chia các nét tính cách của VĐV thành các nhóm sau:

+ Những nét đạo đức của tính cách: Mục đích, tinh thần trách nhiệm, ý thức nghĩa vụ, tính kỹ luật, yêu nước, tính thật thà…

+ Những nét thuộc về ý chí tính cách: Tính hướng đích, tính tích cực, tính sáng kiến, bền bỉ, tính cương quyết, tính kiên trì, tính can đảm, tính tự chủ…

+ Những nét thuộc về cảm xúc của tính cách: Sự xúc động nói chung, cường độ của xúc động, (giận dữ, nhiệt tình, ham mê, cuồng nhiệt…) thái độ đối với thành công và thất bại.


+ Những nét thuộc về tiếp xúc của tính cách: Tiếp xúc rộng rãi, thiện chí, thái độ đối với đồng chí, huấn luyện viên, tính tự ái, tinh thần phê và tự phê, thái độ đối với đối phương…

Tùy theo các môn thể thao khác nhau về tính chất và hình thức hoạt động và do đó có những yêu cầu khác nhau về tâm lý. Khi một người có những tố chất bẩm sinh di truyền phù hợp với những đòi hỏi của môn thể thao nào đó thì đó là điều kiện thuận lợi để người đó tập luyện và đạt thành tích cao. Ngược lại, nếu cá nhân đó không có những phẩm chất và chức năng tâm lý phù hợp với môn thể thao thì việc tập luyện VĐV sẽ rất khó khăn. Trong quá trình phát triển năng khiếu và tài năng thể thao không chỉ được hình thành từ những yếu tố sinh học (Cấu tạo giải phẩu, sinh lý…) mà còn từ những phẩm chất tâm lý của từng cá nhân, mà những yếu tố mà nhờ chúng hoạt động được điều chỉnh và có chất lượng. Những yếu tố tâm lý được đánh giá cao trong thể thao là khả năng phản xạ, các phẩm chất, chú ý và ý chí, khả năng xử lý thông tin và trí thông minh. Tuy nhiên, ở những mức độ tuy không giống nhau, để tập luyện và thi đấu tốt các VĐV ở tất cả các môn thể thao đều có một số đặc điểm tâm lý sau đây:

+ Có khí chất thuộc các loại linh hoạt, sôi nổi, điềm tĩnh. Điều này liên quan đến tình hình, mạnh và thăng bằng của hệ thân kinh.

+ Có sự phát triển cần thiết của các năng lực trí tuệ: Khả năng thu nhận thông tin (cảm giác, trí giác), tụ duy thao tác, trí nhớ (thị giác, vận động), các tác phẩm chất chú ý (bao gồm cả tập trung, phân phối và di truyền).

+ Có sự phát triển tốt của các chức năng tâm vận động như: Các loại phản ứng (đơn giản, lựa chọn, di động), khả năng phối hợp vận động, cảm giác dùng lực, tri giác không gian, thời gian tính nhịp điệu…

+ Có khả năng ý chí nổ lực cao, có các đức tính kiên trì, quyết đoán, dũng cảm, có hoài bảo, có tính mục đích cao.

1.4. Đặc điểm huấn luyện VĐV chạy 100m cấp cao

Trong đào tạo VĐV trình độ cao nhất thiết phải quan tâm đến hệ thống huấn luyện nhiều năm vì đây là quá trình để tạo cơ sở đạt thành tích. Mặt khác phải kết hợp với khoa học kỹ thuật để phát triển năng lực vận động của VĐV.


Xu hướng huấn luyện VĐV trình độ cao hiện đại là huấn luyện năng lực chuyên môn hoá sớm hơn, tức là rút ngắn thời gian giữa giai đoạn huấn luyện ban đầu với giai đoạn hoàn thiện thể thao qua việc đưa lượng vận động chuyên môn theo hướng chuyên môn hoá sâu. Thông thường, để đào tạo được VĐV tài năng phải mất nhiều năm (khoảng 10 năm) huấn luyện hệ thống, liên tục [10].

Quá trình đào tạo còn phải chú ý đến quy luật phát triển theo làn sóng những biến đổi của chức năng cơ thể và sự thích nghi với lượng vận động ngày càng cao hơn so với khả năng chịu đựng của cơ thể tới mức giới hạn để đạt thành tích cao nhất. Lượng vận động trong huấn luyện phải căn cứ theo quy luật thích ứng sinh học của cơ thể để tác động vào cơ thể dẫn đến những thay đổi chức năng làm con người thích nghi cao hơn so với lượng vận động. Do mức độ ganh đua cao nên VĐV luôn phải vượt qua lượng vận động lớn về thể lực lẫn tâm lý trong tập luyện và thi đấu.

Đặc điểm quá trình huấn luyện nhiều năm phải có tính kế thừa và liên tục phải căn cứ vào sự phân chia khoa học giai đoạn huấn luyện theo qui luật phát triển sinh học tự nhiên của con người và qui luật hình thành phát triển thành tích thể thao mới đạt thành tích thể thao cao nhất [16].

Mục đích huấn luyện các VĐV trẻ là để tạo tiền đề chung và chuyên môn cho thành tích thể thao cao nhất sau này, còn huấn luyện VĐV cấp cao là để hoàn thiện và duy trì thành tích thể thao cao nhất trong thời gian dài. Có nhiều quan điểm nhưng chủ yếu đều phân làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn huấn luyện ban đầu

Giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá ban đầu Giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu Giai đoạn hoàn thiện thể thao

Giai đoạn huấn luyện ban đầu: kéo dài 3 năm từ 13 - 15 tuổi, mỗi tuần huấn luyện 4 - 6 buổi, 1,5 giờ/buổi. Ở đây chủ yếu nâng cao toàn diện sức khoẻ và sự trưởng thành của VĐV, phát triển toàn diện tố chất thể lực của VĐV, chú ý phát triển tốc độ và sức mạnh bột phát của động tác. Học các kỹ thuật cơ bản

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí