Đến giây thứ 31 xe đạp sẽ tự động trở về chế độ không còn kháng. VĐV tiếp tục đạp xe thả lỏng 2 phút để kết thúc bài kiểm tra
Phương pháp kiểm tra số liệu: Những số liệu được tính từ phần mềm Monark Anaerobic Test bao gồm các chỉ số: công suất yếm khí tối đa tương đối; công suất yếm khí trung bình tương đối và Chỉ số suy kiệt năng lượng yếm khí tương đối.
Chỉ số công suất yếm khí tối đa (Peak anerobic power)
Chỉ số công suất yếm khí tối đa (PP) được tính trong 5 giây đầu thực hiện test Wingate. Chỉ số này nhằm đánh giá khả năng cung cấp năng lượng từ nguồn yếm khí phi lactat (ATP và CP trong tế bào cơ).
Chỉ số PP được tính như sau:
PP = F x S / t = ((0.075 x TLCT) x (SVQ5x6m)):0.083
Trong đó: - PP: Công suất yếm khí tối đa. Đơn vị: Kgm/phút hoặt Watt
(W) (1W = 6.12 Kgm/ phút)..
- F: lực trở kháng. Đơn vị tính: Niutơn (N)
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Tâm Lý Của Nữ Vđv Chạy 100M
- Một Số Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan
- Đánh Giá Chỉ Số Khối (Bmi) [34]
- Xác Định Các Chỉ Số, Test Đánh Giá Đặc Điểm Sinh Học Nữ Vđv Chạy 100M Cấp Cao Việt Nam (Về Hình Thái, Chức Năng, Thể Lực, Tâm Lý, Kỹ Thuật)
- Sơ Lược Lựa Chọn Hệ Thống Các Test Đánh Giá Cấu Trúc Hình Thái Và Chức Năng, Thể Lực, Tâm Lý Của Nữ Vđv Chạy 100M Cấp Cao Việt Nam
- Kết Quả Kiểm Định Wilcoxon Giữa 2 Lần Phỏng Vấn Test, Chỉ Số
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
- S: Quảng đường đạp xe trong 5 giây đầu. S = số vòng quay trong 5 giây đầu (SVQ5) x 6m (Trên xe Monark mỗi vòng quay tương đương với 6m). Đơn vị tính: mét (m).
- t: Thời gian 5 giây đầu. Tính theo đơn vị phút, 5 giây = 0,0833 phút.
Công suất yếm khí tối đa tương đối (Relative Peak Power Output - RPP) Công suất yếm khí tối đa tương đối (RPP) được tính theo côg thức: RPP = PP/TLCT
Đơn vị tính: Kgm/phút/kg hoặc W/kg
Chỉ số Tổng công suất yếm khí (Total anerobic capacity).
Chỉ số Tổng công suất yếm khí (AC) được tính trong 30 giây thực hiện test Wingate. Chỉ số này nhằm đánh giá khả năng cung cấp năng lượng tổng hợp từ 2 nguồn yếm khí phi lactat (ATP và CP trong tế bào cơ) và yếm khí lactat.
Chỉ số AC được tính như sau: AC = F x S/t
Trong đó: - AC: Tổng công suất yếm khí.
- F: Lực trở kháng. Đơn vị tính: Niutơn (N).
- S: Quãng đường đạp xe trong 30 giây.
S = số vòng quay trong 30 giây đầu (SVQ30) x 6m. Đơn vị tính: mét (m)
- t: Thời gian 30 giây. Tính theo đơn vị phút, 5 giây = 0,5 phút
Chỉ số công suất yếm khí trung bình tương đối (Relative Mean Capacity Power - RMCP) (Công suất trung bình trong 30s).
RMCP = AC/30 giây/TLCT
Đơn vị tính: Kgm/phút/kg hoặc W/kg
Chỉ số Fatigue Index (FI - Hệ số suy giảm) được tính như sau:
Fatigue Index=[(Peak Power Output -Min Power Output)/Peak Power Output] x 100
Chỉ số suy kiệt năng lượng yếm khí tương đối (Relative Fatigue Index - RFI)
RFI = FI/TLCT
2.2.3.3. Xét nghiệm huyết học
Mục đích: Xét nghiệm huyết học để đánh giá khả năng vận động, khả năng thích nghi và chịu đựng lượng vận động của VĐV. Các mẫu máu (khoảng 5ml) được thu thập vào buổi sáng, khách thể nghiên cứu phải nhịn đói trước khi lấy mẫu máu. Mẫu máu được phân tích trong phòng xét nghiệm tại Bệnh viện Hòa Hảo bằng máy máy phân tích huyết học tự động Paramedical PKL PPC- 550Hvới chỉ số sau [29], [33].
- Số lượng hồng cầu (RBC): được xem như chỉ số phản ánh mức độ chuẩn bị thể lực của VĐV và sự tác động của lượng vận động tập luyện và thi đấu.
- Hàm lượng hemoglobin trong máu (Hb): có chức năng chủ yếu của Hb là vận chuyển oxy. Hb là yếu tố quan trọng phản ánh trình độ chuẩn bị thể lực, là tiêu chí để đánh giá khả năng chịu đựng lượng vận động và mức độ thiếu máu của VĐV.
- Dung tích hồng cầu (Hct): chỉ số này có giá trị trong việc đánh giá các tình trạng cô đặc máu do mồ hôi ra nhiều trong tập luyện do mất nước, thiếu máu làm giảm quá trình vận chuyển oxy cho tổ chức tế bào, do đó nó sẽ phản ánh đến khả năng chịu đựng lượng vận động của VĐV.
- Thể tích trung bình hồng cầu MCV: là chỉ số đánh giá cấu trúc tế bào hồng cầu, khi MCV giảm hay tăng quá giới hạn đều có ảnh hưởng đến năng lực vận chuyển và trao đổi khí của hồng cầu, đồng thời MCV tăng cao sẽ làm tăng độ nhớt của máu, tăng lực cản ngoại biên, từ đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động thể lực chung của cơ thể.
- Cortisol: là hormone steroid đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa chất protein, chất béo và carbohydrate. Nó ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, giúp duy trì huyết áp và giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch.
- Testosteron: là một loại hóc-môn nam nhưng cơ thể phụ nữ cũng sản xuất ra nó, có chức năng tăng cường quá trình trao đổi chất theo hướng đồng hóa nên có quan hệ hết sức chặt chẽ với năng lực vận động.
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Là phương pháp được sử dụng nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá sức mạnh tốc độ của nữ VĐV Điền kinh chạy 100m cấp cao Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài lựa chọn và tiến hành kiểm tra 05 nội dung đánh giá sức mạnh chi dưới: Chạy 30m xuất phát cao (s), bật 3 bước tại chỗ, gánh tạ 3RM, Gập duỗi cẳng chân tốc độ 600/s, 1800/s (hệ thống máy Biodex). Đây là các test sư phạm được lựa chọn thông qua phỏng vấn và đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, có độ tin cậy, tính thông báo, độ ổn định trong việc phản ánh, đánh giá sức mạnh chi dưới cho nữ VĐV Điền kinh chạy 100m cấp cao Việt Nam [54].
+ Chạy 30m XPC, test chạy 100m XPC và thời gian chạy 20m cuối trong cự ly 100m (s), test chạy 150m, chạy 200m và chạy 300m
- Mục đích: Kiểm tra sức nhanh, sức mạnh nhanh và sức bền tốc độ.
- Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm tay điện tử hiệu casio loại 10 láp.
- Phương pháp kiểm tra: VĐV xuất phát đúng theo khẩu lệnh của người phát lệnh. Thành tích ghi nhận được từ khi thực hiện bước đầu tiên đến khi VĐV hoàn tất cự ly.
+ Chạy tốc độ cao 30m (s):
- Mục đích: Kiểm tra tốc độ nhanh nhất
- Dụng cụ kiểm tra: Máy đo tốc độ đoạn.
- Phương pháp kiểm tra: VĐV xuất phát đúng theo khẩu lệnh của người phát lệnh. Thành tích ghi nhận thông qua hệ thống máy đo tốc độ đoạn được đặt trong khoảng cách chạy 50m nhưng tính đo thời gian nhanh nhất từ 10m đến 40m được đặt cảm biến thời gian.
+ Test chạy 60m XPT, test chạy 80m XPT (s):
- Mục đích: Kiểm tra sức nhanh và khả năng duy trì tốc độ.
- Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm tay điện tử hiệu casio loại 10 láp.
- Phương pháp kiểm tra: VĐV xuất phát thấp đúng theo khẩu lệnh của người phát lệnh. Thành tích ghi nhận được từ khi thực hiện bước đầu tiên đến khi VĐV hoàn tất cự ly.
+ Bật 3 bước tại chỗ (cm): Đánh giá sức mạnh của chân
- Dụng cụ kiểm tra: thước dây đo (cm),
- Phương pháp kiểm tra: VĐV đứng tại chỗ thực hiện theo đúng khẩu lệnh của người phát lệnh bật lên tối đa phía trước 3 bước liên tục. thành tích được đo từ vạch xuất phát đến điểm chạm đất của cơ thể gần nhất với vạch xuất phát.
A. Gánh tạ 3RM: Đo sức mạnh đùi tối đa, nhằm xác định lượng tạ tối đa sau 3 lần lặp lại.
VĐV đứng thẳng, hai tay cầm vào thanh tạ giang rộng, thanh tạ được đặt trên vai. Thực hiện động tác hạ tạ một cách chậm rãi sao cho lưng thẳng, đầu gối không được vượt qua mũi chân theo phương thẳng đứng, cho đến khi đùi song
song với mặt đất. Bất cứ dấu hiệu nâng lên hay hạ xuống không đồng đều thì buộc dừng lại mức tạ đó. VĐV lặp lại 3 lần ở mỗi mức tạ, sau đó tiếp tục nâng mức tạ cho đến khi không thể nâng tiếp. Lưu ý mức tạ ban đầu cũng như mức tạ mỗi lần nâng phải vừa sức của người nâng, không nên nâng trọng lượng tạ qúa cao một cách đột ngột.
B. Sức mạnh đẳng động gập duỗi gối tốc độ 600/s và 1800/s.
- Mục đích: đánh giá sức mạnh đẳng động cho VĐV trong hoạt động gập/duỗi khớp gối với tốc độ 600/s và 1800/s.
- Mô tả thiết bị và quy trình thực hiện:
Mô tả: thiết bị biodex S4 Pro là thiết bị được sản xuất ở Mỹ, chuyên dùng kiểm tra đánh giá sức mạnh và hồi phục chấn thương ở các khớp, gân, cơ và day chằng cho VĐV. Biodex S4 Pro có thể đo được các thông số như: Momen lực đỉnh, thời gian đến momen đỉnh, công, công suất trung bình, tỷ lệ cơ đồng vận/đối vận…
Quy trình kiểm tra: nhập các dữ liệu về người được kiểm tra; Xác định test kiểm tra; Định chuẩn thiết bị; Người kiểm tra được thực hiện ở tốc độ 600/s và 1800/s. Thời gian nghỉ giữa hai lần kiểm tra là 30 giây.
2.2.5. Phương pháp kiểm tra tâm lý [34, 49, 52, 94]
Đề tài sử dụng các test đánh giá tâm lý sau:
Test đánh giá khả năng phản xạ (Bôikô) dưạ trên sự phản ứng của các cơ quan cảm thụ khi được kích thích thông qua phản xạ. Trong đó hai phản xạ có tính nhạy cảm cao nhất và có vai trò quan trọng trong hoạt động TDTT là phản xạ đơn và phản xạ lựa chọn (phản xạ phức)
Phản xạ đơn:
Dụng cụ kiểm tra: gồm máy đo phản xạ (với ánh sáng) phòng thí nghiệm thoáng mát sạch sẽ.
Cách tiến hành: Cho đối tượng kiểm tra ngồi với tư thế thoải mái nhất, đầu ngón tay trỏ tay thuận đặt nhẹ lên phím ngắt máy. Khi nhìn thấy tín hiệu thì lập tức ấn phím để tắt ánh sáng, cố gắng tắt càng nhanh càng tốt, phải thực hiện 15 lần.
Lưu ý: cán bộ kiểm tra khi sử dụng chuỗi phát lệnh không nên để đối tượng có thể đoán trước được quy luật phát tín hiệu. Đối tượng được kiểm tra phải làm thử trước ba lần.
Đánh giá kết quả: Bỏ đi kết quả lần nhanh nhất và lần chậm nhất. Tính trung bình cộng của 13 lần còn lại. Theo đánh giá của Bôikô và kết hợp với số mẫu 5000 phi công và VĐV của chuyên viên Nguyễn An Quý và Lê Thị Nguyệt, có 5 mức độ phản xạ sau:
TỐT - KHÁ - TRUNG BÌNH - DƯỚI TRUNG BÌNH - KÉM
↓
X = 200 20ms
Phản xạ lựa chọn:
Dụng cụ kiểm tra: Máy đo phản xạ ánh sáng, nơi kiểm tra yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ.
Cách tiến hành: Cho đối tượng kiểm tra ngồi vào vị trí thoải mái cả về tư thế lẫn tinh thần, ngón tay trỏ của bàn tay thuận đặt nhẹ lên phím ngắt của máy. Tín hiệu phát ra là ánh sáng xanh hoặc ánh sáng đỏ. Đối tượng kiểm tra chỉ ấn
phím ngắt khi ánh sáng xanh (khi ánh sáng đỏ thì không tắt), cố gắng phản ứng nhanh, chính xác. Tín hiệu sẽ được phát ra 50 lần.
Lưu ý: Cán bộ kiểm tra không để đối tượng đoán được thời gian phát lệnh và loại tín hiệu. Làm theo cùng một chương trình cho mọi đối tượng.
Xử lý kết quả và đánh giá:
- Tính X của thời gian phản xạ (mức trung bình là 260 35ms).
- Tính % mắc bẫy (B) để xác định tính cân bằng của quá trình thần kinh (nếu B > 50% thì quá trình thần kinh không cân bằng).
- Tính X của thời gian phản xạ đáp ứng trước bảng so với sau bảng và so với phản xạ đơn để đánh giá tính linh hoạt của quá trình thần kinh cũng như quá trình tồn lưu hưng phấn.
- Trong 50 lần thực hiện, tìm hiệu của 10 lần cuối và 10 lần đầu.
- Nếu: Hiệu số đạt < - 4 thì quá trình thần kinh mạnh.
Hiệu số đạt từ - 4 đến 15 thì quá trình thần kinh trung bình. Hiệu số đạt > 15 thì quá trình thần kinh yếu.
Test đánh giá năng lực xử lý thông tin: (vòng hở Landolt)
Mục đích sử dụng test vòng hở Landolt là nhằm đánh giá tốc độ xử lý thông tin thông qua phản xạ thị giác - thần kinh cơ. Qua đó đánh giá quá trình ức chế phân biệt trên vỏ não và phản ánh năng lực trí tuệ của con người trong các điều kiện ít thời gian và lượng thông tin lớn cần phải điều chỉnh và trả lời chính xác.
Dụng cụ kiểm tra: Gồm bút, đồng hồ bấm thời gian và hai bản in vòng tròn Landolt mỗi bản có 30 dòng, mỗi dòng 30 vòng hở.
Cách tiến hành: Phát 2 bản mẫu và bút cho đối tượng tiến hành 2 lượt. Yêu cầu đối tượng kiểm tra phải ghi rò họ tên, tuổi, giới tính, chuyên sâu vào nơi quy định, phải làm bài nhanh chóng, chính xác. Trong thực nghiệm này yêu cầu người được thử nghiệm soát tất cả các vòng tròn có đoạn hở lúc 12 giờ ở lần một và các vòng tròn có đoạn hở lúc 6 giờ ở lần hai.
Sau lệnh “bắt đầu”, đối tượng kiểm tra nhanh chóng soát và gạch các vòng có đoạn hở lúc 12 giờ ở từng dòng từ trái qua phải. Khi kết thúc công việc ở bản thứ nhất, người được kiểm tra phải thông báo này cho cán bộ kiểm tra để ghi thời gian hoàn thành bản một. Tiếp theo phải chuyển sang bản thứ hai soát gạch các vòng có đoạn hở lúc 6 giờ. Yêu cầu làm nhanh và càng chính xác càng tốt. Cán bộ kiểm tra bấm đồng hồ và ghi lại thời gian thực hiện test của đối tượng kiểm tra vào bên lề test.
Đánh giá kết quả: Tốc độ thu nhận xử lý thông tin (s) theo công thức:
S = 0,5436.N 2,807.n
t
Trong đó: S: Tốc độ thu nhận và xử lý thông tin. N: Tổng số tín hiệu trong bảng mẫu. n: Số lỗi (gạch sai hoặc bỏ sót).
t: thời gian hoàn thành test.
Phân loại:
- Năng lực kém : S < 0,9 bít/giây.
- Năng lực TB - kém : 0,95 < S < 1,2 bít/giây.
- Năng lực TB : 1,25 < S < 1,5 bít/giây.
- Năng lực tốt : 1,55 < S < 1,95 bít/giây.
- Năng lực rất tốt : S > 2 bít/giây.
Sử dụng các test tâm lý đánh giá về đặc điểm tâm lý VĐV dự kiến như sau:
Loại hình thần kinh (Biểu 808).
Đây là loại trắc nghiệm có tính chất định tính để xác định đặc điểm thần kinh của VĐV có phù hợp với môn thể thao đã lựa chọn hay không.
Sử dụng biểu này loại trừ được sự khác biệt về trình độ văn hóa, dân tộc, chính trị. Biểu này đã tính tới độ tuổi và giới tính.
+ Cấu tạo: Biểu có 14 loại dấu hiệu khác nhau, trong đó có 8 loại tương tự nhau nhằm đánh giá khả năng phân biệt thô, đơn giản, và tạo hiệu ứng kích thích mới.