Tỷ Lệ Nguồn Cung Cấp Năng Lượng Cho Các Cự Ly Chạy [3]


có tốc độ vượt lên nhanh hơn. Hoặc cổ chân nhỏ, gân A sin càng dài VĐV sẽ có sức mạnh tốt hơn trong pha đạp sau.

Về cấu trúc hình thể, theo nhà tâm lý học người Mỹ William Herbert Sheldon phân loại vóc dáng con người theo ba dạng cơ bản mà ông gọi là Somatotypes, được ông phân loại xây dựng cơ thể theo ba loại cơ thể: endomorphic là dạng người tròn, béo, thường là lùn; mesomorphic là dạng người cơ bắp, với trọng lượng cơ thể phân bổ đều, tư thế đẹp và ectomorphic là dạng người mỏng, gầy, yếu, thường là cao, với mức testosterone thấp. Qua đó cho thấy người có vóc dáng ở vùng mesomorphic rất phù hợp để tập luyện và phát triển thành tích thể thao.

Trong nghiên cứu người ta còn chú ý đến các chỉ số liên quan đến tốc độ chạy đó là: chỉ số tần số bước chạy và chỉ số độ dài bước chạy.

Chỉ số tần số bước được tính bằng (số bước chạy mỗi giây trung bình trong quãng đường 100m x chiều cao cơ thể). Chỉ số này từ 7,4 - 8,1 tương ứng với thành tích 10,4 giây của nam và 12,0 với nữ.

Chỉ số độ dài bước chạy (độ dài bước trung bình ở chạy 100m/chiều cao cơ thể). Chỉ số này cao khi đạt từ 1,07 - 1,24 tương ứng với thành tích 10,4 giây của nam và 12,0 với nữ.

Dù là VĐV thấp hay cao đều có thể chạy được 100m nếu như giữa hình thái và thể lực có sự bù trừ. Tuy nhiên khi có năng khiếu chạy cự ly ngắn, dựa vào điều kiện hình thái các HLV phân chuyên môn hẹp cho VĐV của mình xem chạy cự ly nào phù hợp (100m, 200m hay 400m).

Trong các giai đoạn tuyển chọn ban đầu để đưa VĐV vào chuyên môn hóa trong chạy 100m, sẽ hợp lý nếu chú ý đến mối tương quan của các bộ phận riêng, đặc biệt là của chủ chân. Thường thì các VĐV chạy cự ly 100m có thành tích cao, có độ dài cẳng chân và đùi lớn. Các số lượng chủ yếu về tỷ lệ cơ thể có thể dùng tuyển chọn được trình bày ở bảng giá trị trung bình về tỷ lệ cơ thể của các VĐV chạy 100m như sau:


Bảng 1.1. Đặc điểm thể hình của VĐV chạy 100m [14]


Độ dài các phần cơ thể

Cự ly (m)

100

200 - 400

Thân người

80.4 + - 0.46

81.0 + 0.3

Thân trên

53.3 + 0.3

53.8 + 0.2

Tay

77.3 + 0.4

78.8 + 0.3

Chân

94.7 + 0.6

96.8 + 0.4

Đùi

48.1 + 0.6

49.0 + 0.3

Cẳng chân

39.2 + 0.3

40.6 + 0.3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.


1.3.2. Đặc điểm sinh lý trong chạy cự ly ngắn

Trong sinh lý, thuộc tính của các cơ cũng như cơ chế hình thành những thuộc tính đó rất phức tạp, cơ chế này được chế định bằng các quá trình sinh lý, hoá sinh và tâm lý diễn ra trong cơ thể của con người. Cũng chính vì những thuộc tính của các cơ tạo ra những tiền đề về hình thái - chức năng để con người thực hiện hoạt động vận động. Nếu thiếu chúng thì con người không thể kiểm tra và điều khiển được các hoạt động vận động [26].

Các chức năng sinh lý quy định khả năng hoạt động thể lực của cơ thể, khả năng chức phận của các cơ quan trong cơ thể là năng lực tiềm ẩn của mỗi con người được phát triển, hoàn thiện nhờ quá trình giáo dục, rèn luyện và bộc lộ ra bên ngoài bằng tố chất thể lực và năng lực vận động.

Trong chạy 100m tố chất thể lực thường được bộc lộ ở năng lực tốc độ, muốn tăng tốc độ chạy cần tăng tần số bước chạy (một trong những đặc tính của tố chất tốc độ) do đó cần phát huy được khả năng hưng phấn của hệ thần kinh trung ương, chức năng hoạt động của cơ và năng lực chịu đựng LA. Thần kinh hưng phấn làm tăng tốc độ dẫn truyền đến cơ, khi cơ co với tốc độ nhanh còn liên quan tới đặc điểm cấu tạo của sợi cơ (loại co nhanh). Để cung cấp năng lượng cho co cơ khi có tần số bước chạy nhanh thì hệ năng lượng chủ yếu là


yếm khí. Hoạt động yếm khí kéo dài sẽ xuất hiện LA do đó muốn duy trì tần số bước chạy trong thời gian dài cơ thể phải chịu đựng một lượng LA [48].

Huấn luyện thể thao cho VĐV có thể thực hiện hợp lý trong trường hợp nếu nó tạo ra được những biến đổi tốt về chức năng của cơ thể và tạo điều kiện phát triển thể lực toàn diện, phát triển tốt các chức năng tâm - sinh lý. Điều đó giúp cho năng lực hoạt động và TĐTL của VĐV đạt mức cao hơn và đảm bảo nâng cao thành tích VĐV - theo đánh giá của Philin V.P (1996). [ 31]

Trong chạy 100m hệ thần kinh có đặc điểm tính linh hoạt cao hơn do hoạt động thay nhau giữa cơ đối kháng và cơ co rút cần có sự luận phiên thay đổi nhau liên tục giữa quá trình hưng phấn và ức chế ở trung khu vận động vỏ não. Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế, vì tốc độ chạy nhanh nhất với cường độ cao làm cho cơ quan cảm thụ bản thể bị xung động rất lớn và liên tục truyền đến vỏ não gây nên hưng phấn cao ở trung tâm vận động vỏ não, tất nhiên quá trình hưng phấn cao hơn quá trình ức chế. [10,11]

Do quá trình hưng phấn cơ bắp của VĐV cao nên đòi hỏi chức năng hoạt động cơ quan vận động cũng rất cao, thời trị cơ bắp ngắn, thời trị cơ đối kháng ngắn và cơ co gần giống nhau. Lượng oxy tiêu thụ không nhiều, ví dụ: trong cự ly 100m - thời gian 10 giây nhu cầu oxy là 7 lít (khoảng 40 lít/phút), nhu cầu oxy/phút vào khoảng 35 - 40 lít là môn thể thao đòi hỏi lượng nhu cầu oxy lớn.

Chạy CLN có cường độ trong thời gian ngắn có nhu cầu oxy rất lớn, do vậy khi vận động trong thời gian ngắn cơ thể không thể thỏa mãn được nhu cầu oxy và gây nên nợ oxy. Chức năng hô hấp và tuần hoàn phải qua 3 - 5 phút mới phát huy hết khả năng, trong khi VĐV chạy CLN phải hoàn thành cự ly trong thời gian ngắn 9 - 47 giây. Do đó, trong vận động công năng tim - phổi thay đổi không lớn nhưng phải hoạt động trong trạng thái yếm khí - phải nợ oxy không cao, cự ly 100m: nợ oxy 6,3 lít; 200m: nợ oxy 13 lít; 400m: nợ oxy 20 lít.


Chức năng hô hấp thay đổi không lớn, nhưng sau khi kết thúc cự ly, chức năng hô hấp lại nâng cao rò rệt, tần số hô hấp đạt 35 lần/phút, thông khí phổi đạt 70 - 80 lít/phút.

Sự thay đổi chức năng tuần hoàn không nhiều, nhưng sau khi kết thúc cự ly, chức năng hô hấp lại nâng cao rò rệt, tần số hô hấp đạt 35 lần/phút, thông khí phổi đạt 70 - 80 lít/phút.

Sự thay đổi chức năng tuần hoàn không nhiều, nhưng sau khi chạy sẽ tăng nhanh, mạch đập từ 140 lần - 160 lần/phút đến 200 lần/phút, huyết áp tối đa từ 150 - 180 mmHg đến 200 mmHg, huyết áp tối thiểu giảm 10 - 20 mmHg, lượng tâm thu/phút đạt 8 - 10 lần/phút, axit lactic trong máu tăng 100 - 200 mg% (lúc yên tĩnh 9 - 15 mg%).

Các hệ thống cung cấp năng lượng tham gia vào quá trình luyện tập các môn chạy điền kinh như sau:

Bảng 1.2. Tỷ lệ nguồn cung cấp năng lượng cho các cự ly chạy [3]


Các cự ly chạy trong điền kinh

Tỉ lệ nguồn cung cấp năng lượng

Hệ Phosphogense và

glycolyzis (%)

Hệ glycolyzis và

Oxy hóa (%)

Hệ Oxy

hóa (%)

100m, 200m

98

2

-

400m

80

15

5

800m

30

65

5

1500m

20

55

25

3000m

20

40

40

5000m

10

20

70

10.000m

5

15

80

Marathon

-

5

95

Từ bảng 1.2. hệ thống năng lượng cho các môn điền kinh, thấy rò hệ năng lượng Phosphogense (ATP, CP - yếm khí phi lactat) và hỗn hợp Phosphogense và glycolyzis (đường phân - yếm khí lactat) tham gia vào những hoạt động trong CLN chiếm tỉ lệ % rất cao.

Các công trình nghiên cứu của Saltin (1986), Hultman (1990) và nhiều tác giả khác về năng lực của các hệ thống trao đổi chất trong cơ thể VĐV các môn


thể thao, đã lượng hóa được các yếu tố cấu thành của chúng, gồm mức dự trữ vật chất mang năng lượng như: ATP, CP, Glucogen, Lipit trong cơ bắp. Tốc độ phân giải công suất tối đa, hiệu suất sinh hóa, thời gian tối đa có thể cung cấp năng lượng và khả năng tái tổng hợp các liên kết cao năng lượng trong phân tử ATP của vật chất mang năng lượng nêu trên.

Có 2 hệ thống trao đổi chất và mối quan hệ chặt chẽ giữa năng lực trao đổi chất và năng lượng vận động của cơ thể như sau: Hệ thống trao đổi chất yếm khí và Hệ thống trao đổi chất ưa khí.

Trong 2 hệ trao đổi chất trên, hệ thống trao đổi chất yếm khí tham gia chính vào sự cung cấp năng lượng cho cự ly ngắn.

Hệ thống trao đổi chất yếm khí

Năng lượng phosphogense: Bao gồm 2 hợp chất mang năng lượng là ATP, CP thuộc hệ năng lượng yếm khí phi lactat (không sản sinh ra acid lactic khi phân giải).

Hệ phosphogense có lượng dự trữ thấp nhất. Tổng cộng cả ATP và CP chỉ khoảng 100 mili phân tử gam trong 1kg trọng lượng cơ khô, ký hiệu là mmol.kg

-1D, nhưng lại có tốc độ và công suất phân giải cao nhất. Tốc độ phân giải tối đa

là 4.4 phân tử gam ATP trong 1 phút (ký hiệu là ~p.mol.min1). Công suất tối đa của ATP là 11.2, CP là 8.9 mili phân tử gam trên 1kg trọng lượng cơ khô trong 1 giây. Thời gian đạt công suất tối đa chưa đến 1 giây và thời gian tối đa cung cấp năng lượng cho hoạt động với cường độ cực hạn của ATP và CP trong khoảng 6 đến 8 giây là cạn kiệt.

Như đã nêu ở trên, hệ phosphogense không có khả năng thỏa mãn đủ nhu cầu năng lượng cho những hoạt động thể lực yếm khí có tốc độ quá 10m/giây, kéo dài trong vòng 10 giây như chạy 100m.

Tuy vậy, hệ phosphogense là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và có hiệu quả cao cho những hoạt động với động tác mà kỹ chiến thuật đòi hỏi tốc độ cực hạn, sức mạnh tốc độ tối đa (sức mạnh bột phát) kéo dài không quá 6 đến 8 giây.

Năng lượng glycolyzis: là hệ cung cấp năng lượng yếm khí do quá trình phân giải của đường glucose và glucogen tạo ATP cho cơ thể hoạt động.


Đặc điểm chủ yếu của quá trình đường phân yếm khí là tạo ra axit lactic, vì thế hệ glycolyzis còn gọi là yếm khí lactat.

Bảng 1.3. Các hệ thống trao đổi chất và cung cấp năng lượng [9]



Các hệ thống trao đổi chất và cung cấp năng lượng


Lượng dự trữ (mmol.kg-1D)


Khả năng tái tạo ATP (mmol.kg-1D)

Thời gian tối đa có thể

cung cấp năng lượng

Cường độ cực hạn

Cường độ 70%

VO2max

Trao đổi chất yếm khí:

-Hệ thống phosphogense ATP

CP

- Hệ thống glycolysis Glycogen trong cơ


25



6 8 giây


0.03min

77

100


0.50min




6 - 9min

365

~250

2 3 phút

6 - 9min


365

(tổng dự trữ

1030)



Trao đổi chất ưa khí:

- Glycogen trong cơ

- Lipit (mỡ, acid béo)


365


13000


1 2 giờ


nhiều giờ

49

không hạn chế

nhiều giờ

nhiều ngày


Dự trữ glycogen trong cơ bắp là 365 mmol/kg trọng lượng cơ khô, khi phân giải yếm khí sản sinh ra năng lượng đủ khả năng tái tổng hợp khoảng 250 mmol ATP cho 1kg trọng lượng cơ bắp. Tổng dự trữ glycogen trong toàn bộ cơ bắp tương đương 1030 mmol ATP, công suất yếm khí tối đa là 5.2 mmol ATP/kg -1S -1, so với công suất của ATP là 11.2 thì chỉ bằng ½ và phải sau 5 giây mới đạt công suất tối đa, thời gian tối đa mà hệ glycolyzis có thể cung cấp năng lượng với công suất cực đại là 2 đến 3 phút. Có nghĩa là khi ATP và CP trong cơ bắp cạn kiệt, cần huy động đến năng lượng đường phân yếm khí thì tốc độ vận động sẽ giảm đi so với tốc độ cực đại của hệ phosphogense.


Bảng 1.4. Tốc độ phân giải và công suất tối đa của các vật chất mang năng lượng [10]

Quá trình trao đổi chất Năng lượng

Công suất tối đa (mmol ATP/kg-1S-1)

Thời gian để đạt công

suất tối đa

Nhu cầu oxy (mmol O2 ATP-1)

Quá trình yếm khí ATP

CP

Glycolyzis


11.2

8.6

5.2


> 1 giây

> 1 giây

> 5 giây


0.0

0.0

0.0

Quá trình ưa khí: Glycose CO2 + H2 O

Acid béo CO2 + H2O


2.7

1.4


sau 3 phút

sau 30 phút


0.167

0.177

Trong thực tiễn hoạt động thể thao gần như không có cự ly hoặc môn nào huy động đơn độc một hệ năng lượng, mà thường là cung cấp năng lượng hỗn hợp của 2 hoặc 3 hệ. Năng lượng hỗn hợp phosphogense - glycolyzis tạo ra công suất gần bằng ATP, CP và để cung cấp năng lượng cho hoạt động kéo dài từ 15 giây đến 30 giây thuộc vùng cường độ cực hạn và 3 đến 5 phút vùng cường độ dưới cực hạn. Vì vậy, hệ thống năng lượng hỗn hợp phosphogense - glycolyzis thực sự là cơ sở vật chất quyết định nặng lượng vận động và thành tích của VĐV cự ly ngắn.

Như vậy, trong huấn luyện năng lực chuyên môn cho môn chạy CLN luôn đưa ra những bài tập hoạt động trong khoảng từ 1 giây đến 45 giây nhằm nâng cao khả năng hoạt động của cơ thể thích nghi với hệ thống cung cấp năng lượng này. Đó là những bài tập xếp vào dạng sức mạnh bộc phát, sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ.


1.3.3. Đặc điểm kỹ thuật của nội dung chạy 100m

1.3.3.1. Nguyên lý kỹ thuật của nội dung chạy 100m

Chạy là phương pháp di chuyển tự nhiên của con người, là hoạt động có chu kỳ thông qua hai chân chuyển động tuần tự trên mặt đất tạo ra lực đưa cơ thể về phía trước. Chạy là dạng phổ biến nhất trong các bài tập thể lực và được sử dụng rộng rãi hầu hết cho các môn thể thao. Một chu kỳ chạy gồm 2 bước, chia làm 4 thời kỳ và 12 giai đoạn. [5, 11]

Sơ đồ 1 1 Chu kỳ chạy 11 Kỹ thuật chạy cự ly 100m là một quá trình liên 1


Sơ đồ 1.1. Chu kỳ chạy [11]

- Kỹ thuật chạy cự ly 100m là một quá trình liên tục, nhưng để thuận tiện cho việc giảng dạy, huấn luyện, nghiên cứu, kỹ thuật các môn chạy chia làm 4 giai đoạn:

+ Xuất phát sau xuất phát: Trong chạy cự ly 100m người ta dùng kỹ thuật xuất phát thấp vì kỹ thuật xuất phát thấp này giúp VĐV bắt đầu chạy nhanh hơn và sớm đạt tốc độ cực đại trong khoảng thời gian ngắn.

+ Chạy lao: Để đạt thành tích trong chạy cự ly 100m, điều quan trọng trong xuất phát là nhanh chóng đạt được tốc độ gần cực đại trong giai đoạn chạy lao.

+ Thực hiện đúng và nhanh các bước chạy từ xuất phát phụ thuộc vào độ lao của cơ thể dưới một góc nhọn so với mặt đường. Bước đầu tiên được kết thúc bằng việc duổi thẳng hoàn toàn của chân đạp sau khỏi bàn đạp trước và việc nâng đùi đồng thời của chân kia lên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022