Đánh Giá Chỉ Số Khối (Bmi) [34]


Bảng 2 1 Đánh giá chỉ số khối BMI 34 TT BMI Đánh giá 1 BMI Thiếu cân suy 1


Bảng 2.1. Đánh giá chỉ số khối (BMI) [34]


TT

BMI

Đánh giá

1

BMI < 18.4

Thiếu cân, suy dinh dưỡng

2

18.5 < BMI < 24.9

Bình thường

3

25.0 < BMI < 29.9

Tiền béo phì

4

30.0 < BMI < 34.9

Béo phì độ 1.

5

35.0 < BMI < 39.9

Béo phì độ 2.

6

BMI > 39.9

Béo phì độ 3.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên chạy 100m cấp cao Việt Nam - 9

Dài chân (A, B, C, H): Là một trong những yếu tố tiên thiên có độ di truyền tương đối cao, trong quá trình phát dục trưởng thành, sự phát triển của độ dài chân tuân theo quy luật hướng tâm, trong thời gian dậy thì độ dài chân phát triển nhanh nhất.

- Mục đích:Tìm ra trọng tâm cơ thể, xương hông tròn, hay lưỡi cày, mông to hay bé.

- Dụng cụ:Thước đo Martin.

- Phương pháp đo:Cho VĐV đứng thẳng như đo chiều cao đứng.

Dài chân H: Là độ cao từ sàn đứng đến mào chậu khi VĐV đứng thẳng như tư thế đo chiều cao đứng. Độ cao này cho biết được độ cao của khung xương chậu. Độ cao của mào chậu thường ngang với độ cao tổng trọng tâm của cơ thể. Ở người cân đối chiều cao h = ½ chiều cao đứng.

Dài chân A: Độ cao từ sàn đứng đến gai chậu trước trên, khi người đứng thẳng, độ cao càng lớn nâng đùi càng cao, biên độ hoạt động chân càng rộng.

Tỷ lệ dài chân A / chiều cao đứng: Đạt 55% trung bình, 56% chân tương đối dài, 57% chân dài rò rệt.



Dài chân B: Là độ cao từ sàn đứng đến máu chuyển lớn khi người đứng thẳng. Độ cao này được xem là chiều dài của chân.

Dài chân C: Độ cao từ sàn đứng đến ngấn mông khi người đứng thẳng độ cao này so với độ cao dài chân B ta biết được mông của VĐV đó gọn hay xệ.

Người ta có thể xem xét 4 chiều dài trên để xác định hình dạng của chậu hông. Nếu gọi điểm mào chậu H, điểm gai chậu trước trên là A, điểm mấu chuyển lớn là B và điểm ở ngấn mông là C thì cần tuyển các đối tượng có BH = BA = BC; nếu BH lớn tức là hông có hình lưỡi cày không thuận lợi khi vận động, bởi vì việc nâng đùi sẽ gặp khó khăn.

Hông hình lưỡi cầy Hông hình tròn (thích hợp môn chạy)


Dài cẳng chân A:


Là độ cao từ sàn đứng đến khe khớp gối khi cẳng chân đứng thẳng gối với mặt sàn.

Dài gón chân Asin:

- Mục đích:Gián tiếp đánh giá sức mạnh của cơ sinh đôi kéo về sau.

- Dụng cụ:Thước đo Martin.

- Phương pháp kiểm tra:Dài gân Asin là độ cao từ sàn đứng đến tiếp điểm giữa gân asin với cơ sinh đôi. Chỉ số gân asin được đánh giá theo công thức.

Vòng cổ chân:


- Mục đích:Xác định vòng cổ chân lớn hay nhỏ, để dự đoán VĐV nhanh hay chậm.

- Dụng cụ:Thước dây, có mốc thước từ 0 đến 150cm.

- phương pháp đo:Cho VĐV đứng thẳng, đo chổ nhỏ nhất của cổ chân.

Chỉ số này được tính theo công thức:

Phương pháp kiểm tra thành phần cơ thể: Sử dụng công nghệ trở kháng điện cực (BIA).

-Mục đích:Xác định các chỉ số về thành phần cơ thể của VĐV.

- Dụng cụ đo:Máy Inbody Tamita MC 780MA.

- Phương pháp kiểm tra:Đầu tiên yêu cầu VĐV không đeo trang sức và thiết bị điện tử tiếp theo cho kết nối máy Inbody Tanita MC 780MA với máy tính sau đó nhập chiều cao, cân nặng, ngày sinh VĐV vào phần mềm Body Composition và tiến hành Cho VĐV đứng trên máy Inbody, tư thế đứng thẳng, hai tay cầm cảm biến điện trở duỗi thẳng, hai chân đứng trên bốn điểm tiếp xúc với cảm biến điện trở. Sau đó tiến hành đo (lưu ý: Trong lúc đo VĐV không được di chuyển và nói chuyện). Máy tính sẽ tự nhận kết quả sau khi đo.

Phương pháp xác định cấu trúc Somatotype [66, 67]

- Mục đích:Xác định cấu trúc hình thái của VĐV.

- Dụng cụ đo:Thước dây, thước đo nhân trắc học Martin.

- Phương pháp kiểm tra: Gồm 10 chỉ số: Chiều cao đứng, cân nặng, nếp mỡ tam đầu cánh tay, nếp mỡ hóc vai, nếp mỡ bụng, nếp mỡ cẳng chân, rộng xương khuỷu tay, rộng xương gối, rộng cánh tay, rộng cẳng chân.

2.2.3.2. Phương pháp kiểm tra chức năng:

Chủ yếu dùng các test kiểm tra sau đây để xác định chức năng hệ thống tim mạch, hệ thống hô hấp [3, 16, 34].

Dung tích sống (lít):

- Mục đích:Nhằm đánh giá khả năng cung cấp oxy của bộ máy hô hấp, hệ số di truyền của dung tích sống (DTS) dao động trong một khoảng khá rộng từ


0,48 - 0,93. Do vậy, chỉ số này được phát triển dưới tác động của tập luyện TDTT và nó là chỉ số quan trọng không những đánh giá VĐV mà còn có giá trị trong tuyển chọn.

- Dụng cụ:Phương tiện kiểm tra là máy phế dung kế (Spirometry) các phế dung kế thường được ghi bằng máy Fukuda Spirosift của Nhật.

- Phương pháp đo:

+ VĐV nghỉ ngơi thoải mái.

+ Hướng dẫn cách thở cho VĐV, đồng thời cho VĐV tập thở.

+ Lắp mặt nạ (Mask hoặc kẹp mũi)

+ Cho VĐV đứng ở tư thế thoải mái, hít vào thở ra bình thường rồi hít vào thật sâu và thở ra chậm cho hết sức vào ống thở của phế dung kế và xem kết quả qua màn hình, hoặc trên máy phế dung kế. Đo ba lần liên tiếp mỗi lần cách nhau 15 giây, lấy DTS ở lần có kết quả cao nhất.

DTS của mỗi người khác nhau và nó phụ thuộc vào kích thước của cơ thể (trọng lượng, chiều cao), giới tính, lứa tuổi.

Đối với VĐV Việt Nam chỉ số DTS được đánh giá là trung bình nếu có chỉ số tương đương với chỉ số theo bảng trên theo lứa tuổi. Nếu tương đương với

+1 là tốt và +2 là rất tốt.

Chỉ số công năng tim (HW):

- Mục đích:Công năng tim là một chỉ số nhằm đánh giá sự đáp ứng của hệ tim mạch đối với LVĐ chuẩn, còn gọi là chỉ số Rufier phép thử hệ tim mạch. Tại hội nghị Lux-xăm-bua năm 1956 người ta đã trình bày phương pháp thử hệ tim mạch để đánh giá khả năng điều chỉ tuần hoàn. Đây là phương pháp kiểm tra y học rất có giá trị, cho ta lượng thông tin tin cậy về công năng tim của VĐV, cũng như trong tuyển chọn, Phương pháp này kiểm tra đơn giản, dễ thực hiện.

- Dụng cụ:Đồng hồ bấm giây, máy gò nhịp bằng băng đài đếm nhịp có thể thực hiện được.


- Phương pháp đo:Hướng dẫn tất cả cho các VĐV các bước sẽ tiến hành, bước lấy mạch lúc nghỉ đến động tác đứng lên ngồi xuống cho đúng nhịp đếm và ngồi mông phải chạm gót chân, nghĩa là khi ngồi mông phải chạm hai gót chân và khi đứng lên gối phải thẳng không chùng.

+ Trước khi lấy mạch lúc nghỉ, VĐV cần được nghỉ ngơi thoải mái từ 15 phút trở lên, sau đó bắt mạch lúc nghỉ trong 15 giây, lấy mạch ba lần liên tiếp, nếu cả ba lần lấy mạch có số mạch trùng nhau thì ta được mạch lúc nghỉ và được kí hiệu là: p1.

Nếu ba lần lấy mạch đó có sự chênh lệch từ một nhịp trở lên phải cho

VĐV ngồi nghỉ.

+ Cho VĐV ngồi xuống đứng lên theo máy đếm nhịp 30 lần trong 30 giây, nếu sai nhịp phải ngồi nghỉ 15 phút sau đó thực hiện lại.

+ Lấy mạch trong 15 giây ngay sau vận động và được kí hiệu là: p2

+ Lấy mạch trong 15 giây sau vận động 1 phút (cách lần lấy mạch p2 là 45 giây) và được kí hiệu là p3. Sau đó kết thúc kiểm tra.

Chỉ số công năng tim được tính theo công thức:

HW ( f1 f2f3) 200

10

Trong đó:

HW: Heart Work là chỉ số công năng tim f1: Là mạch lúc nghỉ trong 1 phút f1 = p1x4.

f2: Là mạch đập ngay sau vận động ở phút thứ nhất mạch được tính trong

1 phút f2 = p2x4.

f3: Là mạch đập của phút hồi phục ở phút cuối mạch được tính trong 1 phút f3 = p3x4.

Đánh giá kết quả:

HW Xếp loại

Dưới 1 Rất tốt


Từ 1 - 5 Tốt

Từ 6 - 10 Trung bình

Từ 16 trở lên Rất kém


Chỉ số VO2max (shuttle run test 20m): (Khả năng hấp thụ oxy tối đa)

Là lượng oxy tối đa mà cơ thể có khả năng hấp thụ được trong thời gian một phút khi tuần hoàn, hô hấp đạt hiệu suất tối ưu. Đây chính là ngưỡng tới hạn khả năng hấp thụ oxy của cơ thể. VO2max là chỉ số có độ tin cậy cao trong đánh giá năng lực ưa khí và khả năng hoạt động thể lực tối đa của VĐV, cũng như trình độ tập luyện của VĐV. Chỉ số này có hệ di truyền cao (trên 80%) nên trong thực tiễn thể thao thường sử dụng trong tuyển chọn VĐV trẻ.

VO2max được tính gián tiếp qua shuttle run test, đơn vị tính là ml/kg/phút.

- Cách thực hiện:

Test bao gồm 23 cấp độ (level), mỗi cấp độ kéo dài trong khoảng 1 phút, tốc độ ban đầu là 8,5 km/ h, sau đó tăng lên 0,5km/h mỗi level. Mỗi cấp độ bao gồm 1 loạt các đoạn 20 m (shuttle), số lượng các đoạn này không giống nhau ở mỗi level, ở cùng một level thì các đoạn trong level này chạy với tốc độ bằng nhau. Sẽ có 3 tiếng beep kéo dài báo hiệu chuyển qua level mới (tăng tốc độ). Các VĐV phải chạy đúng tốc độ quy định, tương ứng với thời gian giữa 2 tiếng beep.

Chuẩn bị dụng cụ và sân bãi:

+ Một khoảng sân dài khoảng 20m, bằng phẳng, không trơn trượt.

+ Thước dây 30m.

+ 4 cọc đánh dấu.

+ Băng Shuttle run test.

Thực hiện test:


VĐV khởi động làm nóng, và căng cơ trước khi thực hiện test. Do đây là test thực hiện với nỗ lực tối đa, do đó chỉ có thể kiểm tra 1 lần/ngày và không có cơ hội thực hiện lại. Tuỳ thuộc vào đường chạy và số người theo dòi, có thể cho kiểm tra từ 5-10 VĐV/ lượt.

VĐV đứng tại một đầu của đoạn 20m, khi có tín hiệu bắt đầu test VĐV bắt đầu chạy với tốc độ chậm. Do 3 level đầu là level khởi động giúp VĐV bất nhịp, canh tốc độ cho các đoạn 20m.

VĐV phải hoàn tất các đoạn này trong khoảng thời gian giữa 2 tiếng beep. Nếu VĐV chạy tới vạch kết thúc của đoạn mà chưa có tiếng beep thì phải đợi khi có tín hiệu mới được quay lại đoạn tiếp theo (do VĐV chạy nhanh hơn khoảng thời gian qui định).

VĐV tiếp tục chạy cho đến khi không thể duy trì được tốc độ theo yêu cầu của test, lúc. đó có thể rời khỏi đường chạy và người kiểm tra sẽ ghi lại thành tích

Đối với trường hợp VĐV không chạm vạch cuối khi có tín hiệu kết thúc đoạn, thì cho phép VĐV chạy tiếp. Tuy nhiên đến lần thứ ba mà vẫn không bắt kịp tốc độ thì cho dừng. Và ghi nhận lại thành tích.

Phân tích đánh giá: So sánh với kết quả kiểm tra lần trước để đánh giá sự phát triển của năng lực này.

Công thức tính khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2max) thông qua kết quả thực hiện test:

VO2max = 18.0436461 + (0.3689295 x TS) + (-0.000349 x TS2 )

TS: Tổng số đoạn đã hoàn tất.

Sai số của cách tính này là ± 0,3ml/kg/min

Wingate test:

Mục đích:Đánh giá công suất yếm khí alactic và lactic (ATP - CP và đường phân yếm khí) [1], [31].

Chuẩn bị vận động viên và thiết bị đo:


- Trước khi thực hiện test VĐV khởi động 5 phút và được hướng dẫn qui trình thực hiện test để chủ động hợp tác với cán bộ kiểm tra.

- Thiết bị kiểm tra bao gồm:

Xe đạp lực kế Monark 839E của Thụy Điển. Máy vi tính có cài phần mền phân tích.

Dây đeo ngực Polar ghi nhận nhịp tim.

Qui trình thực hiện

Test Wingate được thực hiện trên xe lực kế với tốc độ tối đa, thời gian thực hiện trong 30 giây với lực trở kháng phụ thuộc vào cân nặng của VĐV (0.75% trọng lượng cơ thể đối với nam, 0.6% TLCT đối với nữ).

Công tính lực trở kháng: F (N-Newton) = 0.75 x TLCT

Trong đó: F = lực trở kháng (N); TLCT = trọng lượng cơ thể (Kg).

Các bước tiến hành thực hiện test Wingate như sau:

Đeo dây Polae lên vùng trước tim để theo dòi tần số tim

Trên màn hình: chọn file, chọn browse database để nhập thông tin cá nhân của đối tượng như: tuổi, trọng lượng, giới tính…

Trên thanh công cụ: chọn C (custom protocol), nhấn vào Creat để soạn Protocol Wingate test, vào biểu tượng Add trên thanh công cụ để thiết kế bài kiểm tra với lực trở kháng phù hợp với trọng lượng VĐV.

Nhấn đúp chuột vào Wingate test: chọn draw the whole workload để theo dòi toàn bộ quá trình thực hiện test.

Trong hộp thoại Wingate test: vào new để xác nhận tên VĐV thực hiện test, cân nặng, tần số tim tối đa lý thuyết, chiều cao yên xe phù hợp với mỗi VĐV.

Nhấn Start để bắt đầu kiểm tra.

VĐV đạp xe đạp không có trở kháng 3 phút, đến giây cuối cùng của phát thứ 2 thì kỹ thuật viên ho to “up” để VĐV đạp xe có trở kháng với tốc độ tối đa, tiếp tục đạp xe với nỗ lực tối đa trong 30 giây.

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí