Kết Quả Phỏng Vấn Các Mức Đánh Giá Mô Hình Đào Tạo Nam Vđv Cl Cấp Cao (N=24)



Lên lưới bỏ nhỏ kết hợp lùi sau 3m đập cầu 10 lần (s): 25.23

Phối hợp phát cầu thấp gần và đập cầu đường thẳng vào ô 670x 100cm 10 quả (quả): 9

Phối hợp phát cầu thấp gần và cheo cầu

đường chéo vào ô 198x 100cm 20 quả (quả): 18

Mô hình tâm lýPhản xạ đơn (ms): 159.41 Phản xạ phức (ms): 280.68

Loại hình thần kinh (Điểm): 2.4 Chú ý tổng hợp (p): 4.97

Độ ổn định chú ý (đ): 26.02 Cảm giác lực cơ tay (%): 3.57 Tư duy thao tác (p): 0.85

Test stress: 52.76

Nỗ lực ý chí: 47.77


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng mô hình nam vận động viên cấp cao môn cầu lông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý - 19


Bảng 3.35. Kết quả phỏng vấn các mức đánh giá mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao (n=24)


TT


Mức đánh giá

Đánh giá

Kết quả

Tỷ lệ thành tích/chỉ số test

Số lượng chỉ số, test cần đạt

Phù hợp

Không phù hợp

n

%

n

%

1

Mức xuất sắc

91-100%

50-55/55

24

100

0

0.0

2

Mức khá

71-90%

39-49/55

24

100

0

0.0

3

Mức trung bình

50-70%

28-38/55

24

100

0

0.0

4

Mức dưới

trung bình

đạt dưới

50%

28/55

23

95.83

1

4.17


3.2.4. Bàn luận về xây dựng và kiểm nghiệm mô hình nam VĐV cấp cao qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý

3.2.4.1. Bàn về xây dựng kế hoạch kiểm nghiệm mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý.

Bàn về đánh giá chương trình và kế hoạch HL của nam VĐV CL cấp cao (năm 2018 và 2019):

Đối với đội tuyển quốc gia các môn thể thao nói chung và môn CL nói riêng đều là những VĐV cấp cao, ưu tú, có chung nhiệm vụ là mang vinh quang về cho Tổ quốc. Do vậy, mục tiêu, nhiệm vụ dài hạn và ngắn hạn của đội tuyển đều được xác định cụ thể từ định hướng mục tiêu thành tích tại các kỳ SEA Game, Asiad và đến Olympic.

Để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra Ban HL đội tuyển CL quốc gia đã xây dựng chương trình kế hoạch HL của đội tuyển CL quốc gia theo từng giai đoạn, từng năm và nhiều năm. Đồng thời, yêu cầu các VĐV, HLV và toàn thể ban HL phải tuân thủ chặt chẽ chương trình kế hoạch HL về HL chuyên môn, HL kỹ thuật, HL chiến thuật và HL tâm lý.

Trong một số công trình khoa học có sự nghiên cứu tương đồng về đối tượng nghiên cứu, đối tượng kiểm nghiệm (xây dựng mô hình cho VĐV cấp cao) như luận án như: Huỳnh Thúc Long (2018), Phạm Thị Hiên (2018), Nguyễn Thị Lý (2018)... chưa nghiên cứu sâu về kế hoạch HL của VĐV cấp cao. Bởi khi tiến hành đánh giá kiểm nghiệm mô hình trên VĐV phần nào làm ảnh hưởng đến kế hoạch chương trình HL của đội tuyển. Do vậy, khi tiến hành nghiên cứu cần thiết phải xem xét kỹ nội dung kế hoạch chương trình HL thi đấu của VĐV.

Bàn về xây dựng chương trình và kế hoạch kiểm nghiệm mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý:

Để tiến hành đưa mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý vào kiểm nghiệm thực tế, cần thiết xây dựng được kế hoạch thực hiện triển khai chi tiết để sao cho phù hợp, không ảnh hưởng tới


chương trình kế hoạch HL thi đấu của VĐV, tránh những sai xót không đáng có, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất trên khách thể nghiên cứu.

Chính vì vậy, khi xây dựng chương trình và kế hoạch kiểm nghiệm mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý, luận án phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: Đội tuyển CL Việt Nam hiện nay chưa có mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao. Đồng thời cũng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các nhà quản lý TDTT, các HLV và VĐV về cần thiết phải có mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao. Để xây dựng được mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý, luận án phải tiến hành nghiên cứu tổng hợp trên các cơ sở khoa học về TC, HL, xác định độ tin cậy của các chỉ số, test trên nhóm khách thể nghiên cứu sao cho phải phù hợp với đặc điểm cấu trúc đặc trưng của môn CL.

Kế hoạch kiểm nghiệm mô hình được luận án tiến hành kỹ lưỡng từ với nhiều công đoạn, sao cho không ảnh hưởng đến giáo án HL và cường độ, LVĐ buổi tập của VĐV:

Đối với các chỉ số sinh học: Các chỉ số hình thái được đo ở thời điểm trước buổi tập hoặc sáng sớm. Các chỉ số sinh lý được tiến hành đo đồng thời trong thời điểm trước, trong và sau tập luyện và thi đấu. Các mẫu xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu được lấy vào 2 thời điểm sáng sớm lúc VĐV mới ngủ dậy và sau khi VĐV tập luyện với cường độ cao nhất.

Đối với các test sư phạm: các test kỹ thuật, chiến thuật luận án xin phép ban HL được lồng ghép kiểm tra trong buổi tập. Những test thể lực được tiến hành kiểm tra ở thời điểm sáng sớm và cuối mỗi buổi tập. Các trận thi đấu được tiến hành vào khoảng ¾ thời gian buổi tập.

Đối với các test tâm lý: tùy vào mỗi test mà lựa chọn thời điểm trước, trong và sau buổi tập để kiểm tra.

Kế hoạch kiểm tra do luận án xây dựng được đánh giá phù hợp với yêu cầu của mỗi chỉ số, test, đồng thời phù hợp với kế hoạch HL, kiểm tra, đánh giá của các tác Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, Lê Đăng Chiêu, H.Dare...


3.2.4.2. Bàn về kết quả kiểm nghiệm các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý của mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao

Sau các bước đánh giá chương trình kế hoạch HL của đội tuyển quốc gia CL, kế hoạch tổ chức kiểm nghiệm đánh giá mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao thông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý luận án tiến hành kiểm tra trên nhóm khách thể nghiên cứu là 8 VĐV nam CL đội tuyển quốc gia. Các thông số để đánh giá giá trị trung bình cộng và mức độ chênh lệch (𝑥̅ ), xác định mức độ phân tán (hệ số biến sai CV), mức độ sai số tương đối của số trung bình () và mức độ đồng đều của tập hợp mẫu chỉ tiêu Shapyro – Winki. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về mối quan hệ tương quan giữa các nhóm yếu tố trên VĐV cấp cao và sử dụng các thông số 𝑥̅ , CV, và kiểm định Shapyro – Winki như:

Tác giả Phan Thùy Linh (2020) [31], sau khi đã đánh giá mối tương quan giữa các nhóm tiêu chí đánh giá TĐTL của VĐV chạy cự ly trung bình cấp cao Việt Nam, tác giả tiến hành kiểm định tính phân bố chuẩn của các tiêu chí bằng các thông số 𝑥̅ , CV, và kiểm định Shapyro-Winki theo 2 thời điểm trước và sau 1 năm. Như vậy, các thông số do luận án lựa chọn để đánh giá, phân tích kết quả kiểm tra mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao có tương đồng với tác giả.

Tác giả Phạm Thị Hiên (2018) [20], có cùng hướng nghiên cứu về xây dựng mô hình cho VĐV cấp cao (môn Bắn súng). Tác giả đã lựa chọn được 53 chỉ số, test cho mô hình nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi. Tuy nhiên, tác giả mới dừng lại ở hướng đề xuất mô hình lý tưởng mà chưa tiến hành kiểm nghiệm trong thực tiễn. Do vậy, việc luận án tiến hành kiểm tra các chỉ số, test trong thực tế trên nhóm nam VĐV CL cấp cao đội tuyển quốc gia là bước nghiên cứu mới, nêu cao tính ứng dụng của mô hình trong thực tiễn.

Tác giả Nguyễn Thị Lý (2018) [32], có nghiên cứu tương đồng về xác định mô hình VĐV thể dục dụng cụ nữ cấp cao Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu xác định mô hình VĐV thể dục dụng cụ nữ cấp cao Việt Nam là hình thái, thể lực, kỹ thuật, chức năng, tâm lý và mô hình tổng hợp VĐV thể dục dụng cụ nữ cấp cao Việt Nam. Theo đó, tác giả cũng đề xuất mô hình lý tưởng cho VĐV thể dục dụng


cụ nữ cấp cao Việt Nam là: 6 chỉ số hình thái, 8 chỉ số vân da tay, 16 test để kiểm tra trình độ thể lực, 13 test kiểm tra kỹ thuật, 4 test đánh giá năng lực tâm lý.

Tác giả Huỳnh Thúc Phong (2018) [51], tác giả đã lựa chọn được 06 test hình thái, 14 test thể lực, 02 test sinh lý, 03 test tâm lý cho nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai; lựa chọn 03 test hình thái, 14 test thể lực, 02 test sinh lý, 03 test tâm lý cho nhóm VĐV libero. Trong đó, tác giả nghiên cứu đánh giá mô hình đã xây dựng theo 3 mức: không đạt, đạt, lý tưởng. Đây là một là cách thức đánh giá mới trong nhiều cong trình nghiên cứu khác.

Một số tác giả khác có nghiên cứu về mô hình đặc trưng cho VĐV cấp cao như là Lê Quý Phượng (2018), đây là công trình nghiên cứu KHCN cấp Bộ, xác định được 5 mô hình VĐV cấp cao cho 5 nội dung môn. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình nghiên cứu của tác giả.

Tác giả Lâm Quang Thành (2006) [59], đã nghiên cứu về biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo VĐV bóng chuyền nam thành phố HCM. Trong kết quả nghiên cứu, tác giả đã xác định được mô hình đặc trưng TĐTL VĐV bóng chuyền nam trình độ đội mạnh quốc gia. Trong đó, tác giả xây dựng hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá mô hình theo 2 bước. Bước 1: Xác định tên VĐV, giới tính, chức năng thi đấu trên sân, thành tích VĐV thuộc mức nào. Bước 2, đánh giá các mặt mạnh yếu của từng chỉ tiêu theo tiêu chuẩn. Đây là một công trình nghiên cứu quan trọng để luận án tham khảo trong quá trình nghiên cứu.

Việc xây dựng lựa chọn chỉ tiêu (test) đánh giá TĐTL của VĐV không còn là việc nghiên cứu riêng lẻ của cá nhân, hay nhà khoa học mà nay (từ 2015) đã được Tổng cục TDTT (đơn vị quản lý nhà nước về TDTT) ban ban hành tại Thông tư số 03/2015/TT-BVHTTDL ngày 03 tháng 6 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định giám định khoa học đánh giá TĐTL thể thao và kiểm tra sức khỏe của VĐV [6]. Như vậy, các chỉ số đặc trưng do luận án lựa chọn để xây dựng xây dựng mô hình nam VĐV CL cấp cao thông qua các chỉ số đặc trưng sinh học, tâm lý và sư phạm đều phù hợp với các nhóm chỉ tiêu giám định khoa học đánh giá TĐTL thể thao và kiểm tra sức khỏe của VĐV.

Theo kết quả nghiên cứu của Lâm Quang Thành (2018) về mô hình thể thao chuyên nghiệp [62] đây là một nghiên cứu tiên phong về xây dựng mô hình quản lý


thể thao chuyên nghiệp ở Việt Nam. Tuy nội dung kết quả nghiên cứu hướng đến mô hình quản lý về thể thao chuyên nghiệp tại Việt Nam, nhưng cũng là tiền đề, là cơ sở luận cho nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao. Một trong những phương án nghiên cứu của tác giả đã xác định cụ thể để xây dựng mô hình đào tạo VĐV cấp cao đó là: “Nâng cao hiệu quả đào tạo tài năng thể thao cả về quy mô và chất lượng trên cơ sở xây dựng mô hình đào tạo tài năng thể thao tại các Trung tâm HL thể thao quốc gia, các trung tâm đào tạo, HL thể thao địa phương, ngành”. Như vậy, việc xây dựng mô hình đào tạo VĐV phải đảm bảo cả quy mô và chất lượng. Quy mô ở đây chính là hệ thống các tuyến đào tạo từ cấp cơ sở địa phương, đến trung tâm HL quốc gia mà luận án đã xây dựng tương ứng 4 tuyến đào tạo: tuyến VĐV năng khiếu chân đế ở cấp huyện, CLB cơ sở; tuyến VĐV mục tiêu ở cấp đội tuyển tỉnh; tuyến VĐV điểm ở cấp tuyển trẻ quốc gia và tuyến VĐV cấp cao ở cấp đội tuyển quốc gia. Chất lượng ở đây là các yếu tố đảm bảo cho đào tạo HL VĐV đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy, việc xây dựng mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao thông qua các chỉ số, tham số sinh học (hình thái, sinh lý, sinh hóa), tâm lý, sư phạm (thể lực, kỹ chiến thuật) của luận án là hướng nghiên cứu cần thiết và phù hợp.

Theo Lê Quý Phượng và cộng sự (2019) [50], để đánh giá LVĐ bên trong một cách tương đối cụ thể là thông qua các chỉ số sinh học. Các chỉ số chức năng sẽ cho biết các hệ thống chức năng sinh lý nào bị mệt mỏi và cần phải tính đến các ảnh hưởng tập luyện. Do vậy, các chỉ số sinh học ngoài nhiệm vụ TC còn nhằm điều chỉnh yêu cầu LVĐ. Trong đó, tác giả có băn khoăn “cho tới nay, chưa có một mô hình chuẩn, đủ độ tin cậy, có sức thuyết phục cho HLV lựa chọn và bố trí nội dung buổi tạp, bởi giữa những đặc điểm về cấu trúc và chức năng cơ thể của VĐV có sự khác biệt rất lớn”. Như vậy, luận án tiến hành xây dựng mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao thông qua các chỉ số, tham số sinh học (hình thái, sinh lý, sinh hóa), tâm lý, sư phạm (thể lực, kỹ chiến thuật) là phù hợp và cần thiết trong thực tiễn hiện nay.

Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Trọng Toại (2018), [64], tác giả đã dựa trên sơ đồ mô hình phân tích sự biến đổi các chỉ số/test theo mô hình VĐV trình độ cao – một phương pháp xác định các chỉ số/test TC để làm cơ sở khoa học mang tính định hướng trong việc kiểm chứng và xác định hệ thống chỉ số/test TC nữ VĐV bơi lội trẻ và nam VĐV cử tạ theo mô hình VĐV cấp cao trong nghiên


cứu của mình. Từ đó, đã xác định hệ thống tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV năng khiếu một số môn thể thao trọng điểm (Cử tạ, Bơi lội, Điền kinh, Thể dục dụng cụ và Bắn súng) hướng tới mô hình VĐV cấp cao về sư phạm và y sinh học.

Theo kết quả nghiên cứu của Lý Đại Nghĩa (2016) [43], tác giả đã đưa ra các cứ liệu để lựa chọn các tiêu chí (test) phản ánh đặc điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất thể lực chuyên môn của VĐV Judo theo 4 bước: Tổng hợp, chọn lựa các tiêu chí; Phỏng vấn chuyên gia; Kiểm nghiệm độ tin cậy (test re-rest) và Kiểm nghiệm tính thông báo (tương quan thứ bậc). Tác giả Lý Đại Nghĩa đã đưa ra kết luận về các hệ thống bảng điểm tiêu chuẩn đánh giá về đặc điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất thể lực chuyên môn của VĐV tuyển Judo TP.HCM có thể sử dụng trong việc giám định HL và đánh giá TĐTL VĐV Judo “kiểm định độ tin cậy và tính thông báo của hệ thống bảng điểm đánh giá chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất thể lực của VĐV Judo theo giới tính và nhóm hạng cân thi đấu, có thể áp dụng trong giám định HL, đánh giá TĐTL của VĐV Judo cấp cao hàng năm”. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng là cơ sở để luận án tiến hành lựa chọn các chỉ số đặc trưng về sinh học (hình thái, sinh lý, sinh hóa), tâm lý và sư phạm (thể lực, kỹ chiến thuật) để xây dựng mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao.

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Tiến Hùng (2018), [22], đã lựa chọn được 10 test đánh giá tố chất sức nhanh cho nam VĐV CL lứa tuổi 14-15 Đà Nẵng. Qua kết quả nghiên cứu nhận thấy, các test đánh giá chỉ trên đối tượng hẹp là VĐV lứa tuổi 14-15, các test lựa chọn được cũng đơn giản chỉ đánh giá về tố chất sức nhanh cho VĐV.

Nguyễn Mạnh Cường (2018), [12], tác giả lựa chọn được 19 chỉ tiêu TC cho VĐV CL lứa tuổi 11-16 của Việt Nam, là: chỉ tiêu TC hình thái, 8 chỉ tiêu TC tố chất thể lực, 2 chỉ tiêu TC chức năng cơ thể, 2 chỉ tiêu TC tố chất tâm lí và 4 chỉ tiêu TC kĩ thuật. Đồng thời, xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá của 19 chỉ tiêu trên đối tượng VĐV lứa tuổi 11-16 đều có tính độ tin cậy và tính thông báo trên đối tượng nghiên cứu. Đây là nghiên cứu làm cơ sở, nền tảng cho luận án nghiên cứu.

Theo kết quả nghiên cứu của Đàm Tuấn Khôi (2012) [24], đánh giá TĐTL của VĐV CL cấp cao đã xác định 5 yếu tố thành phần là: hình thái, chức năng, thể lực, kỹ thuật và tâm lý với thành tích thi đấu. Kết quả cho thấy, các yếu tố thành phần


đó đều có tương quan chặt với thành tích thi đấu của nam VĐV với tỷ trọng ảnh hưởng () quy đổi %: hình thái là 11.4%, chức năng là 28.5%, thể lực là 15.0%, kỹ thuật 20.3% và tâm lý 24.6% với thành tích thi đấu của VĐV. Như vậy, các yếu tố thành phần của tác giả chưa được cụ thể hóa thành mô hình và chưa thành hệ thống từ cấp cơ sở đến cấp cao, nhưng kết quả xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trên cũng là cơ sở để luận án tiến hành xây dựng mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao theo các giá trị của các yếu tố đặc trưng sinh học, tâm lý và sư phạm.

Theo Lê Hồng Sơn (2006), [54] trong kết quả nghiên cứu tác giả đã lựa chọn được 13 test (sư phạm) để đánh giá thể lực chuyên môn của đối tượng nghiên cứu. Hệ thống test của tác giả Lê Hồng Sơn được đánh giá đảm bảo để được đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của VĐV CL lứa tuổi 16-18. Tuy nhiên, các test trên chỉ đảm bảo đánh giá về thể lực (yếu tố kiểm tra sư phạm), các đánh giá về sự phát triển bên trong (yếu tố sinh học) và các diễn biến tâm lý (yếu tố tâm lý) VĐV trong quá trình tập luyện thi đấu thì chưa được tác giả khai thác đánh giá sâu. Do vậy, đây là cũng là cơ sở để luận án tiến hành nghiên cứu sâu hơn về lựa chọn các chỉ số đặc trưng để xây dựng mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao.

Theo Đặng Quốc Bảo, Lê Quý Phượng (2010), [3] đã xác định “nhiệm vụ của sinh lý thể thao là đánh giá bằng số lượng (định lượng) đặc điểm các phản ứng sinh lý của các hệ thống riêng lẻ và của toàn bộ cơ thể trong các loại hình hoạt động khác nhau”. Bên cạnh đó kết hợp với các phương pháp hóa học, sinh hóa, vật lý, tâm lý để đánh giá một cách tổng hợp và toàn diện. Như vậy, có thể hiểu, nhiệm vụ của sinh lý theo tác giả xác định là sử dụng hệ thống các chỉ số đặc trưng của sinh lý kết hợp với các chỉ số đặc trưng của các phương pháp sinh hóa, vật lý, tâm lý để đánh giá có định lượng toàn bộ các chức năng trong cơ thể khi hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao.

Theo Phạm Ngọc Viễn (2014), [80] “năng lực tâm lý - đó là tính chất tâm

- sinh lý VĐV chi phối quá trình lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng như hiệu quả thực hiện hoạt động trong một môn thể thao nào đó”. Như vậy, việc lựa chọn những chỉ số đặc trưng để đánh giá năng lực tâm lý VĐV phải trên cơ sở đặc thù của mỗi môn thể thao. Đồng thời, đánh giá tâm lý là cơ sở để VĐV dễ tiếp thu kỹ chiến thuật trong tập luyện, thi đấu giúp VĐV đạt hiệu quả cao hơn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022