VO2 max, (chỉ số hấp thụ oxy tối đa (ml/ph/kg) | trong hoạt động công suất tăng dần khi tuần hoàn và hô hấp đạt hiệu suất tối đa | hợp chức năng tim mạch – hô hấp của VĐV | |
SL27 | Thông khí phổi/phút –VE (lit) | Đánh giá mức độ biến đổi của hệ hô hấp của VĐV đối với LVĐ | Đánh giá chức năng hệ hô hấp; |
SL29 | Chỉ số thể tích oxy tiêu thụ ở thời điểm xuất hiện ngưỡng yếm khí/ VO2max -VO2 LT/ max (%) | Giá trị của chỉ số này càng cao thì thời gian vận động trong miền chuyển hoá ưa khí kéo dài, năng lực ưa khí càng tốt. | Theo dõi đánh giá sự phát triển sức bền ưa khí và hiệu quả của công tác HL sức bền ưa khí. |
SL30 | Chỉ số công suất yếm khí tối đa tương đối - RPP (W/kg) | Giá trị này đánh giá khả năng cung cấp năng lượng nhanh của hệ phosphate ATP và CP dự trữ trong cơ | Đánh giá theo phân loại năng lực yếm khí phi lactate của Maud, P.J. và Schultz B.B |
Giá trị này đánh giá khả | (1989) của Nam: | ||
SL31 | Chỉ số công suất yếm khí tổng hợp tương đối- RAC (W/kg) | năng cung cấp năng lượng tổng hợp từ 2 nguồn yếm khí phi lactat ( ATP và CP trong tế bào cơ) và yếm | - Tốt >10,89 - Khá 10,20 - 10,89 - TB 9,22- 10,19 - Yếu 8,53 - 9,21 |
khí lactat | - Kém <8,52 | ||
Đánh giá khả năng duy | Giá trị này càng nhỏ | ||
trì nguồn năng lượng | thì khả năng duy trì | ||
Tỷ lệ suy giảm năng lực | yếm khí cung cấp cho cơ | năng lượng yếm khí | |
SL34 | yếm khí (Anerobic Fatigue | thể vận động với cường | càng tốt. Đây là chỉ số |
= AF)- AF (%) | độ tối đa | được chọn làm chỉ | |
tiêu đánh giá sức bền | |||
tốc độ | |||
Sinh hóa | |||
SH4 | Hb (Hemoglobine) (g%) | Là tiêu chí để đánh giá khả năng chịu đựng LVĐ và mức độ thiếu máu của VĐV | Là yếu tố quan trọng phản ánh trình độ chuẩn bị thể lực |
SH6 | Testosterone (nMol/lit) | Phản ánh mức độ mệt mỏi của cơ thể, đặc biệt chính xác khi xem xét | Testosterone trong máu biến đổi dưới |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Kiểm Định Độ Tin Cậy Các Chỉ Số Tâm Lý Đặc Trưng Sau Loại Biến
- Sự Tương Quan Của Các Chỉ Số Sinh Học Với Thành Tích Thi Đấu Của Các Vđv Cl Cấp Cao (N = 8)
- Bàn Luận Về Kết Quả Tổng Hợp Và Lựa Chọn Các Chỉ Số, Test Đặc Trưng Về Sinh Học, Sư Phạm Và Tâm Lý Của Vđv Cl Cấp Cao
- Bàn Luận Về Sự Tương Quan Giữa Các Các Chỉ Số, Test Đặc Trưng Về Sinh Học, Sư Phạm Và Tâm Lý Được Lựa Chọn Trong Xây Dựng Mô Hình Vđv Cl Cấp Cao
- Kết Quả Kiểm Tra Lần 1 Của Các Chỉ Số Tâm Lý Trong Mô Hình Đào Tạo Nam Vđv Cấp Cao (N=8)
- Kết Quả Kiểm Tra Lần 3 Của Các Chỉ Số Tâm Lý Trong Mô Hình Đào Tạo Nam Vđv Cấp Cao (N=8)
Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.
trong mối quan hệ với Cortisol | tác động của LVĐ tập luyện và thi đấu | ||
SH7 | Ưrê huyết (mmol/lít) | Là chỉ tiêu đánh giá LVĐ và trạng thái chức năng của cơ thể VĐV | Phản ánh độ lớn của LVĐ tác động lên cơ thể |
Đánh giá nội dung, | Phản ánh chức năng | ||
phương pháp HL và | hoạt động cung cấp | ||
SH10 | Acid lactic máu (mmol/lít) | cường độ tập luyện có | năng lượng ở cường |
phù hợp hay không | độ khác nhau của | ||
VĐV cấp cao | |||
Urobilinogen có quan hệ | Khi nâng cao LVĐ, | ||
chặt chẽ với LVĐ trong | VĐV mệt mỏi hoặc | ||
SH11 | Urobilinogen niệu (mmol/l) | tập luyện. Phản ánh sự biến đổi chức năng gan dưới ảnh hưởng của | chức năng cơ thể giảm sút, urobilinogen trong nước tiểu vào buổi |
LVĐ tập luyện. | sáng sớm sẽ thấy tăng | ||
cao rõ rệt. | |||
Đánh giá mức độ phát | Trong TC VĐV có | ||
SH12 | Creatinine niệu | triển tố chất thể lực và hiệu quả HL. | thể dùng crêatinin niệu để đánh giá độ phát triển tố chất cơ bản về sức nhanh và |
sức mạnh. Qua một | |||
chu kỳ HL có thể | |||
dùng để đánh giá hiệu | |||
quả HL | |||
Dùng để đánh giá LVĐ | Prôtein niệu đạt giá | ||
SH13 | Protein niệu (Pro) (mg%) | có cường độ cao trong HL. | trị cao nhất ở phút thứ 15 sau nội dung luyện tập với cường độ cao, prôtein niệu |
phản ứng nhạy cảm | |||
với yếu tố LVĐ: thời | |||
gian, mật độ, cường | |||
độ. |
Bảng 3.19. Xác định mục đích và đánh giá các chỉ số đặc trưng sư phạm
Chỉ số đặc trưng sư phạm | Mục đích và Đánh giá | |
Thể lực chung | ||
TLC1 | Chạy 30m (s) | Đánh giá sức nhanh |
TLC4 | Chạy 400m (s) | Đánh giá sức mạnh, tốc độ |
TLC6 | Chạy 1500m (p) | Đánh giá sức bền (cho lứa tuổi >12) |
Thể lực chuyên môn | ||
TLCM1 | Di chuyển nhặt cầu 6 điểm 5 vòng (s) | Đánh giá sức nhanh, tốc độ và khả năng phối hợp vận động |
TLCM2 | Di chuyển ngang sân đơn 10 lần (s) | Đánh giá sức nhanh, tốc độ và khả năng phối hợp vận động |
TLCM3 | Ném cầu xa (m) | Đánh giá sức mạnh của tay |
TLCM6 | Tại chỗ bật nhảy đánh cầu cao tay liên tục 15 lần (s) | Đánh giá sức mạnh, sức mạnh tốc độ, khả năng phối hợp vận động |
TLCM7 | Tại chỗ bật nhảy đập cầu liên tục với vợt nặng 100g 10 lần (s) | Đánh giá sức mạnh, sức mạnh tốc độ, khả năng phối hợp vận động |
TLCM9 | Bật nhảy đập cầu liên tục 20 lần (s) | Đánh giá sức nhanh, sức mạnh tốc độ, khả năng phối hợp vận động |
TLCM12 | Di chuyển nhặt đổi cầu 2 góc trên lưới 15 lần (s) | Đánh giá sức nhanh, sức bền tốc độ, độ linh hoạt và khả năng phối hợp vận động |
TLCM14 | Di chuyển lên xuống từ vị trí cuối sân lên lưới 1 phút (lần) | Đánh giá sức nhanh, sức bền tốc độ, độ linh hoạt và khả năng phối hợp vận động |
TLCM16 | Di chuyển 4 góc 10 lần (s) | Đánh giá sức nhanh, sức bền tốc độ, độ linh hoạt và khả năng phối hợp vận động |
TLCM18 | Di chuyển nhặt đổi cầu 2 góc cuối sân 15 lần (s) | Đánh giá sức nhanh, sức bền tốc độ và khả năng phối hợp vận động |
TLCM19 | Lên lưới bỏ nhỏ kết hợp lùi sau 3m đập cầu 10 lần (s) | Đánh giá sức nhanh, sức mạnh, sức bền tốc độ, độ linh hoạt và khả năng phối hợp vận động |
TLCM24 | Nhảy dây kép 1 phút (lần) | Đánh giá sức nhanh, sức bền tốc độ |
Kỹ thuật | ||
KT1 | Phát cầu ngắn vào ô 30x30cm 20 quả (quả) | Đánh giá kỹ thuật phát cầu ngắn |
KT2 | Phát cầu cao xa vào ô 50x50cm 20 quả (quả) | Đánh giá kỹ thuật phát cầu cao xa |
KT3 | Đập cầu trái tay đường thẳng vào ô 670x50cm 10 quả (quả) | Đánh giá kỹ thuật đập cầu trái tay đường thẳng |
Đập cầu trái tay đường chéo vào ô 670x50cm 10 quả (quả) | Đánh giá kỹ thuật đập cầu trái tay đường chéo | |
KT8 | Đánh cầu cao xa đường thẳng 20 quả vào ô 1x1m (quả) | Đánh giá kỹ thuật đánh cao xa đưởng thẳng |
KT9 | Đánh cầu cao xa đường chéo 20 quả vào ô 1x1m (quả) | Đánh giá kỹ thuật đánh cầu cao xa đường chéo |
KT11 | Treo cầu đường chéo 20 quả vào ô 100x100cm (quả) | Đánh giá kỹ thuật treo cầu đường chéo |
KT21 | Đập cầu thuận tay đường thẳng vào ô 670x50cm 10 quả (quả) | Đánh giá kỹ thuật đập cầu thuận tay đường thẳng |
KT22 | Đập cầu thuận tay đường chéo vào ô 670x50cm 10 quả (quả) | Đánh giá kỹ thuật đập cầu thuận tay đường chéo |
KT23 | Treo cầu đường thẳng 20 quả vào ô 100x100cm (quả) | Đánh giá kỹ thuật treo cầu đường thẳng |
Chiến thuật | ||
CT1 | Lên lưới bỏ nhỏ kết hợp lùi sau 3m đập cầu 10 lần (s) | Đánh giá khả năng linh hoạt, tốc độ, khả năng phối hợp vận động |
CT2 | Tấn công 2 góc cuối sân 10 lần (s) | Đánh giá khả năng linh hoạt, ứng biến và hiệu quả tấn công |
CT3 | Di chuyển đánh cầu 2 góc trên lưới 10 lần (s) | Đánh giá khả năng linh hoạt, khả năng phối hợp vận động |
CT4 | Phối hợp phát cầu tấp gần và đánh cầu cao xa chéo sân vào ô 76x290cm 20 quả (quả) | Đánh giá khả năng phối hợp vận động, khả năng linh hoạt, ứng biến và hiệu quả tấn công |
CT5 | Phối hợp phát cầu thấp gần và đập cầu đường thẳng vào ô 670x100cm 10 quả (quả). | Đánh giá khả năng phối hợp vận động, khả năng linh hoạt, ứng biến và hiệu quả tấn công |
CT6 | Phối hợp phát cầu thấp gần và cheo cầu đường chéo vào ô 198x100cm 20 quả (quả). | Đánh giá khả năng phối hợp vận động, khả năng linh hoạt, ứng biến và hiệu quả tấn công |
CT7 | Thi đấu | Đánh giá khả năng tư duy chiến thuật, khả năng ứng biến, khả năng linh hoạt, khả năng xử lý tình huống khả năng phối hợp vận động của VĐV, đánh giá được điểm mạnh điểm của bản thân và đối phương, sử dụng thành thạo các kỹ thuật... |
Bảng 3.20. Xác định mục đích và đánh giá các chỉ số đặc trưng tâm lý
Chỉ số đặc trưng tâm lý | Mục đích | Đánh giá năng lực tâm lý | |
TL1 | Phản xạ đơn (ms): | Đánh giá khả năng tập trung chú ý, phản ứng nhanh nhất với những tín hiệu đột ngột; | Năng lực tâm vận động khả năng phối hợp vận động, cảm giác dùng lực, tri giác không gian, thời gian, tính nhịp điệu. |
TL2 | Phản xạ phức (ms): | Đánh giá khả năng tập trung chú ý, phản ứng với những tín hiệu bất ngờ và không biết trước; | |
TL3 | Loại hình thần kinh (Điểm) | Là tổ hợp các thuộc tính thần kinh phản ánh năng lực hoạt động của hệ thần kinh | Đánh giá TĐTL; chỉ định tập luyện và thi đấu, nghỉ ngơi, chế độ VĐ; Đánh giá khả năng nắm bắt kỹ thuật động tác, tốc độ, sự phối hợp VĐ. |
TL6 | Hiệu quả trí nhớ thao tác (đ): | Dự đoán xác suất các tình huống thi đấu sẽ xảy ra một cách chính xác; | Năng lực tâm lý trí tuệ về khả năng thu nhận thông tin (cảm giác, tri giác), tư duy thao tác, trí nhớ (thị giác, vận động), cảm giác phân phối sức lực, các phẩm chất chú ý (bao gồm cả tập trung, phân phối và di chuyển). |
TL7 | Chú ý tổng hợp (p): | Dự báo độ tin cậy tâm lý của VĐV trước các cuộc thi đấu; | |
TL8 | Tập trung chú ý (đ) (Trắc nghiệm hình thành khái niệm): | Kiểm tra độ rộng tập trung chú ý và tốc độ xử lý thông tin; | |
TL9 | Độ ổn định chú ý (đ): | Đánh giá sự duy trì cường độ chú ý cần thiết trong một khoảng thời gian dài; | |
TL11 | Cảm giác lực cơ tay (%) | Đánh giá khả năng cảm giác phát lực và sức mạnh trong mỗi động tác | |
TL12 | Tư duy thao tác (p): | Đánh giá sự căng thẳng tâm lý trong điều kiện thời gian tri giác (thu nhận thông tin), đánh giá tình huống (xử lý thông tin) và thời gian quyết định hành động (tốc độ và độ chuẩn xác của các thao tác tư duy) bị hạn chế; | |
TL13 | Test stress | Đánh giá phẩm chất năng lực: ý chí, tập trung chú ý, tư duy vượt qua căng thẳng mệt mỏi; | Năng lực tâm lý ý chí: khả năng nỗ lực ý chí cao, đức tính kiên trì, quyết đoán, dũng cảm, có hoài bão, có tính mục đích cao. |
TL14 | Nỗ lực ý chí: | Đánh giá sự nỗ lực ý chí khắc phục mệt mỏi và những căng thẳng cơ bắp lớn trong quá trình thi đấu; |
Bàn luận về kết quả đánh giá mức độ phù hợp và xác định các chỉ số, test đặc trưng về sư phạm của VĐV CL cấp cao
Cũng như các chỉ số/test sinh học ở trên, các chỉ số/test sư phạm về môn CL trong nhiều công trình nghiên cứu rất hiếm các tác giả tiến hành đánh giá mức độ phù hợp của các chỉ tiêu/test mà chỉ dừng lại ở việc xác định độ tin cậy, mối tương quan giữa các test mà chưa khẳng định được tính phù hợp đặc thù của các test trên đối tượng nghiên cứu.
Tiếp tục tiến hành xác định tính phù hợp của các chỉ số /test với 2 lần phỏng vấn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà chuyên môn thấy rằng tất cả các chỉ số sư phạm đều phù hợp với cấu trúc, đặc thù trên đối tượng nghiên cứu.
Xác định tính mục đích của các chỉ số đặc trưng sư phạm là cơ sở để tiến hành đánh giá mức độ phù hợp của chỉ số/ test sư phạm cho VĐV CL cấp cao. Trình bày tại bảng 3.19.
Bàn luận về kết quả đánh giá mức độ phù hợp và xác định các chỉ số, test đặc trưng về tâm lý của VĐV CL cấp cao
Tâm lý trong hoạt động thi đấu TDTT đòi hỏi một tổ hợp năng lực tâm lý về trí tuệ, ý chí, bản lĩnh, hoài bão chiến thắng của VĐV trong điều kiện đua tranh căng thẳng quyết liệt. Đối với VĐV môn CL cũng không nằm ngoài các diễn biến tâm lý trên và còn có các đặc thù tâm lý riêng biệt của môn CL như sự căng thẳng khi giằng co từng điểm số, mà tâm lý VĐV không ổn định, không bản lĩnh sẽ bị mất cơ hội giành chiến thắng cuối cùng. Trên cơ sở đó, luận án xác định tổ hợp các chỉ số tâm lý đặc trưng là: Phản xạ đơn (ms), Phản xạ phức (ms), Loại hình thần kinh (Điểm), Hiệu quả trí nhớ thao tác (đ), Chú ý tổng hợp (p), Tập trung chú ý (đ) (Trắc nghiệm hình thành khái niệm), Độ ổn định chú ý (đ), Cảm giác lực cơ tay (%), Tư duy thao tác (p), Test stress, Nỗ lực ý chí, Hoài bão thành tích (điểm) phù hợp với cấu trúc, đặc thù để xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao với mục đích đánh giá cụ thể các năng lực tâm lý của VĐV CL. Trình bày tại bảng 3.20.
3.1.7.4. Bàn luận về sự tương quan qua 2 lần kiểm tra các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý được lựa chọn trong xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao
Xác định mối tương quan qua 2 lần kiểm tra các chỉ số/ test mà được nhiều nhà khoa học nhấn mạnh trong các công trình nghiên cứu khoa học về HL thể thao như Harre D (1996), Dương Nghiệp Chí, Lê Văn Lẫm, Nguyễn Xuân Sinh, Nguyễn Kim Minh, Nguyễn Thế truyền...
Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2004) đã xác định "Độ tin cậy của test là mức độ phù hợp giữa kết quả các lần lập test ở trên cùng một số đối tượng thực nghiệm trong cùng một điều kiện gọi là độ tin cậy của test" [8, tr. 77]. "Trong trường hợp chỉ thử nghiệm 2 lần (và kết quả test không nâng lên hoặc giảm đi một cách hệ thống qua các lần thử nghiệm), hệ số tương quan bên trong các lớp và hệ số tương quan cặp thường trùng lặp nhau. Nói cách khác, có thể dùng hệ số tương quan cặp giữa hai đại lượng (đại lượng kết quả lập test lần một và đại lượng kết quả lập test lần 2) để đánh giá độ tin cậy của test trong trường hợp hai lần thử nghiệm lặp lại với cùng điều kiện, cùng phương pháp, thuần nhất về đối tượng [8, tr. 79-80]".
Tác giả Đàm Tuấn Khối (2012) [24], sử dụng kiểm nghiệm hệ số tương quan (r) thông qua 2 lần lập test để xác định độ tin cậy của các chỉ tiêu đánh giá TĐTL nam VĐV CL cấp cao.
Tác giả Lý Đại Nghĩa (2016) [43], thực hiện nghiên cứu về "Đặc điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất thể lực của VĐV đội tuyển Judo thành phố Hồ Chí Minh" đã tiến hành kiểm nghiệm hệ số tương quan 2 lần kiểm tra các tiêu chí trong các bước nghiên cứu của mình trước khi đưa các test vào thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu.
Ngoài ra, còn nhiều tác giả khác như Lê Hồng Sơn (2006), Trịnh Toán (2013), Đàm Tuấn Khôi (2012), Trần Quang Cường (2012), Ngô Hữu Thắng (2014), Khoa Trung Kiên (2011), Bùi Thị Hải Yến (2011), Đào Bình An (2011),...
đều sử dụng đánh giá sự tương quan qua 2 lần kiểm tra các chỉ số, test để xác định độ tin cậy của chỉ số, test trong nội dung nghiên cứu.
Như vậy, luận án tiến hành xác định tương quan qua 2 lần kiểm tra các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý trong xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao là phù hợp trong các bước nghiên cứu.
3.1.7.5. Bàn luận về đánh giá sự tương quan giữa thành tích thi đấu với các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý được lựa chọn trong xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao
Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2014) [8], Trong đo lường thể thao chỉ số thường gặp là thành tích thể thao, theo công thức tương quan thứ bậc Spirmen. Tính thông báo thực nghiệm bao hàm các kết quả test so sánh với một số chỉ số. Vì vậy, người ta tính hệ số tương quan giữa test và chỉ số (hệ số này gọi là hệ số thông báo). Hệ số thông báo có quan hệ rất chặt với độ tin cậy của test. Test không đủ độ tin cậy, thường là không có tính thông báo. Trong thực tiễn, nếu hệ số thông báo không nhỏ hơn 0.3, thì test có thể sử dụng được và nếu hệ số thông báo không nhỏ hơn 0.6, thì test còn có thể sử dụng để dự báo.
Theo Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2007) [27], Cùng một test có thể có nhiều tính thông báo khác nhau, lấy kết quả thực nghiệm so sánh với một chỉ số. Hệ số tương quan giữa kết quả lập test và chỉ số gọi là hệ số thông báo của test, ký hiệu là Rtc (t - test, c - chỉ số). Test đủ độ tin cậy (r>=0,8) thì có tính thông báo (r>=0,6). Trong thực tiễn: Rtc ≥ 0.3 Test có thể sử dụng được; Rtc ≥ 0.6 Test có thể dùng để dự báo; Rtc ≥ 0.6: Test có tính thông báo. Tính thông báo của một nhóm test lớn hơn một test.
Trong nhiều công trình nghiên cứu về HL thể thao, rất nhiều tác giả sử dụng công thức tương quan thứ bậc Spirmen để đánh giá sự tương quan giữa thành tích thi đấu với các chỉ số, test như: Lê Hồng Sơn (2006), Khoa Trung Kiên (2011), Bùi Thị Hải Yến (2011), Đào Bình An (2011), Đàm Tuấn Khôi (2012), Trần Quang Cường (2012), Trịnh Toán (2013), Ngô Hữu Thắng (2014), Lý Đại Nghĩa (2016),...