Số Lượng Học Sinh Tham Gia Tập Luyện Thường Xuyên Tại Các Nhóm Đối Chứng Và Thực Nghiệm Sau 1 Năm Thực Nghiệm

133


Qua bảng 3.49 cho thấy: Sau 1 năm học áp dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng của luận án, ở nhóm thực nghiệm đã phát hiện và bồi dưỡng 10 học sinh có năng khiếu (chiếm 5.49% và có 1 học sinh lớp 6 được gọi nên đội tuyển năng khiếu của huyện (huyện Gia Lâm) để tập luyện nội dung Kata (chiếm 0.55%) và có 1 học sinh đạt giải phong trào (Karate- do Hà Nội mở rộng, huy chương đồng). Tỷ lệ này ở nhóm đối chứng 1 là 5 học sinh được phát hiện và bồi dưỡng, không có học sinh nào được gọi nên đội tuyển và không có học sinh nào đạt giải tại các giải phong trào. Ở nhóm đối chứng 2, tỷ lệ học sinh được phát hiện có năng khiếu và được bồi dưỡng cao hơn nhóm đối chứng 1, đạt 11 người (chiếm 3.46%) nhưng thấp hơn nhóm thực nghiệm (5.49%), tuy nhiên, tỷ lệ học sinh được gọi lên đội tuyển năng khiếu của quận (huyện) lại cao hơn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 1 (3 em, chiếm 0.94%) và số lượng các em đạt thành tích thể thao là 7 em, chiếm 2.20%. Có thể giải thích vấn đề này đơn giản do đối tượng thực nghiệm của đề tài (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 1 lựa chọn là học sinh băt đầu tập luyện (Kyu 10) nên sau 1 năm tập luyện, chỉ những em thực sự có năng khiếu mới bắt đầu có thành tích, còn ở nhóm đối chứng 2, nhiều học sinh đã tập luyện các môn thể thao trong thời gian dài và đã đạt được thành tích trước đó nên tỷ lệ được gọi lên đội tuyển năng khiếu thể thao và tỷ lệ học sinh đạt thành tích giải phong trào sẽ cao hơn. Tuy nhiên, kết quả bảng 3.43 vẫn cho phép kết luận chương trình ngoại khóa Karate-do mới xây dựng cho học sinh THCS Tp. Hà Nội có hiệu quả cao hơn trong việc phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao so với chương trình ngoại khóa Karate-do cũ thường được sử dụng tại các LCB Karate-do trên địa bàn Tp. Hà Nội.

Đánh giá mức độ phát triển phong trào TDTT NK:

Sau 1 năm thực nghiệm, luận án đã tiến hành thống kê chi tiết số lượng học sinh thuộc từng nhóm: đối chứng 1, đối chứng 2 và thực nghiệm, đồng thời tính tỷ lệ học sinh còn tập luyện thường xuyên tại các nhóm; với 2 nhóm đối chứng 1 và thực nghiệm, chúng tôi thống kê thêm số lượng học sinh đăng ký học mới trong 1 năm thực nghiệm. Nhóm đối chứng 2 không tính được số lượng này vì không khu trú được chi tiết đối tượng nghiên cứu. Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.50.

134


Bảng 3.50. Số lượng học sinh tham gia tập luyện thường xuyên tại các nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 1 năm thực nghiệm


Đối tượng

Số người tập luyện thường xuyên

Số người tập luyện tăng thêm tại các

CLB

Trước

TN

Sau

TN

Mức

giảm

Tỷ lệ

giảm (%)

Mức

tăng

Tỷ lệ tăng

(%)

Nhóm thực nghiệm

264

182

82

31.06

368

139.39

Nhóm đối chứng 1

282

137

145

51.42

279

98.94

Nhóm đối chứng 2

640

318

322

50.31

-

-

Tổng:

1186

637

549

46.29

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 378 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh Trung học cơ sở TP. Hà Nội - 23


Qua bảng 3.50 cho thấy: sau 1 năm thực nghiệm, tỷ lệ học sinh bỏ tập tại nhóm thực nghiệm là 31.06%, thấp hơn nhóm đối chứng 1 và nhóm đối chứng 2 xấp xỉ 20% tổng số học sinh. Tỷ lệ học sinh bỏ tập của nhóm đối chứng 1 và đối chứng 2 là tương đương nhau, xấp xỉ 50% tổng số học sinh.

Khi thống kê số lượng học sinh đăng ký học mới của nhóm thực nghiệm tính tới tháng 6/2016 là 368 người, tăng 139% so với số học sinh đăng ký học mới thời điểm tháng 6/2015; tỷ lệ này ở nhóm đối chứng 1 là 279 người, chiếm 98.94%. Như vậy, tỷ lệ học sinh đăng ký học mới tại các CLB Karate-do nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng.

Như vậy, qua bảng 3.50 có thể thấy chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng của luận án giúp học sinh bỏ tập ít hơn và đăng ký tập mới nhiều hơn tại các LCB thực nghiệm.

Tóm lại, có thể khẳng định, chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng của luận án đã phát huy hiệu quả cao trong việc đáp ứng nhu cầu TDTT trường học thể hiện qua việc có hiệu quả cao hơn chương trình tập luyện ngoại khóa Karate-do cũ và tập luyện ngoại khóa tự phát ở việc: Phát triển thể chấ;, nâng cao tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu đánh giá trình độ thể lực; giáo dục đạo đức; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao cũng như phát triển phong trào tập luyện TDTT NK.

Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội:

Sau 1 năm thực nghiệm, luận án tiến hành đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do 182 học

135


sinh thuộc nhóm thực nghiệm và và 137 học sinh thuộc nhóm đối chứng 1; tiến hành phỏng vấn 100 phụ huynh học sinh của nhóm thực nghiệm và 100 phụ huynh của nhóm đối chứng 1; đồng thời phỏng vấn 28 HLV và hướng dẫn viên trong đó có 15 HLV và hướng dẫn viên thuộc nhóm đối chứng 1 và 13 HLV, hướng dẫn viên thuộc nhóm thực nghiệm. Khảo sát được tiến hành theo thang Liket 5 mức. Cụ thể: Mức 1: Rất đồng ý (5 điểm); mức 2: Đồng ý (4 điểm); mức 3: Trung bình (3 điểm); mức 4: Không đồng ý (2 điểm); mức 5: Rất không đồng ý (1 điểm). Luận án sẽ tính điểm trung bình cho từng tiêu chí đạt được để đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện theo thang đo Liket 5 mức:

1.00 – 1.80: Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng

1.81 – 2.60: Không đồng ý/ Không hài lòng

2.61 – 3.40: Trung bình

3.41 – 4.20: Đồng ý/ Hài lòng

4.21 – 5.00: Rất đồng ý/ Rất hài lòng Kết quả được trình bày ở bảng 3.51.

Qua bảng 3.51 cho thấy:

Kết quả phỏng vấn ý kiến đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện Karate-do ngoại khóa trên học sinh, phụ huynh học sinh và các HLV, hướng dẫn viên của nhóm đối chứng 1 có ý kiến đánh giá tương đối giống nhau và phần lớn các tiêu chí được đánh giá đáp ứng nhu cầu ở mức trung bình (với điểm đạt được ở mức 2.82-3.90). Cụ thể:

Trong nhóm nhu cầu sinh lý căn bản, trừ tiêu chí “Được vui chơi lành mạnh, phát triển thể chất” được phụ huynh HS đánh giá ở mức độ hài lòng, các tiêu chí còn lại đều được cả HS, phụ huynh HS và các HLV, hướng dẫn viên đánh giá ở mức trung bình.

Trong nhóm nhu cầu an toàn, cả 4 tiêu chí đánh giá đều được HS, phụ huynh HS và các HLV, hướng dẫn viên đánh giá ở mức trung bình, không có tiêu chí nào được đánh giá ở mức độ hài lòng.


Bảng 3.51. Khảo sát mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho HS THCS Tp. Hà Nội


TT


Tiêu chí

Học sinh (n=321)

Phụ huynh HS (n=200)

HLV, hướng dẫn viên (n=28

Nhóm đối chứng 1 (n=137)

Nhóm thực nghiệm (n=182)

Nhóm đối chứng 1 (n=100)

Nhóm thực nghiệm (n=100)

Nhóm đối chứng 1 (n=15)

Nhóm thực nghiệm (n=13)

Tổng

điểm

Trung

bình

Tổng

điểm

Trung

bình

Tổng

điểm

Trung

bình

Tổng

điểm

Trung

bình

Tổng

điểm

Trung

bình

Tổng

điểm

Trung

bình

Nhu cầu sinh lý căn bản

1

Lượng vận động phù hợp với độ tuổi, giới tính của người tập luyện

416

3.04

624

3.43

329

3.29

341

3.41

48

3.20

49

3.77

2

Đáp ứng tốt việc hoàn thiện các kỹ năng cơ bản như đi, chạy, nhảy, phối hợp các hoạt động vận động

409

2.99

612

3.36

320

3.20

325

3.25

48

3.20

45

3.46

3

Được vui chơi lành mạnh, phát triển thể chất

418

3.05

641

3.52

341

3.41

363

3.63

51

3.40

50

3.85

Nhu cầu an toàn

4

Hoạt động tập luyện an toàn, không gây chấn thương cho người tập luyện

453

3.31

632

3.47

309

3.09

351

3.51

45

3.00

48

3.69

5

HS được trang bị các kiến thức tự bảo vệ bản thân trong quá trình tập

luyện

433

3.16

617

3.39

329

3.29

349

3.49

47

3.13

44

3.38

6

HS được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo vệ trong quá trình tập luyện

422

3.08

606

3.33

282

2.82

342

3.42

44

2.93

46

3.54

7

HS được học tập các kỹ thuật tự vệ trong những tình huống nguy hiểm

451

3.29

639

3.51

333

3.33

366

3.66

47

3.13

49

3.77

Nhu cầu được giao lưu tình cảm và hoạt động tập thể

8

Chương trình tập luyện giúp người học giao lưu tốt với các bạn tập trong và ngoài CLB

416

3.04

630

3.46

321

3.21

354

3.54

48

3.20

47

3.62

9

Tăng cường khả năng tự tin trong giao tiếp cho người học

426

3.11

642

3.53

311

3.11

349

3.49

49

3.27

47

3.62

10

Đáp ứng nhu cầu thuộc về CLB và làm cho người học cảm thấy là một phần của CLB

483

3.53

774

4.25

378

3.78

415

4.15

53

3.53

55

4.23

Nhu cầu được quý trọng, kính mến

11

Giáo dục đạo đức, tôn sư trọng đạo

474

3.46

784

4.31

363

3.63

431

4.31

52

3.47

57

4.38

12

Giáo dục ý chí, quyết tâm của người học

494

3.61

794

4.36

372

3.72

428

4.28

54

3.60

57

4.38

13

Nhận được sự tôn trọng, động viên của HLV

498

3.64

804

4.42

347

3.47

445

4.45

53

3.53

60

4.62

14

Nhận được sự tôn trọng của bạn tập

526

3.84

797

4.38

390

3.90

439

4.39

58

3.87

57

4.38

Nhu cầu tự thể hiện bản thân

15

Đáp ứng tốt các nội dung thi nâng cấp đai, đẳng định kỳ

427

3.12

704

3.87

326

3.26

437

4.37

46

3.07

57

4.38

16

Giúp phát hiện các HS có năng khiếu

443

3.23

715

3.93

299

2.99

462

4.62

45

3.00

61

4.69

17

Đã quan tâm tốt tới các HS có năng khiếu

458

3.34

690

3.79

337

3.37

403

4.03

48

3.20

53

4.08

18

Giúp HS tự tin thể hiện hết năng lực của bản thân trong quá trình học tập

454

3.31

657

3.61

333

3.33

416

4.16

47

3.13

55

4.23

136


Trong nhóm nhu cầu được giao lưu tình cảm, tiêu chí “Đáp ứng nhu cầu thuộc về CLB và làm cho người học cảm thấy là một phần của CLB” được cả HS, phụ huynh HS và các HLV, hướng dẫn viên đánh giá ở mức độ hài lòng. Các tiêu chí còn lại đều được đánh giá ở mức trung bình với cả 2 nhóm đối tượng phỏng vấn.

Trong nhóm nhu cầu được quý trọng, kính mến: Cả 4 tiêu chí đều được cả HS, phụ huynh HS và các HLV, hướng dẫn viên đánh giá ở mức độ hài lòng. Đây là nhóm nhu cầu được đánh giá tốt nhất của chương trình tập luyện ngoại khóa Karate-do hiện tại.

Trong nhóm nhu cầu được tự thể hiện bản thân: cả 4 tiêu chí đều được HS, phụ huynh HS và các HLV, hướng dẫn viên đánh giá ở mức trung bình, không có tiêu chí nào được đánh giá ơ mức độ hài lòng và rất hài lòng.

Như vậy, ngoại trừ nhóm nhu cầu được quý trọng, kính mến được phụ huynh HS và HS đánh giá ở mức độ tốt, tất cả các nhóm nhu cầu còn lại, ý kiến đánh giá của HS, phụ huynh HS và các HLV, hướng dẫn viên mới chỉ dừng lại ở mức độ trung bình.

Tương tự so với nhóm đối chứng 1, kết quả trả lời của đối HS, phụ huynh HS và các HLV, hướng dẫn viên nhóm thực nghiệm cũng tương đối giống nhau ở các tiêu chí đánh giá. Tuy nhiên, Kết quả đánh giá HS, phụ huynh HS và các HLV, hướng dẫn viên nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Nếu như nhóm đối chứng 1 các tiêu chí chỉ được đánh giá ở mức trung bình (từ tiêu chí từ 10 tới 14 ở cả HS, phụ huynh HS và các HLV, hướng dẫn viên) thì ở nhóm thực nghiệm, các tiêu chí phổ biến được đánh giá ở mức độ hài lòng và rất hài lòng. Cụ thể:

Ở đối tượng học sinh, trong 18 tiêu chí đánh giá chỉ có 3 tiêu chí (số 2, số 5 và số 6) được học sinh nhóm thực nghiệm đánh giá ở mức trung bình, 10 tiêu chí (Số 1, số 3, số 4, số 7, số 8, số 9, từ 15-18) được đánh giá ở mức độ hài lòng và đặc biệt có 5 tiêu chí (từ số 10 tới số 14) được đánh giá ở mức độ rất hài lòng.

Ở đối tượng phụ huynh học sinh, trong 18 tiêu chí đánh giá chỉ có 1 tiêu chí (số 2) được đánh gía ở mức trung bình, 11 tiêu chí (Số 1, từ số 3 tới số 10 và từ số 17- số 18) được đánh giá ở mức độ hài lòng và đặc biệt có 6 tiêu chí (từ số 11 tới số 16) được đánh giá ở mức độ rất hài lòng.

Ở đối tượng HLV, hướng dẫn viên, trong 18 tiêu chí đánh giá chỉ có 1 tiêu chí (số 5) được đánh gía ở mức trung bình, 9 tiêu chí (từ số 1 tới số 4, từ số 6 tới

137


số 9 và số 17) được đánh giá ở mức độ hài lòng và đặc biệt có 8 tiêu chí (từ số 10 tới số 16 và số 18) được đánh giá ở mức độ rất hài lòng.

Như vậy, có thể kết luận rằng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng cho học sinh THCS Tp. Hà Nội đã đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.

3.3.2.3. Điều chỉnh lại chương trình đã xây dựng căn cứ từ thực tiễn

Sau 1 năm ứng dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng trên các CLB võ Karate-do tại 8 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành thống kê lại các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình tại các trường cũng như phỏng vấn trực tiếp 8 HLV giảng dạy tại các trường thực nghiệm về những vấn đề cần điều chỉnh để chương trình phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn quá trình giảng dạy tại các trường. Cụ thể, luận án đã điều chỉnh các vấn đề:

1. Bổ sung chi tiết các nội dung lý thuyết cần trang bị trong từng chương

trình

2. Có hướng dẫn linh động phân bổ thời gian giữa giáo án ôn tập và giáo án

cơ động (vì địa điểm tập luyện ngoại khóa phần lớn là ngoài trời nên chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết).

3. Điều chỉnh kỹ thuật căn bản phù hợp theo từng chương trình tương ứng từng màu đai.

4. Bổ sung yêu cầu về thành tích kiểm tra các chỉ tiêu thể lực

5. Bổ sung phần phương pháp trong mỗi nội dung tập luyện

6. Bổ sung tiến trình giảng dạy trong phần phụ lục của chương trình

Các vấn đề bổ sung và hoàn thiện được luận án tiến hành xin ý kiến các 8 chuyên gia, HLV môn Karate-do và Bộ môn Karate-do, Tổng cục TDTT. Kết quả cho thấy, các HLV đều nhất trí cao với các vấn đề chỉnh sửa.

Cụ thể chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội sau khi được chỉnh sửa, hoàn thiện được trình bày tại Phụ lục 16.

3.3.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 3

3.3.3.1. Bàn luận về vấn đề tổ chức thực nghiệm:

Cũng giống như nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực TDTT, sau khi xây dựng được chương trình tập luyện ngoại khóa cho học sinh THCS Tp. Hà Nội, để đánh giá hiệu quả chương trình, luận án đã tiến hành thực nghiệm ứng dụng chương trình đã xây dựng trong thực tế và đánh giá hiệu quả.

138


Về phương pháp thực nghiệm: Luận án sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh song song để đánh giá hiệu quả chương trình đã xây dựng. Nếu như trong quá trình thực nghiệm, các công trình nghiên cứu khoa học trước đó đã tiến hành theo phương pháp tự đối chiếu (trình tự) như tác giả Nguyễn Cẩm Ninh (2011) [61], tác giả Lê Trường Sơn Chấn Hải (2012) [42] hay tiến hành so sánh song song giữa nhóm thực nghiệm (ứng dụng chương trình mới) và nhóm đối chứng (chương trình cũ) như: tác giả Trần Vũ Phương (2016) [69], tác giả Nguyễn Duy Quyết (2012) [72], tác giả Hồ Đắc Sơn (2004) [84]… thì luận án sử dụng so sánh song song trên 3 nhóm đối tượng để đánh giá và so sánh kết quả chương trình tập luyện mới xây dựng của luận án với chương trình tập luyện cũ tại các CLB, ngoài ra còn so sánh thêm với việc tập luyện TDTT NK tự do của học sinh THCS Tp. Hà Nội. Đây là một điểm khác hơn trong sử dụng phương pháp thực nghiệm của luận án so với các công trình nghiên cứu trước đó.

Về lộ trình thực nghiệm: Nếu như các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trước đây chưa quan tâm tới các bước tiến hành thực nghiệm mà chỉ quan tâm tới thời gian ứng dụng chương trình (hoặc các giải pháp mới) vào thực tế để đánh giá hiệu quả như tác giả Nguyễn Cẩm Ninh (2011) [61], tác giả Lê Trường Sơn Chấn Hải (2012) [42], tác giả Trần Vũ Phương (2016) [69], tác giả Nguyễn Duy Quyết (2012) [72], tác giả Hồ Đắc Sơn (2004) [84] và nhiều tác giả khác, thì trong quá trình tổ chức nghiên cứu ứng dụng chương trình đã xây dựng của luận án, chúng tôi đã xây dựng chi tiết lộ trình ứng dụng chương trình thực nghiệm vào thực tế để điều chỉnh và đánh giá hiệu quả. Lộ trình được xây dựng chi tiết từ giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực nghiệm và giai đoạn sau thực nghiệm. Theo ý kiến đánh giá của một số chuyên gia GDTC mà luận án đã tham khảo, đây là lộ trình khoa học, hợp lý, giúp luận án chủ động hơn trong quá trình thực nghiệm và giúp quá trình thực nghiệm thu được hiệu quả cao hơn. Đây cũng là một điểm mới trong quá trình tổ chức thực nghiệm ứng dụng chương trình đã xây dựng của luận án và đánh giá hiệu quả.

Ngoài ra, trong quá trình tổ chức thực nghiệm, luận án cũng đã quan tâm tới các vấn đề: thời gian thực nghiệm, địa điểm thực nghiệm, đối tượng thực nghiệm, nội dung thực nghiệm, công tác kiểm tra – đánh giá kết quả thực nghiệm… đây là vấn đề chung thường được các tác giả quan tâm trong quá trình tổ chức thực nghiệm của mình để đảm bảo quá trình thực nghiệm thu được hiệu quả cao nhất.

3.3.3.2. Bàn luận về kết quả thực nghiệm:

139


Sau 1 năm thực nghiệm theo quy trình đã xây dựng, luận án đã tiến hành đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng cho học sinh THCS Tp. Hà Nội trên 2 nhóm tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu của TDTT trường học và tiêu chuẩn đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình mới. Đây là phương pháp tiếp cận mới, tương đối toàn diện, tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ. Đánh giá được tiến hành dựa trên kết quả kiểm tra thu được từ nhóm thực nghiệm và các nhóm đối chứng. Cụ thể: Về tiêu chuẩn đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu TDTT trường học: Đánh giá mức độ phát triển thể chất: Sử dụng 11 tiêu chí đã lựa chọn ở phần 3.1 của luận án; Hiệu quả giáo dục đạo đức: Đánh giá thông qua xếp loại hạnh kiểm của học sinh quy định theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở [16]; Đánh giá kết quả mục tiêu phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao: Đánh giá số lượng VĐV năng khiếu được phát hiện, bồi dưỡng và bổ sung cho tuyến trên; Số lượng VĐV đạt thành tích thể thao trong năm. Và đánh giá mức độ phát triển phong trào TDTT NK: Số lượng học sinh duy trì tập luyện đều đặn; Số lượng học sinh bỏ tập; Số lượng học sinh tham gia tập luyện mới. Đồng thời đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội: Sử dụng 18 tiêu chí thuộc 5 tiêu chuẩn đã lựa chọn tại phần 3.1 của luận án. Tiêu chí này chỉ tiến hành đánh giá trên nhóm đối chứng 1 và nhóm thực nghiệm. Kết quả đã khẳng định chương trình tập luyện TDTT NK môn Karate- do đã xây dựng của luận án đã có hiệu quả cao hơn so với chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do theo hình thức đai – đẳng thường được sử dụng tại các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội về cả việc đáp ứng mục tiêu của tập luyện TDTT NK và đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua điều tra học sinh, phụ huynh học sinh và cả lực lượng HLV. Đây là logic nghiên cứu vấn đề giống như các công trình NCKH trước đây. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, luận án đã quan tâm toàn diện và xây dựng các tiêu chí đánh giá cho từng tiêu chuẩn cụ thể thuộc các vấn đề nghiên cứu. Đây là việc làm đảm bảo tính khoa học trong quá trình nghiên cứu.

Nếu như trong các công trình NCKH trước đây, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc chứng minh các chương trình (giải pháp, biện pháp, bài tập…) mới được xây dựng tốt hơn so với các chương trình (giải pháp, biện pháp, bài tập…) cũ thường được sử dụng và kết luận tính hiệu quả của chương trình (giải pháp, biện pháp, bài tập…) đã xây dựng thì quá trình nghiên cứu của luận án, bên cạnh việc chứng minh tính hiệu quả của chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do

Xem tất cả 378 trang.

Ngày đăng: 22/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí