Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh Trung học cơ sở TP. Hà Nội - 24

140


đã xây dựng của luận án, căn cứ từ những điều kiện phát sinh khi ứng dụng chương trình đã xây dựng trong thực tế, luận án đã tiến hành điều chỉnh những điểm chưa phù hợp cũng như bổ sung những thiếu xót của chương trình nảy sinh trong thực tế. Cụ thể, căn cứ vào thực tế, luận án đã tiến hành điều chỉnh, bổ sung các vấn đề:

1. Bổ sung chi tiết các nội dung lý thuyết cần trang bị trong từng chương trình, trong đó quan tâm nhiều hơn tới việc giáo dục đạo đức, trang bị thói quen tự tập luyện cho học sinh. Đây là vấn đề cần thiết và giúp học sinh có động cơ tập luyện bền vững, đúng đắn.

2. Có hướng dẫn linh động phân bổ thời gian giữa giáo án ôn tập và giáo án cơ động (vì địa điểm tập luyện ngoại khóa phần lớn là ngoài trời nên chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết). Đây là vấn đề giúp các HLV, hướng dẫn viên thực hiện chương trình phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn, từ đó có hiệu quả cao hơn.

3. Điều chỉnh kỹ thuật căn bản phù hợp theo từng chương trình tương ứng từng màu đai. Đây là vấn đề giúp đảm bảo tính phù hợp, trình tự trong quá trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh, đảm bảo học sinh có thể thực hiện tốt các kỹ, chiến thuật từ đơn giản tới phức tạp, giúp người học dễ dàng hoàn thành môn học.

4. Bổ sung yêu cầu về thành tích kiểm tra các chỉ tiêu thể lực. Đây là vấn đề giúp các HLV, hướng dẫn viên dễ dàng và thống nhất hơn trong quá trình kiểm tra, đánh giá học viên sau mỗi chương trình nhỏ (tương ứng với mỗi Kyu).

5. Bổ sung phần phương pháp trong mỗi nội dung tập luyện và 6. Bổ sung tiến trình cụ thể của từng chương trình nhỏ trong phần phụ lục của chương trình. Những vấn đề này giúp các HLV, hướng dẫn viên dễ dàng hơn trong việc ứng dụng chương trình vào thực tế.

Đây là công việc được xây dựng cụ thể trong lộ trình tiến hành thực nghiệm ứng dụng chương trình đã xây dựng vào thực tế và đánh giá hiệu quả. Việc làm này giúp thêm hoàn thiện chương trình đã xây dựng, giúp chương trình phù hợp hơn khi ứng dụng trong thực tế.

Tóm lại, quá trình nghiên cứu nhiệm vụ 3 đã giải quyết tốt vấn đề ứng dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội mà luận án đã xây dựng vào thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả cho thấy, chương trình đã có hiệu quả cao trong việc đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội trên đối tượng nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 378 trang tài liệu này.

141


Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh Trung học cơ sở TP. Hà Nội - 24

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


A. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu của luận án cho phép có các kết luận sau:

1. Đánh giá thực trạng hoạt động ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh Trung học cơ sở Tp. Hà Nội cho thấy:

Nội dung và hình thức tập luyện ngoại khóa của học sinh rất đa dạng, phong phú và phân tán ở cả nam và nữ, trong đó, ở nam mức độ phân tán cao hơn nữ. Tỷ lệ học sinh có nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa nhưng chưa tập cao (hơn 20%). Đây là yếu tố tích cực cho sự phát triển TDTT NK tại các trường.

Thể chất của học sinh THCS Tp. Hà Nội nằm giới hạn sinh lý bình thường của người Việt Nam cùng lứa tuổi, giới tính. Mức độ phát triển thể chất của nhóm đối tượng học sinh tập luyện TDTT NK hoặc môn Karate-do thường xuyên tốt hơn so với nhóm đối tượng không tập luyện TDTT NK thường xuyên (ttính<tbảng, P<0.05).

Học sinh có nhu cầu tập luyện NK Karate-do cao (33.97 số người có nhu

cầu tập luyện võ thuật lựa chọn tập môn võ Karrate-do), hệ thống CSVC và lực lượng HLV, HDV môn Karate-do đủ và đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện nhưng chương trình tập luyện môn Karate-do NK mới chỉ đáp ứng ở mức trung bình, chính vì vậy, cải tiến chương trình tập luyện NK môn Karate-do theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội và vấn đề cần thiết và cấp thiết.

2. Luận án đã xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội kéo dài trong 4 năm học gồm 10 chương trình nhỏ (từ10 Kyu - từ đai trắng Kyu 10 tới đai đen nhất đẳng) theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội. Mỗi chương trình nhỏ đều được xây dựng chi tiết với 10 phần: Vị trí môn học; Mục tiêu môn học; Thời gian; Điều kiện tiên quyết; Nội dung tóm tắt; Phân phối chương trình; Hình thức kiểm tra, đánh giá; Nội dung chi tiết; Nội dung thi nâng cấp đai và Danh mục tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy. Ngoài ra còn có phần phụ lục các bài tập phục vụ giảng dạy và các trò chơi vận động phát triển thể lực.

3. Luận án đã tiến hành ứng dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng cho học sinh THCS Tp. Hà Nội trên thực tế và đánh giá hiệu quả trên các mặt: Mức độ đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và đánh giá

142


mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội. Kết quả cho thấy, chương trình đã xây dựng của luận án đã có hiệu quả cao hơn trong việc đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội khi so sánh với chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do theo đai đẳng và so sánh với việc học sinh tập luyện TDTT NK tự do.

B. Kiến nghị: Từ kết quả nghiên cứu trên luận án có các kiến nghị sau:

1. Kiến nghị với Liên đoàn Karate-do Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Tp Hà Nội: Cho phép ứng dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate- do đã xây dựng của luận án trong tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Karate-do tại các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội.

2. Kiến nghị với các trường THCS tại các tỉnh thành lân cận: Sử dụng kết quả nghiên cứu của luận án như một tài liệu tham khảo trong việc phát triển phong trào tập luyện ngoại khóa môn Karate-do.

3. Kiến nghị với các nghiên cứu tiếp theo: Cần xây dựng thêm các chương trình tập luyện ngoại khóa các môn thể thao khác cho học sinh theo từng cấp học, góp phần nâng cao hiệu quả công tác TDTT trong trường học các cấp.

143


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Mai Thị Bích Ngọc (2016), “Mô hình phát triển CLB võ Karate-do trong các trường THCS tên địa bàn Tp. Hà Nội”, Kỷ yếu hội nghị khoa học 70 năm thành lập Ngành TDTT, Viện Khoa học TDTT và Tổng cục TDTT, Hà Nội.

2. Mai Thị Bích Ngọc, Trần Trung Khánh, Phạm Hải Yến (2016), “Cách thức sử dụng điều tra xã hội học trong nắm bắt dư luận xã hội về chương trình tập luyện TDTT NK của học sinh trung học cơ sở Tp. Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao, Số 4, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

3. Mai Thị Bích Ngọc (2016), “Đánh giá thực trạng phát triển thể chất của học sinh lớp 6 (11 tuổi) Tp. Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Thể thao, số 4, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

4. Mai Thị Bích Ngọc (2016), “Đánh giá thực trạng phát triển thể chất của học sinh lớp 7 (12 tuổi) Tp. Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo thể thao, số 5, Trường Đại học TDTT Tp. Hồ Chí Minh.

5. Vũ Chung Thủy, Mai Thị Bích Ngọc (2016), “Đánh giá thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện Karate-do ngoại khóa cho học sinh THCS Tp. Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao, Số đặc biệt, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

6. Mai Thị Bích Ngọc (2016), “Đánh giá thực trạng phát triển thể chất của học sinh lớp 8 (13 tuổi) Tp. Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao, Số đặc biệt, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Cao Hoàng Anh (2000), nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực cho nam võ sinh Karate-do lứa tuổi 15 – 16, Luận Văn Thạc sĩ Giáo dục hoc, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

2. Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1993), Chương trình đồng bộ có mục tiêu về cải tiến công tác GDTC trong nhà trường các cấp

3. Nguyễn Tuấn Anh (2013), Biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho sinh viên Đại học Huế, luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

4. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1994), Chỉ thị số 36/ CT-TW ngày 24/03/1994 của Ban bí thư TW Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới.

5. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020”.

8. Ban Tuyên giáo Trung ương (2014), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Đương Bắc (2006), Nghiên cứu các bài tập phát triển sức bền đối với vận động viên nam 15 – 17 tuổi (dẫn chứng ở môn Karate-do), Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội

10. Phạm Đình Bẩm (2003), Quản lý chuyên ngành TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.

11. Phạm Đình Bẩm (2003), Quản lý chuyên ngành Thể dục Thể thao, Tài liệu chuyên khảo dành cho hệ cao học và đại học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Quyết định số 14/2001/QĐ- BGDĐT ngày 03/05/2001 ban hành Quy chế GDTC và Y tế trường học.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về kiển tra đánh giá thể lực HSSV ban hành kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/09/2008.

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 72/2008/QĐ- BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho HS, SV.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Thể dục, Ban hành kèm theo quyết định số 16.2006, ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá xếp loại HS THCS, THPT ban hành theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011.

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015 quy định về chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.

18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Quyêt định số 2632/QĐ-BGDĐT ngày 24/7/2015 về việc phê duyệt kế hoạch thực nghiệm nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và quyết định số 404/QĐ TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể, ngày 24/1/2017.

20. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (3013), Thông tư số 09/2013/TT- BVHTTDL, ngày ngày 26 tháng 11 năm 2013 quy định điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Karate-do.

21. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái và cộng sự (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 tới 20 tuổi (thời điểm 2001), Nxb TDTT, Hà Nội.


Nội.

22. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà


23. Dương Nghiệp Chí (2007), “Thể thao trường học ở Việt Nam và

một số quốc gia trên thế giới”, Tạp chí Khoa học thể thao, số1, tr.52 – 56, Viện Khoa học thể thao, Hà Nội.

24. Huỳnh Thanh Chinh (2015), Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh cho VĐV Karate-do nữ lứa tuổi 15-16 đội tuyển trẻ quốc gia, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

25. Trần Kim Cương (2009), “Nghiên cứu giải pháp phát triển các loại hình CLB TDTT cơ sở trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Ninh Bình”, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT.

26. Lê Hồng Cương (2006), “Nghiên cứu một số biện pháp phát triển phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả GDTC cho các trường cao đẳng Tỉnh Nam Định”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, y tế trường học (lần IV), Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 215 - 218.

27. Hoàng Công Dân (2005), Nghiên cứu phát triển thể chất cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực miền núi phía Bắc từ 15 – 17 tuổi, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

28. Lê Tiến Dũng (2014), “Phát triển sức bền cho học sinh trung học phổ thông”, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

29. Trần Đức Dũng và cộng sự (2014), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh phổ thông từ lớp 1 tới lớp 12 (thời điểm 2002-2014), Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

30. Don J. Webber và Andrew Mearman ở ĐH West of England (2009), Sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động thể thao, Đề tài nghiên cứu khoa học.


Nội.

31. Trịnh Quốc Dương (1999), Karate-do phản công, Nxb TDTT Hà


32. Nguyễn Hồng Đăng (2009), Đánh giá trình độ thể lực của nam

VĐV Karate-do tỉnh Bắc Ninh lứa tuổi 16-18, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

33. Thẩm Thị Hoàng Điệp (1999), “Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh một số trường phổ thông cơ sở Hà Nội”, Luận án tiến sỹ khoa học y dược, Bộ Y tế, Hà Nội.

34. Âu Xuân Đôn (2001), Nghiên cứu đặc điểm phát triển thể chất và nhu cầu hoạt động TDTTcủa học sinh các dân tộc lứa tuổi 11-14 ở An Giang, Luận án Tiến Sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

35. Trần Khánh Đức (2011), Hệ thống chỉ số và quy trình đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng GDĐH, Hội nghị Quốc tế về bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, Bangalore-Ấn Độ, Tháng 3/2001

36. Nguyễn Gắng (2015),"Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết thể dục thể thao giữa Đại học Huế và các tổ chức thể dục, thể thao trên địa bàn thành phố Huế", Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

37. Lê Thị Mỹ Hà (2001), “Một số khái niệm cơ bản về đánh giá trong giáo dục” , Tạp chí Giáo dục, (14), Hà Nội, tr.11

38. Mai Thị Thu Hà (2011), “Mô hình CLB thể thao ngoài giờ cho học sinh các trường tiểu học thành phố Hải Dương”, Tạp chí Khoa học thể thao, số 5, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội, tr 76 – 79.

39. Mai Thị Thu Hà (2014), “Nghiên cứu hiệu quả tập luyện và thi đấu thể dục Aerobic trong hoạt động ngoại khóa đối với học sinh tiểu học”, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội

40. Tạ Hồng Hải (2002), Nghiên cứu nâng cao năng lực thể chất của học sinh trung học cơ sở (12-15 tuổi), Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

41. Bùi Quang Hải (2008), “Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh một số tỉnh phía Bắc bằng phương pháp quan sát dọc từ 6 – 10 tuổi”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

42. Lê Trường Sơn Chấn Hải (2012), “Đổi mới chương trình GDTC cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm vùng Trung Bắc theo hướng bồi dưỡng nghiệp vụ và tổ chức hoạt động TDTT trường học”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

43. Nguyễn Trọng Hải (2002), “Xây dựng nội dung chương trình GDTC cho học sinh các trường dạy nghề Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT.

44. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.

45. Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chương, Vũ Chung Thuỷ, Lê Hữu Hưng (2000), Y học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

46. Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Đương Bắc (2001), Giáo trình Karate-do,

NXB TDTT, Hà Nội

47. Trần Tuấn Hiếu (2004), “Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ của vận động viên Karate-do (từ 12-15 tuổi)”, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

48. Trịnh Trung Hiếu (1997), Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT trong nhà trường. Nxb TDTT, Hà Nội, tr.31 - 41.

49. Trần Hữu Hùng (2014), “Nghiên cứu cải tiến hình thức và nội dung tập luyện TDTT cho học sinh THCS khu vực cao nguyên Gia Lai – Kon Tum”, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2023