129
Qua bảng 3.46 cho thấy: Sau 1 năm học thực nghiệm ứng dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội, nhịp tăng trưởng kết quả kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển thể chất của học sinh nhóm thực nghiệm có xu hướng cao hơn nhóm đối chứng 1 và nhóm đối chứng 2 ở hầu hết các tiêu chí kiểm tra (trừ các chỉ tiêu hình thái). Khi so sánh kết quả kiểm tra của nhóm đối chứng 1 và đối chứng 2, ở một số chỉ tiêu, nhịp tăng trưởng kết quả kiểm tra của học sinh nhóm đối chứng 1 tốt hơn so với nhóm đối chứng 2 nhưng ở những chỉ tiêu khác, nhịp tăng trưởng kết quả kiểm tra của nhóm đối chứng 2 lại tốt hơn nhóm đối chứng 1. Như vậy, ngoại trừ nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm có xu hướng tốt hơn nhóm đối chứng 1 và đối chứng 2 ở hầu hết các tiêu chí kiểm tra, ở 2 nhóm đối chứng, sự khác biệt này không có điểm chung ở cả nam và nữ và khác biệt không rõ dàng.
Có thể thấy rõ điều này qua các biểu đồ từ 3.4 tới 3.11.
Biểu đồ 3.4. Nhịp tăng trưởng thể chất của nam học sinh lớp 6 sau 1 năm thực nghiệm
Biểu đồ 3.5. Nhịp tăng trưởng thể chất của nữ học sinh lớp 6 sau 1 năm thực nghiệm
Biểu đồ 3.6. Nhịp tăng trưởng thể chất của nam học sinh lớp 7 sau 1 năm thực nghiệm
Biểu đồ 3.7. Nhịp tăng trưởng thể chất của nữ học sinh lớp 7 sau 1 năm thực nghiệm
Biểu đồ 3.8. Nhịp tăng trưởng thể chất của nam học sinh lớp 8 sau 1 năm thực nghiệm
Biểu đồ 3.9. Nhịp tăng trưởng thể chất của nữ học sinh lớp 8 sau 1 năm thực nghiệm
Biểu đồ 3.10. Nhịp tăng trưởng thể chất của nam học sinh lớp 9 sau 1 năm thực nghiệm
Biểu đồ 3.11. Nhịp tăng trưởng thể chất của nữ học sinh lớp 9 sau 1 năm thực nghiệm
130
Các biểu đồ từ 3.5 tới 3.12 đã chỉ rõ sự chênh lệch nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển thể chất của học sinh THCS Tp. Hà Nội sau 1 năm thực nghiệm theo từng lứa tuổi, giới tính. Qua đó, chúng ta thấy rõ rằng ở các tiêu chí đánh giá chức năng cơ thể và tố chất vận động, nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối chứng 1 và nhóm đối chứng 2, ở các nội dung kiểm tra chức năng cơ thể và tố chất vận động trên cả đối tượng nam và nữ. Ở các nội dung đánh giá hình thái, không có xu thế chung cho các lứa tuổi, giới tính khi so sánh giữa học sinh nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng 1 và nhóm đối chưng 2. Ở mỗi lứa tuổi, giới tính khác nhau, mức độ tăng trưởng của từng nội dung kiểm tra lại khác nhau. Như vậy, có thể thấy rặng, chương trình thực nghiệm đã phát huy hiệu quả tốt trong việc phát triển thể chất cho học sinh nhóm thực nghiệm.
Song song với việc so sánh các tố chất vận động của học sinh các nhóm thông qua giá trị trung bình kết quả kiểm tra các test vận động, luận án tiến hành so sánh tỷ lệ học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của học sinh các nhóm theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực HS, SV ban hành kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng BGD-ĐT [13]. Kết quả được trình bày tại bảng 3.47.
Qua bảng 3.47 cho thấy:
Sau 1 năm học áp dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate- do đã xây dựng của luận án, khi so sánh tỷ lệ học sinh (cả nam và nữ) ở nhóm thực nghiệm tỷ lệ học sinh đạt tiêu chuẩn xếp loại thể lực loại tốt đã trên 50% ở tất cả các khối học từ khối 6 tới khối 9, đồng thời tỷ lệ học sinh không đạt đã giảm xuống <4% ở tất cả các khối học. Kết quả kiểm tra của học sinh nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn khi so sánh với học sinh nhóm đối chứng 1 và nhóm đối
chứng 2 bằng tham số 2 (P<0.05). Khi so sánh kết quả phân loại trình độ thể
lực của học sinh nhóm đối chứng 1 và nhóm đối chứng 2, kết quả này chưa có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng P>0.05 ở học sinh từ khối 6 tới khối 9. Như vậy, có thể dễ dàng nhận học sinh nhóm thực nghiệm đã đạt kết quả phân loại trình độ thể lực cao hơn so với học sinh nhóm đối chứng 1 và nhóm đối chứng 2.
Bảng 3.47. Kết quả phân loại trình độ thể lực của học sinh các nhóm đối chứng và thực nghiệm theo quy định của BGD-ĐT
thời điểm sau 1 năm thực nghiệm (n= 637)
Nhóm | Phân loại | Nhóm thực nghiệm | Nhóm đối chứng 1 | Nhóm đối chứng 2 | So sánh | ||||||
TN - ĐC1 | ĐC1- ĐC2 | TN - ĐC 2 | |||||||||
mi | % | mi | % | mi | % | ||||||
Nam + nữ | (n=182) | (n=137) | (n=318) | 2 1-2 | 2 2-3 | 2 1-3 | |||||
Lớp 6 (n=172) | Tốt | 34 | 62.96 | 12 | 41.38 | 37 | 41.57 | 6.28* | 0.03 | 8.70* | |
Đạt | 20 | 37.04 | 15 | 51.72 | 45 | 50.56 | |||||
Không đạt | 0 | 0.00 | 2 | 6.90 | 7 | 7.87 | |||||
Lớp 7 (n=171) | Tốt | 32 | 64.00 | 18 | 43.90 | 32 | 40.00 | 6.20* | 0.21 | 9.55* | |
Đạt | 18 | 36.00 | 20 | 48.78 | 41 | 51.25 | |||||
Không đạt | 0 | 0.00 | 3 | 7.32 | 7 | 8.75 | |||||
Lớp 8 (n=157) | Tốt | 28 | 71.79 | 15 | 40.54 | 35 | 43.21 | 7.78* | 0.19 | 8.65* | |
Đạt | 10 | 25.64 | 19 | 51.35 | 41 | 50.62 | |||||
Không đạt | 1 | 2.56 | 3 | 8.11 | 5 | 6.17 | |||||
Lớp 9 (n=137) | Tốt | 27 | 69.23 | 12 | 40.00 | 29 | 42.65 | 7.29* | 0.09 | 8.35* | |
Đạt | 12 | 30.77 | 16 | 53.33 | 34 | 50.00 | |||||
Không đạt | 0 | 0.00 | 2 | 6.67 | 5 | 7.35 | |||||
Nam | (n=96) | (n=73) | (n=158) | 2 1-2 | 2 2-3 | 2 1-3 | |||||
Lớp 6 (n=86) | Tốt | 18 | 62.07 | 4 | 26.67 | 15 | 35.71 | 7.40* | 0.48 | 6.34* | |
Đạt | 11 | 37.93 | 9 | 60.00 | 23 | 54.76 | |||||
Không đạt | 0 | 0.00 | 2 | 13.33 | 4 | 9.52 | |||||
Lớp 7 (n=90) | Tốt | 17 | 65.38 | 8 | 34.78 | 16 | 39.02 | 6.80* | 1.67 | 6.76* | |
Đạt | 9 | 34.62 | 13 | 56.52 | 21 | 51.22 | |||||
Không đạt | 0 | 0.00 | 2 | 8.70 | 4 | 9.76 | |||||
Lớp 8 (n=80) | Tốt | 13 | 61.90 | 8 | 42.11 | 17 | 42.50 | 3.11 | 1.01 | 3.70 | |
Đạt | 8 | 38.10 | 11 | 57.89 | 21 | 52.50 | |||||
Không đạt | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 2 | 5.00 | |||||
Lớp 9 (n=71) | Tốt | 13 | 65.00 | 7 | 43.75 | 14 | 40.00 | 2.45 | 0.11 | 4.09 | |
Đạt | 7 | 35.00 | 8 | 50.00 | 18 | 51.43 | |||||
Không đạt | 0 | 0.00 | 1 | 6.25 | 3 | 8.57 | |||||
Nữ | (n=86) | (n=64) | (n=160) | 2 1-2 | 2 2-3 | 2 1-3 | |||||
Lớp 6 (n=86) | Tốt | 16 | 64.00 | 8 | 57.14 | 22 | 46.81 | 6.01* | 1.16 | 6.03* | |
Đạt | 9 | 36.00 | 6 | 42.86 | 22 | 46.81 | |||||
Không đạt | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 3 | 6.38 | |||||
Lớp 7 (n=81) | Tốt | 15 | 62.50 | 10 | 55.56 | 16 | 41.03 | 3.42 | 1.05 | 4.85 | |
Đạt | 9 | 37.50 | 7 | 38.89 | 20 | 51.28 | |||||
Không đạt | 0 | 0.00 | 1 | 5.56 | 3 | 7.69 | |||||
Lớp 8 (n=77) | Tốt | 15 | 83.33 | 7 | 38.89 | 18 | 43.90 | 7.51* | 1.12 | 8.29* | |
Đạt | 2 | 11.11 | 8 | 44.44 | 20 | 48.78 | |||||
Không đạt | 1 | 5.56 | 3 | 16.67 | 3 | 7.32 | |||||
Lớp 9 (n=66) | Tốt | 14 | 73.68 | 5 | 35.71 | 15 | 45.45 | 6.32* | 0.38 | 4.34 | |
Đạt | 5 | 26.32 | 8 | 57.14 | 16 | 48.48 | |||||
Không đạt | 0 | 0.00 | 1 | 7.14 | 2 | 6.06 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng Dụng Và Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Tập Luyện Ngoại Khóa Môn Karate-Do Đã Xây Dựng Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hà Nội
- Kết Quả Kiểm Tra Mức Độ Phát Triển Thể Chất Của Học Sinh Khối 6 Các Nhóm Đối Chứng Và Thực Nghiệm Thời Điểm Trước Thực Nghiệm (N= 172)
- Tỷ Lệ Học Sinh Năng Khiếu Được Phát Hiện, Bồi Dưỡng Và Đạt Thành Tích Thể Thao Của Học Sinh Nhóm Đối Chứng 2
- Số Lượng Học Sinh Tham Gia Tập Luyện Thường Xuyên Tại Các Nhóm Đối Chứng Và Thực Nghiệm Sau 1 Năm Thực Nghiệm
- Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh Trung học cơ sở TP. Hà Nội - 24
- Phiếu Điều Tra Thực Trạng Và Nhu Cầu Tập Luyện Tdtt Ngoại Khóa Của Học Sinh Thcs Tp. Hà Nội
Xem toàn bộ 378 trang tài liệu này.
Ghi chú: * tương đương P<0.05.
2 0.05 = 5.991
131
Khi so sánh riêng tỷ lệ học sinh đạt tiêu chuẩn phân loại trình độ thể lực của các nhóm đối tượng thực nghiệm theo từng khối học và từng giới tính cho thấy kết quả phân loại trình độ thể lực đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so
sánh bằng tham số 2 (P<0.05) giữa nhóm thực nghiệm, đối chứng 1 và thực
nghiệm, đối chứng 2 ở học sinh nam lớp 6 và lớp 7; học sinh nữ lớp 6, lớp 8. Ở học sinh nữ lớp 9, kết quả so sánh có sự khác biệt giữa học sinh nhóm thực nghiệm và đối chứng 1 nhưng chưa có sự khác biệt giữa học sinh nhóm thực nghiệm - đối chứng 2 cũng như nhóm đối chứng 1 và đối chứng 2. Các khối học
còn lại chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh bằng tham số 2
(P>0.05).
Như vậy, sau 1 năm học ứng dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng của luận án, kết quả phân loại trình độ thể lực của học sinh nhóm thực nghiệm đã tốt hơn hẳn nhóm đối chứng 1 và nhóm đối chứng 2 khi so sánh chung cả học sinh nam và nữ, đồng thời khi so sánh riêng với học sinh từng nhóm đối tượng theo từng khối học và giới tính cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở phần lớn các khối lớp khi so sánh giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng 1; thực nghiệm và đối chứng 2. Như vậy, có thể nhận xét chương trình tập luyện đã xây dựng của luận án đã phát huy hiệu quả cao trong việc phát triển thể lực cho học sinh nhóm thực nghiệm.
So sánh hiệu quả giáo dục đạo đức:
Sau 1 năm thực nghiệm, luận án tiến hành so sánh hạnh kiểm của học sinh thông qua kết quả xếp loại hạnh kiểm cuối học kỳ II của năm học 2015-2016. Việc đánh giá thông qua xếp loại hạnh kiểm của học sinh quy định theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở. Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.48.
Qua bảng 3.48 cho thấy: Sau 1 năm học áp dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng của luận án, ở nhóm thực nghiệm, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt đã >90% ở tất cả các khối học từ khối 6 tới khối 9, đồng thời ở tất cả các khối học đều không có học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu. Kết quả kiểm tra của học sinh nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn khi so sánh với học sinh nhóm đối chứng 1 và nhóm đối chứng 2 bằng tham số
2 (P<0.05). Khi so sánh hạnh kiểm của học sinh nhóm đối chứng 1 và nhóm
đối chứng 2 năm học 2015-2016 bằng tham số 2 chưa thấy có ý nghĩa thống kê
ở ngưỡng P>0.05 ở học sinh từ khối 6 tới khối 9.
132
Bảng 3.48. So sánh hạnh kiểm năm học 2015-2016 của học sinh các nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 1 năm học thực nghiệm (n=637)
Nhóm | Phân loại | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | |||||
mi | % | mi | % | mi | % | mi | % | |||
1 | Nhóm thực nghiệm (n=182) | Tốt | 49 | 90.74 | 46 | 92.00 | 36 | 92.31 | 36 | 92.31 |
Khá | 5 | 9.26 | 4 | 8.00 | 3 | 7.69 | 3 | 7.69 | ||
Trung bình | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | ||
Yếu | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | ||
Tổng: | 54 | 100.00 | 50 | 100.00 | 39 | 100.00 | 39 | 100.00 | ||
2 | Nhóm đối chứng 1 (n=137) | Tốt | 24 | 82.76 | 33 | 80.49 | 31 | 83.78 | 26 | 86.67 |
Khá | 3 | 10.34 | 5 | 12.20 | 4 | 10.81 | 3 | 10.00 | ||
Trung bình | 2 | 6.90 | 3 | 7.32 | 2 | 5.41 | 1 | 3.33 | ||
Yếu | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | ||
Tổng: | 29 | 100.00 | 41 | 100.00 | 37 | 100.00 | 30 | 100.00 | ||
3 | Nhóm đối chứng 2 (n=318) | Tốt | 73 | 82.02 | 67 | 83.75 | 65 | 80.25 | 57 | 83.82 |
Khá | 10 | 11.24 | 8 | 10.00 | 10 | 12.35 | 6 | 8.82 | ||
Trung bình | 6 | 6.74 | 5 | 6.25 | 6 | 7.41 | 5 | 7.35 | ||
Yếu | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | ||
Tổng: | 89 | 100.00 | 80 | 100.00 | 81 | 100.00 | 68 | 100.00 | ||
So sánh: | 2 1-2 | 7.38 | 7.81 | 8.03 | 8.19 | |||||
P | <0.05 | <0.05 | <0.05 | <0.05 | ||||||
2 2-3 | 1.45 | 1.63 | 1.09 | 1.13 | ||||||
P | >0.05 | >0.05 | >0.05 | >0.05 | ||||||
2 1-3 | 10.01 | 9.87 | 9.66 | 9.57 | ||||||
P | <0.05 | <0.05 | <0.05 | <0.05 |
Như vậy, sau 1 năm học ứng dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng của luận án, kết quả phân loại hạnh kiểm của học sinh nhóm thực nghiệm đã tốt hơn hẳn nhóm đối chứng 1 và nhóm đối chứng 2, chứng tỏ chương trình tập luyện đã xây dựng đã phát huy hiệu quả cao trong việc rèn luyện đạo đức cho học sinh nhóm thực nghiệm.
Đánh giá kết quả mục tiêu phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao:
Sau 1 năm học thực nghiệm, luận án tiến hành thống kê số lượng VĐV năng khiếu được phát hiện, bồi dưỡng và bổ sung cho tuyến trên và số lượng VĐV đạt thành tích thể thao trong năm 2015-2016 của học sinh nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng 1 và nhóm đối chứng 2. Kết quả được trình bày tại bảng 3.49.
Bảng 3.49. Tỷ lệ học sinh năng khiếu được phát hiện, bồi dưỡng và đạt thành tích thể thao của học sinh các nhóm đối chứng và thực nghiệm năm học 2015-2016 (n=637)
Phân loại | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | Tổng số | % | |||||
mi | % | mi | % | mi | % | mi | % | ||||
1 | Nhóm thực nghiệm | n=54 | n=50 | n=39 | n=39 | n=182 | |||||
Được phát hiện | 3 | 5.56 | 3 | 6.00 | 2 | 5.13 | 2 | 5.13 | 10 | 5.49 | |
Được gọi lên đội tuyển năng khiếu của quận (huyện) | 1 | 1.85 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 1 | 0.55 | |
Đạt thành tích giải phong trào | 1 | 1.85 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 1 | 0.55 | |
1 | Nhóm đối chứng 1 | n=29 | n=41 | n=37 | n=30 | n=137 | |||||
Được phát hiện | 1 | 3.45 | 2 | 4.88 | 1 | 2.70 | 1 | 3.33 | 5 | 3.65 | |
Được gọi lên đội tuyển năng khiếu của quận (huyện) | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | |
Đạt thành tích giải phong trào | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 | |
1 | Nhóm đối chứng 2 | n=89 | n=80 | n=81 | n=68 | n=318 | |||||
Được phát hiện | 3 | 3.37 | 2 | 2.50 | 3 | 3.70 | 3 | 4.41 | 11 | 3.46 | |
Được gọi lên đội tuyển năng khiếu của quận (huyện) | 1 | 1.12 | 0 | 0.00 | 1 | 1.23 | 1 | 1.47 | 3 | 0.94 | |
Đạt thành tích giải phong trào | 2 | 2.25 | 2 | 2.50 | 1 | 1.23 | 2 | 2.94 | 7 | 2.20 |