Những Khó Khăn Của Học Sinh Thcs Tp. Hà Nội Khi Tham Gia Tập Luyện Tdtt Nk

73



%

Biểu đồ 3.3. Những khó khăn của học sinh THCS Tp. Hà Nội khi tham gia tập luyện TDTT NK

Qua biểu đồ 3.3. đễ dàng nhận thấy các nguyên nhân chính ảnh hưởng tới việc tập luyện TDTT NK của học sinh THCS thành phố Hà là các nguyên nhân chủ quan như thiếu người hướng dẫn, thiếu kinh phí, chương trình tập luyện chưa khoa học, thiếu quyết tâm, kế hoạch… còn các nguyên nhân khách quan như thiếu sân bãi, dụng cụ tập luyện và các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ ít hơn rất nhiều.

Tóm lại, phân tích thực trạng hoạt động TDTT NK của học sinh THCS Tp.

Hà Nội cho thấy:

Nội dung tập luyện ngoại khóa của học sinh rất đa dạng, phong phú, học sinh tập luyện ngoại khóa các môn thể thao phân tán ở cả nam và nữ, trong đó, ở nam mức độ phân tán cao hơn. Các môn thể thao được yêu thích tập luyện ở nam và nữ có sự khác biệt ở một số môn nhất định như Bóng đá, Thể dục. Các môn thể thao được cả học sinh nam và nữ yêu thích tập luyện gồm Đá cầu, Võ thuật, Điền kinh, Cầu lông, Bóng chuyền…;

Về hình thức tập luyện: Học sinh THCS Tp. Hà Nội tập luyện TDTT NK theo 6 hình thức: Thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, Đội tuyển thể thao, Tập theo nhóm - lớp, CLB thể thao và tự tập luyện, trong đó, hình thức được đông đảo học sinh tham gia thường xuyên nhất là tự tập luyện. Hình thức tổ chức tập luyện phổ biến nhất là không có người hướng dẫn.

Về nhu cầu tập luyện: Tỷ lệ học sinh có nhu cầu tham gia tập luyện TDTT NK nhưng chưa tập tương đối cao; Các môn thể thao được yêu thích tập luyện ở nam là Bóng đá, Đá cầu, Võ thuật, Điền kinh và Thể dục và ở nữ là Đá cầu, Võ thuật, Điền kinh, Bóng đá và Thể dục; Học sinh thích tham gia tập luyện TDTT NK theo hình thức CLB thể thao có người hướng dẫn.

74


Về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TDTT NK của học sinh: Đa số học sinh có nhận thức của học sinh về vai trò, tác dụng của tập luyện TDTT NK tuy nhiên, vẫn còn khoảng 8% só học sinh nhận thức chưa đúng về vấn đề này; CSVC phục vụ tập luyện TDTT NK còn thiếu cả về số lượng và chất lượng so với nhu cầu tập luyện; đội ngũ GV, hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện TDTT NK cho học sinh còn thiếu nhiều về số lượng; chương trình các môn thể thao ngoại khóa còn chưa được xây dựng đầy đủ; Các khó khăn khi tham gia tập luyện TDTT NK là các nguyên nhân chủ quan như thiếu người hướng dẫn, thiếu kinh khí, chương trình tập luyện chưa khoa học, thiếu quyết tâm, kế hoạch… còn các nguyên nhân khách quan như thiếu sân bãi, dụng cụ tập luyện và các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ ít hơn rất nhiều.

3.1.2. Thực trạng hoạt động ngoại khóa môn võ Karate-do tại các trường trung học cơ sở Thành phố Hà Nội

3.1.2.1. Thực trạng nội dung và hình thức tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Karate-do của học sinh các trường trung học cơ sở Thành phố Hà Nội

a. Thực trạng nội dung tập luyện ngoại khóa môn Karate-do

Để đánh giá thực trạng nội dung tập luyện ngoại khóa môn Karate-do của HS THCS Tp. Hà Nội, chúng tôi tiến hành khảo sát nội dung tập luyện Karate- do ngoại khóa thuộc 30 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội (danh sách các trường được trình bày tại phụ lục 10). Kết quả cho thấy, tất cả các trường đều giảng dạy theo khung quy định của Liên đoàn Karate-do Hà Nội. Phân phối chương trình cụ thể được trình bày tại bảng 3.10.

Bảng 3.10. Phân phối chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do của HS THCS Tp. Hà Nội

TT

Chương trình

Yêu cầu

Nội dung thi


1

Đai trắng Kyu

10 lên Kyu 9 (Chương trình nhập môn)


Thời gian tập luyện: 3 tháng

- Kihon: 8 lượt tiến, lùi, quay sau

- Kumite: Gohon kumite (bài 1)

- Kata: Taikyoku Shodan, Taikyoku Nidan, Taikyoku Sandan


2

Đai trắng Kyu 9 lên đai Vàng Kyu 8

Thời gian tập luyện: 3 tháng

Đã thi đỗ đai trắng Kyu 9

- Kihon: 14 lượt tiến, lùi, quay sau

- Kumite: Gohon kumite (Hidari)

- Kata: Taikyoku Shodan, Heian Shodan


3

Đai Vàng Kyu 8 lên đai Xanh nhạt Kyu 7

Thời gian tập luyện: 3 tháng

Đã thi đỗ đai Vàng Kyu 8

- Kihon: 12 lượt tiến, lùi, quay sau

- Kumite: Gohon kumite (Hidari + Migi)

- Kata: Taikyoku Sandan, Heian Shodan, Heian Nidan


4

Đai Xanh nhạt Kyu 7 lên đai xanh lá cây Kyu

6

Thời gian tập luyện: 3 tháng

Đã thi đỗ đai Xanh nhạt Kyu 7

- Kihon: 14 lượt tiến, lùi, quay sau

- Kumite: Sanbon Kumite (No.1; No.2)

- Kata: Heian Shodan, Heian Nidan, Heian Sandan


5

Đai Xanh lá cây Kyu 6 lên đai xanh đậm Kyu 5

Thời gian tập luyện: 3 tháng

Đã thi đỗ đai Xanh lá cây Kyu 6

- Kihon: 14 lượt tiến, lùi, quay sau

- Kumite: Sanbon Kumite (No.1 & No.2: Hidari + Migi; No.3: Hidari)

- Kata: Heian Nidan, Heian Sandan, Heian Yondan


6

Đai Xanh đậm Kyu 5 lên đai xanh đậm Kyu 4

Thời gian tập luyện: 3 tháng

Đã thi đỗ đai Xanh đậm Kyu 5

- Kihon: 14 lượt tiến, lùi, quay sau

- Kumite: Kihon Ippon Kumite (Jodan + chudan)

- Kata: Heian Sandan, Heian Yondan, Heian Godan


7

Đai Xanh đậm Kyu 4 lên đai Nâu Kyu 3

Thời gian tập luyện tối thiểu 6 tháng

Đã thi đỗ đai Xanh đậm Kyu 4

- Kihon: 12 lượt tiến, lùi, quay sau

- Kumite: Kihon Ippon Kumite

- Kata: Heian Shodan, Heian Nidan, Heian Sandan, Heian Yondan, Heian Godan


8

Đai Nâu Kyu 3 lên đai Nâu Kyu 2

Thời gian tập luyện tối thiểu 6 tháng Đã thi đỗ đai Nâu Kyu 3

- Kihon: 10 lượt tiến, lùi, quay sau

- Kumite: Kihon Ippon Kumite + Keashi Ippon Kumite

- Kata: Tekki Shodan, Heian Godan, Tokyu Kata (tự chọn 1 trong 4 bài Heian còn lại)


9

Đai Nâu Kyu 2 lên đai Nâu Kyu 1

Thời gian tập luyện tối thiểu 6 tháng Đã thi đỗ đai Nâu

Kyu 2

- Kihon: 8 lượt tiến, lùi, quay sau

- Kumite: Jiyu Ippon Kumite

- Kata: Bassaidai, Tekki Shodan, Tokyu Kata (tự chọn 1 trong 5 bài Heian)


10

Đai Nâu Kyu 1 lên đai đen Nhất đẳng

Thời gian tập luyện tối thiểu 12 tháng Đã thi đỗ đai Nâu

Kyu1

- Kihon: 10 lượt tiến, lùi, quay sau

- Kumite: Ippon Kumite (5 kỹ thuật) + Jiu Kumite (2 trận)

- Kata: Bassaidai, Kankudai, jion

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 378 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh Trung học cơ sở TP. Hà Nội - 12

75


Qua bảng 3.10 cho thấy:

Thực trạng nội dung tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đang được áp dụng cho HS THCS Tp. Hà Nội là chương trình được áp dụng chung cho toàn bộ các cấp học, các CLB võ thuật Karate-do trên địa bàn Tp. Hà Nội, không có phân phối cụ thể thời gian tập luyện từng nội dung (Kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm – sinh lý…) mà chỉ quy định thời gian thi lên đai từ đai trắng tới đai xanh Kyu 4 là 3 tháng 1 lần và từ đai Nâu Kyu 3 tới đai Nâu Kyu 1 là tối thiểu 6 tháng 1 lần, từ đai Nâu Kyu 1 tới đai đen nhất đẳng là tối thiểu 12 tháng. Thời gian tập luyện trong tuần không thống nhất mà phụ thuộc vào từng CLB, thường từ 2-3 buổi/tuần, mỗi buổi từ 90-120 phút.

Chương trình cũng không quy định cụ thể nội dung giảng dạy cho từng cấp đai mà chỉ quy định nội dung thi nâng cấp với từng màu đai. Vì vậy, tùy từng CLB, từng HLV tự sắp xếp thời gian và nội dung giảng dạy sao cho kịp tiến độ thi nâng cấp đai. Trình độ của các HLV thuộc từng CLB là khác nhau, chính vì vậy, chất lượng học tập của từng CLB cũng rất khác nhau.

Để việc giảng dạy thu được hiệu quả cao, với mỗi lứa tuổi khác nhau, việc phân phối chương trình tập luyện với từng nội dung và yêu cầu cụ thể khác nhau phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi…. Chính vì vậy, việc các HLV tự xây dựng nội dung cụ thể để tập luyện theo nhận định của chính các HLV giảng dạy tại các trường là chưa thực sự khoa học. Nhu cầu có chương trình tập luyện thống nhất, khoa học, có hiệu quả cho từng đối tượng (tương ứng với từng cấp học) là cần thiết và cấp thiết.

b. Thực trạng hình thức tổ chức tập luyện TDTT NK Karate-do

Khảo sát hình thức tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Karate-do tại 30 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội cho thấy: Các trường đều tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Karate-do theo hình thức các CLB có phí. Cụ thể:

Về chương trình tập luyện: Các CLB đều sử dụng khung chương trình chung theo quy định của Liên đoàn Karate-do Hà Nội. Các HLV, hướng dẫn viên ở các CLB không có giáo án giảng dạy, huấn luyện cho từng buổi tập. Việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành tại thời điểm kết thúc mỗi chu kỳ tập luyện (tương đương với mỗi màu đai), và được Liên đoàn Karate-do Tp. Hà Nội thống nhất tổ chức kiểm tra.

Về tổ chức CLB:

76


Đối tượng: Chủ yếu là học sinh THCS tại các trường THCS trên địa bàn Tp.

Hà Nội và các đối tượng khác yêu thích (nếu có).

Địa điểm: Khuôn viên sân trường.

CSVC: Trang phục cá nhân (gồm quần áo, đai, bịt răng, găng thi đấu) do học sinh tự trang bị; các thiết bị khác như đích, lămpơ, tạ, dây chun, kuki... do CLB trang bị.

Thời gian: Buổi tập bắt đầu từ sau giờ học chiều, thời lượng 90 phút/buổi (thường khoảng 17h30’ tới 19h00’), tập 2-3 buổi/ tuần tùy theo từng trường.

Học phí: Dao động từ 200.000-250.000đ/tháng.

Về quản lý CLB: Các CLB được quản lý trực tiếp bởi các HLV trưởng của CLB, số ít CLB có GV thể dục tham gia giám sát. HLV trưởng chịu trách nhiệm về hoạt động của CLB mình trước Nhà trường và Liên đoàn Karate-do Tp. Hà Nội.

Về lực lượng HLV: Các HLV trưởng của các CLB phải có trình độ từ huyền đai nhị đẳng trở lên, là trọng tài quốc gia môn Karate-do, có chứng nhận hoàn thành lớp tập huấn HLV Karate-do toàn quốc do Tổng cục TDTT cấp; các HLV là người có trình độ từ huyền đai đệ nhất đẳng trở lên, có chứng nhận hoàn thành lớp tập luyện HLV Karate-do toàn quốc do Tổng cục TDTT cấp. Các hướng dẫn viên có trình độ từ Kuy 1 tới nhất đẳng. Các HVL đều là người có tư cách đạo đức tốt, tâm huyết với nghề.

Có thể nhận xét:

Là loại hình CLB Karate-do trên địa bàn Tp. Hà Nội là kết hợp giữa dân lập và công lập; do nhà trường và ban chủ nhiệm CLB đầu tư CSVC, kinh phí hoạt động được đóng góp từ học sinh và các nguồn kinh phí tài trợ.

CLB Karate-do trong các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội là tổ chức hoạt động NK cho học sinh tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, có huy động sự tham gia đóng góp của học sinh, phụ huynh và các cơ quan đoàn thể xã hội tham gia tài trợ, đóng góp.

CLB Karate-do trong các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội hoạt động theo quy chế do Liên đoàn Karate-do Tp. Hà Nội ban hành, có sự quản lý của Nhà trường, Ngành GD&ĐT.

CLB Karate-do trong các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội là thành viên của CLB TDTT của Liên đoàn Karate-do Tp. Hà Nội và của Nhà trường.

77


Chủ nhiệm CLB Karate-do trong các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội là người nắm chắc chuyên môn, thỏa mãn yêu cầu về tiêu chí HLV.

Như vậy, việc tổ chức các CLB võ Karate-do trên địa bàn Tp. Hà Nội là tương đối khoa học, đáp ứng yêu cầu của các CLB thể thao NK trong trường học các cấp.

3.1.2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác ngoại khóa môn Karate-do tại các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội

a. Thực trạng CSVC dành cho hoạt động ngoại khóa môn Karate-do tại các trường THCS Tp. Hà Nội

Đánh giá thực trạng CSVC dành cho hoạt động ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh các trường THCS Tp. Hà Nội thông qua khảo sát CSVC tại 30 CLB võ Karate-do tại các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội (danh sách các trường được trình bày tại phụ lục 3). Kết quả được trình bày tại bảng 3.11.

Bảng 3.11. Thực trạng CSVC phục vụ tập luyện ngoại khóa môn Karate- do tại các trường THCS Tp. Hà Nội (n=30)

TT

Tên gọi

Đơn vị tính

Số lượng

Chất lượng

Mức độ đáp ứng

Ghi chú

1

Sân tập

-

Đủ

Trung bình

Trung

bình

Sân

trường

2

Thảm tập

Tấm

0

-

-

-

3

Võ phục

Bộ

Đủ

Tốt

Tốt


Tự trang bị

4

Bảo vệ răng

Cái

Đủ

Tốt

Tốt

5

Găng tập

Đôi

Đủ

Tốt

Tốt

6

Bịt cẳng chân

Cái

Đủ

Tốt

Tốt

7

Bịt mu bàn chân

Đôi

Đủ

Tốt

Tốt

8

Đích đấm

Cái

256

Trung bình

Đủ


CLB

trang bị

9

Bao đấm

Cái

45

Trung bình

Đủ

10

Lămpơ đơn

Cái

147

Trung bình

Đủ

11

Lămpơ kép

Cái

152

Trung bình

Đủ

12

Giáp bảo vệ

Cái

56

Trung bình

Đủ

13

Dây nhảy

Cái

287

Trung bình

Đủ

14

Dây cao su

Cái

149

Trung bình

Đủ

15

Tạ Ante các loại

Cái

253

Trung bình

Đủ

16

Bao chì các loại

Cái

82

Trung bình

Đủ

17

Mũ bảo vệ

Cái

45

Trung bình

Đủ

18

Koki

Cái

118

Trung bình

Đủ

78


Qua bảng 3.11 cho thấy: Thực trạng CSVC dành cho tập luyện ngoại khóa môn Karate-do tại các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội là tương đối đầy đủ, đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện của học viên CLB.

Về sân tập, thảm tập: Đây là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất để tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh. Trên thực tế, các CLB võ Karate-do tại các trường đều chưa có thảm tập (thảm xốp 1mx1m, rộng 100m2 trở lên), ngoài một số trường được tập luyện trong nhà thể chất của trường, các trường còn lại đều tổ chức tập luyện ngay tại sân trường. Đây là một hạn chế khi tổ chức ngoại khóa cho học sinh bởi việc tập luyện phụ thuộc rất nhiều bởi yếu

tố thời tiết. Ở các CLB tổ chức tập luyện trên sân trường, vào mùa mưa, học sinh thường phải tập luyện trên sảnh hành lang, trong phòng học… nên ảnh hưởng tới tiến độ học tập của học sinh.

Về các trang thiết bị tập luyện cá nhân như võ phục, bảo vệ răng, găng tập…: Đây là các trang thiết bị do người học tự trang bị nên rất đầy đủ và chất lượng tốt, đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện, phù hợp với đặc điểm cá nhân.

Các trang thiết bị tập luyện khác như đích đấm, lămpơ đơn, lămpơ kép, dây nhảy, dây cao su, mũ bảo vệ, koki… tất cả các CLB đều có, tuy số lượng và chất lượng có khác nhau. Đây là những trang thiết bị cơ bản phục vụ tập luyện ngoại khóa môn thể thao này. Các trang thiết bị đều đáp ứng đủ nhu cầu tập luyện của học viên các CLB.

Các trang thiết bị tập luyện bổ trợ, phát triển thể lực như tạ Ante các loại, bao chì, giáp bảo vệ… cũng được các CLB trang bị tương đối đầy đủ.

Tóm lại, Thực trạng CSVC dành cho tập luyện ngoại khóa môn Karate-do tại các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội là tương đối đầy đủ, đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện của học viên CLB.

b. Thực trạng đội ngũ GV hướng dẫn hoạt động ngoại khóa môn Karate-do tại các trường THCS Tp. Hà Nội

Đánh giá thực trạng đội ngũ HLV, hướng dẫn viên phục vụ cho hoạt động ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh các trường THCS Tp. Hà Nội thông qua khảo sát CSVC tại 30 CLB võ Karate-do tại các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội (phụ lục 3) (danh sách các trường được trình bày tại phụ lục 10). Kết quả được trình bày tại bảng 3.12.

79


Bảng 3.12. Thực trạng đội ngũ HLV, hướng dẫn tập luyện ngoại khóa môn Karate-do tại các trường THCS Tp. Hà Nội (n=30 CLB)


TT


Phân loại


Số lượng

Trình độ

Đẳng cấp

Thâm niên (Trung

bình)

Dưới ĐH

Đại học

Sau ĐH

Nhất đẳng

Nhị đẳng

≥ Tam đẳng

1

HLV trưởng

30

0

16

14

-

-

30

9

2

HLV

18

3

14

1

-

16

2

6

3

Hướng dẫn viên

25

14

11

0

16

9

-

4

4

Cán bộ quản lý

4

2

2

0

4

0

-

2


Qua bảng 3.12 cho thấy:

Lực lượng HLV trưởng: Trong số 30 CLB khảo sát có 30HLV trưởng, các HLV đều có đẳng cấp chuyên môn từ tam đẳng trở lên, trình độ chuyên môn đại học chiếm số đông (16 người), sau đó là sau đại học, không có HLV trưởng có trình độ đưới đại học (cao đẳng). Thâm niên trung bình của các HLV trưởng là 9 năm.

Lực lượng HLV: Trong số 30 CLB được khảo sát có 18 HLV (ngoài lực lượng HLV trưởng) trong đó, phần lớn các HLV có trình độ chuyên môn đại học và đẳng cấp chuyên môn là Nhị đẳng. Thâm niên giảng dạy trung bình là 6 năm. Đây là lực lượng hỗ trợ HLV trưởng trong việc giảng dạy và quản lý CLB.

Hướng dẫn viên: Trong số 30 CLB khảo sát có 25 hướng dẫn viên, đây phần lớn là những học viên có trình độ chuyên môn tốt, được hướng dẫn để làm trợ giảng cho các HLV, giúp các HLV giảng dạy cho các đối tượng mới, những đối tượng cần kèm cặp đặc biệt, giúp khởi động, thả lỏng, giúp tổ chức các bài tập trong buổi tập… hướng dẫn viên thường có thâm niên khoảng 3 năm.

Trong số 30 CLB khảo sát có 4 người là cán bộ quản lý CLB. Đây có thể là lực lượng cán bộ, GV thể dục của trường làm công tác quản lý CLB, cũng có những người làm công tác tổ chức CLB riêng. Nói chung, đây là lực lượng thực hiện công tác tổ chức, quản lý, chuẩn bị CSVC cũng như thu kinh phí… tại các CLB.

Tóm lại, đội ngũ GV, hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện ngoại khóa môn Karate-do tại các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội là đủ về số lượng và chất lượng, đảm bảo có thể tổ chức giảng dạy, huấn luyện đạt hiệu quả cao.

Xem tất cả 378 trang.

Ngày đăng: 22/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí