bộ cuộc sống và hoạt động của quân đội được quy định một cách nghiêm khắc bởi điều lệnh, mệnh lệnh của người chỉ huy. Do vậy, hoạt động quân sự ấy phải được tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật đặc biệt nghiêm minh”. Ông cho rằng, khi một đội quân được quan tâm huấn luyện cẩn thận, chu đáo mọi người lính sống có kỷ luật, thì “Nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là giáo dục cho con người một thái độ đúng, mà còn giáo dục những thói quen hành vi đúng, đó là tính kỷ luật. Việc giáo dục những thói quen đó là một công việc khó khăn” [22].
Từ những quan niệm trên, cho thấy giáo dục kỷ luật có vai trò hết sức quan trọng trong các nhà trường và đời sống xã hội. Nhờ có kỷ luật thì người lao động đoàn kết thống nhất thành một khối, chấp hành mọi nội quy, quy chế, tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện các công việc được giao. Kỷ luật còn là thước đo giá trị và chất lượng cuộc sống, và công cụ đảm bảo quyền lợi chính đáng của con người.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, giáo dục giáo dục kỷ luật, tính kỷ luật đã có nhiều công trình nghiên cứu cho các đối tượng học sinh phổ thông, SV và học viên các trường quân sự có thể kể đến các công trình sau:
Năm 1991 trên tạp chí “Nghiên cứu Giáo dục” có bài viết của tác giả Nghiêm Thị Phiến: “Hình thành tính kỷ luật trong hoạt động học tập của học sinh cấp II [24] và năm 1996 có bài: “Hình thành tính kỷ luật trong hoạt động học tập cho học sinh lớp 1” [25]. Trong hai công trình này, tác giả đã làm rõ đặc điểm và những biểu hiện tính kỷ luật của học sinh và từ đó đã đề xuất các biện pháp giáo dục tính kỷ luật cho học sinh ở các lứa tuổi này.
Năm 2005 Phạm Minh Hùng [17] có công trình nghiên cứu về “Biện pháp giáo dục tính kỷ luật trong hoạt động học tập trên lớp cho học sinh đầu bậc tiểu học”, tác giả cho rằng tính kỷ luật học tập như là một thành tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của hoạt động giáo dục. Đồng thời, tác giả đã cho thấy các yếu tố cơ bản của tính kỷ luật học tập và con đường hình thành phẩm chất này.
Năm 2013 Vũ Thị Hương Lý [20] nghiên cứu về “Giáo dục tính kỷ luật học tập cho SV Cao đẳng Sư phạm trong đào tạo học chế tín chỉ”, tác giả cho rằng: trong điều kiện SV học tập theo hình thức tín chỉ thì kỷ luật học tập đóng vai trò hết sức quan trọng.
Trong các nhà trường quân đội, việc giáo dục kỷ luật cho học viên là một tất yếu, vì đó là yếu tố cơ bản tạo thành sức mạnh của quân đội. Là người khai sinh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bác luôn dày công chăm lo, rèn luyện và giáo dục quân nhân trong mọi lĩnh vực, nhất là tính kỷ luật. Kế thừa một cách khoa học, sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, trong quá trình giáo dục, rèn luyện Quân đội ta, Bác chỉ rõ: “Bộ đội không có kỷ luật, đánh giặc nhất định thua”[16]; và Người dạy: “Muốn nâng cao chí khí chiến đấu, cố nhiên là phải học tập chính trị và quân sự, phải giữ thật nghiêm kỷ luật. Kỷ luật là sức mạnh của quân đội” hay “Quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm. Vì vậy, kỷ luật phải nghiêm minh”[15]. Trong nội dung xây dựng kỷ luật quân đội, Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ phải chăm lo xây dựng kỷ luật tự giác, nghiêm minh. Người yêu cầu phải giáo dục toàn diện về chính trị, đạo đức, kỷ luật và tinh đoàn kết quân nhân - quân nhân, quân nhân - nhân dân. Kỷ luật ấy phải xuất phát từ tính tự giác, tự nguyện của từng cá nhân và của cả tập thể.
Kế thừa quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục kỷ luật cho học viên các trường quân sự đã được nhiều tác giả nghiên cứu, có thể kể đến những các công trình sau đây: Luận án tiến sĩ giáo dục học của tác giả Phạm Đình Hòe với đề tài:“Hệ thống biện pháp giáo dục kỷ luật cho học viên văn hóa nghệ thuật quân đội” [14]; Luận án tiến sĩ giáo dục học: “Nghiên cứu quy trình tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên trong nhà trường quân đội” của tác giả Vũ Quang Hải [12], và “Sử dụng tổng hợp các phương pháp giáo dục thói quen hành vi kỷ luật cho học viên sĩ quan ở các trường đại học quân sự”, luận án tiến sĩ giáo dục học của tác giả Phạm Minh Thụ [32]. Các nghiên cứu trên đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của kỷ luật trong hoạt động vũ trang và nhấn mạnh: Việc luyện tập thói quen hành vi kỷ luật của học viên luôn luôn gắn liền với rèn luyện kỷ luật, ý chí, rèn luyện bản lĩnh, ý thức kỷ luật của người sĩ quan tương lai. Đồng thời, các tác giả cũng đã đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỷ luật cho học viên trong học tập ở các nhà trường thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. Đặc biệt, đã làm rõ tác dụng, hiệu quả của các biện pháp giáo dục như nêu gương, thuyết phục, khen thưởng, trách phạt đối với việc giáo dục kỷ luật cho học viên.
Như vậy, những nghiên cứu về kỷ luật của các tác giả trong nước cũng đã xác định được các thành phần cấu trúc của kỷ luật và đề ra được các biện pháp giáo dục kỷ luật cho học sinh. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu là SV Trung tâm GDQP&AN còn đang khuyết, chưa có những nghiên cứu cụ thể. Thực tiễn đó cho thấy, việc cần thiết phải có những nghiên cứu về giáo dục kỷ luật cho đối tượng là SV Trung tâm GDQP&AN.
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên - 1
- Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên - 2
- Các Giai Đoạn Hình Thành Kỷ Luật Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
- Các Hình Thức Giáo Dục Kỷ Luật Cho Sinh Viên Tại Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
- Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên - 6
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Kỷ luật
Theo A. X. Macarenkô cho rằng: “Kỷ luật là tập hợp những quy tắc hành vi, những thói quen đã được hình thành ở con người thông qua quá trình giáo dục; nó là sản phẩm của toàn bộ quá trình giáo dục, bao gồm cả quá trình giảng dạy, giáo dục chính trị, quá trình hình thành tính cách, cọ xát và giải quyết xung đột trong tập thể…”[1].
Các từ điển ở trong và ngoài nước đã viết:
- Kỷ luật: “Hình thức nhất định của hành vi con người phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được hình thành trong xã hội, cũng như với các quy tắc và nguyên tắc của một tổ chức nào đó. Kỷ luật mang tính chất bắt buộc đối với mọi thành viên trong xã hội…” [29].
- Kỷ luật: Trật tự nhất định trong hành vi của con người theo những chuẩn mực do luật pháp, đạo đức quy định trong từng thời kì lịch sử, vì lợi ích của toàn xã hội hay giai cấp, tập đoàn xã hội riêng rẽ hay của một cộng đồng. Kỷ luật là phương tiện để thống nhất hành động trong cộng đồng. Theo nghĩa rộng, kỷ luật là phương thức để thực hiện một trật tự xã hội nhất định (kỷ cương).” [28].
Các định nghĩa trên đây tuy được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, song khi nói đến kỷ luật các tác giả đều đã đề cập đến kỷ luật là trật tự nhất định trong hành vi, tập hợp những quy tắc hành vi, những thói quen đã được hình thành,… nói đến kỷ luật là nói đến sự tuân thủ những quy tắc, quy định bắt buộc mọi người trong tổ chức phải thực hiện.
Kỷ luật chính là sự chấp hành của con người về những quy định, luật lệ cụ thể nào đó, từ đó hình thành một phẩm chất tâm lý rất quan trọng của con người đó là sự
nhận thức chấp hành, năng lực chấp hành nghiêm, đúng về một yêu cầu nào đó. Đấy là tính kỷ luật, chính sự chấp hành ấy mới tạo ra “trật tự nhất định trong hành vi”, những thói quen đã được hình thành. Mỗi người hoạt động có kỷ luật mới có thể tạo ra cho mình một chất mới, năng lực mới bảo đảm cho tập thể và mỗi thành viên phát huy sức mạnh, hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bởi vậy, chúng tôi cho rằng: Kỷ luật là sự chấp hành nghiêm minh của con người đối với các trật tự, quy tắc, mệnh lệnh được quy định bởi luật pháp Nhà nước, luật lệ của cộng đồng người vì sự tồn tại và phát triển của chính mình, đó chính là kết quả của toàn bộ quá trình giáo dục, tự giáo dục, hình thành nhân cách của mỗi người.
Tổng hợp các nhiên cứu cho thấy, trong xã hội luôn tồn tại ba loại hình kỷ luật: kỷ luật chung mang tính nhân loại, do nhu cầu tồn tại của loài người; kỷ luật riêng của một cộng đồng, một tổ chức, một nghề nghiệp có tính đặc thù như: kỷ luật Đảng, kỷ luật quân sự, kỷ luật trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật… và kỷ luật của mỗi cá nhân con người do nhu cầu tồn tại, phát triển, sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần của cá nhân trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội loài người và cộng đồng, tổ chức, nghề nghiệp mà mình đang tồn tại, hoạt động trong đó. Ba loại kỷ luật đó tồn tại trong thể thống nhất, có mối quan hệ biện chứng với nhau nhằm phát huy tối đa khả năng vốn có của con người vì những giá trị, lợi ích của cộng đồng, của tổ chức và của mỗi con người trong những điều kiện tự nhiên, xã hội cụ thể.
1.2.2. Giáo dục
Theo các nhà lý luận giáo dục Trần Thị Tuyết Oanh; Phạm Viết Vượng; Vũ Công Hoàn quan niệm giáo dục được hiểu ở 2 mức độ: Giáo dục theo nghĩa rộng và giáo dục theo nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, giáo dục được hiểu đó là quá trình tổng thể của các tác động sư phạm, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, nhằm đào tạo con người có phẩm chất, năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục là bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là sự phối hợp thống nhất giữa hoạt động của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, nhằm hình thành thế giới quan, niềm tin cộng sản chủ nghĩa, những nét tính cách và những phẩm chất nhân cách cần thiết khác của mỗi cá nhân. [33].
Theo Từ điển Giáo dục học, thuật ngữ giáo dục được giải nghĩa là: Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội. [30].
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi theo quan điểm, giáo dục là bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là sự phối hợp thống nhất giữa hoạt động của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, nhằm hình thành thế giới quan, niềm tin, những những phẩm chất nhân cách theo yêu cầu của xã hội, của thời đại của mỗi cá nhân.
1.2.3. Giáo dục kỷ luật
Từ những khái niệm kỷ luật và giáo dục có thể hiểu: Giáo dục kỷ luật là sự phối hợp thống nhất giữa hoạt động của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, nhằm hình thành ở họ sự chấp hành nghiêm minh các trật tự, quy tắc, mệnh lệnh được quy định bởi luật pháp nhà nước, luật lệ của cộng đồng người vì sự tồn tại và phát triển của chính họ và cộng đồng.
Thông qua các hoạt động giáo dục các nhà giáo dục hình thành ở người học nhận thức, niềm tin và ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện hành vi kỷ luật, vượt qua những tình huống dễ nảy sinh vi phạm kỷ luật; trang bị những hiểu biết đúng về các hình thức kỷ luật, biện pháp xử lý, các bước thi hành kỷ luật trong nhà trường và các tổ chức xã hội, đồng thời, đấu tranh phê bình, chống lại mọi nhận thức, biểu hiện sai trái. Quá trình giáo dục kỷ luật, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh, SV, là nhân tố quyết định đến việc hoàn thành phát triển toàn diện nhân cách học sinh, SV.
1.2.4. Giáo dục kỷ luật cho sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh
* Sinh viên Trung tâm Giáo dục GDQP&AN:
SV Trung tâm GDQP&AN là những SV các bậc Trung cấp, Cao đẳng, Đại học đến học tập tại Trung tâm GDQP&AN để lấy chứng chỉ môn học GDQP&AN trong thời gian 5 tuần. Do đó, SV ở Trung tâm GDQP&AN có đầy đủ đặc điểm của SV nói chung. Sau khi hoàn thành chương trình GDQP&AN tại Trung tâm, mục tiêu
đào tạo SV trở thành một con người “…có kiến thức cơ bản về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự” [18].
* Giáo dục kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN
Tính kỷ luật của SV trong GDQP&AN được thể hiện một cách cụ thể, rõ nét ở việc tự giác chấp hành nghiêm, chính xác những yêu cầu của kỷ luật học tập, kỷ luật sinh hoạt, kỷ luật trong giao tiếp ứng xử… và kỷ luật trong chấp hành thời gian biểu hàng ngày, hàng tuần, cùng với việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước trong quá trình học tập, rèn luyện tại Trung tâm, còn phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, mệnh lệnh, chỉ thị của cán bộ, chỉ huy các cấp.
Những nội dung giáo dục kỷ luật của SV trong Trung tâm GDQP&AN, được xác định là dần tiếp cận với kỷ luật quân đội, bởi tính đặc thù của Trung tâm GDQP&AN. Do đó trong quá trình học tập, rèn luyện, mỗi SV phải chấp hành một cách tự giác, nghiêm minh những quy định, quy tắc của nhà trường, của Trung tâm, nhằm bảo đảm cho SV hoàn thành tốt mục tiêu, yêu cầu GD&ĐT.
Từ những nội dung về kỷ luật và tính đặc thù của Trung tâm GDQP&AN tác giả cho rằng: Giáo dục kỷ luật cho SV GDQP&AN là sự phối hợp thống nhất giữa hoạt động của nhà giáo dục và SV ở Trung tâm GDQP&AN nhằm hình thành ở họ sự chấp hành nghiêm túc, chính xác các trật tự, quy tắc, mệnh lệnh được quy định bởi luật pháp nhà nước, luật lệ của cộng đồng và Trung tâm GDQP&AN.
1.3. Một số lý luận cơ bản về kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh
1.3.1. Đặc điểm sinh viên học tập tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh
SV học tập tại Trung tâm GDQP&AN có đặc điểm như sau:
Thứ nhất, SV học tập ở Trung tâm GDQP&AN đều là SV, một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những kiến thức, kỹ năng chuyên môn ở các trường Trung cấp,
Cao đẳng, Đại học để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường. Hoạt động chủ đạo của SV là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi SV là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, SV có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà SV có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ.
Thứ hai, SV học tập ở Trung tâm GDQP&AN hầu hết đều là những thanh niên trẻ, có phẩm chất đạo đức lối sống tốt, có sức khỏe và trúng tuyển qua kỳ thi tuyển sinh quốc gia theo đúng quy chế của Bộ GD&ĐT, sau từ 3-6 năm học tập, rèn luyện SV tốt nghiệp ra trường trở thành những cử nhân, kỹ sư công tác ở các ngành nghề khác nhau, là nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong tương lai.
Tuy nhiên, do đều là những thanh niên, tuổi đời còn trẻ, mới xa sự quản lý, giáo dục của gia đình và lần đầu tiếp xúc với môi trường quân sự, còn ít kiến thức và chưa có kinh nghiệm về hoạt động trong môi trường quân sự; chưa có thói quen về hành vi kỷ luật, nhất là SV năm thứ nhất của các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. Do vậy, việc giáo dục kỷ luật cho SV khi học tại Trung tâm GDQP&AN là rất quan trọng và cần thiết.
Thứ ba, khác với SV học trong các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học khác, SV học tập ở Trung tâm GDQP&AN phải lĩnh hội một lượng kiến thức và kỹ năng quân sự nhất định, phải rèn luyện về phẩm chất, đạo đức lối sống và có kỷ luật cao, để làm nền tảng cho việc chấp hành quy chế trong quá trình học tập của nhà trường và khi tốt nghiệp ra trường trở thành người lao động có nhu cầu chấp hành kỷ luật trong lao động, có khả năng thực hiện và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Bởi, mục tiêu GDQP&AN là: “Nhằm giáo dục cho mọi công dân đường lối, nhiệm vụ
GDQP&AN, kỹ năng quân sự cần thiết, để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh”.
Với nhiều đối tượng SV, do mục tiêu đào tạo ở mỗi nhà trường và trình độ đào tạo khác nhau, có những ngành, nghề đòi hỏi tính kỷ luật rất cao. Vì vậy, cùng với quá trình giáo dục, đào tạo về kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp của các nhà trường, Trung tâm không chỉ giáo dục kiến thức GDQP&AN, các kỹ năng quân sự, mà còn phải có nội dung chương trình, có kế hoạch, có phương pháp để giáo dục kỷ luật cho SV và phải quản lý chặt chẽ bảo đảm kỷ luật của SV được hình thành trong khoá học và dần được củng cố qua từng năm học và cả khóa đào tạo tại các nhà trường, để sau khi tốt nghiệp mỗi SV coi việc chấp hành kỷ luật là một “nhu cầu” trong cuộc sống.
1.3.2. Biểu hiện tính kỷ luật của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh
Kỷ luật chính là sự chấp hành của con người về những quy định, luật lệ cụ thể nào đó, từ đó giáo dục kỷ luật là hình thành một phẩm chất tâm lý quan trọng của con người đó là sự nhận thức chấp hành, năng lực chấp hành nghiêm, đúng về một yêu cầu nào đó. Kỷ luật của SV chính sự chấp hành nghiêm túc, chính xác các trật tự, quy tắc, mệnh lệnh được quy định bởi luật pháp nhà nước, luật lệ của cộng đồng. Mỗi SV hoạt động có kỷ luật mới có thể tạo ra cho mình một chất mới, năng lực mới bảo đảm cho hoạt động tập thể và hoạt động cá nhân phát huy sức mạnh, hoàn thành nhiệm vụ của mình. Dựa quan điểm về kỷ luật của SV (mục 1.2.3) đã nghiên cứu, dựa trên đặc điểm của SV Trung tâm GDQP&AN, dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ và chương trình đào tạo ở Trung tâm GDQP&AN chúng tôi xác định tính kỷ luật của SV như sau:
+ Chấp hành nghiêm các yêu cầu luật pháp Nhà nước, quy định kỷ luật quân đội ở Trung tâm GDQP&AN.
+ Nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân.
+ Tự giác, chủ động chấp hành nghiêm quy chế, quy định học tập, thi cử, kiểm tra…của nhà trường và Trung tâm GDQP&AN.
+ Thực hiện nhanh chóng, chính xác các yêu cầu mệnh lệnh, chỉ thị của người chỉ huy và yêu cầu của GV trong quá trình học tập, rèn luyện ở Trung tâm GDQP&AN.