Tóm tắt Chương 3
Để phát triển việc làm của lao động qua đào tạo nghề, chương 3 đã rà soát lại định hướng và mục tiêu phát triển việc làm và đào tạo nghề của Việt nam, nhu cầu lao động qua đào tạo nghề đến năm 2020. Từ đó xác định được mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể để làm căn cứ đưa ra các giải pháp cho phù hợp và đảm bảo tính khả thi.
Phát triển việc làm của đội ngũ lao động qua đào tạo nghề là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lực lượng lao động, góp phân chuyển dịch cơ cấu lao động, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển việc làm của lao động qua đào tạo nghề là phát triển trên cả số lượng và chất lượng. Có nhiều quan điểm cũng như các phương pháp tiếp cận khác nhau để đi đến cùng kết quả là làm cho đội ngũ lao động qua đào tạo nghề lớn mạnh cả về lượng và chất. Chính sách chủ động phát triển được tổng kết thành ba nhóm lớn là giải quyết việc làm, đào tạo và sử dụng.
Các giải pháp để tạo và giải quyết việc làm cho lao động qua đào tạo nghề tập trung giải quyết các vấn đề như hoàn thiện khung khổ pháp lý về việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế tạo việc làm cho lao động qua đào tạo nghề. Đề xuất một số giải pháp cụ thể tạo việc làm cho lao động qua đào tạo nghề thông qua các chính sách đầu tư, chính sách phát triển việc làm nông nghiệp, phi nông nghiệp, các chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách phát triển khu vực phi kết cấu v.v....
Các giải pháp về sử dụng chủ yếu tập trung vào hai nhiệm vụ: (i) cải cách, đổi mới các chính sách về sử dụng, tuyển dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ lao động qua đào tạo nghề và các chính sách an sinh liên quan, và (ii) hệ thống, mạng lưới làm
linh hoạt hóa sự vận động nghề nghiệp, tiếp cận tìm kiếm việc làm, luân chuyển nghề nghiệp, thay đổi nghề nghiệp thông qua sự vận động của thị trường lao động.
Phát triển việc làm cho đội ngũ lao động qua đào tạo nghề là sứ mạng đặc biệt quan trọng đối với nước ta trong quá trình CNH, HĐH, và hội nhập kinh tế quốc tế. Có các chính sách và sự tham gia tích cực của toàn xã hội để cải cách, đổi mới hệ thống đào tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong một thị trường lao động linh hoạt, thì việc phát triển việc làm cho lao động qua đào tạo nghề chắc chắn sẽ thành công.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Đột Phá Tăng Qui Mô Đào Tạo Nghề
- Giải Pháp Đổi Mới Và Nâng Cao Chất Lượng Dạy Nghề
- Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động Qua Đào Tạo Nghề
- Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam - 25
- Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam - 26
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài cho phép tác giả rút ra một số kết luận chủ yếu và là một số điểm nhấn mạnh đã được trình bày trong luận án:
1. Luận án đã trình bày các căn cứ lý luận về việc làm của lao động qua đào tạo nghề, đi sâu vào nghiên cứu những khái niệm về việc làm, đào tạo nghề và lao động qua đào tạo nghề; kết cấu và nội hàm của việc làm; phân tích quan hệ cung – cầu việc làm của lao động qua đào tạo nghề trên thị trường lao động.
2. Luận án đã phân tích vai trò và vị trí rất quan trọng của việc làm của lao động qua đào tạo nghề trong tổng thể việc làm của nền kinh tế. Đồng thời phân tích và khái quát hóa làm rõ một số đặc điểm chủ yếu của việc làm của lao động qua đào tạo nghề như tính chất thực hành của công việc, việc làm gắn với kỹ thuật và công nghệ, công việc trực tiếp sản xuất tập trung theo dây chuyền và tính chất dễ bị tổn thương của nhóm việc làm này trong nền kinh tế.
3. Trong phần lý luận, luận án đã phân tích mối quan hệ hữu cơ giữa đào tạo nghề và việc làm của lao động qua đào tạo nghề; phân tích quan hệ giữa đào tạo, việc làm và việc tích lũy vốn nhân lực như một chu trình phát triển nguồn nhân lực khép kín. Trong mối quan hệ giữa đào tạo và việc làm này, Luận án đã phân tích và lý giải động cơ đi học nghề để có một việc làm tốt hơn của người lao động trên cơ sở sử dụng mô hình vốn nhân lực và tính toán tỷ lệ thu hồi vốn nhân lực; đồng thời mô hình tính toán xác suất tìm kiếm việc làm cũng cho phép xem xét cơ hội việc làm của lao động qua đào tạo nghề so với các nhóm đối tượng khác.
4. Luận án đã đề cập và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động qua đào tạo nghề theo hai nhóm là các nhân tố tác động đến việc tạo ra, giải quyết việc làm và nhóm các nhân tố các chính sách sử dụng và phát triển đội ngũ lao động qua đào tạo nghề.
Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố nguồn lực tự nhiên như là nền tảng cho tạo việc làm nói chung, nhưng các nhân tố khoa học kỹ thuật, chính sách đầu tư
và chính sách giải quyết việc làm có tác động rất lớn đến việc tạo và giải quyết việc làm cho lao động qua đào tạo nghề so với các nhóm đối tượng khác.
Ba xu hướng vận động của nền kinh tế là CNH-HĐH, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế tác động làm thay đổi cấu trúc và tính chất việc làm của lao động qua đào tạo nghề. Hai nhân tố còn lại, nhân tố thị trường lao động phát triển làm linh hoạt hóa việc làm; và đào tạo là nhân tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến cung lao động qua đào tạo nghề của nền kinh tế.
5. Trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong giải quyết việc làm của lao động qua đào tạo nghề, luận án làm rõ thêm các mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế, các chính sách điều tiết cung cầu lao động với việc phát triển việc làm của lao động qua đào tạo nghề. Bài học kinh nghiệm để phát triển việc làm của lao động qua đào tạo nghề của Việt Nam là phải coi trọng phát triển nguồn nhân lực, phải có chính sách công nghiệp hóa phù hợp, một khu vực tư nhân phát triển năng động và phải sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực lao động qua đào tạo nghề trong một thị trường lao động linh hoạt.
6. Để đánh giá thực trạng việc làm của lao động qua đào tạo nghề hiện nay ở Việt Nam, luận án đã phân tích sâu việc làm của hơn 10,6 triệu lao động qua đào tạo nghề. Thực tế cho thấy qui mô việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở nước ta nhỏ bé và phân bố chủ yếu ở nông thôn. Phân tích thực trạng cho phép luận án đưa ra kết luận về chất lượng việc làm của lao động qua đào tạo nghề hiện nay đang rất thấp. Lao động qua đào tạo nghề chủ yếu là công nhân kỹ thuật không bằng, việc làm chủ yếu là việc làm tự tạo và việc làm trong khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình và khu vực kinh tế phi chính thức… việc làm tập trung ở khu vực có hàm lượng lao động lớn, năng suất lao động không cao và tiền lương, thu nhập thấp, điều kiện lao động không thuận lợi.
7. Đánh giá sâu hơn về chất lượng việc làm của lao động qua đào tạo nghề, luận án đã phân tích, so sánh với các nhóm lao động khác thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của lao động qua đào tạo nghề như giới tính, thời gian đi học, trình độ CMKT, kinh nghiệm công tác, khu vực làm việc, ngành nghề, loại
hình sở hữu của doanh nghiệp v.v.. Trình độ CMKT là nhân tố chủ yếu quyết định chất lượng việc làm của người lao động; đang có sự phân hóa việc làm giữa các nhóm lao động có trình độ CMKT và việc làm của lao động qua đào tạo nghề đang phát triển theo xu hướng thuận lợi.
8. Luận án đã phân tích thực trạng việc làm của lao động qua đào tạo nghề tại các cơ sở sản xuất kinh doanh (tuyển dụng, sử dụng, đánh giá chất lượng lao động qua đào tạo nghề….) và nhận định rằng hiện đang có những tồn tại và hạn chế trong tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với lao động qua đào tạo nghề dẫn đến hiệu quả sử dụng lao động chưa cao và chưa là động lực thu hút lao động làm ‘cầu kéo’ cho đào tạo nghề. Đồng thời, thực trạng đào tạo và đào tạo lại trong doanh nghiệp cho thấy vai trò của doanh nghiệp rất lớn đối với đào tạo nghề, tuy nhiên hiện chưa được phát huy hết và chưa thể hiện hết vai trò đào tạo nghề của đối tượng này trong hệ thống đào tạo nghề quốc gia.
9. Luận án đã phân tích và chỉ ra năng lực cung của hệ thống đào tạo nghề còn yếu sẽ là rào cản để đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo nghề cho nền kinh tế. Đồng thời, thực trạng chính sách và hoạt động của thị trường lao động chưa tạo điều kiện thuận lợi cho linh hoạt việc làm và di chuyển lao động.
10. Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đưa ra 6 quan điểm, đề xuất 3 nhóm giải pháp với 25 giải pháp cụ thể để phát triển việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở nước ta giai đoạn 2010-2020. Để thực hiện các giải pháp đề ra, tác giả đề xuất một số khuyến nghị chủ yếu sau:
+ Cần phải có sự tập trung đầu tư mạnh mẽ của nhà nước để tăng qui mô việc làm và thay đổi cơ cấu việc làm thông qua thay đổi cơ cấu kinh tế hướng tới CNH- HĐH. Chính phủ cần đệ trình Quốc hội đổi mới chính sách đất đai cho phép tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp nhằm tạo nhiều việc làm cho lao động qua đào tạo nghề trong nông nghiệp. Tạo và phát triển nhiều việc làm cho lao động qua đào tạo nghề trong khu vực công nghiệp và dịch vụ bằng các chương trình, các chính sách lớn của Nhà nước.
+ Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch – Đầu tư) cần có các chính sách điều khuyến khích đầu tư công nghệ hướng tới việc làm; phát triển mạnh khu vực dân doanh, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo nhiều việc làm cho lao động qua đào tạo nghề.
+ Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước giúp tái phân bổ lại nguồn lực cho phát triển kinh tế và lực lượng lao động; hỗ trợ, khuyến khích phát triển việc làm phi nông nghiệp, phát triển các làng nghề, phát triển khu vực phi kết cấu và phát triển và mở rộng xuất khẩu lao động… để tạo và giải quyết việc làm cho lao động qua đào tạo nghề.
+ Cơ quan quản lý nhà nước về lao động, việc làm phải đổi mới các chính sách sử dụng, đãi ngộ (tiền lương, bảo hiểm…) đối với lao động có CMKT nói chung và với lao động qua đào tạo nghề nói riêng.
+ Hệ thống đào tạo nghề cần được đầu tư mạnh mẽ từ Nhà nước và có chính sách huy động mọi nguồn lực của xã hội cho đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu lao động của thị trường lao động với sự đa dạng về nguồn lực đầu tư, đa dạng về loại hình đào tạo, sản phẩm đào tạo.
+ Đối với cơ quan quản lý đào tạo nghề cần phải có quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, thời kỳ cất cánh của nền kinh tế và công nghiệp hóa. Cụ thể phải quy hoạch mạng lưới đảm bảo về tính phát triển và bền vững đồng thời cạnh tranh được.
+ Thiết lập mạng lưới thông tin thị trường lao động gắn với phát triển dạy nghề, các cơ sở dạy nghề và quản lý đào tạo nghề. Đồng thời khuếch trương, quảng bá và làm thay đổi nhận thức, hành vi của người dân trong học nghề và hành nghề.
+ Khu vực doanh nghiệp vừa là người thụ hưởng nhưng đồng thời phải là chủ thể quan trọng phối hợp, liên kết và tự đào tạo nghề. Chính sách thuế đào tạo cần sớm được ban hành để các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề và có trách nhiệm chi trả khi sử dụng sản phẩm của hệ thống đào tạo nghề.
+ Các cơ sở dạy nghề phải đổi mới tư duy và hoạt động đảm bảo gắn kết đào tạo và việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp.
DANH MỤC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Bùi Tôn Hiến (2003), Xác định nhu cầu đào tạo nghề, Đặc San Đào tạo nghề, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Hà nội, 2003, tr.33
2. Bùi Tôn Hiến, biên soạn (2004), Mạc Văn Tiến (Chủ biên), Định hướng nghề nghiệp và Việc làm, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà nội, 2004.
3. Bùi Tôn Hiến, biên soạn (2005), Mạc Văn Tiến (Chủ biên), Thông tin thị trường lao động qua đào tạo nghề, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà nội, 2005.
4. Bùi Tôn Hiến, (2008), “Một số vấn đề về dạy nghề trong doanh nghiệp“, Tạp chí Lao động và Xã hội, (341), 16-31/08/2008, trang 30-32.
5. Bùi Tôn Hiến, (2008), “Một số vấn đề về việc làm của người lao động qua đào tạo nghề“, Tạp chí Lao động và Xã hội, (350), 01-15/01/2009, trang 28- 29.
6. Bùi Tôn Hiến, Chủ biên (2008), Thị trường lao động - Việc làm của lao động qua đào tạo nghề, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 2008.
7. Bùi Tôn Hiến, biên soạn (2008), Mạc Văn Tiến (Chủ biên), Định hướng nghề nghiệp và Việc làm, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 2008.
8. Bùi Tôn Hiến, biên soạn (2008), Hà Đức Ngọc (Chủ biên), Hướng dẫn nghiên cứu thị trường lao động trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà nội, 2008.
9. Bùi Tôn Hiến (2009), “Cơ hội việc làm cho lao động qua đào tạo nghề“, Tạp chí Lao động và Xã hội, (354), 1-15/3/2009, trang 37-39.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
10. Ansel M. Sharp (2005), Kinh tế học trong các vấn đề xã hội, NXB Lao động, Hà Nội.
11. Aaditya Mattoo, Antonia Carzaniga (2003), Di chuyển con người để cung cấp dịch vụ, NXB VH- TT, Hà Nội.
12. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung (2003), Một số Vấn đề về Phát triển thị trường lao động ở Việt nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
13. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị Quyết số 26-NQ/TƯ “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Nghị quyết 7 của BCHTƯ khóa X.
14. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu nghị quyết đại hội X của Đảng, NXB CTQG, Hà Nội.
15. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, NXB CTQG, Hà Nội.
16. Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền (2005), Chỉ số phát triển giáo dục trong HDI, Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, NXB CTQG, Hà Nội.
17. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Bối cảnh trong nước, quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011-2020, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
18. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (1998), Tác động của những biến đổi kinh tế đến sự phát triển nguồn nhân lực, việc làm và khu vực phi kết cấu ở Việt Nam và Đông Nam Á, NXB Lao động, Hà Nội.
19. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (1999a), Hệ thống quan sát lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt nam, Báo cáo điều tra hộ gia đình vòng 1 1996, NXB Lao động-Xã hội.
20. Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (1999b), Sổ tay thống kê thông tin thị trường lao động ở Việt nam, NXB CTQG, Hà Nội.