Tỷ Lệ Lao Động Từ 15 Tuổi Trở Lên Đang Làm Việc Đã Qua Đào Tạo


- Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các cả tỉnh thành cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.

- Tài nguyên nhân văn, du lịch: Thái nguyên có tiềm năng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, nhiều di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn. Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất lượng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2007 Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công năm du lịch quốc gia hướng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều khách nước ngoài. Thái Nguyên có các điểm du lịch như sau: Khu du lịch hồ Núi Cốc, bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà (là suối chảy ra từ núi đá), khu di tích lịch sử an toàn khu (ATK) huyện Định Hóa. Các điểm đền chùa như đền Đuổm (Phú Lương), chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phù Liễn, đền Xương Rồng (thành phố Thái Nguyên). Ngoài ra Thái Nguyên có nhiều dân tộc còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc như dân tộc Tày, H’Mông, Dao có thể khai thác thành các điểm du lịch cho khách thăm quan. [20]

3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn


- Về khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai. Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai. Vùng ấm gồm: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Đại Từ. Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25 °C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5 °C và 3 °C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

- Về đặc điểm thủy văn: sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hai nửa bằng nhau theo chiều bắc nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái Nguyên từ xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Hà Châu, huyện Phú Bình, sông trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang và sau đó hoàn toàn ra khỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Ngoài ra Thái Nguyên còn có một số sông suối khác nhưng hầu hết đều là phụ lưu của sông Cầu. Trong đó đáng kể nhất là sông Đu, sông Nghinh Tường và sông Công. Các sông tại Thái Nguyên không thuộc lưu vực sông Cầu là sông Rang và các chi lưu của nó tại huyện Võ Nhai, sông này chảy sang huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn và thuộc lưu vực sông Thương. Ngoài ra, một phần diện tích nhỏ của huyện Định Hóa thuộc thượng lưu sông Đáy. Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề đáng quan tâm, nhất là tình trạng ô nhiễm trên sông Cầu.

Thái Nguyên không có nhiều hồ, và nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc chặn dòng sông Công. Hồ có độ sâu 35 m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính từ 160 triệu - 200 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nước, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch.


Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm Quốc gia [20].

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình kinh tế

Trong giai đoạn 2015-2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao và phát triển tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn năm 2018 ước đạt 10,44%. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người của tỉnh Thái Nguyên ước đạt 77,7 triệu đồng/người/năm; cao hơn mục tiêu kế hoạch (kế hoạch là 74 triệu đồng), tăng 9,6 triệu đồng/người/năm so với năm 2017.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năm 2018 so với năm 2017 tỷ trọng công nghiệp xây dựng tăng từ 41,6% lên 44%, khu vực dịch vụ tăng từ 37% lên 40%. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song kinh tế - xã hội của Tỉnh vẫn tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đều hoàn thành so với kế hoạch và tăng khá so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực xã hội cũng có sự cải thiện đáng kể.

Những điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi tạo nguồn lực huy động cho đào tạo nói chung đào tạo nguồn thu nhập cao hơn của phần lớn bộ phận dân cư, sự hỗ trợ kinh phí từ phía người học sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn tỉnh. [20]

3.1.2.2. Tình hình dân số, lao động

Năm 2018 dân số trung bình tỉnh Thái Nguyên là 1.355.000 người, tăng khoảng 9 nghìn người so với năm 2017.

Bảng 3.1. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo

(ĐVT:%)

Năm

Tổng số

Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

2013

18,1

20,9

16,2

45,0

10,9

2014

18,7

21,0

16,7

45,1

10,3

2015

18,9

20,2

17,6

45,4

11,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên - 6


2016

20,4

21,5

19,2

45,2

13,0

2017

21,5

23,7

19,2

45,3

13,5

2018

22,0

23,7

19,8

45,4

13,7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2018)


Dân số khu vực thành thị chiếm khoảng 35,31%, khu vực nông thôn chiếm khoảng 64,69%, mật độ 347,1 người/km2 cao hơn nhiều so với mật độ dân số chung của cả vùng trung du và miền núi phía Bắc là 119người/ km2 . Đây vừa là lợi thế nguồn lực lao động trong khai thác các nguồn lực tự nhiên của tỉnh, vừa tạo nên những áp lực về lao động và việc làm cho tỉnh, điều này thể hiện qua số người nằm trong độ tuổi lao động (từ 15 - 60 tuổi) là 723,2 nghìn người, chiếm gần 62% trong tổng số dân. Trong đó 75% lao động nằm ở khu vực nông thôn, 25% còn tập trung ở khu vực thành thị. Trình độ lao động cũng còn nhiều bất cập với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 22% tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, số liệu cụ thể trong bảng 3.1.

Trong giai đoạn 2013-2018, tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo tăng lên nhưng vẫn khiêm tốn so với số lao động chưa qua đào tạo. Thực trạng này cho thấy chất lượng của nguồn nhân lực tỉnh Thái Nguyên mặc dù được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Sự thiếu vắng đội ngũ lao động có chất lượng cao đã hạn chế khả năng chuyển đổi cơ cấu và phân công lao động tiếp cận chuyển giao khoa học - công nghệ để có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế cả tỉnh nói chung.

Ngành chức năng và các đơn vị triển khai hoạt động hỗ trợ việc làm cho người lao động, bằng hình thức tổ chức Ngày hội việc làm hàng năm có hơn 30 đơn vị, doanh nghiệp, các trường nghề, và trung tâm dạy nghề trong và ngoài tỉnh, với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp là hơn 20 ngàn người lao động.

3.1.3. Mục tiêu phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch của Tỉnh Thái Nguyên

- Phát triển quy mô tuyển sinh hàng năm từ 1.500 - 2.000 học sinh, sinh viên. Chất lượng đào tạo ngày càng được cải thiện đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu xã hội.

- Tích cực tham gia nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, Ngành, các đề tài khoa học phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác quản lý giáo dục.


- Xây dựng một môi trường giáo dục, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tiên tiến và chuyên nghiệp cho học sinh và sinh viên trong các cơ sở dạy nghề trên toàn Tỉnh.

- Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch đáp ứng phát triển kinh tế xã hội Tỉnh và yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Đến năm 2030, xây dựng một số cơ sở dạy nghề trên địa bàn Tỉnh thành những cơ sở trọng điểm đào tạo nghề quốc gia, đào tạo đa cấp học, đa ngành nghề, thuộc các lĩnh vực khách sạn - nhà hàng, dịch vụ du lịch, kinh doanh - quản lý, sản xuất - chế biến sản phẩm ăn uống... theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực và Thế giới. [14]

3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác đào tạo nghề thương mại và du lịch của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.4.1. Thuận lợi

- Dân số tỉnh Thái Nguyên trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng tương đối lớn, nguồn nhân lực dồi dào, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên phát triển cùng với vị trí địa lý thuận lợi cho việc đầu tư cho hoạt động đào tạo nghề.

- Luật giáo dục nghề nghiệp chính thức có hiệu lực ngày 01/07/2015, Nghị định 86/2015/ND-CP về cơ chế và chính sách học phí có hiệu lực từ năm học 2015- 2016 đã tạo cơ hội cho các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp được chủ động hơn trong công tác tuyển sinh, tạo cơ hội cho các trường có được hướng đi mới trong công tác tuyển sinh và đào tạo nghề.

- Các cơ sở dạy nghề luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp Bộ, Ngành, Trung ương và địa phương. Đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND Tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.

- Nhu cầu nguồn nhân lực về lĩnh vực thương mại, du lịch và dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Đào tạo nghề thương mại và du lịch có nhu cầu xã hội lớn mang tính đặc thù. Trên địa bàn tỉnh đãcó gần 6.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, hàng loạt các khu công nghiệp,thương mại, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí… Con số này nói lên những cơ hội


việc làm của người dân trong toàn tỉnh Thái Nguyên. Nhiều khu công nghiệp,thương mại, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí… được mở ra đồng nghĩa với việc nhucầu tuyển dụng nhân lực vào làm việc tăng lên. Bởi lẽ đó, DN bắt tay với các cơ sở đào tạo nghề nhằm tạo ra nhân lực trẻ, chất lượng, có tư duy tốt, được đào tạo bài bản được coi là xu thế của xã hội.

- Đội ngũ cán bộ, giảng viên tại các cơ sở dạy nghề, trung tâm dạy nghề trong tỉnh có đủ năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công việc, có vị trí thuận lợi cho người học, có cơ sở vật chất tốt phục vụ tốt cho việc ăn ở, sinh hoạt của học sinh, sinh viên.

3.1.4.2. Khó khăn

- Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho các cơ sở dạy nghề thương mại và du lịch chỉ đảm bảo được khoảng 50% tổng chi trong năm. Nguồn thu học phí chủ yếu từ nguồn kinh phí miễn giảm học phí được ngân sách Nhà nước cấp chuyển sang mà việc thực hiện chuyển nguồn kinh phí miễn giảm học phí sang học phí phụ thuộc vào phê duyệt của cấp trên nên không kịp thời, do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến kinh phí chi thường xuyên cho thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề.

- Nguồn tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch ngày càng ít do một số nguyên nhân số lượng các trường đại học, cao đẳng có đào tạo khối ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh ngay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền Bắc hiện quá nhiều, sự hình thành và đi vào hoạt động của khu công nghiệp Yên Bình, Điềm Thụy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã thu hút một lượng lớn lao động không qua đào tạo vào làm việc, ngưỡng tuyển đầu vào của các trường hiện rất thấp và khá dễ dàng, tâm lý chung của các bậc phụ huynh và các em học sinh là thích học đại học hơn học cao đẳng, trung cấp và học nghề, việc tuyển dụng lao động hiện nay chưa hợp lý…

- Học sinh, sinh viên chủ yếu đến từ các huyện, xã, nơi có nhiều điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, trình độ không đồng đều, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng đào tạo.

- Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh đến mọi mặt đời sống


của xã hội và cũng ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề thương mại và du lịch.

3.2. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Chủ trương và chính sách đào tạo nghề của tỉnh Thái Nguyên

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh các cơ quan quản lý Nhà nước, tỉnh Thái Nguyên đã được thực hiện tổ chức quản lý, đào tạo nhân lực theo đúng các Luật, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan từ Trung ương đến địa phương, áp dụng đầy đủ các chế độ đối với người lao động và nhu cầu lao động còn thiếu để có cơ sở các lớp đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Tỉnh Thái Nguyên đã sát sao chỉ đạo các ngành thường xuyên tổ chức khảo sát, thống kê lực lượng lao động và nhu cầu lao động còn thiếu để có cơ sở mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao động. Đồng thời quy hoạch mạng lưới dạy nghề. Số cơ sở dạy nghề tăng hàng năm cùng với việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo, vấn đề tuyển sinh học nghề ngày càng được quan tâm đúng với nhu cầu của người lao động và yêu cầu thực tế. Thực hiện công tác chuyển đổi quản lý theo quy định từ ngày 1/3/2017. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 61 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 12 trường cao đẳng (có 09 trường thuộc bộ, ngành Trung ương; 02 trường công lập thuộc tỉnh và 01 trường tư thục), 12 trường trung cấp (có 02 trường thuộc bộ, ngành Trung ương; 03 trường công lập thuộc tỉnh và 07 trường tư thục), 14 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (14 cơ sở công lập), 23 cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp (trong đó có 14 cơ sở công lập, 9 cơ sở của tư thục). Công tác tuyển sinh dạy nghề 9 tháng đầu năm 2017 đạt 28,3 nghìn người trong đó hệ cao đẳng tuyển sinh được 3,4 nghìn người, hệ trung cấp 3,3 nghìn người, hệ sơ cấp 8,76 nghìn người, đào tạo nghề thường xuyên là 12,85 nghìn người.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2017 đã nhấn mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhiệm vụ phát triền ngành du lịch đó là: “Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch: Phát triển các loại hình dịch vụ theo


hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tiện ích. Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ”.

Chủ chương của tỉnh Thái Nguyên tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2017 đã nêu rõ: “Chú trọng phát triển ngành du lịch, nhất là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa lịch sử, triển khai thực hiện tốt quy hoạch và khai thác hiệu quả dự án du lịch Quốc gia vùng Hồ Núi Cốc và khu du lịch lịch sử, sinh thái ATK. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia liên kết, hợp tác phát triển du lịch, hình thành các tua, tuyến du lịch liên hoàn”. Phát triển các loại hình dịch vụ thương mại và du lịch là một trong nhiệm vụ quan trọng trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX đã chỉ ra. Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần tăng cường đầu tư phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động trong tỉnh, có chính sách bảo đảm khuyến khích người học, tạo điều kiện để nhiều lao động được đào tạo nghề.

3.2.2. Hệ thống đào tạo nghề (mạng lưới cơ sở nghề)

Đào tạo nghề là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng công cuộc CNH, HĐH đất nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Trong những năm qua, công tác hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh được triển khai tích cực, với sự quan tâm của các cấp chính quyền, năng lực đào tạo ngày càng được nâng cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/09/2022