Giải Pháp Đổi Mới Và Nâng Cao Chất Lượng Dạy Nghề


nam. Có thể thông qua các dự án liên doanh, đầu tư và phát triển của các chính phủ hoặc thông qua kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực đào tạo nghề.

Các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển đào tạo nghề như miễn giảm thuế cho các cơ sở đào tạo nghề (miễn thuế thu nhập doanh nghiệp dài hạn); chính sách hỗ trợ đất đai, mặt bằng xây dựng trường, nhà xưởng thực hành; các chính sách tín dụng ưu đãi (chính sách cho vay dài hạn với lãi suất thấp nếu đầu tư xây dựng trường, nhà xưởng phục vụ dạy nghề); các chính sách và chương trình cụ thể hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cho các cơ sở dạy nghề tư nhân, hỗ trợ cập nhật chương trình đào tạo mới v.v....

Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề nghiệp (Ngân sách nhà nước, đóng góp của người học, người sử dụng lao động, nguồn lực tự có của cơ sở đào tạo, vốn nước ngoài thông qua các dự án phát triển và các nguồn tài trợ khác). Hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo lao động qua đào tạo nghề. Ban hành chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển các quỹ đào tạo như quỹ học nghề, quỹ bảo trợ nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân.

Thành lập và đưa vào vận hành quỹ hỗ trợ học nghề theo qui định của Luật Dạy nghề (Điều 86), nhằm hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ của cán bộ trong các ngành, các cấp, trợ cấp cho cán bộ nhân viên đi học, mở rộng các khóa bồi dưỡng ngắn hạn để hỗ trợ cho các cơ sở có tham gia hoạt động đào tạo, dạy nghề.

c) Phân vai đào tạo và gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với dạy nghề

Đào tạo nghề cho 16,3 triệu lượt người đến năm 2020 là một việc làm không dễ nếu chỉ có trông chờ vào nhà nước và hệ thống dạy nghề chính qui. Doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ đạo trong đào tạo nghề thường xuyên cho người lao động.


Hoạt động đào tạo bao gồm cả bồi dưỡng, nâng cao tay nghề (đào tạo lại) và đào tạo các ngành nghề mới. Ở các nước phát triển, đào tạo được sử dụng để nâng cao tay nghề, tăng khả năng di chuyển chỗ làm việc cho công nhân và ngăn ngừa thất nghiệp cơ cấu, đáp ứng tức thì nhu cầu của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho lực lượng lao động dịch chuyển linh hoạt trên thị trường lao động, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội thăng tiến, cập nhật kiến thức, kỹ năng và học tập suốt đời. Cần phải phân định tương đối rõ ràng vai trò của các bên trong hệ thống đào tạo nghề.

Trách nhiệm của Nhà nước và cộng đồng cùng tập trung vào xây dựng, đầu tư và phát triển hệ thống dạy nghề đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, trong đó tập trung vào nhóm lao động qua đào tạo nghề có bằng, chứng chỉ và trình độ cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Trách nhiệm của cộng đồng là đào tạo liên tục cho lao động tái nhập thị trường, thay đổi nghề nghiệp, chuyển đổi công việc v.v.. đào tạo thường xuyên và liên tục cho người lao động là hình thức đào tạo đã được luật hóa thông qua Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 và Luật Dạy nghề qui định. Tuy nhiên để chính sách đi vào cuộc sống, xã hội và các cơ quan ban ngành trong hệ thống giáo dục quốc dân cần có nhận thức và phân định rõ chức năng đào tạo liên tục, thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ năng cho người lao động.

Trách nhiệm của các doanh nghiệp, đào tạo nghề tại chỗ cho lao động, đào tạo lại, đào tạo nâng cao và chủ yếu là đào tạo kèm cặp cho người lao động. Dự kiến đến năm 2020, lao động làm công ăn lương trong khu vực doanh nghiệp sẽ khoảng 20 triệu người (hiện tại năm 2007 là khoảng 9 triệu người), chiếm 70% trong tổng số 28,4 triệu lao động làm công ăn lương của nền kinh tế. Theo tính toán tỷ lệ đào tạo và đào tạo lại hàng năm của doanh nghiệp là trên 13,4%, bình quân một năm doanh nghiệp phải tích cực tham gia đào tạo tại chỗ cho khoảng 1 triệu lượt người mỗi năm. Như vậy nếu chính sách bắt buộc doanh nghiệp có trách nhiệm dạy nghề cho người lao động được thực hiện thì hàng năm số lao động được đào tạo nghề mới trong các doanh nghiệp có thể lên đến hàng triệu lượt người, trong đó bao gồm 3 nhóm lao động chính là (i) người lao động mới tham gia thị trường lao động hoặc

Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam - 22


chuyển đổi nghề nghiệp được đào tạo nghề mới; (ii) người đã có nghề được đào tạo nâng cao tay nghề (iii) những lao động có nghề, đã đạt một trình độ tay nghề nhất định tham gia thi và nhận các văn bằng chứng chỉ công nhận kỹ năng nghề.

Với 3 nhóm lao động do các doanh nghiệp đào tạo này sẽ góp phần làm giảm gánh nặng đào tạo cho hệ thống đào tạo chính qui và hơn nữa rất phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lượng đào tạo nghề thường xuyên của doanh nghiệp hàng năm dự kiến khi áp dụng chính sách sẽ không dưới 500.000 lượt người/năm (tương đương 50% lượt người được doanh nghiệp đào tạo hàng năm), góp phần tăng đáng kể vào đội ngũ lao động qua đào tạo nghề của cả nước.

Giải pháp về trách nhiệm dạy nghề của doanh nghiệp, nên được thực hiện thông qua điều chỉnh Luật Dạy nghề về Quyền của doanh nghiệp trong dạy nghề (Điều 55) và việc hình thành và sử dụng quỹ hỗ trợ học nghề (Điều 86 Luật Dạy nghề). Luật Dạy nghề có những điều kiện khuyến khích doanh nghiệp tham gia dạy nghề được trừ vào thu nhập chịu thuế các khoản chi phí đầu tư và chi phí dạy nghề cho người lao động của doanh nghiệp (Tiết 5 điều 55). Tuy nhiên chưa có điều khoản về trách nhiệm đóng góp của doanh nghiệp cho đào tạo nghề. Cần thiết phải có chính sách gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với dạy nghề bằng khoản chi phí bắt buộc như một dạng thuế dành cho đào tạo nghề tại doanh nghiệp tương đương khoảng từ 0,5 đến 1% quỹ tiền lương. Doanh nghiệp nào không tham gia đào tạo nghề phải đóng khoản kinh phí này vào quỹ "Phát triển đào tạo nghề".

Thành lập "Quỹ phát triển đào tạo nghề" nhằm tập trung và điều tiết nguồn lực tài chính phục vụ cho phát triển đào tạo nghề. Một phần nguồn tài chính của Quỹ sẽ quay trở lại vào ngân sách để cấp lại cho khu vực dạy nghề, một phần sẽ trực tiếp đấu thầu, thuê đào tạo những lĩnh vực mà tư nhân đào tạo còn yếu, nhà nước đào tạo còn thiếu và doanh nghiệp chưa mặn mà đào tạo. Một phần phục vụ chi trả các hoạt động đào tạo theo nhu cầu và đào tạo phát triển cho các khu vực bị thiệt thòi, hạn chế và nhằm mục tiêu dạy nghề góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.


Khuyến khích các doanh nghiệp mở cơ sở đào tạo riêng của mình, chi phí cho duy trì những cơ sở này được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập của doanh nghiệp. Ngoài kinh phí trích từ lợi nhuận, các doanh nghiệp khi thực hiện đào tạo được hỗ trợ vốn (cấp không phải hoàn lại hoặc vay) từ Quỹ phát triển đào tạo nguồn nhân lực.

Đẩy mạnh thực hiện chính sách khuyến khích dạy nghề trong doanh nghiệp và coi dạy nghề trong doanh nghiệp là một hình thức đào tạo nghề quan trọng đáp ứng nhu cầu bức thiết về lao động có kỹ năng của doanh nghiệp và nền kinh tế. Tăng cường mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp học tập, du nhập các hoạt động đào tạo từ các cơ sở đào tạo vào doanh nghiệp.

d) Đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho đội ngũ lao động qua đào tạo nghề

Ngoại trừ các cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp, là các trường các trung tâm nằm trong hệ thống các cơ sở dạy nghề, còn lại các hoạt động dạy nghề trong doanh nghiệp chủ yếu là hình thức kèm cặp nghề, chiếm 59,87% số lao động được đào tạo và đào tạo lại tại doanh nghiệp. Với các cơ sở sản xuất kinh doanh phi kết cấu, tỷ lệ đào tạo theo hình thức kèm cặp không chính thức tại nơi làm việc lại càng quan trọng và là hình thức đào tạo chủ yếu cho người lao động (72,06%). Trong các làng nghề truyền thống và hiện đại tỷ lệ này lên đến gần 100% (hầu hết là đào tạo kèm cặp tại cơ sở).

Dạy nghề kèm cặp tại doanh nghiệp là tính linh hoạt và đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp, chi phí thấp do tận dụng được cơ sở vật chất, nguyên vật liệu, giáo viên, công nghệ. Tuy nhiên, kết quả đào tạo và quá trình phấn đấu nâng cao tay nghề của người lao động chưa được công nhận rộng rãi trong xã hội. Thực chất là các doanh nghiệp tự tổ chức đánh giá và công nhận trình độ kỹ năng nghề cho người lao động của mình căn cứ vào tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật được các Bộ, ngành ban hành. Hình thức chứng nhận này chỉ có giá trị trong chính doanh nghiệp


đó, mà không được thừa nhận bởi một hệ thống tiêu chuẩn cấp bậc kỹ năng nghề nghiệp nào.

Hiện nay, mặc dù đã được qui định tại chương IX, Luật Dạy nghề về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, nhưng chúng ta chưa thiết lập được hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia để công nhận và cấp chứng chỉ chứng nhận trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, đặc biệt đối với lao động được đào tạo nghề theo hình thức kèm cặp trong doanh nghiệp. Những hạn chế dẫn đến là: (i) Doanh nghiệp không được thừa nhận kết quả đào tạo (chưa xác lập được vị trí quan trọng vốn có của mình trong hệ thống dạy nghề quốc gia); (ii) Thị trường lao động kém linh hoạt, do lao động dịch chuyển bị hạn chế; và (iii) Người lao động thiệt thòi do không chính thức được công nhận kỹ năng nghề và thăng tiến nghề nghiệp cũng như cơ hội học tập suốt đời. Do đó để sớm khắc phục được vấn đề này, Tổng cục Dạy nghề cần:

(i) Xây dựng và triển khai hệ thống đánh giá và công nhận kỹ năng nghề quốc gia nhằm tạo điều kiện công nhận kỹ năng cho người lao động;

(ii) Khuyến khích và tạo cơ hội cho người lao động học tập nâng cao trình độ kỹ năng và tiếp cận, thi và sử dụng chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như một hành trang không thể thiếu trong cuộc đời nghề nghiệp của người lao động;

(iii) Khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức hội nghề nghiệp sử dụng hệ thống tiêu chuẩn nghề kỹ năng nghề quốc gia trong tuyển dụng, sử dụng, trả lương, và đào tạo người lao động; và

(iv) Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực ASEAN và các nước khác để công nhận lẫn nhau hoặc thừa nhận về bằng cấp/chứng chỉ.

e) Phân luồng thu hút người học vào học nghề, nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về học nghề và hành nghề

Việc phân luồng học sinh ngay từ bậc phổ thông là một vấn đề quan trọng. Cần có chính sách để chuyển một tỷ lệ nhất định học sinh tốt nghiệp THCS và một


bộ phận lớn học sinh tốt nghiệp THPT vào học nghề. Tỷ lệ phân luồng hiện nay đối với học sinh tốt nghiệp THCS là khoảng 60% theo học tiếp THPT, phần lớn số còn lại phải trực tiếp làm việc, còn tỷ lệ được học nghề không đáng kể. Còn đối với học sinh tốt nghiệp trung học là khoảng 25-30% vào đại học-cao đẳng, khoảng 12-15% vào trung học chuyên nghiệp, 12-15 % vào hệ thống dạy nghề và số còn lại khoảng 50% trực tiếp làm việc mà không qua hệ thống đào tạo nào.

Để tăng nhanh lực lượng đội ngũ lao động qua đào tạo nghề, cần tăng tỷ lệ thu hút vào học nghề ít nhất là 50% tổng số học sinh tốt nghiệp THPT. Nhằm điều tiết cơ cấu đào tạo theo nghề nghiệp, nhà nước (cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐTBXH) cần tiếp tục đề xuất, hoàn thiện chính sách và thực hiện việc:

(i) Tăng cường giáo dục hướng nghiệp trong các trường phổ thông;


(ii) Dùng chính sách học bổng, học phí có phân biệt theo từng ngành (nhóm ngành đào tạo) để điều tiết cơ cấu đào tạo như: cấp học bổng cho những ngành nghề cần khuyến khích, quy định học phí cao với các ngành nghề không khuyến khích;

(iii) Thông qua việc cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước hàng năm cho các cơ sở đào tạo (kể cả một số cơ sở đào tạo ngoài công lập) để điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo; kiểm soát chặt chẽ chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành, nghề đào tạo do nhà nước cấp kinh phí.

(iv) Cải tiến hình thức quản lý chất lượng đào tạo theo hướng chú trọng sử dụng các công cụ thị trường để đánh giá, kiểm soát kết quả đầu ra (tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm, việc làm có thu nhập tốt, việc làm phù hợp CMKT được đào tạo v.v... chỉ tiêu liên quan đến yếu tố thị trường lao động) để điều chỉnh các quá trình đầu vào (quy mô tuyển sinh, mức học phí, chính sách trợ cấp...).

3.2.2.2. Giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng dạy nghề


a) Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề


Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề cả về số lượng và chất lượng. Trong Chiến lược phát triển giáo dục, mục tiêu đặt ra là phấn đấu hạ tỷ lệ học sinh/giáo viên hiện nay là 28/1 xuống còn 15/1 vào năm 2010. Để thực hiện được mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, Tổng cục Dạy nghề cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

(i) Mở rộng mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề. Hình thành mạng lưới cơ sở (trường, trung tâm) đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

(ii) Đào tạo giáo viên ở nước ngoài đối với những ngành nghề đào tạo mới, có công nghệ, kỹ thuật hiện đại.

(iii) Đổi mới nội dung chương trình đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề theo hướng: cập nhật kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật công nghệ mới; đào tạo phương pháp dạy nghề tiên tiến; kiến thức, kỹ năng xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình.

(iv) Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường đại học sư phạm kỹ thuật, đồng thời đầu tư mở khoa sư phạm kỹ thuật ở một số trường cao đẳng nghề thuộc khu vực Nam Trung bộ, Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ.

(v) Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề: tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức, giáo viên; tiêu chuẩn hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, hiệu trưởng trường trung cấp nghề, giám đốc trung tâm dạy nghề; tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức quản lý dạy nghề.

(vi) Nghiên cứu xây dựng chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề nhằm thu hút những người giỏi về chuyên môn, kỹ năng nghề làm giáo viên dạy nghề và những giáo viên dạy nghề có năng lực, kinh nghiệm làm cán bộ quản lý dạy nghề ở cơ quan quản lý dạy nghề các cấp.

b) Đổi mới nội dung chương trình đào tạo


Đổi mới, hiện đại hóa chương trình, nội dung đào tạo theo hướng linh hoạt, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo chủ động gắn đào tạo với yêu cầu của sản xuất, tạo thuận lợi cho người học. Xây dựng chương trình đào tạo nghề theo mô đun để đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề và với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Xây dựng các chương trình đào tạo cho các nghề phổ biến, đào tạo nghề trình độ cao, dạy nghề ngắn hạn, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

(i) Bảo đảm nội dung chương trình dạy nghề phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

(ii) Học tập các phương thức đào tạo giáo viên của nước ngoài, học tập và áp dụng các chương trình đào tạo giáo viên của các nước phát triển.

(iii) Tuyển sinh đào tạo nhiều lần trong năm làm tăng cơ hội cho người học tuỳ theo khả năng đào tạo của cơ sở dạy nghề, thời gian của khoá học và nhu cầu của người học nghề, của doanh nghiệp.

(iv) Linh hoạt hóa chương trình đào tạo (học theo mô-đun), người học có thể tích lũy đến khi đủ điều kiện thi không phụ thuộc thời gian, không gian học tập.

(v) Thực hiện đào tạo liên thông dọc & liên thông ngang.


c) Gắn dạy nghề với việc làm (gắn đào tạo với sản xuất)

Thực tế cho thấy, lực lượng lao động của nước ta đang được sử dụng một cách lãng phí, không phù hợp với trình độ và ngành nghề đào tạo, sử dụng dưới trình độ, hiệu quả sử dụng không cao. Một trong những nguyên nhân đó chính là đào tạo chưa gắn với sử dụng và việc làm, đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng và năng động của sự phát triển sản xuất – xã hội.

Các cơ sở đào tạo phải tiếp cận, nghiên cứu đầy đủ về nhu cầu thị trường lao động, thị trưòng việc làm, để xác định nhu cầu đào tạo về quy mô, cơ cấu ngành nghề và trình độ để sản phẩm đào tạo đáp ứng nhu cầu sản xuất xã hội. Tăng cường mối liên kết đào tạo – sản xuất và phát triển đội ngũ lao động qua đào tạo nghề.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 06/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí