Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Phối Hợp Với Tổng Cục Dạy Nghề Trong Việc Giáo Dục Và Đào Tạo Người Lao Động


nước đến làm việc. Phải chủ động tìm hiểu các chính sách, quy định của nhà nước về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN, chủ động xử lý và tự bảo vệ trước các vấn đề phát sinh, chịu trách nhiệm về các hành vi của mình trong quan hệ LĐ ở ngoài nước. Đồng thời, NLĐ phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định của nhà nước, không phá bỏ hợp đồng ảnh hưởng đến uy tín của NLĐ Việt Nam, nêu cao ý thức trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Nếu vi phạm, phải bồi thường các thiệt hại cho DN và bị xử lý nghiêm trước pháp luật.‌

Như vậy, để thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo gắn kết chặt chẽ với tạo nguồn nhân lực cho XKLĐ, nâng cao sức cạnh tranh của LĐ Việt Nam trên thị trường thế giới cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan hữu trách:

3.2.1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nâng cao khả năng dự báo nhu cầu lao động trong nước và trên thị trường quốc tế; trên cơ sở đó đầu tư thỏa đáng cho đào tạo lao động nói chung và lao động đi làm việc ở nước ngoài nói riêng

Nhà nước cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo LĐ, đồng thời, Nhà nước phải trực tiếp đầu tư một số cơ sở đào tạo LĐ theo chuẩn quốc gia để làm trụ cột cho việc tạo nguồn LĐ.

3.2.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổng cục Dạy nghề trong việc giáo dục và đào tạo người lao động

- Thiết kế chương trình giáo dục và đào tạo sao cho kết hợp ngay từ đầu quá trình giáo dục phổ thông với đào tạo nghề, ngoại ngữ bảo đảm cho học sinh vừa có thể học lên cao vừa có thể tham gia thị trường LĐ trong và ngoài nước.

Ngay từ giáo dục phổ thông cần phải xác định mục tiêu: trang bị những kiến thức ngoại ngữ, văn hoá, pháp luật và nghề nghiệp cần thiết để học sinh tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề để làm việc trong nước hoặc đi làm việc ở NN. Chỉ có thiết kế và thực hiện nội


dung chương trình đào tạo giáo dục phổ thông theo mục tiêu trên thì giáo dục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

- đào tạo mới tạo tiền đề cho NLĐ tiếp cận nhanh và thuận lợi thị trường LĐ ngoài nước.

- Tập trung nâng cao trình độ tay nghề và ngoại ngữ, rèn luyện tác phong LĐ công nghiệp và ý thức tuân thủ pháp luật cho NLĐ.

Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam - 10

Muốn đạt được như vậy, cần phải xác định nội dung, chương trình đào tạo phù hợp, ban hành các bộ tiêu chuẩn chất lượng đào tạo nghề và tổ chức tìm kiểm định chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn khu vực. Nội dung chương trình đào tạo LĐ XKLĐ, bám sát nhu cầu sử dụng LĐ trong ngắn hạn và dài hạn của thị trường LĐ quốc tế; trong đó chú ý rèn luyện kỹ năng thực hành.

- Nâng cao tính độc lập và khả năng tự chịu trách nhiệm của NLĐ; hạn chế và khắc phục căn bản tình trạng LĐ vi phạm hợp đồng.

NLĐ vừa là đối tượng vừa là chủ thể của XKLĐ. NLĐ có thể tự kiếm việc làm trên thị trường LĐ quốc tế hoặc qua các DN XKLĐ. Để có việc làm ổn định và thu nhập cao, NLĐ phải không ngừng tự học tập và rèn luyện nhằm nâng cao năng lực tự chịu trách nhiệm, độc lập LĐ trên thị trường quốc tế. Đặc biệt là chấm dứt tình trạng vi phạm hợp đồng, bỏ trốn cư trú bất hợp pháp ở nước tiếp nhận XKLĐ.

3.2.3. Cục Quản lý lao động ngoài nước, Tổng cục dạy nghề và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện “Đề án thí điểm đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu”

Theo đó, Cục quản lý LĐ ngoài nước đảm nhận việc lựa chọn các DN XKLĐ đáp ứng các tiêu chí của Đề án và Tổng cục dạy nghề sẽ giới thiệu các trường nghề trong phạm vi quản lý của mình (lo khâu đào tạo nghề cho NLĐ). DN XKLĐ có đơn hàng tuyển LĐ các nghề phù hợp với Đề án cam kết với cơ sở dạy nghề đưa số LĐ sau đào tạo XKLĐ.


Cục Quản lý LĐ ngoài nước đã phê duyệt hợp đồng cho phép 7 DN XKLĐ tham gia “Đề án thí điểm đào tạo nghề cho NLĐ đi làm việc ở NN theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu” trong năm 2009 ở hai lĩnh vực xây dựng và điều dưỡng. Đó là các công ty Vinaconex Mec, Sona, Việt Thắng, Airseco, Oleco, Glo - Tech và LOD. Như vậy, đối tượng được nhận hỗ trợ từ Đề án còn bó hẹp ở một số ngành nghề và một số thị trường. Cục quản lý LĐ ngoài nước cần nghiên cứu, xem xét cho mở rộng đối tượng nhận hỗ trợ đào tạo XKLĐ theo “Đề án thí điểm đào tạo nghề cho NLĐ đi làm việc ở NN theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu” ở một số thị trường đang có nhu cầu tiếp nhận LĐ với số lượng lớn và thường xuyên như nghề hộ lý (khán hộ công) đi Đài Loan, công nhân nhà máy đi Malaysia… Hiện nay, nhiều “hạn ngạch” đi LĐ ở thị trường có thu nhập cao như Bồ Đào Nha, Úc, Hàn Quốc và một số nước Châu Âu vẫn đang bỏ trống do LĐ chưa đáp ứng được yêu cầu về tay nghề và trình độ ngoại ngữ. Vì vậy, khi triến khai Đề án, Cục Quản lý LĐ ngoài nước cũng cần có chính sách ưu tiên với những thị trường có thu nhập cao, điều kiện LĐ tốt, đòi hỏi trình độ tay nghề cao mà hiện nay ta vẫn chưa đáp ứng kịp như ngành hàn công nghiệp đi Úc, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc… và một số ngành dịch vụ như thợ làm bánh, đầu bếp đi Úc, Niu-di-lân…

3.2.4. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động địa phương tại các huyện nghèo cần hợp tác chặt chẽ, nhiệt tình hơn nữa với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành có hiệu quả công tác tạo nguồn tại địa phương

Đối với “Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2010”, sự phối hợp giữa địa phương với DN trong khâu tuyên truyền, vận động con em địa phương đi XKLĐ là rất quan trọng bởi vì bản thân NLĐ thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số nên còn có một số hạn chế về trình độ, sức khỏe và tâm lý ngại đi xa. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Đề án này, tại một số địa phương, chính quyền chưa thực sự


vào cuộc, còn phó mặc cho các DN, không tiếp tục triển khai đến cơ sở, nên người dân thiếu thông tin về chính sách hỗ trợ của nhà nước để tham gia như tại Phú Thọ, Thanh Hóa. Bên cạnh đó, số NLĐ trong quá trình đào tạo nghỉ không tiếp tục tham gia tương đối nhiều, khoảng 18% [68].

Ban chỉ đạo XKLĐ tỉnh Thanh Hóa còn chưa sát sao trong quản lý việc thực hiện Đề án 71 nên đã xảy ra nhiều sai phạm trong tuyển dụng và đào tạo lao động nghèo đi XKLĐ ở huyện Thường Xuân trong thời gian vừa qua [106].

Dưới sự "hậu thuẫn" của Ủy ban nhân dân huyện Thường Xuân, cũng như sự thờ ơ của Sở Lao động - Thương Binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa, mặc dù không được Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) thẩm định đơn hàng cho phép tuyển lao động theo Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ, hai công ty VILACO Thanh Hóa và GMAS Thanh Hóa vẫn ngang nhiên vào huyện Thường Xuân tuyển lao động đi theo chương trình huyện nghèo và thu mức phí cao hơn so với qui định.

Theo qui định của Bộ Lao động, NLĐ huyện nghèo đi Malaysia chỉ được vay mức trần tối đa là 25 triệu đồng/lao động đối với mọi ngành nghề (Xem Phụ lục 4), nhưng bảng thống kê chi phí của 24 lao động tại xã Luận Khê cho thấy mức vay của nhiều LĐ lại cao hơn mức trần: 19 người vay 40 triệu, 4 người vay mức 30 triệu đồng, chỉ có chị Lang Thị Hồng ở thôn Ngọc Trà vay dưới mức trần với 20 triệu đồng. NLĐ đã vay tiền ngân hàng CSXH được 3 đến 5 tháng, 22 LĐ đã được công ty GMAS Thanh Hóa cho học ngoại ngữ 3 tháng mà vẫn chưa bay được, trong khi chi phí xuất cảnh của mỗi LĐ vay ngân hàng CSXH huyện từ 30 - 45 triệu đồng/người. Theo bảng thống kê chi phí 24 LĐ đi Malaysia của xã Luận Khê cũng cho thấy, chỉ có 4 NLĐ có thời gian ăn học tại công ty VILACO Thanh Hóa trong vòng 30 ngày, 8 người có thời gian học trong vòng 4 - 7 ngày, số còn lại thì không ghi cụ thể. Trường hợp anh Lương Văn Dũng ở thôn Mơ, xã Luận Khê đăng ký đi Ma-


lai-xi-a nhưng trong giấy xác nhận tuyển dụng lao động do công ty VILACO ký gửi Ngân hàng CSXH huyện Thường Xuân lại đăng ký vay để đi Trung Đông. Theo đó, anh Dũng phải trả khoản tiền đào tạo nghề 3G - 6G tại trường nghề 7.500.000 đồng, nhưng trên thực tế thì anh chỉ được công ty cho học tiếng 2 tháng tại thành phố Thanh Hóa.

3.3. Giảm thiểu chi phí xuất khẩu lao động và hoàn thiện hệ thống tín dụng cho vay vốn đối với người đi xuất khẩu lao động

- Đẩy mạnh mô hình liên kết giữa DN XKLĐ với các cấp chính quyền địa phương để giảm bớt các khâu tuyển chọn trung gian, góp phần giảm chi phí cho NLĐ.

Trước năm 2002, mỗi năm Việt Nam đưa được khoảng dưới 40.000 LĐ đi làm việc ở NN, trong khi nhu cầu đi làm việc ở NN của LĐ lại rất lớn. NLĐ không có đủ thông tin về nhu cầu tuyển LĐ xuất khẩu của các DN, các cấp chính quyền, đoàn thể ở địa phương chưa nhận thấy lợi ích của công tác XKLĐ đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm của địa phương nên chưa tâm quan tâm đến công tác này. Tình trạng đó dẫn đến DN XKLĐ gặp khó khăn khi tuyển chọn LĐ, trong khi LĐ muốn đi làm việc ở NN không biết liên lạc ở đâu, bị các tổ chức, cá nhân không có chức năng lừa đảo, thu tiền bất chính. Để giải quyết tình trạng đó, Bộ LĐ - TB & XH đã báo cáo chính phủ và thí điểm thực hiện mô hình liên kết giữa các DN XKLĐ với các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương tại hai tỉnh Hải Dương và Phú Thọ. Sau thời gian làm có kết quả, cuối năm 2002, mô hình liên kết đã được mở rộng ra các tỉnh khác và triển khai rộng rãi trên toàn quốc. Đến nay, trên 50 tỉnh, thành phố đã tổ chức thực hiện mô hình liên kết và đã thành lập Ban chỉ đạo XKLĐ. Nhiều tỉnh thành cũng thành lập Ban chỉ đạo XKLĐ ở các cấp huyện và xã. Cho đến thời điểm này có thể khẳng định, mô hình liên kết XKLĐ đã có hiệu quả lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và tại các địa phương nói riêng. Quá trình thực hiện mô hình liên kết XKLĐ đã tăng


cường nhận thức của người dân về lợi ích của công tác XKLĐ và NLĐ đối với công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của địa phương, về trách nhiệm của các cấp chính quyền trong hoạt động XKLĐ. Về phía NLĐ đã được DN tuyển chọn, không phải qua các khâu trung gian nên giảm được chi phí, được tạo các điều kiện thuận lợi và được hỗ trợ để đi làm việc ở NN. Các DN đã tuyển chọn được nguồn LĐ đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu của đối tác, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của LĐ và của DN Việt Nam. Công tác tuyển chọn LĐ được quản lý tương đối chặt chẽ.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong quá trình thực hiện. Một số DN tư vấn, tuyển chọn quá nhiều LĐ so với nhu cầu nên tiến độ đưa đi chậm, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của LĐ, đến phong trào XKLĐ của địa phương. Nhiều DN không báo cáo kết quả tuyển chọn cho địa phương, gây khó khăn cho công tác quản lý và thực hiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của địa phương.

Có tình trạng nhiều DN tư vấn, tuyển chọn LĐ trên cùng một địa bàn nhưng không có sự phối hợp, chính sách tuyển chọn khác nhau, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Cũng có địa phương cũng đã gây trở ngại không ít cho DN và NLĐ. Nhiều địa phương yêu cầu DN phải có văn bản giới thiệu của Cục, một số địa phương chỉ chấp thuận văn bản giới thiệu của Cục trong một thời hạn nhất định, sau đó yêu cầu xin văn bản giới thiệu mới. Điều đó đã phát sinh thêm thủ tục hành chính, gây khó khăn cho DN.

Nhiều địa phương có chính sách hỗ trợ kinh phí cho NLĐ thuộc diện chính sách, hộ nghèo nhưng thủ tục để NLĐ nhận được tiền hỗ trợ còn phức tạp và mất nhiều thời gian. Còn về phía ngân hàng tại các địa phương, thường yêu cầu DN phải mở tài khoản tại ngân hàng mình để đảm bảo việc trả nợ vay của NLĐ. Điều này đã gây khó khăn cho DN, vì DN không thể mở tài khoản tại tất cả các địa phương được.


Để mô hình liên kết phát huy hiệu quả, góp phần đẩy mạnh XKLĐ, cần đổi mới và hoàn thiện mô hình liên thông trong XKLĐ theo hướng cắt giảm thủ tục gây phiền hà cho DN và NLĐ, quản lý tốt hoạt động tuyển chọn gắn kết DN với địa phương chặt chẽ hơn.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho XKLĐ góp phần giảm chi phí cho các DN XKLĐ

Nhìn chung các nước ở khu vực Đông Nam Á đưa NLĐ đi làm việc ở NN đều xem trọng việc tìm kiếm thị trường NN cho LĐ của họ. Mặc dù ở các nước này vai trò của các DN XKLĐ là rất quan trọng trong việc tìm kiếm việc làm cho NLĐ nhưng nhà nước không phó mặc hoàn toàn cho họ mà hỗ trợ việc nghiên cứu và phát triển thị trường ở tầm quốc gia thông qua các biện pháp như: gửi các phái đoàn ra NN kết hợp với các cơ quan ngoại giao để tìm hiểu thị trường; quảng cáo và tiếp thị LĐ; tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế về di dân để tìm kiếm thị trường; kết nối và đàm phán để ký kết các hiệp định song phương và đa phương về cung ứng LĐ; lập các trang web giới thiệu LĐ của mình với các đối tác NN hoặc mời trực tiếp các đối tác NN đến xem chất lượng công nhân nước mình. Việc nhà nước đầu tư nghiên cứu và phát triển thị trường LĐ quốc tế một cách bài bản như trên sẽ giúp cho các DN nắm bắt được một cách toàn diện các nhu cầu về LĐ, mặt bằng chất lượng chung, đặc điểm riêng của từng thị trường để từ đó có định hướng đúng cho công tác đào tạo và ký kết hợp đồng với các chủ sử dụng LĐ.

- Triển khai có hiệu quả việc cho vay vốn đối với NLĐ

Tiếp tục đẩy mạnh chính sách tín dụng từ các nguồn vốn quốc gia do Bộ LĐ - TB & XH quản lý và có thể huy động được như Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xóa đói giảm nghèo, cho các đối tượng chính sách vay với lãi suất ưu đãi. Các ngân hàng cũng cần linh hoạt hơn trong chính sách cho vay, nên phân chia theo 2 loại thị trường: Chi phí đi thấp - thu nhập thấp và chi phí cao - thu nhập cao để định lượng mức vay cho hợp lý, tạo điều kiện tối đa


cho DN và NLĐ. Các ngân hàng có cơ chế cho các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội bảo lãnh một phần vốn vay bằng tín chấp đối với những đối tượng xã hội đi làm việc ở NN, cần có cơ chế xử lý rủi ro phù hợp với đối tượng vay vốn là hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Ngân hàng cấp tín dụng cho người nghèo cần mở rộng đối tượng chính sách được vay vốn đi xuất khẩu như bộ đội xuất ngũ, NLĐ ở vùng nghèo (ngoài 9 tỉnh đã triển khai thí điểm thực hiện Đề án 71).

Thực tiễn hoạt động XKLĐ cho thấy, một số địa phương đã triển khai hoạt động cho vay vốn XKLĐ rất hiệu quả như Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Tuyên Quang… Làng chài ven biển Cương Gián (Nghi Xuân, Yên Gián, Hà Tĩnh) đã thực hiện tốt việc các gia đình có con em đi XKLĐ gửi tiền về nước hỗ trợ cho các gia đình khác đi XKLĐ sau vay vốn với lãi suất thấp [76]. Năm 2008, xấp xỉ 100% trong số 2.700 hộ dân ở Cương Gián đều có con em đi XKLĐ. Năm 2007, tiền NLĐ gửi về cho người thân gần 60 tỷ đồng. Vì vậy, các gia đình ở Cương Gián có nhu cầu cho con em đi LĐ ở NN có thể dễ dàng huy động được vài ba trăm triều đồng trong một ngày. Hội phụ nữ Tuyên Quang đã triển khai hiệu quả hoạt động vay vốn và thành lập nhóm “Phụ nữ tín dụng - tiết kiệm”. Các cấp Hội đã tổ chức ký kết với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội về việc tổ chức thực hiện cho vay ủy thác đối với hộ nghèo và các hộ chính sách, tích cực khai thác các nguồn vốn trong nước và các tổ chức quốc tế để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, trong đó có hoạt động XKLĐ [86]. Ở huyện Lạng Giang, Bắc Giang, những gia đình khó khăn khi tham gia XKLĐ được hỗ trợ ở mức 500.000 đồng/người với những gia đình thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ, mức 400.000 đ/người với những gia đình thuộc hộ nghèo. Những gia đình không thuộc 2 diện này sẽ được hỗ trợ

300.000 đồng/người. Các tổ chức đoàn thể như cựu chiến binh, thanh niên, phụ nữ cũng đứng ra tín chấp giúp các hộ vay vốn XKLĐ. Năm 2007, Lạng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2024