Phân Loại Hợp Đồng Ngoại Hối Phái Sinh

Nguyên tắc 4: Nguyên tắc bồi thường (Indemnity): Khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém; tức là bảo hiểm trên cơ sở thống kê tổn thất. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.

Tuy nhiên, bảo hiểm rủi ro tỷ giá có cơ chế bảo hiểm khác biệt với các loại bảo hiểm khác. Bảo hiểm rủi ro tỷ giá sẽ bảo hiểm thông qua việc thực hiện hợp đồng ngoại hối; qua đó, những thiệt hại do rủi ro tỷ giá sẽ được bù đắp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp được lợi do tỷ giá thì khoản lợi này sẽ bù đắp cho khoản thiệt hại do giao dịch với bên bảo hiểm.

Nguyên tắc 5: Nguyên tắc thế quyền (subrobgation): Người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình.

Nguyên tắc này không đúng với bảo hiểm rủi ro tỷ giá vì bảo hiểm rủi ro tỷ giá là do biến động tỷ giá gây ra, không phải do bên thứ ba nào khác.

1.2 Hợp đồng ngoại hối phái sinh


Tỷ giá biến động theo một biên độ lớn và ngẫu nhiên, phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là điều kiện tiên quyết cho việc sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro. Trên thị trường ngoại hối, bên cạnh việc phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ thì thị trường còn ẩn chứa các yếu tố đầu cơ và chênh lệch giá về ngoại tệ. Đây cũng là những yếu tố quan trọng trong việc làm cho tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối biến động một cách khó dự đoán. Chính vì sự không dự đoán trước được những thay đổi của tỷ giá trên thị trường mà các doanh nghiệp cũng như các NHTM luôn có mong muốn bảo hiểm rủi ro

để chống lại những tổn thất có thể xảy ra đối với các dòng tiền ngoại tệ của mình. Để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, trên thực tế có một số phương pháp sau14:

(1) Tự bảo hiểm bằng cách vay nợ bằng đồng tiền mà mình đang hoặc sẽ nắm giữ.

(2) Sử dụng dịch vụ bao thanh toán để chuyển giao rủi ro tỷ giá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


(3) Hình thức bảo lãnh thường do các chính phủ hoặc các cơ quan thuộc chính phủ cấp, đặc biệt cho tín dụng xuất khẩu.

Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phái sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam - 4

(4) Sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ.


Các công cụ phái sinh tiền tệ thực chất là những công cụ được phát hành trên tài sản cơ sở là các tiền tệ, được xem như các hợp đồng – hợp đồng ngoại hối phái sinh15. Những người giao dịch sẽ mua bán tiền tệ dựa trên những kỳ vọng về sự biến đổi của tỷ giá hối đoái, nhằm mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.

2. Phân loại hợp đồng ngoại hối phái sinh


Hợp đồng ngoại hối phái sinh – công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá phổ biến nhất, hữu hiệu nhất với vai trò là một dịch vụ được cung cấp bởi các NHTM - gồm các loại sau: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn16.



14 GS.PTS Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2007, Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro tài chính như thế nào?

15 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội.

16 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2005, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê, Hà Nội.

2.1 Hợp đồng ngoại hối kỳ hạn

a, Những vấn đề cơ bản về hợp đồng ngoại hối kỳ hạn17

Hợp đồng ngoại hối kỳ hạn là hợp đồng trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai.

Tỷ giá kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và các mức lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Điểm kỳ hạn (Forward Points) là chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay.

Điểm kỳ hạn = Tỷ giá kỳ hạn – Tỷ giá giao ngay


Nếu tỷ giá kỳ hạn là một số dương, tức là tỷ giá kỳ hạn lớn hơn tỷ giá giao ngay, thì được gọi là điểm kỳ hạn gia tăng (Forward Premium); nếu điểm kỳ hạn là một số âm thì được gọi là điểm kỳ hạn khấu trừ (Forward Discount).

Đối với các đồng tiền được tự do chuyển đổi, giao dịch thì điểm kỳ hạn chính là mức chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền.

b, Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn


Chiến lược bảo hiểm các khoản thanh toán nhập khẩu

Thông thường các nhà nhập khẩu được yêu cầu thanh toán cho nhà xuất khẩu nước ngoài bằng ngoại tệ. Tại thời điểm mua ngoại tệ, nếu đồng nội tệ giảm giá thì nhà nhập khẩu bị thiệt hại do phải chi nhiều nội tệ hơn để mua được


17 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội.

lượng ngoại tệ đã cam kết. Nhà nhập khẩu gặp rủi ro tỷ giá do đã cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu một lượng ngoại tệ cố định

Ví dụ:


Nhà nhập khẩu Úc nhập ô tô từ Nhật Bản, có nghĩa vụ thanh toán 1 tỷ JPY cho nhà xuất khẩu Nhật Bản sau thời gian 3 tháng.

Nếu nhà nhập khẩu không tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nghĩa là chờ 3 tháng cho đến khi hợp đồng thanh toán đến hạn và mua 1 tỷ JPY theo tỷ giá giao ngay hiện hành trên thị trường vào thời điểm đó. Nhà nhập khẩu bị thiệt hại nếu JPY lên giá so với AUD.

Nếu nhà nhập khẩu dự tính giá trị của AUD giảm so với JPY sau 3 tháng thì có thể tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng cách sử dụng hợp đồng mua JPY kỳ hạn.

Giả sử tỷ giá giao ngay 1AUD = 81,00 JPY với điểm kỳ hạn khấu trừ 3 tháng là 1,00; ta có tỷ giá kỳ hạn 3 tháng AUD/JPY là 80,00. Tổng chi phí để mua kỳ hạn 1 tỷ JPY là: 1 tỷ/80=12,5 triệu AUD

Khi đã bảo hiểm, nhà nhập khẩu biết chắc chắn rằng chi phí để mua 1 tỷ JPY tại thời điểm thanh toán hợp đồng là 12,5 triệu AUD cho dù tỷ giá giao ngay sau 3 tháng có biến động thế nào.

Chiến lược bảo hiểm từng phần (Partial Hedging): Nhà nhập khẩu có thể thực hiện chiến lược bảo hiểm từng phần trong tổng số ngoại tệ thanh toán. Chẳng hạn, nhà nhập khẩu chọn tham gia bảo hiểm x%, số (100-x)% còn lại không bảo hiểm nên phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay của thị trường vào thời điểm thanh toán. Chiến lược này chỉ làm giảm rủi ro tỷ giá chứ không làm triệt tiêu được hoàn toàn. Nhà nhập khẩu có thể chọn bất kỳ tỷ lệ nào của số tiền phải thanh toán, trường hợp không bảo hiểm là 0% và bảo hiểm hoàn toàn là 100%.

Chiến lược bảo hiểm khoản thu xuất khẩu

Nếu khoản thu xuất khẩu bằng ngoại tệ, nhà xuất khẩu có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách bán kỳ hạn khoản tiền xuất khẩu thu được trong tương lai.

Ví dụ:


Một công ty của Pháp xuất khẩu rượu nho sang Anh với tổng trị giá là 2 triệu GBP và sẽ được thanh toán sau 2 tháng.

Trong trường hợp không có bảo hiểm, nhà xuất khẩu thiệt hại nếu GBP giảm giá so với EUR.

Nếu công ty xuất khẩu Pháp dự đoán GBP sẽ xuống giá sau 2 tháng thì công ty có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách bán kỳ hạn số GBP sẽ thu được là 2 triệu GBP.

Giả sử tỷ giá giao ngay là GBP/EUR = 1,094 với điểm kỳ hạn gia tăng 2 tháng là 0,006; tỷ giá kỳ hạn 2 tháng sẽ là GBP/EUR = 1,100.

Nếu nhà xuất khẩu Pháp bán kỳ hạn 2 tháng số GBP thì số EUR chắc chắn thu được là: 2 triệu x 1,100 = 2,2 triệu EUR. Như vậy dù tỷ giá có biến động thế nào, nhà xuất khẩu cũng không gặp rủi ro tỷ giá.

Chiến lược bảo hiểm đầu tư bằng ngoại tệ

Trong hoạt động đầu tư bằng ngoại tệ, việc bán đồng bản tệ lấy ngoại tệ để đầu tư đã làm phát sinh trạng thái trường ngoại tệ và bộc lộ rủi ro tỷ giá. Nếu đồng ngoại tệ tăng giá thì thu nhập từ việc đầu tư tăng lên do đổi được nhiều bản tệ hơn; ngược lại, nếu ngoại tệ giảm giá thì thu nhập từ đầu tư ngoại tệ giảm đi do đổi được ít nội tệ hơn.

Nếu nhà đầu tư không bảo hiểm cho khoản thu nhập từ đầu tư ngoại tệ thì khoản thu nhập đổi ra nội tệ là một số không chắc chắn và phụ thuộc vào sự biến

động tỷ giá giao ngay tại thời điểm thu nhập. Khoản thu nhập này tương tự như như khoản thu từ xuất khẩu, nhưng có điểm khác biệt là rủi ro tỷ giá sẽ xảy ra với cả gốc và lãi của khoản đầu tư. Nếu ngoại tệ càng lên giá thì kết quả đầu tư cũng càng tăng. Nếu ngoại tệ càng xuốn giá thì kết quả đầu tư càng giảm. Nói các khác, việc đầu tư vào ngoại tệ lên giá sẽ có lợi hơn đầu tư vào ngoại tệ xuống giá.

Nếu dự tính đồng ngoại tệ mà mình đầu tư có nguy cơ xuống giá, nhà đầu tư có thể bảo hiểm bằng cách bán kỳ hạn khoản cả gốc lẫn lãi thu được. Hợp đồng có ngày thực hiện đúng bằng thời điểm thu hồi khoản đầu tư.

Chiến lược bảo hiểm khoản tiền vay bằng ngoại tệ

Khoản tiền đi vay bằng ngoại tệ sẽ bộc lộ rủi ro tỷ giá nếu được chuyển sang một đồng tiền khác (thông thường là bán lấy bản tệ). Nếu đồng ngoại tệ tăng giá thì chi phí trả khoản vay gồm cả gốc lẫn lãi sẽ tăng, sẽ cần nhiều bản tệ hơn để trả nợ. Ngược lại, nếu ngoại tệ giảm giá thì chi phí vay sẽ giảm.

Nếu người đi vay không bảo hiểm thì khoản hoàn trả tín dụng gồm cả gốc lẫn lãi gặp rủi ro do biến động tỷ giá. Tại thời điểm hoàn trả tín dụng mà ngoại tệ lên giá thì người vay ngoại tệ bị thiệt. Khoản chi phí này cũng tương tự như khoản tiền thanh toán hàng nhập khẩu, tuy nhiên khoản tiền đi vay bao gồm cả gốc lẫn lãi. Đối với người đi vay, nếu vay ngoại tệ xuống giá trong tương lai sẽ có lợi, vay ngoại tệ lên giá sẽ bị lỗ.

Nếu người đi vay dự tính đồng ngoại tệ đi vay tăng giá thì cần mua kỳ hạn số tiền phải hoàn trả gồm cả gốc và lãi với kỳ hạn của hợp đồng bằng đúng thời hạn của hợp đồng đi vay.

2.2 Hợp đồng hoán đổi ngoại hối

a, Những vấn đề cơ bản về hợp đồng hoán đổi ngoại hối18

Hợp đồng hoán đổi ngoại hối là hợp đồng bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng.

Hợp đồng hoán đổi gồm 2 loại:


Hoán đổi giao ngay – kỳ hạn (Spot – Forward Swap).


Hoán đổi kỳ hạn – kỳ hạn (Forward – Forward Swap): ít được sử dụng trong thực tế hơn.

Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷ giá: tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn. Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch do hai bên thỏa thuận. Tỷ giá có kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền và số ngày thực tế của hợp đồng.

Tỷ giá hoán đổi (thuật ngữ này được dùng rất phổ biến mặc dù đó thực chất là chênh lệch tỷ giá): Tỷ giá hoán đổi = Tỷ giá kỳ hạn – Tỷ giá giao ngay

b, Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng hoán đổi ngoại hối


Hợp đồng hoán đổi ngoại hối là sự kết hợp của một hợp đồng ngoại hối kỳ hạn với một hợp đồng ngoại hối kỳ hạn khác hoặc với một hợp đồng ngoại hối giao ngay. Như vậy, nếu hợp đồng ngoại hối kỳ hạn có thể được sử dụng để bảo hiểm rủi ro tỷ giá thì hợp đồng hoán đổi cũng có thể với cách thức tương tự.


18 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội.

Các giao dịch hoán đổi rất có ý nghĩa với nhà đầu tư và người đi vay bằng ngoại tệ trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Đối với nhà XNK thì giao dịch hoán đổi không có mấy giá trị, họ thường ưa chuộng bán mua ngoại tệ một chiều (Outright) hơn hoán đổi (Swap).

Ứng dụng hợp đồng hoán đổi ngoại hối trong đầu tư bằng ngoại tệ

Giao dịch hoán đổi trong đầu tư quốc tế giúp cho những khoản đầu tư vào ngoại tệ không phát sinh rủi ro tỷ giá. Hầu hết giao dịch hoán đổi trong đầu tư là không thanh khoản hoặc bán thanh khoản. Các nhà đầu tư do có nhu cầu khác nhau nên hoán đổi cho nhau.

Ví dụ:


Một nhà đầu tư người Thụy Sĩ đầu tư vào một dự án bằng USD. Nếu dự đoán USD sẽ mất giá so với CHF, để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khoản tiền sẽ nhận từ dự án sau 3 tháng, nhà đầu tư có thể tiến hành ký hợp đồng hoán đổi ngoại hối như sau:

Mua USD và bán CHF giao ngay.

Bán USD và mua CHF kỳ hạn 3 tháng.


Sau 3 tháng, giao dịch kỳ hạn được thực hiện, nhà đầu tư bán USD để mua CHF với tỷ giá đã xác định trong hợp đồng và tránh được rủi ro tỷ giá.

Ứng dụng hợp đồng hoán đổi ngoại hối trong các khoản vay ngoại tệ

Trên thị trường có nhiều người đi vay ngoại tệ vì lãi suất thấp hơn, dẫn đến chi phí vay thấp hơn; hoặc có thể do vay ngoại tệ thuận tiện hơn. Tuy nhiên, người vay đứng trước nguy cơ phải chịu rủi ro tỷ giá khi tỷ giá ngoại tệ có xu hướng tăng. Để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, người đi vay có thể sử dụng hợp đồng hoán đổi ngoại hối.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 30/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí