Chế Độ Tỷ Giá Hối Đoái Và Mối Quan Hệ Với Rủi Ro Tỷ Giá

Tỷ lệ thay đổi của tỷ giá (giao ngay) = Sự khác biệt trong tỷ lệ lạm phát


Thực tế, lý thuyết này được xây dựng trên điều kiện giả sử hai quốc gia cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do; khi đó, tỷ giá biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền. Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại.

4.2 Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá


Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE – International Fisher Effect): sử dụng lãi suất để giải thích tại sao tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian. Học thuyết này cho rằng: sự khác nhau về tỷ lệ lãi suất giữa các nước sẽ bị san bằng bởi những thay đổi trong tương lai của tỷ giá hối đoái.

Gọi ef là tỉ lệ thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ. Khi IFE tồn tại, thì:

ef = (1 + ih )/( 1 + if ) ≈ ih- if St +1 = St (1+ef)

Với: St : tỉ giá giao ngay đầu kì St +1 : tỉ giá giao ngay cuối kì ih : lãi suất trong nước

if : lãi suất nước ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Mối quan hệ này được diễn đạt một cách đơn giản như sau:


Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phái sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam - 3

Tỷ lệ kỳ vọng của thay đổi trong tỷ giá (giao ngay) = Tỷ lệ khác nhau về lãi suất


Có thể lý giải cụ thể như sau: Sự cân bằng thị trường hối đoái đòi hỏi sự ngang bằng về tiền lãi, điều kiện mà theo đó lợi tức dự kiến của các khoản tiền

gửi của hai loại tiền bất kỳ là tương đương thì được đo bằng một loại tiền (nghĩa là đo bằng các đơn vị có thể so sánh với nhau được). Chỉ khi tất cả các tỷ suất lợi tức dự kiến đều bằng nhau, tức là khi đó điều kiện ngang bằng tiền lãi, thì sẽ không có tình trạng dư cung về một số dạng tiền gởi nào đó và cũng không có tình trạng dư cầu về một số loại tiền gửi khác. Thị trường hối đoái sẽ cân bằng khi không một loại tiền gửi nào ở trong tình trạng dư cầu hoặc dư cung.

4.3 Các nhân tố khác


Nhìn chung sự hình thành nên tỷ giá hối đoái là quá trình tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn; điển hình như cán cân thanh toán quốc tế, chính sách ngoại thương quốc gia, sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường ngoại hối, tâm lý người tiêu dùng… Sự thay đổi của những yếu tố này dẫn đến những thay đổi trong cung và cầu ngoại tệ trong một đất nước, gây ra biến động tỷ giá – nguồn gốc của rủi ro tỷ giá. Cụ thể, khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá giảm để thị trường trở về trạng thái cân bằng, ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ, tỷ giá tăng.

5. Chế độ tỷ giá hối đoái và mối quan hệ với rủi ro tỷ giá


Chế độ tỷ giá hối đoái là cơ chế vận hành của tỷ giá hối đoái. Chế độ tỷ giá này phụ thuộc và chính sách tỷ giá của mỗi quốc gia – vốn là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình trong mối quan hệ với với các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. Lịch sử phát triển chế độ tiền tệ, quan hệ thương mại thế giới đã hình thành nên các chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau, song, về cơ bản có chế độ tỷ giá thả nổi, chế độ tỷ giá cố định hoặc chế độ kết hợp – chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết.

5.1 Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn


Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn (hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt) là chế độ tỷ giá mà trong đó tỷ giá sẽ được xác định và vận động một cách tự do theo quy luật cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Nhà nước, cụ thể là NHTW, sẽ không có bất kỳ sự chỉ đạo, điều hành nào về tỷ giá, không có bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào vào thị trường ngoại tệ6.

Chế độ tỷ giá thả nổi, chỉ xét riêng với doanh nghiệp XNK, có những lợi ích:

(1) Tỷ giá phản ánh đúng mối quan hệ giữa các đồng tiền, nhạy cảm với những biến động trên thị trường ngoại hối, cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài, không bóp méo các hoạt động kinh tế.

(2) Môi trường cạnh tranh hoàn hảo, trong đó nguồn lực được phân bổ hợp lý và tránh được những bảo hộ của Nhà nước qua chính sách tỷ giá.

Chế độ tỷ giá thả nổi cũng có hạn chế đối với doanh nghiệp XNK:

(1) Thị trường tồn tại những rủi ro và méo mó, tỷ giá hối đoái bất định, khó kiểm soát, gây tác động tiêu cực đến mặt bằng giá cả, hoạt động ngoại thương nói chung. Tất cả các hiệu ứng đó đều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp XNK, tăng nguy cơ rủi ro tỷ giá và các rủi ro khác.

(2) Sự bất định trong xu hướng biến động của tỷ giá gây khó khăn trong việc lập kế hoạch kinh doanh và tính toán giá cả. Những rủi ro tỷ giá có thể khắc phục bằng các công cụ phòng ngừa như hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền


6 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội.

chọn… (sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau) lại làm doanh nghiệp mất một khoản tiền tương tự như phí bảo hiểm.

(3) Nhiều doanh nghiệp có thể bị phá sản, không đứng vững trước những biến động khôn lường của tỷ giá hối đoái và nền kinh tế.

5.2 Chế độ tỷ giá hối đoái cố định


Chế độ tỷ giá hối đoái cố định là chế độ tỷ giá hối đoái mà trong đó NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trì một mức tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước. Như vậy, trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì cố định tỷ giá trung tâm và duy trì sự biến động của nó trong biên độ cho phép. Mỗi đồng tiền quốc gia đều có tỷ giá với các đồng tiền khác, do đó, tỷ giá của một đồng tiền có thể được thả nổi với đồng tiền này nhưng lại được neo cố định với một đồng tiền khác7.

Lịch sử đã trải qua 3 loại chế độ tỷ giá cố định8:

Chế độ tỷ giá cố định theo bản vị vàng:


Trong chế độ này tỷ giá được xác định dựa trên hàm lượng vàng chứa trong đơn vị tiền tệ mỗi nước. Chế độ này tồn tại từ năm 1800 đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914), suy giảm dần và chấm dứt vào Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods:


Chế độ này cơ bản vẫn dựa trên nguyên tắc so sánh hàm lượng vàng. Tuy nhiên, điểm khác biệt với chế độ bản vị vàng là vai trò trung gian của USD. Chế


7 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội.

8 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2005, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê, Hà Nội.

độ này tồn tại trên cơ sở: Mỹ, với nguồn lợi khổng lồ từ Chiến tranh thế giới thứ hai, cam kết đổi USD ra vàng cho NHTW các nước thành viên của IMF theo tỷ lệ 35USD/1 ounce vàng. NHTW các nước đăng ký tại IMF một tỷ giá cố định giữa đồng tiền nước mình với USD và phải cam kết biên độ dao động cho phép của mức tỷ giá này là 1%. Nhưng từ cuối những năm 1960 với những thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, gia tăng thất nghiệp, gia tăng nợ nước ngoài, giảm lượng vàng dự trữ, Mỹ buộc phải liên tục phá giá USD so với vàng, dẫn đến sự sụp đổ tất yếu của hệ thống Bretton Woods.

Chế độ tỷ giá neo:


Sau khi chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods sụp đổ, các nước đã neo đồng tiền nước mình theo một hoặc một số ngoại tệ. Việc lựa chọn ngoại tệ để neo giá tùy theo quy định của mỗi nước, không có sự thống nhất chung. Trong chế độ này, NHTW trực tiếp can thiệp vào cung cầu ngoại tệ bằng dự trữ ngoại hối đủ mạnh.

Chế độ tỷ giá cố định cũng có những lợi ích đối với doanh nghiệp XNK:

(1) Tỷ giá ổn định giảm bớt ảnh hưởng của các cú sốc kinh tế từ bên ngoài, hạn chế hiện tượng đầu cơ gây bất ổn cho nền kinh tế…đều là những tác động tích cực đến doanh nghiệp.

(2) Tỷ giá cố định bền vững thì doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch kinh doanh lâu dài, hạn chế tối đa những bất ổn về lợi nhuận, ổn định mặt bằng giá cả, tạo niềm tin cho giới kinh doanh nước ngoài, nhà đầu tư và người tiêu dùng nội địa... Mặt khác, hoạt động của khu vực xuất khẩu được khuyến khích phát triển.

Chế độ tỷ giá cố định tồn tại những hạn chế nhất định đối với các doanh nghiệp XNK:

(1) Tỷ giá cố định hạn chế khả năng đối phó linh hoạt của doanh nghiệp trước những biến động của môi trường kinh doanh quốc tế. Các doanh nghiệp không sẵn sàng, không chuẩn bị kịp thời nếu rủi ro tỷ giá xảy ra.

(2) Sự biến động giá trị của các ngoại tệ không được phản ánh kịp thời vào quan hệ tỷ giá, môi trường cạnh tranh thiếu hoàn hảo do có sự bảo hộ của Nhà nước.

5.3 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết


Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái có sự kết hợp giữa chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá cố định. Tỷ giá được xác định theo quy luật cung cầu thị trường, Nhà nước chỉ can thiệp khi tỷ giá biến động mạnh, vượt qua một giới hạn nào đó9.

Chế độ tỷ giá hối đoái cố định làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực, việc thực hiện các biện pháp nhằm duy trì tỷ giá cố định rất khó khăn và tốn kém cho nên ít được áp dụng. Mặt khác, trên thế giới không một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn do tính quá bất ổn định của tỷ giá. Chính vì thế, hầu hết chế độ tỷ giá của các nước trên thế giới là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Cơ chế này tổng hợp được ưu điểm của hai cơ chế trước để trở thành cơ chế tỷ giá

được nhiều nước áp dụng nhất trên thế giới hiện nay10.


9 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội.

10 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2005, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê, Hà Nội.

II. Bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng ngoại hối phái sinh


1. Khái niệm bảo hiểm rủi ro tỷ giá và hợp đồng ngoại hối phái sinh


1.1 Bảo hiểm rủi ro tỷ giá


Dưới góc độ kinh tế - pháp luật, một khái niệm chung nhất về bảo hiểm được công nhận: Bảo hiểm là một nghiệp vụ mà qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam kết trả một khoản tiền (phí bảo hiểm) cho người bảo hiểm, thực hiện mong muốn sẽ nhận được đền bù tổn thất trong trường hợp xảy ra tổn thất; người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù thiệt hại11.

Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này về bảo hiểm rủi ro tỷ giá, các NHTM chính là người bảo hiểm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro; các doanh nghiệp XNK là người được bảo hiểm, không sẵn sàng chấp nhận rủi; các khoản thanh toán nhập khẩu, khoản thu xuất khẩu, khoản vay nợ, đầu tư ngoại tệ…gặp rủi ro tỷ giá là đối tượng bảo hiểm. Bản chất của dịch vụ này là các doanh nghiệp trích cho ngân hàng một khoản phí (phí rủi ro hối đoái) thì ngân hàng sẽ chịu cho doanh nghiệp rủi ro về tỷ giá12.

Tóm lại, bảo hiểm rủi ro tỷ giá là một trong những phương pháp xử lý đối với rủi ro tỷ giá bằng cách thực hiện các giao dịch nhằm chuyển giao rủi ro tỷ giá từ người được bảo hiểm sang người bảo hiểm13.

Bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp XNK tuân theo các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm một cách tương đối:



11Hằng Nga, 2007, Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm. (http://nganhang.anet.vn/baohiem/kienthuc/Cac-khai-niem-va-nguyen-tac-co-ban-trong-bao-hiem/v779) 12 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội.

13 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2005, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê, Hà Nội.

Nguyên tắc 1: Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (Fortuity not certainty): Chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm cái chắc chắn xảy ra.

Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá nhằm mục đích bảo hiểm cho những rủi ro có thể xảy ra trong một thị trường ngoại hối đầy biến động, đương nhiên không thể biết chắc chắn mức tỷ giá tại một thời điểm nào đó trong tương lai và doanh nghiệp có thiệt hại vì rủi ro tỷ giá hay không.

Nguyên tắc 2: Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (Utmost good faith): Tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối.

Doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp đều phải trung thực trong mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.

Nguyên tắc 3: Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (Insurable interest): Quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm.

Nguyên tắc này vẫn đúng đối với trường hợp bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Doanh nghiệp XNK chỉ có thể mua bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản mình nắm giữ trong hiện tại hoặc tương lai. Đặc biệt, những quy định về quản lý ngoại hối của pháp luật Việt Nam bắt buộc doanh nghiệp phải xuất trình giấy tờ chứng minh mục đích mua, sử dụng ngoại tệ, không cho phép doanh nghiệp mua bảo hiểm rủi ro tỷ giá khi không có lợi ích bảo hiểm.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 30/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí