2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống những vấn đề liên quan về tỷ giá, rủi ro tỷ giá và bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
- Phân tích thực trạng rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp XNK Việt Nam.
- Phân tích thực trạng kém phát triển của bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng ngoại hối phái sinh cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp hợp lý và có giá trị thực tiễn cao để phát triển việc sử dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK Việt nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: vấn đề sử dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phái sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam - 1
- Chế Độ Tỷ Giá Hối Đoái Và Mối Quan Hệ Với Rủi Ro Tỷ Giá
- Phân Loại Hợp Đồng Ngoại Hối Phái Sinh
- Các Phương Án Xảy Ra Với Nhà Nk Mua Quyền Chọn Mua Usd
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Rủi ro tỷ giá đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam và bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK bằng hợp đồng ngoại hối phái sinh.
+ Về thời gian: Số liệu thực trạng lấy trong khoảng từ năm 1997 (giai đoạn sơ khai của thị trường bảo hiểm rủi ro tỷ giá Việt Nam) đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp lý thuyết kết hợp thực tiễn, phương pháp mô tả, so sánh, phân tích… ; đồng thời căn cứ vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách tỷ giá của Ngân hàng nhà nước.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, khóa luận gồm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về rủi ro tỷ giá và bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng ngoại hối phái sinh.
Chương 2: Thực trạng sử dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp ứng dụng, phát triển hợp đồng ngoại hối phái sinh trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ BẰNG HỢP ĐỒNG NGOẠI HỐI PHÁI SINH
I. Những vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá
1. Một số khái niệm
1.1 Rủi ro
Khái niệm rủi ro theo ý nghĩa kinh tế thông thường, đối với một doanh nghiệp, có thể hiểu là mối đe dọa bị tổn thất một phần vốn của mình mà không đạt được thu nhập hay đòi hỏi các khoản chi phí bổ sung để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhất định. Rủi ro được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan khác nhau, tuy nhiên mức độ rủi ro phụ thuộc nhiều vào trình độ quản lý của doanh nghiệp1.
1.2 Tỷ giá
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng. Thương mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế… đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, hình thành khái niệm tỷ giá. Theo quan điểm của các nhà kinh tế: Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác2.
Ví dụ:
Tỷ giá USD/VND bằng 19.485 nghĩa là giá của USD được biểu thị thông qua VND và 1 USD = 19.485 VND.
1Trần Hữu Huỳnh,2008, Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: những nguyên nhân phát sinh.
(http://www.doanhnhan360.vn/Desktop.aspx/Thi-truong-360/Bao-hiem- 360/Tranh_rui_ro_bang_bao_hiem_ty_gia/)
2 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội.
1.3 Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh từ biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường3. Về lý thuyết, biến động tỷ giá có thể tác động đến bất kỳ doanh nghiệp nào theo nhiều cách. Có thể phân loại rủi ro tỷ giá theo nguồn gốc như sau:
Rủi ro tỷ giá từ các giao dịch thương mại
Đây là loại nguồn gốc rủi ro tỷ giá phổ biến nhất mà các doanh nghiệp gặp phải do phải trả tiền cho người cung cấp hoặc bán hàng và thu về một đồng tiền khác với đồng tiền nước mình, thông qua các giao dịch như: mua nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh trả tiền bằng ngoại tệ hay bán sản phẩm thu tiền bằng ngoại tệ. Rủi ro tỷ giá sẽ xảy ra khi tỷ giá ngoại tệ biến động tăng với trường hợp trả tiền người cung cấp bằng ngoại tệ; và ngược lại, khi tỷ giá ngoại tệ biến động giảm với trường hợp bán hàng thu tiền bằng ngoại tệ.
Rủi ro tỷ giá từ các chi nhánh tại nước ngoài
Nếu một công ty có một công ty con (chi nhánh) tại nước ngoài, thì công ty đó phải đối mặt với một nguy cơ rủi ro tỷ giá đối với đồng tiền tại nước mà chi nhánh của nó đang hoạt động. Nguy cơ loại này được thể hiện thông qua hai dạng đặc trưng sau:
Nguy cơ từ việc chuyển lợi nhuận: Giá trị tiền tệ của công ty mẹ về một dòng lưu chuyển lợi nhuận không đổi từ công ty con sẽ thay đổi cùng với bất kỳ sự thay đổi nào về tỷ giá giữa hai đồng tiền của hai nước. Do vậy nó sẽ tác động đến báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của công ty đó.
Nguy cơ từ bảng cân đối kế toán: Giá trị bảng cân đối kế toán của công ty con tính theo đồng tiền của công ty mẹ sẽ biến động theo tỷ giá. Biến động đó
3 TS.Nguyễn Thanh Liêm, 2007, Quản trị tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội.
không ảnh hưởng tới báo cáo kết quả kinh doanh của công ty nhưng nó có thể làm thay đổi các tỷ số tài chính quan trọng như các tỷ số đòn bẩy tài chính. Tương tự, nguy cơ rủi ro có thể cảm nhận được rất rõ ràng nếu công ty mẹ quyết định bán công ty con đi bởi vì giá trị của khoản tiền thu được đối với công ty mẹ sẽ thay đổi theo tỷ giá hối đoái.
Rủi ro tỷ giá từ các khoản vay bằng ngoại tệ
Thông thường, các doanh nghiệp có nhiều khả năng tiếp cận với các nguồn vốn bằng các loại ngoại tệ khác với đồng nội tệ của nước mình với các mức lãi suất rất cạnh tranh. Sở dĩ như thế là do ngày càng có nhiều những lời chào mời cho vay cạnh tranh hơn bằng các đồng tiền khác, hay đơn giản bởi vì các mức lãi suất tuyệt đối của các đồng tiền khác là thấp hơn. Các khoản vay như vậy đã đẩy công ty tới rủi ro tỷ giá khi phải thanh toán lãi vay, nhưng quan trọng hơn là khi hoàn trả khoản vốn vay cuối cùng.
Rủi ro tỷ giá từ các chiến lược
Rủi ro tỷ giá sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp thực hiện các chiến lược mua ngoại tệ đầu tư, mua cổ phiếu nước ngoài, mua trái phiếu bằng ngoại tệ… khi mà giá trị bằng nội tệ của chi phí, doanh thu thay đổi theo sự biến động tỷ giá. Điều này có thể tác động đáng kể đến khả năng cạnh tranh, do vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của một công ty.
2. Phân loại rủi ro tỷ giá4
Rủi ro tỷ giá là một nguồn rủi ro mà các doanh nghiệp cần phải tốn nhiều công sức để xem xét phòng ngừa. Để làm tốt điều đó, trước hết, doanh nghiệp
4 Alan C.Shapiro,2000, Quản trị tài chính công ty đa quốc gia.
phải hiểu rõ bản chất mỗi loại rủi ro tỷ giá. Biến động tỷ giá dẫn đến ba loại rủi ro tỷ giá chính: rủi ro giao dịch, rủi ro kế toán và rủi ro kinh tế.
2.1 Rủi ro kế toán
Rủi ro kế toán (còn được gọi là rủi ro chuyển đổi): là những thay đổi về giá trị sổ sách của các tài sản, nợ của bảng cân đối kế toán và các khoản mục trong báo cáo thu nhập do một thay đổi tỷ giá gây ra. Những khoản mục lãi hay lỗ do những thay đổi này được xác định theo nguyên tắc kế toán và chỉ thể hiện trên giấy tờ mà thôi.
Đối tượng chịu tác động: các khoản nợ và các tài sản thuộc bảng cân đối kế toán và những khoản mục của báo cáo thu nhập đã thực tế tồn tại.
Rủi ro kế toán thường xuất hiện do nhu cầu, mục tiêu báo cáo và tổng hợp, chuyển đổi các báo cáo tài chính của các hoạt động nước ngoài từ những đồng tiền bản địa sang đồng tiền quốc nội.
2.2 Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch là những thay đổi về giá trị của những hợp đồng bằng ngoại tệ hiện tại do một thay đổi tỷ giá gây ra. Lãi hay lỗ được xác định theo thực chất của các hợp đồng đã có hiệu lực và thực tế. Việc xác định rủi ro giao dịch vừa mang tính quá khứ vừa mang tính tương lai, dựa vào những hoạt động quyết toán xảy ra trong tương lai.
Mặc dù rủi ro giao dịch và rủi ro kế toán có thể có sự trùng lặp nhau nhưng chúng không phải là một. Đây là hai khái niệm giao thoa nhau. Thực tế, rủi ro kế toán được nhắc đến nhiều hơn. Một số khoản mục được tính trong rủi ro kế toán như hàng hóa dự trữ, tài sản cố định… nhưng lại không được tính vào rủi
ro giao dịch. Và khoản mục rủi ro trong hợp đồng mua bán tương lai được tính vào rủi ro giao dịch nhưng không được tính vào rủi ro kế toán.
2.3 Rủi ro kinh tế
Rủi ro kinh tế là rủi ro mà lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ăn mòn do sự thay đổi của tỷ giá, bởi sự tăng lên của những chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Rủi ro hối đoái kinh tế là những rủi ro do sự biến động về ngoại hối có thể làm thay đổi doanh thu và chi phí tương lai của doanh nghiệp. Do đó để đo lường rủi ro hối đoái kinh tế cần tính đến hoạt động dài hạn của doanh nghiệp.
3. Tính chất của rủi ro tỷ giá
Thứ nhất, rủi ro tỷ giá là một loại rủi ro tiềm ẩn. Điều này có nghĩa là trong điều kiện kinh doanh bình thường, thuận lợi, doanh nghiệp có thể hoạt động bình thường mà không hề bị ảnh hưởng bởi loại rủi ro này. Chỉ đến khi thị trường có nhiều biến động, tỷ giá thay đổi bất lợi, mức độ rủi ro tiềm ẩn mới hiện thực hóa bằng những khoản lỗ thực sự ngoài dự kiến.
Thứ hai, rủi ro tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế quốc tế. Do tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt với các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện cất trữ, lưu thông, thanh toán nên rủi ro tỷ giá có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới như thương mại, đầu tư, bảo hiểm…
Thứ ba, rủi ro tỷ giá thông thường xảy ra với các doanh nghiệp có giao dịch tài chính với nước ngoài. Nói cách khác, đây là loại rủi ro chỉ xảy ra trong đầu tư kinh doanh quốc tế. Còn trong môi trường nền kinh tế đóng, không có giao lưu thương mại, tiền tệ với bên ngoài thì sẽ không xảy ra loại rủi ro này.
Cuối cùng, rủi ro tỷ giá là vấn đề rất đáng quan tâm khi giao dịch ở thị trường mới nổi (đặc biệt là thị trường nhỏ, mới nổi) – thị trường có đồng tiền không ổn định và phụ thuộc cao vào XNK.
4. Các nhân tố gây ra rủi ro tỷ giá5
4.1 Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá
Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá được thể hiện trong lý thuyết được Gustav Cassel phát triển vào năm 1920: Lý thuyết ngang giá sức mua.
Lý thuyết ngang giá sức mua (PPP - Purchasing Power Parity) cho rằng: trong một thị trường ổn định thì mối quan hệ giữa tỷ giá ngoại tệ của các nước khác nhau giống với tỷ lệ giá cả của một giỏ cố định những hàng hóa và dịch vụ. Nói cách khác, có sự tương đương giữa sức mua của tiền tệ và tỷ lệ trao đổi chúng.
Gọi ef là tỉ lệ thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ. Khi PPP tồn tại, thì:
ef = (1 + Ih )/ (1 + If) ≈ Ih- If St +1 = St (1+ef)
Với: St : tỉ giá giao ngay đầu kì St +1 : tỉ giá giao ngay cuối kì
Ih : tỷ lệ lạm phát trong nước If : tỷ lệ lạm phát nước ngoài
Mối quan hệ này được diễn đạt một cách đơn giản như sau:
5 PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2005, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê, Hà Nội.