một khoảng thời gian dài sau đó. Hoặc với một hợp đồng quyền chọn, doanh nghiệp có thể chọn bất kỳ tỷ giá nào với một khoản phí hợp lý; vừa bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho chính mình, doanh nghiệp vừa có cơ hội hưởng lợi khi tỷ giá trên thị trường biến động theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nên coi hợp đồng ngoại hối phái sinh như công cụ chính để bảo hiểm rủi ro tỷ giá bởi với chúng, doanh nghiệp có thể đưa ra một tỷ giá phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và loại trừ tối đa rủi ro tỷ giá. Tất nhiên, để có được điều này, các doanh nghiệp phải chịu một khoản phí nhất định.
3.3 Đào tạo nhân lực và thành lập bộ phận chuyên trách về bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng ngoại hối phái sinh
Hiện nay, không có mô hình nào có thể dự đoán chính xác những biến động của tỷ giá ngoại tệ bởi thị trường tài chính quốc tế thay đổi khá nhanh chóng. Các doanh nghiệp XNK có thể tránh rủi ro tỷ giá bằng việc chỉ sử dụng tiền tệ của mình để thực hiện tất cả các giao dịch, tuy nhiên việc này không khả thi. Cách tiếp cận mang tính thực tiễn hơn là học về những nguyên tắc cơ bản của rủi ro tỷ giá để giảm ảnh hưởng tiêu cực của nó. Đó là một chủ đề phức tạp, phần nhiều dành cho các chuyên gia, tuy nhiên các doanh nghiệp XNK cũng cần tìm hiểu đủ để hành động một cách thông minh.
Có thể nói, am hiểu về hợp đồng ngoại hối phái sinh là một điều kiện cần quan trọng để có thể sử dụng chúng trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tất nhiên, để sử dụng thành công các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá này vẫn cần các điều kiện đủ khác song chính việc doanh nghiệp thiếu hiểu biết về bảo hiểm rủi ro tỷ giá mới là rào cản lớn nhất trong việc mở rộng ứng dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong ngắn hạn và dài hạn, doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo nhân sự có năng lực về lĩnh vực này.
Hợp đồng ngoại hối phái sinh là một loại công cụ bảo hiểm rủi ro khá nhạy cảm bởi lẽ tỷ giá luôn biến động, có thể thuận lợi lúc này nhưng bất lợi lúc khác. Để vận dụng tốt các giao dịch hối đoái phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp cần có một bộ phận chuyên môn am hiểu về mặt tài chính, đặc biệt nắm vững kỹ thuật vận dụng các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn, cũng như tính chất và ưu nhược điểm của từng loại hợp đồng. Bộ phận này còn có nhiệm vụ cập nhật liên tục tỷ giá của đồng tiền liên quan đến hoạt động XNK của doanh nghiệp, đồng thời làm việc với ngân hàng để hiểu thêm các tình hình và xu hướng biến động của các yếu tố trên thị trường (lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa...), tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp biết nên sử dụng loại hợp đồng ngoại hối phái sinh nào trong thời điểm nào, mang lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Để tránh tâm lý ngại trách nhiệm, doanh nghiệp cần phân định trách nhiệm một cách rõ ràng, thỏa đáng; khoanh vùng cho một vị trí lãnh đạo được chịu rủi ro tỷ giá đến mức bao nhiêu và đến mức bao nhiêu thì lãnh đạo phải thực hiện các biện pháp phòng chống.
Công việc của bộ phận chuyên trách đòi hỏi họ phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng phân tích thị trường nhanh và chính xác, sự trung thực và trách nhiệm trong công việc. Do vậy, doanh nghiệp phải nhất thiết chú trọng trong công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ cho bộ phận này. Đó phải là những người tiếp thu tốt các kiến thức mới, có trình độ ngoại ngữ tốt, ham học hỏi. Đồng thời, ban lãnh đạo cần tạo mọi điều kiện có thể, bằng nhiều hình thức, nâng cao trình độ cho cán bộ, chẳng hạn cử họ tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước, học tập kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài.
Mặt khác, khi sử dụng các hợp đồng ngoại hối phái sinh, doanh nghiệp cần có sự đồng thuận trong nội bộ, vì đa số các giao dịch phái sinh đều các giao
dịch lớn, thời gian thực hiện dài (như các hợp đồng hoán đổi lãi suất có thời hạn từ 5 - 10 năm).
3.4 Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc ứng dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Nghĩa Của Bảo Hiểm Rủi Ro Tỷ Giá Cho Các Doanh Nghiệp Xnk Việt Nam Bằng Hợp Đồng Ngoại Hối Phái Sinh
- Đầu Tư Hợp Lý Về Mọi Nguồn Lực Cho Việc Ứng Dụng Và Phát Triển Hợp Đồng Ngoại Hối Phái Sinh Trong Bảo Hiểm Rủi Ro Tỷ Giá
- Theo Dõi Sự Biến Động Của Tỷ Giá Và Nắm Rõ Chính Sách Điều Hành Tỷ Giá Của Nhnn
- Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phái sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Chúng ta biết rằng, trong nền kinh tế hiện nay, ai nắm được thông tin nhanh và chính xác là người nắm được cơ hội kinh doanh và có những phản ứng kịp thời, đúng nơi, đúng lúc. Trong lĩnh vực kinh doanh, một hoạt động chứa nhiều rủi ro do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội thì việc nắm bắt linh hoạt mọi biến cố thay đổi trên thị trường là một yêu cầu bức thiết. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách kinh doanh có thể cập nhật thông tin nhanh chóng, liên tục để có cách xử lý tình huống kịp thời và hiệu quả. Trong kinh doanh XNK và ứng dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp có thể liên kết để lấy thông tin từ các hãng tin Reuters, Bloomberg, là các hãng tin chuyên về cung cấp các gói thông tin về tỷ giá, thị trường ngoại hối, thị trường hàng hóa và các thông tin khác về kinh tế, chính trị và xã hội của các nước công nghiệp phát triển có các đồng tiền mạnh, chủ chốt trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản và các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu – EU. Các thông tin này ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái của các đồng tiền như USD, EUR, GBP và JPY trên thị trường. Ngoài ra, hệ thống thông tin này còn cung cấp các chương trình phân tích kỹ thuật cho phép người kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh hàng hóa sử dụng để dự đoán về xu hướng biến động của tỷ giá trong tương lai dựa trên những dữ liệu lịch sử.
Tuy nhiên, hệ thống thông tin này chỉ đưa ra các thông tin để tham khảo. Để có thể mua bán ngoại tệ với những điều kiện thực tế về tỷ giá thì cần phải có
hệ thống môi giới điện tử EBS (Electronic Brokerage System). Hệ thống này giúp cho các doanh nghiệp mua được ngoại tệ với mức giá thấp nhất và bán ngoại tệ với mức tỷ giá cao nhất có thể; đồng thời tạo cho các giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng, nhằm tránh và giảm thiểu được rủi ro tỷ giá32. Do vậy, các doanh nghiệp nhất thiết phải trang bị hệ thống máy tính, kết nối mạng nội bộ và mạng internet toàn cầu, kết nối với hệ thống EBS của nhà môi giới của mình để nắm được những thông tin và ra quyết định kịp thời. Hệ thống máy tính phải được đảm bảo hoạt động an toàn, trực tuyến 24/24. Ngoài ra, hệ thống máy điện thoại, máy fax cũng phải được trang bị đầy đủ để tăng thêm kênh thông tin xử lý.
3.5 Tự bảo hiểm trước rủi ro tỷ giá
Việc các doanh nghiệp XNK sử dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho mình là rất cần thiết. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế hàng đầu cho rằng: hãy cẩn trọng với các công cụ tài chính, không nên sử dụng chúng nếu chúng ta không thực sự hiểu chúng hoạt động như thế nào. Vì vậy, bên cạnh việc học cách sử dụng các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá mà các ngân hàng cung cấp thì các doanh nghiệp XNK cũng cần có những hành động tự bảo vệ mình, ngăn chặn hay loại trừ tổn thất do rủi ro tỷ giá, tránh thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh.
Doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố có thể liên quan đến rủi ro tỷ giá trong hoạt động của doanh nghiệp mình, từ đó trích lập các khoản dự phòng cần thiết. Đây cũng là cơ sở để phân tích và ra quyết định đúng đắn. Bên cạnh đó,
32 Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
(http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tinnghiencuu.jsp?tin=92)
doanh nghiệp cần định kỳ đánh giá lại tài sản và nguồn vốn theo tỷ giá thị trường.
Lựa chọn đồng tiền thanh toán là một việc tuy rất nhỏ nhưng doanh nghiệp XNK cần hết sức chú ý. Bởi vì sự lựa chọn đó không mang tính may rủi đơn thuần mà đòi hỏi phải nghiên cứu diễn biến thị trường và tính toán kỹ lưỡng của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng có thể nhận nợ khoản vay bằng đồng tiền sẽ thu về. Đây thực ra chỉ là một giải pháp tình thế khi mà doanh nghiệp vẫn chưa có hiểu biết về bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Chẳng hạn, với một doanh nghiệp vay vốn để nhập khẩu hàng hóa về bán trong nước với hợp đồng nội tính bằng VND thì hợp đồng vay vốn cũng nên ký bằng VND. Tuy nhiên, việc nhận nợ bằng VND sẽ phải chịu lãi suất tín dụng cao hơn nhận nợ bằng EUR hay USD. Doanh nghiệp cần xác định chi phí phát sinh này như phí phải trả cho việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá và tính vào giá bán. Ví dụ trên có thể mở rộng cho nhiều trường hợp khác như: hợp đồng ngoại ký bằng EUR, hợp đồng nội ký bằng USD, hay có sự thay đổi tỷ giá,
thay đổi lãi suất ngân hàng, hợp đồng ngoại nhập khẩu cho nhiều hợp đồng nội…33
33 Báo Dân việt , 2009, Một phương pháp tránh rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp. (http://danviet.vinet.vn/606p26c67/mot-phuong-phap-tranh-rui-ro-ty-gia-cho-doanh-nghiep.htm)
KẾT LUẬN
Với những diễn biến phức tạp của tỷ giá, hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp XNK rất dễ gặp rủi ro, làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận, dòng lưu chuyển vốn… và việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch. Để giúp các doanh nghiệp hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa, mặt khác lại có thể nâng cao trình độ quản lý tài chính, việc phát triển bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Đây là nhiệm vụ cấp bách không chỉ đối với các doanh nghiệp XNK mà trách nhiệm còn thuộc về Nhà nước và các NHTM, nhằm tạo nên một thị trường dịch vụ hiệu quả đáp ứng chuẩn mực quốc tế cả về lý luận lẫn thực tiễn tại Việt Nam, đưa sản phẩm bảo hiểm rủi ro, điển hình là các hợp đồng ngoại hối phái sinh, đến gần các doanh nghiệp XNK hơn.
Sau quá trình tìm hiểu về đề tài tại các doanh nghiệp XNK và ngân hàng Việt Nam, khóa luận đã nghiên cứu kết hợp lý luận và thực tiễn về rủi ro tỷ giá và bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng ngoại hối phái sinh; thực trạng rủi ro tỷ giá và ứng dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng trình độ bảo hiểm rủi ro tài chính lên tầm cao mới, thích nghi với thị trường thế giới.
Đây là một đề tài liên quan đến lĩnh vực tài chính phái sinh, là một lĩnh vực còn rất mới mẻ và phức tạp ở Việt Nam. Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, với những hạn chế về kiến thức, thời gian và tài liệu, những nghiên cứu về bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng ngoại hối phái sinh cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam chưa sâu, chưa toàn diện, còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên quan tâm tới lĩnh vực này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. TS. Nguyễn Thanh Liêm, 2007, Giáo trình Quản trị tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2005, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Trần Hữu Huỳnh,2008, Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: những nguyên nhân phát sinh.
5. Hằng Nga, 2007, Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm.
6. GS.PTS Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2007, Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro tài chính như thế nào?
7. Công Trí , 2010, Bài học 10 năm cho xuất khẩu 2010.
8. Lý Hà , 2008, Khủng hoảng kinh tế: Bài học nhìn từ Thái Lan.
9. Báo cáo thường niên của BIDV các năm 2006, 2007 và 2008. 10.Thuyết minh BCTC của Eximbank các năm 2007, 2008, 2009.
11.Website Diễn đàn doanh nghiệp, 2003, Bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp
12.Thuyết minh BCTC của ACB các năm 2007, 2008, 2009.
13.Tạp chí kế toán , 2007, Ngân hàng thương mại: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
14.Tạp chí Kế toán , 6/2006, Quản lý tỷ giá hối đoái tại Việt Nam.
15.Hoàng Ly, 2007, "Cuộc cách mạng" tại các ngân hàng thương mại.
16.Phạm Bảo Khánh, 2006, Hạn mức giá trị chịu rủi ro (Value at risk) trong quản lý rủi ro tỷ giá của các NHTM, Tạp chí Ngân hàng 2/2006.
17.Báo Dân Việt, 2009, Một phương pháp tránh rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp.
18.Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
http://www.sbv.gov.vn
19.Website NH Đầu tư và phát triển Việt Nam.
http://bidv.com.vn
Tài liệu tiếng Anh
1. Alan C.Shapiro,2000, Quản trị tài chính công ty đa quốc gia.
2. Reuters, Derivatives Workbook.
PHỤ LỤC 01: DANH SÁCH KHÁCH HÀNG GIAO DỊCH