Những Nghiên Cứu Về Văn Bia Và Văn Bia Tỉnh Bắc Ninh

Thành phố Bắc Ninh có 72 di tích (trong đó có 26 di tích cấp Quốc gia và 46 di tích cấp tỉnh). Trong số 26 di tích cấp Quốc gia có 10 di tích là di tích Chùa: Chùa Thị Chung (Linh Quang Tự, xếp hạng năm 2012, phường Kinh Bắc; chùa Phương Vỹ (Phúc Lâm tự), Phường Vũ Ninh, xếp hạng năm 2002; Chùa Thanh Sa (Nguyệt Quang tự), Phường Vũ Ninh, xếp hạng năm 2007; Chùa Phúc Sa (Linh Quang tự), phường Vũ Ninh, xếp hạng năm 2016; chùa Lãnh (Thanh Lãng tự, phường Vệ An), xếp hạng năm 2008; chùa Lãm Dương (Lãm Sơn tự), phường Vân Dương, xếp hạng năm 2010; chùa Xuân Ổ B (phường Võ Cường), xếp hàng năm 2002; chùa làng Ném Thượng (x. Khắc Niệm), xếp hạng năm 2002; chùa Đẩu Hàn, phường Hòa Long, xếp hạng năm 2012; chùa Bách Tháp (Bảo Quang tự), xã Nam Sơn, xếp hạng năm 1996; chùa Khúc Toại (Diên Phúc tự), xã Khúc Xuyên, xếp hạng năm 2008.

Xét trong toàn thành phố Bắc Ninh, các di tích đình có 9 di tích; chùa có 14; Đền thờ = 11; Nghè = 5; Văn miếu = 1; Lăng = 1; Văn chỉ = 1.

Huyện Từ Sơn với nhiều di tích đình, chùa, lăng, nhà thờ họ… Riêng về những ngôi chùa cấp Quốc gia tiêu biểu có: Chùa Dận (Ph. Đình Bảng), chùa Tiêu (x. Tương Giang), chùa Trăm Gian (x. Tam Sơn) và nhiều di tích nổi tiếng khác như: Đình Đình Bảng, Đền Đô, nhà thờ họ Nguyễn Thạc (ph. Đình Bảng)…

Di tích huyện Lương Tài với số lượng vượt trội so với nhiều huyện, thị trong tỉnh với tổng số 154 di tích, trong đó có: 83 chùa, 37 đình, 8 nhà thờ Thiên chúa giáo, 5 nghè, 4 miếu, 2 nhà thờ họ và 1 Lăng đá9;

Huyện Quế Võ có 41 di tích cấp Quốc gia và di tích cấp tỉnh (trong đó di tích (vật thể) cấp Quốc gia có 9 di tích (trong đó có 3 chùa: Chùa Phả Lại (x. Đức Long) xếp hạng năm 1989, chùa Nghiêm Xá (x.Việt Hùng), xếp hạng năm 1994; chùa Bảo Sinh (Phố Mới - Thị Cầu), xếp hạng năm 1995. Ngoài ra, có một di tích (phi vật thể) cấp quốc gia như làng nghề gốm Phù Lãng), 02 đền, 02 đình, 01 nhà thờ họ và 01 miếu được xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

tích lịch sử Văn hóa Bắc Ninh thì số lượng di tích cấp Bộ và số lượng di tích Cấp tỉnh ở trên số liệu trang wedside là ít hơn 10 di tích.


9 Như vậy, di tích lăng đá thế kỷ XVII - XVIII trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chỉ có 2 lăng đá(ít hơn rất nhiều so với số lăng đá của tỉnh Bắc Giang (Bắc Giang 58 đơn vị). Đó là Lăng Từ chỉ Họ Đặng (thôn Tỳ Điện, xã Phú Hoà, huyện Lương Tài); Di tích lăng Quận Diễn (núi Hồng Vân - núi Lim), huyện Tiên Du.

Di tích cấp tỉnh của huyện Quế Võ có 32 di tích trong đó: Đình = 18 di tích; chùa = 9; nhà thờ họ = 3; Đền = 2 di tích.

Huyện Thuận Thành có 126 di tích (tính đến 30/1/2017), trong đó có 75 di tích được công nhận và xếp hạng (trong đó có 22 di tích cấp Quốc gia; 2 di tích cấp Quốc gia đặc biệt (di tích lich sử kiến trúc nghệ thuật chùa Dâu và chùa Bút Tháp) và 02 bảo vật Quốc gia (Tượng Phật Bà Quan Âm chùa Bút Tháp và tượng rồng đá ở Đền thờ Lê Văn Thịnh). Ngoài ra có 51 di tích cấp tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Huyện Tiên Du có 58 di tích cấp Quốc gia và cấp tỉnh; trong đó, di tích cấp Quốc gia có 23 di tích; cấp tỉnh có 35 di tích. Về loại hình di tích được phân bố như sau: Đình = 29 đình; chùa = 13; Đền = 9; nhà thờ họ = 2; Lăng = 1; Nghè = 1.

Huyện Gia Bình có 14 xã: Lãng Ngâm, Song Giang, Giang Sơn, Đông Cứu, Quảng Phú, Thái Bảo, Xuân Lai, Đại Lai, Nhân Thắng, Thị trấn Gia Bình, Cao Đức, Bình Dương, Vạn Ninh với tổng số 55 di tích với số lượng loại hình di tích như sau: Đình = 26; chùa = 13; Đền = 8; Nghè = 2; Nhà thờ họ = 1; Khu di tích (Lệ Chi Viên) = 1; Mộ (Cao Lỗ Vương) = 1.

Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 4

Có thể nói rằng, Bắc Ninh một tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước, tài nguyên thiên nhiên không nhiều nhưng đã để lại một di sản văn hóa dày đặc, mật độ cao với nhiều loại hình di tích: Đình, chùa, Đền, miếu, lăng tẩm, mộ táng, nhà thờ gia tộc, nhà thờ Thiên Chúa giáo… Một trong những loại hình di tích tiêu biểu ở Bắc Ninh là di tích về Phật giáo. Hầu như ở huyện nào cũng có những danh lam cổ tự có giá trị lịch sử lâu đời và độc đáo về kiến trúc nghệ thuật. Đó là trung tâm Phật giáo quần thể chùa Dâu và hệ thống Tứ Pháp (Pháp Vân - Pháp Vũ - Pháp Lôi - Pháp Điện); Di tích lịch sử chùa Bút Tháp (xã Đình Tổ - Thuận Thành) với hệ thống tượng thờ cổ kính, điêu khắc sinh động, kiến trúc các hạng mục công trình quy mô, bề thế và độc đáo; Quần thể di tích chùa Dạm (Đại Lãm tự), huyện Quế Võ được hình thành và xây dựng từ thời Lý gắn với nhiều sinh hoạt cung đình của vua Lý, là đại danh lam nổi tiếng. Bắc Ninh có nhiều ngôi chùa nổi tiếng với những đặc điểm nổi bật, chẳng hạn như: chùa Hàm Long linh thiêng gắn với dòng phái Mật Tông trong tín ngưỡng dân gian được coi là dòng tu có khả năng niệm chú và khu trừ tà ma, quỷ thần; Chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du) cũng được coi là một trong những cái nôi của Phật giáo với nhiều huyền tích, giai thoại về việc truyền

giáo của Khâu Đà La, của sự phát triển và đầu tư xây dựng kiến thiết thời Lý - Trần

- Lê, gắn liền với huyền tích về câu chuyện Từ Thức lên tiên, với lễ hội Khán hoa mẫu đơn thấm đượm tinh thần giữa Đạo với đời, nửa Tiên nửa Phật thấm đượm triết lý nhân sinh.

1.3. Những nghiên cứu về văn bia và văn bia tỉnh Bắc Ninh

1.3.1. Tổng quan chung về tình hình nghiên cứu văn bia ở Việt Nam

Từ lâu, văn bia cổ của Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, sưu tầm. Trong tác phẩm Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi (đời Tống) hoàn thành năm 1178, khi giới thiệu về Đại La - An Nam Đô hộ phủ thời thuộc Đường đã cho biết thành Đại La (sau này là Thăng Long) khi đó: “Cung thất có cung Thủy Tinh, điện Thiên Nguyên”, quy chế đều là tiếm nghi. Riêng có một lầu đề tấm biển “An Nam Đô Hộ Phủ”[160]. Trong các tác phẩm Việt sử lược (VSL) thời Trần và Đại Việt sử kí toàn thư (ĐVSKTT) (thời Lê) các tác giả Việt Nam cũng đã bắt đầu đề cập đến những sự kiện dựng lập văn bia như là những sự kiện văn hóa của triều đình như: trong Đại nội, bia gãy làm đôi [67; 267] vua tự tay viết các chữ “Ôn nhu cung kiệm” để dạy các hoàng tử rồi viết vào bia [67; 271]… Hay trong tác phẩm Thiền uyển tập anh đời Trần (…..) Trong ĐVSKTT (quyển VII, kỷ nhà Trần) ghi chép

tóm lược 2 bài văn bia: Khai nghiêm tự bi kí 開嚴寺碑記 của Trương Hán Siêu (?

- 1354) và bài văn bia Bắc Giang Bái thôn Thiệu Phúc tự bi kí 北江沛村紹福寺碑

của Lê Quát (1319 - 1386). Từ Tk XVII, nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784)

đã để tâm sưu tầm các tác phẩm văn bia, minh văn cổ của các tác giả triều đại Lý - Trần, Hồ trở về trước để biên soạn các tác phẩm nổi tiếng như Đại Việt thông s大越通史,Kiến văn tiểu lục 見聞小錄, Vân đài loại ngữ 雲臺纇語... Đặc biệt

trong sách Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn đã sưu tập một danh mục gồm 17 bài minh chuông, văn bia thời Lý - Trần (trong đó có 8 bài có niên đại thời Lý và 9 bài có niên đại thời Trần). Bùi Huy Bích (1744 - 1818) trong tác phẩm nổi tiếng Hoàng

Việt văn tuyển 皇越文選 cũng đã sưu tập được nhiều bài văn bia nổi tiếng đời Lý -

Trần bên cạnh các loại hình văn bản khác. Hay trong tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí 曆 朝 献 章 纇 誌 , phần Văn tịch chí 文 籍 誌 của Phan Huy Chú, ông

cũng đã nghiên cứu nhiều văn bia, minh chuông đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề của

lịch sử, và văn hóa Việt Nam… Nhưng nghiên cứu, sưu tầm một cách rộng rãi và quy mô thì phải đến đầu Tk XX, dưới sự tiến hành của Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) E.F.E.O) tại Việt Nam, đã sưu tập được 11.651 đơn vị văn khắc với 20.980 mặt thác bản trên địa bàn của hơn 40 tỉnh thành Việt Nam trong đó, đáng kể nhất là sưu tầm ở các tinh thuộc đồng bằng và trung du Bắc bộ. Trong giai đoạn này, cũng xuất hiện nhiều nghiên cứu từ tư liệu văn bia của các học giả từng được đào tạo dưới thời Pháp thuộc hoặc từng được du học tại Pháp và sau đó được làm việc ở Viện Viễn Đông Bác Cổ như: Trần Văn Giáp, Nguyễn Văn Huyên… đã bước đầu nghiên cứu về phong tục tập quán hoặc kiến trúc một số công trình kiến trúc như đình, chùa, cùng một số phong tục địa phương nhưng mới chỉ là bước đầu. Thành tựu nghiên cứu lớn nhất dưới giác độ nguồn sử liệu văn bia trong khoảng 50 năm trở lại đấy (được tính từ khoảng thập niên 70 của Tk XX cho đến ngày nay).

Trong những phát hiện về tư liệu văn bia, đáng chú ý là những văn bia Phật giáo được phát hiện rất sớm trong thập kỷ 60 của Tk XX ở cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình). Theo Hà Văn Tấn, tại đây vào các năm 1963, 1964, 1987 liên lục phát hiện được các cột kinh chàng liên quan đến Phật giáo thời Đinh Tk X. Tiêu biểu cho những phát hiện và nghiên cứu công phu về cột kinh Phật này là bài kinh Phật đỉnh tôn thắng đà la ni (Usnisavijiayadharani) bằng chữ Hán ghi âm tiếng Phạm [86; 24

- 31]. Từ năm 1963 đến nay, các nhà khảo cổ đã tìm thấy được gần 20 cột kinh Phật khắc minh văn mà đa phần là cột kinh Phật chú Phật đỉnh tôn thắng đà la ni (dharani) đã cho biết Phật giáo khi đó ảnh hưởng đậm nét của Mật giáo (Tantrism) [90; 17]. Trong các thập kỷ 80,90 của Tk XX và cho đến nay, các nhà nghiên cứu sử học Việt Nam cổ trung đại đã sử dụng nguồn sử liệu văn bia cùng với các nguồn sử liệu khác như hương ước, địa bạ, thần tích, thần sắc... như một nguồn sử liệu quan trọng của làng xã để nghiên cứu toàn diện hơn về sự phát triển của lịch sử làng xã, về quan hệ giữa các làng xã với nhau, về làng khoa bảng, về làng buôn và nghiên cứu về cơ cấu, thiết chế xã hội… Có thể nói, nghiên cứu văn bia Việt Nam suốt gần một thế kỷ qua đã để lại nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực về đời sống, kinh tế, xã hội, tôn giáo, nghệ thuật…

- Các nghiên cứu tổng quan về giá trị của văn bia

Những nghiên cứu liên quan đến văn bia Việt Nam vào loại sớm nhất phải kể đến: Trần Văn Giáp (1969): Văn bia Việt Nam, trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử [19]. Nhà nghiên cứu Việt Nam học người Nga: Ni Cu Lin N.I (2007): Lịch sử Văn học Việt Nam [41]; A.L. Phê Đô Rin (1993): Hệ phương pháp và một vài kết quả phân tích thống kê tư liệu văn bia Việt Nam khi nghiên cứu lịch sử chính trị - xã hội [42]; Trịnh Khắc Mạnh (1990) với Luận án PTS: Sự hình thành và phát triển của văn bia Việt Nam và giá trị của nó trong văn học cổ điển Việt Nam”. Luận án gồm 4 chương, trong đó chương 3 tác giả giới thiệu văn bia thời đại Lê - Tây Sơn; Sau này tác giả viết gọn, khái quát lại với đầu đề: Một số vấn đề về văn bia Hán Nôm Việt Nam, in trong Nhìn lại Hán Nôm học Việt Nam thế kỷ XX [134; 487 - 511];

Đóng góp nổi bật, đáng chú ý là bộ sách “Thơ văn Lý - Trần” 3 tập, xuất bản trong các năm 1977 [130], 1978 [131], 1988 [132] dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy và khảo luận về văn bản, tác phẩm của Nguyễn Huệ Chi cùng với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu Hán Nôm khác. Trong bộ sách này, các nhà nghiên cứu đã dựa vào các tư liệu thư tịch cổ, bi ký đã khôi phục được cả một thời đại lịch sử lâu dài và diện mạo văn học, thi gia, sử gia của hai triều đại Lý - Trần suốt gần bốn thế kỷ.

- Nghiên cứu văn bia về một triều đại, nghiên cứu văn bia phân theo loại hình chữ viết và nghiên cứu văn bia theo địa phương

Nghiên cứu văn bia phân theo triều đại phải kể đến:

+ Luận án tiến sĩ:

Văn bia thời Mạc và đóng góp của nó trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam Tk XVI, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, HN, 1997 [109]; Dưới giác độ sử học, trong một luận án sử học Góp phần nghiên cứu lịch sử triều Mạc ở Việt Nam, Đinh Khắc Thuân đã sử dụng nguồn tư liệu văn bia để nghiên cứu một cách đa diện về lịch sử vương triều Mạc về các vấn đề chính trị, tổ chức chính quyền Trung ương, chính quyền địa phương, về hoạt động kinh tế, tôn giáo, nghiên cứu về vấn đề ngôi đình và thành hoàng làng…(Luận án này được bảo vệ tại Pháp năm 2000 và sau này được dịch tiếng Việt xuất bản ở Việt Nam với tên gọi: Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia của Nxb Khxh, 2002, sau sách được bổ sung, chỉnh lý xuất bản vào

các năm 2010 (Nxb Hải Phòng, xuất bản), Nxb KHXH, 2013... Khi xuất bản công trình này, Đinh Khắc Thuân đã lấy đúng tên gọi của sách như tên gọi ban đầu của luận án. Trong luận án sử học này, Đinh Khắc Thuân đã giới thiệu, nghiên cứu 170 văn bia thời Mạc trong đó có tuyển dịch 39 văn bia10. Sau này, nội dung quan trọng của Luận án cũng đã được tác giả giới thiệu trong nhiều chuyên luận khoa học nghiên cứu về vương triều Mạc như: Sử liệu và lịch sử triều Mạc11

- Các LATS về văn bia trên phương diện phân loại chữ viết, phân theo địa phương và phân loại theo loại hình tín ngưỡng. Đó là các luận án:

+ Đỗ Thị Bích Tuyển: Nghiên cứu chữ Nôm khắc trên bia đá thế kỷ XII - đầu thế kỷ XX, LATS 2013), [96]; Trần Thị Thu Hường; Nghiên cứu văn bia Hậu thần Việt Nam (Thế kỷ XVII - XVIII), (2015), [33];

LATS Nghiên cứu trên một phạm vi địa phương cụ thể có các nghiên cứu sau: Nguyễn Thị Kim Hoa: Nghiên cứu văn bia Hải Phòng (2011), [34]; Nguyễn Lê Sáu (Thích Minh Tín): Nghiên cứu văn bia Phật giáo xứ Đoài (2015); Đoàn Trung Hữu: Nghiên cứu văn bia Thừa Thiên Huế (2015), [40]; Nguyễn Văn Phong: Nghiên cứu văn bia tỉnh Bắc Giang (2016); Phạm Ngọc Hùng: Nghiên cứu văn bia Hán Nôm thành phố Hồ Chí Minh (2017). Hay một luận án tiến sĩ của Phạm Thị Chuyền mặc dù bảo vệ theo mã ngành Tôn giáo học nhưng đã sử dụng nguồn tư liệu Hán Nôm nói chung trong đó có nguồn tư liệu văn bia thời Lê làm nguồn tư liệu chính với đề tài: Phật giáo thời Lê qua tư liệu Hán Nôm (2020), …

Luận văn thạc sĩ (LvThs):

Cũng có một số luận văn Thạc sĩ có hướng nghiên cứu về loại hình chữ viết như: Nghiên cứu văn bia chữ Nôm (Nguyễn Thị Hường, 2005), [32];

Nghiên cứu văn bia trên một khu vực địa phương cụ thể như: Đoàn Trung Hữu: Nghiên cứu văn bia quận Ba Đình Hà Nội (2007); Vũ Danh Trung: Nghiên cứu văn bia Phố Hiến (Hưng Yên), (2009); Ngô Thị Thanh Tâm: Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn, Thanh Hóa (2009); Phạm Minh Đức: Nghiên cứu văn bia huyện Gia Lâm (2009); Lê Thị Thông: Nghiên cứu văn bia huyện Sóc Sơn (2009).

10 Đinh Khắc Thuân (2013): Góp phần nghiên cứu lịch sử triều Mạc ở Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, tr 254 - 446.

11 Đinh Khắc Thuân (2003): Sử liệu và lịch sử triều Mạc , in trong Nhìn lại Hán Nôm học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 244 - 266…

Luận văn thạc sĩ về văn bia của một triều đại phải kể đến luận văn của Lê Văn Cường: Nghiên cứu văn bia thời Tây Sơn (2009); Trương Văn Thắng (2015), Nghiên cứu văn bia huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh…

Gần đây, bên cạnh việc nghiên cứu văn bia được chia nhỏ hơn trên nhiều phương diện như loại hình chữ viết (chữ Hán, chữ Nôm) còn có sự đi sâu nghiên cứu về loại hình tín ngưỡng như: bia Hậu, bia đình...

1.3.2. Nghiên cứu trực tiếp và những nghiên cứu liên quan đến tư liệu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Ninh.

Nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến tư liệu văn bia Phật giáo Tk XVII

- XVIII đầu tiên phải kể đến công trình của Phạm Thị Thùy Vinh (1997): Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã [146]; Trong tập sách này, nhà nghiên cứu Phạm Thị Thùy Vinh đã cung cấp cho người đọc một nguồn sử liệu phong phú về những sinh hoạt về đời sống văn hóa vật chất, tinh thần, phong tục, tập quán và tín ngưỡng của người dân Kinh Bắc xưa. Về nội dung, tập chuyên khảo này đã bao quát lịch sử làng xã của xứ Kinh Bắc từ Tk XV đến Tk XVIII và bao gồm một không gian địa lý rộng, cơ bản bao gồm địa bàn của hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang và một phần huyện Đông Anh, Gia Lâm (hiện nay). Về loại hình văn bia, tác giả đề cập đến các loại hình văn bia như: văn bia Phật giáo, bia đình, bia dòng tộc, lăng mộ, bia cầu, bia chợ, bia miếu, bia nghè… Như thế, xét về mặt thời gian đã bao gồm cả văn bia Phật giáo Tk XVII - XVIII và không gian địa lý tỉnh Bắc Ninh ít nhiều đã được đề cập và được giải quyết ở một mức độ nhất định.

Qua văn bia xứ Kinh Bắc, Phạm Thị Thùy Vinh cũng cung cấp cho người đọc hình dung được sự phát triển mạnh mẽ của văn bia xứ Kinh Bắc thời Lê Trung hưng với số lượng hơn ¼ số lượng văn bia cả nước. Qua đó, tác giả nêu vấn đề: phải chăng, Kinh Bắc là một trong trọng trấn của Thăng Long hay vì một lý do nào đó được coi như là một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển về đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây?. Tác giả nhận xét: “Thế mà, chỉ văn bia của xứ Kinh Bắc thời Lê (chủ yếu giai đoạn Lê Trung hưng đã có tới hơn một nghìn tấm bia, cụ thể có 1.063 đơn vị bia, chiếm tỷ lệ 28,4% trong tổng số văn bia thời Lê của cả nước. Trên thực tế, ngoài số bia chúng tôi đã thống kê có thể sẽ còn một số bia nằm rải rác ở chỗ này chỗ khác mà chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận hết thì số

văn bia Kinh Bắc thời Lê sẽ còn được bổ sung nữa. Phải chăng, do Kinh Bắc chính là một trong Tứ trấn quan trọng nhất của kinh thành Thăng Long nên đã để lại dấu ấn văn hóa sâu đậm qua nguồn tư liệu vật thể là bia đá?. Phải có một cái gì đó như là một động lực thúc đẩy ở giai đoạn này, và hơn thế, lại ở xứ Kinh Bắc mới tạo ra sự vượt trội có tính “bùng nổ” của văn bia trong hai thế kỷ XVII, XVIII dưới thời Lê” [146; 41 ].

So sánh về số lượng văn bia giai đoạn thời Lý - Trần, Lê Sơ và thời Mạc thì văn bia giai đoạn này có số lượng phát triển đột biến. Thực tế cho thấy, sự tăng lên nhanh chóng về số lượng văn bia cũng là sự xuất hiện nhiều công trình xây dựng, trùng tu đình, chùa. Nhận xét về sự xuất hiện văn bia với số lượng lớn của thời kỳ này, Trịnh Khắc Mạnh đã viết: “Văn bia của thời kỳ này (XVI - XVIII) được phát triển mạnh mẽ về số lượng, phong phú về nội dung. Những văn bia có nội dung Nho giáo, Phật giáo, kể cả Đạo giáo được tự do truyền bá và phát triển, thậm chí, còn xuất hiện những bài văn bia có nội dung ca ngợi Tam giáo. (…). Văn bia gắn với Phật giáo đó là các văn bia ghi chép về việc xây dựng và trùng tu chùa chiền, việc gửi Hậu ở các chùa của các thiện nam tín nữ. Văn bia gắn với tín ngưỡng dân gian là các văn bia ghi chép về việc xây dựng đền, đình và việc gửi Hậu cho mọi người ở các đền, đình”.[50; 500 - 501 ]. Theo thống kê của Trịnh Khắc Mạnh, thế kỷ XV - XVI còn giữ được khoảng 250 văn bia (Bia thời Lê và thời Mạc), chỉ tính riêng thế kỷ XVII, số lượng bia cả nước đã tăng hơn 10 lần với hơn 2.135 đơn vị văn bản (Tính từ niên hiệu Hoằng Định thứ nhất (1600) đến Chính Hòa 21 (1700). Sang thế kỷ XVIII, con số còn tăng lên gấp rưỡi với 3.739 văn bản thời Lê, còn nếu cộng thêm 409 đơn vị văn bản niên đại thời Tây Sơn cũng đã tồn tại cuối thế kỷ XVIII thì số văn bản của Tk XVIII sẽ là 4.148 đơn vị văn bản [134; 517 - 518].

Trong đợt sưu tầm văn bia ở hai huyện Tiên Sơn, huyện Thuận Thành và thị xã Bắc Ninh, nhà nghiên cứu Lâm Giang chỉ cho biết số lượng thống kê số văn bia trong đợt sưu tầm đó và không cho biết số lượng cụ thể từng niên đại, thời đại. Tác giả cho biết, năm 1992 đã in dập được 1.350 bia, 120 chuông, 12 khánh, chép 1.200 câu đối, 700 hoành phi, 10 bài thơ, mua và chụp được 50 cuốn sách: Gia phả, thần phả, sắc phong và một số tư liệu quý khác. Trước đây, Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) (FEFO) đã sưu tầm được 2.350 mặt thác bản văn bia, trong đó riêng 3 huyện

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022