kiến thiết, xây dựng và lịch sử hình thành thì đặt tiêu đề bia là xây dựng, trùng tu. Trên thực tế, rất hiếm có những văn bia chỉ mô tả quy mô, diện mạo trùng tu di tích mà không ghi kè theo danh sách người cugn tiến. Chính vì thế việc phân chia giữa hai loại văn bia trùng tu và cung tiến chỉ có ý nghĩa tương đối.
- Văn bia ghi về tiểu sử, hành trạng: Loại văn bia này cũng thường hay gặp đối với những người có công xây dựng kiến thiết hoặc những vị Sư có công lao trụ trì, người đỗ đạt, hoặc những người có địa vị cao trong xã hội có đóng góp quan trọng đối với danh lam cổ tự.
- Văn bia ghi về việc gửi giỗ, cúng Hậu: Đây là những loại hình văn bia phổ biến, chiếm số lượng lớn được lưu giữ trong những ngôi chùa. Về bản chất, loại văn bia này được coi như là những “văn bản hợp đồng”, những bản “khế ước” về kinh tế giữa một cá nhân, một gia đình đối với cộng đồng, tổ chức xã hội. Do hoàn cảnh đặc biệt, họ không có con nối dõi hoặc không có con trai nên đã đóng góp tiền để sau này khi chết đi được cộng đồng làm giỗ ở chùa. Đặc biệt, những người có nhiều ruộng đất, nhiều tiền của cúng vào chùa được gọi là Hậu Phật, cúng vào đình làng được gọi là Hậu Thần. Vì thế, có người vừa gửi giỗ vào chùa vừa gửi giỗ vào đình, vừa trở thành Hậu thần vừa trở thành Hậu Phật.
- Bia tháp: Tháp nơi yên nghỉ, trữ xá lỵ của các vị tăng, ni, trong tiếng Phạn gọi là Đổ ba 睹婆 hoặc Tốt đổ ba 窣睹婆 Sputra. Về hình thức, bia tháp cũng rất đa
dạng, có bia tháp kiêm luôn bia ghi về tiểu sử, hành trạng nhưng cũng có bia chỉ ghi rất đơn giản họ tên thế danh, pháp danh, ngày sinh, ngày hoá(viên tịch). Có những bia kiêm gồm cả những bài minh, tán thán công đức nên gọi là “Bi tháp tịnh minh” hoặc gọi tắt là “tháp minh”. Có một số tháp, trên thân còn ghi tiểu sử, hành trạng và công đức của những vị tăng, ni sau khi viên tịch. Tiếp đó, có khi lại ghi danh sách những vị đệ tử, những vị nối pháp…
Như thế, nội dung của bia tháp hay bia tiểu sử, hành trạng có khi lại cung cấp nhiều thôn tin khác nhau. Vì vậy, sự phân chia theo loại hình trên chỉ có ý nghĩa rất tương đối như một thao tác trong quá trình nghiên cứu.
Với cách phân loại văn bia khá chi tiết và định danh tên gọi văn bia khá cụ thể nên có thể nói, loại hình văn bia tồn tại cho đến ngày nay rất đa dạng, phong phú. Cho đến hiện nay, số liệu thống kê chưa đầy đủ, số lượng văn bia trên đất nước
Việt Nam có khoảng hơn 50.000 đơn vị thác bản. Chỉ tính riêng toàn bộ tổng thể số văn bia mà FEEO đã sưu tầm ở Bắc Ninh vào đầu Tk XX là khoảng hơn 1000 văn bia1.
1.1.2. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành tỉnh Bắc Ninh
Lịch sử hình thành của tỉnh Bắc Ninh hiện nay (xứ Kinh Bắc xưa) trải qua một quá trình lâu đời gắn liền với nền Văn minh sông Hồng. Luy Lâu từng là một trong những trung tâm kinh tế - chính trị, tôn giáo cổ xưa nhất của Việt Nam nằm trọn trong khu vực của các xã Khương Tự, Tam Á, Trí Quả thuộc huyện Thuận Thành.
Từ mấy nghìn năm trước, người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Tương… sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghề thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, mảnh giáp bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lãng Ngâm, Đại Lai (huyện Gia Bình); các xã Đại Trạch, Quả Cảm (huyện Thuận Thành)… Mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc đã có nghề đúc đồng rất sớm và tinh xảo đồng thời chứng minh trống đồng là hiện vật có tính chất bản địa. Ngoài ra, các ngành nghề khác như chế tác các đồ trang sức, nghề làm gốm cũng rất phát triển. Tỉnh Bắc Ninh cũng là một trong những địa phương để lại nhiều di tích lịch sử tiêu biểu phản ánh quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam qua các di tích thuộc giai đoạn tiền sơ sử như di tích về: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, các tướng của Hai Bà Trưng và nhiều nhân vật lịch sử khác thời Bắc thuộc, Lý - Trần - Lê...
Phía Tây và Tây Nam của tỉnh Bắc Ninh giáp với thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp với địa bàn tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Như thế, Bắc Ninh nằm trong khu vực Tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thuộc khu vực trung
1 Số văn bia này chủ yếu nằm trong Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 4,5,6 từ kí hiệu
4.000 đến kí hiệu 6.000.
tâm của Đồng Bằng Sông Hồng thuộc khu vực phát triển kinh tế nhanh và năng động.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Bắc Ninh) cho biết: Thời Hùng Vương, Bắc Ninh thuộc bộ Vũ Ninh, thời thuộc Hán thuộc quận Giao Chỉ (sau đổi làm Giao Châu), thời thuộc Đường là lộ Bắc Giang. Đến thời Trần, Tk XIV, chia làm 2 lộ là Bắc Giang Thượng và Bắc Giang Hạ, Bắc Ninh thuộc lộ Bắc Giang Hạ. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đời Lê Thánh Tông lập bản đồ cả nước, chia làm 13 đạo thừa tuyên, nhập hai lộ Bắc Giang Thượng và Bắc Giang Hạ thành Bắc Giang thừa tuyên. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), đổi gọi là Kinh Bắc thừa tuyên có 4 phủ, 20 huyện. Bốn phủ gồm: Thuận An, Từ Sơn, Bắc Hà, Lạng Giang. Nhìn một cách tổng thể, tổ chức hành chính thời Lê khá ổn định, tuy vào thời Mạc Tk XVI, có tách phủ Thuận An sang đạo Hải Dương, song sau đó đến đầu Tk XVII, nhà Lê đổi lại như cũ. Sang thời Nguyễn vào niên hiệu Gia Long, đổi lại làm trấn Kinh Bắc, năm Minh Mạng thứ 3 (1822) gọi là trấn Bắc Ninh. Năm Minh Mệnh thứ
12 (1831) đổi lại làm tỉnh Bắc Ninh. Năm 1895, tỉnh Lục Nam đổi thành tỉnh Bắc Giang2. Các địa danh hành chính này được duy trì đến đầu Tk XX. Tuy nhiên, có một số thay đổi cụ thể như: Năm 1903 tách 3 huyện Kim Anh, Đông Anh, Đa Phúc sang tỉnh Phúc Yên, tách huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, tách huyện Hữu Lũng sang tỉnh Lạng Sơn. Năm 1961 tách tiếp 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm thuộc về Hà
Nội. Năm 1997 tái thành lập tỉnh Bắc Ninh do việc tách tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Sau khi tái lập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, một số huyện của tỉnh Bắc Ninh cũng được tái lập trở lại vào năm 1999: Huyện Gia Lương tách thành Hai huyện Gia Bình và Lương Tài, huyện Tiên Sơn tách thành hai huyện Từ Sơn và Tiên Du. Đến năm 1999 Tỉnh Bắc Ninh có 1 thành phố (Bắc Ninh), 1 thị xã (Từ Sơn) và 6 huyện gồm: Tiên Du, Tiên Sơn, Quế Võ, Gia Bình, Thuận Thành và Lương Tài
Như vậy, tên gọi tỉnh Bắc Ninh mới xuất hiện từ năm Minh Mệnh 12 (1831). Địa giới và tổ chức hành chính Kinh Bắc giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn được ghi
2 Xem: Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Bắc Ninh), (2006), xb Thuận Hoá - Huế, bản dịch của Phạm Trọng Điềm, hiệu đình: Đào Duy Anh, tr 61- 63;
trong sách Các trấn tổng xã danh bị lãm bao gồm 4 phủ, 20 huyện, 167 tổng, 1181 xã, phường, trại [124] .
Với 4 phủ, 20 huyện cuối Lê đầu Nguyễn được ghi chép trong sách Các tổng trấn danh bị lãm tương đương với địa bàn tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang (hiện nay). Hai phủ (Thuận An và Từ Sơn) bao gồm: Phủ Thuận An (Huyện Siêu Loại, một phần cơ bản nay thuộc huyện Thuận Thành và một phần huyện Gia Lâm), huyện Lương Tài, huyện Gia Định (nay là Gia Bình). Trong số các phủ, huyện thời Lê tương ứng với địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời nay thì cơ bản là các huyện: Huyện Siêu Loại (Tương đương với một phần huyện Thuận Thành) tỉnh Bắc Ninh và một phần huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội), huyện Lương Tài, huyện Gia Định (của phủ Thuận An) (riêng huyện Văn Giang gồm 9 tổng, 61 xã nay chuyển sang tỉnh Hưng Yên). Như thế, riêng địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay chỉ tương đương với diện tích phần lớn của hai phủ Thuận An và phủ Từ Sơn (không bao gồm huyện Đông Anh và một phần huyện Gia Lâm (Hà Nội ngày nay) và huyện Văn Giang
(Hưng Yên)3. Nhưng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, lại sáp nhập thêm Ba tổng:
Lại Thượng, An Trụ, Hoàng Kênh thuộc địa bàn của huyện Thanh Lâm (phủ Nam Sách, xứ Hải Dương) vào địa giới huyện Lương Tài, (tỉnh Bắc Ninh). Như vậy, cuối Lê đầu Nguyễn, đất đai ba Tổng trên (nay là các xã An Thịnh, Trung Kênh, Lai Hạ, Mỹ Hương thuộc huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) thuộc về huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Địa giới hành chính huyện Lương Tài và khu vực gần sông Lục Đầu giang được ghi chép trong Hải Dương phong vật chí, phần ghi về huyện Thanh Lâm thuộc phủ Nam Sách: “Huyện Thanh Lâm giáp địa giới huyện Lương Tài. Phần từ sông Lục đầu chảy đến Tam Kỳ thuộc xã Lâu Khê, một nhánh sông lớn chảy lên hướng Bắc rồi rẽ sang hướng Đông đến tận huyện Chí Linh, một nhánh theo sông lớn chảy về Nam rồi rẽ sang hướng Đông nhập vào sông Hàn Giang [28; 64]. Phần chú của sách Đất nước Việt Nam qua các đời về địa danh huyện Thanh Lâm: “Đời Trần là đất Bàng Châu, thời thuộc Minh đặt làm huyện Thanh Lâm thuộc châu Nam Sách.
3 Nhìn chung, các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bắc Ninh hiện nay tương đương với 2 phủ Từ Sơn và Thuận Thành của thời Đồng Khánh cuối thế kỷ XIX (Tham khảo thêm Đồng Khánh địa dư chí lược, tập I, Nxb Thế giới, 2003, tr 483 - 513. Xem thêm bản đồ tỉnh Hải Dương và bản đồ tỉnh Bắc Ninh trong Đồng Khánh địa dư chí lược, Nxb Thế giới, 2003, tr.30, 90, 91.
Nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương [28; 64 ]. Sách Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh cũng ghi tương tự: “Huyện Thanh Lâm – Nhất thống chí (Hải Dương) chép rằng huyện Thanh Lâm là đất châu Cổ Bàng, huyện trị ở xã Vạn Tải. Xã Vạn Tải hiện ở phía Nam, huyện trị Nam Sách cách hơn một cây số. Như thế thì huyện Thanh Lâm có thể là tương đương với huyện Nam Sách ngày nay”[2; 137].
+ Huyện Siêu Loại 10 tổng 68 xã: Tổng Đình Tổ 8 xã, Liễu Lâm 8 xã, Thượng Mao 11 xã, Đồng Xá 4 xã, Đề Cầu 5 xã, Ngọc Xá 8 xã, Dương Quang 6 xã, Khương Tự 12 xã, Đông Hồ 5 xã, Lạc Thổ 7 xã.(Nay cơ bản là các xã thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh)
+ Huyện Lương Tài: có 9 tổng, 71 xã: Tổng Lương Tài có 9 xã, tổng Ngọc Trì có 5 xã, tổng Quảng Bố có 6 xã, tổng Lâm Thao có 4 xã, tổng Lương Xá có 8 xã, tổng Yên Tráng có 7 xã, tổng Tỳ Bà có 9 xã, tổng Đặng Xá có 11 xã, tổng Phá Lãng có 12 xã, thôn. (nay cơ bản là các xã thuộc huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh)4
+ Huyện Gia Định 8 tổng, 68 xã: Tổng Tam Á có 6 xã, tổng Bình Ngô có 9 xã, tổng Đông Cứu có 6 xã, tổng Tiêu Xá có 7 xã, tổng Xuân Lai có 8 xã, tổng Quỳnh Bội có 7 xã, tổng Đại Lai có 14 xã, tổng Vạn Tư có 11 xã (Nay thuộc huyện Gia Bình).
- Phủ Từ Sơn với 5 huyện, 43 tổng, 30 xã, thôn, trang, trại: với các huyện: Huyện Quế Dương, huyện Tiên Du, Võ Giàng, Yên Phong với các xã cụ thể sau:
+ Huyện Quế Dương 9 tổng có 45 xã: Tổng Đại Toán có 5 xã, tổng Lãm Sơn có 4 xã, tổng Vân Mẫu có 4 xã, tổng Bồng Lai có 7 xã, tổng Tri Nhị có 4 xã, tổng Quảng Lãm có 6 xã, tổng Đào Thông có 5 xã, tổng Mộ Đạo có 5 xã, tổng Vũ Dương có 5 xã. (Địa bàn huyện Quế Dương xưa, nay cơ bản thuộc về địa bàn huyện Quế Võ và thành phố Bắc Ninh).
4 Riêng Ba tổng: An Trụ, Lại Thượng, Hoàng Kênh cuối thế kỷ XIX trở về trước thuộc huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trong đó Tổng An Trụ gồm 5 xã: Xã An Trụ, xã Thanh Lâm, xã Thah Hà, xã Lôi Châu, xã Cáp Thuỷ(nay thuộc xã An Thịnh, H Lương Tài), tổng Lại Thượng gồm 7 xã, thôn: xã Lại Thượng, xã Lai Hạ, xã Bích Khê, xã Vă Phạm, xã My Xuyên, xã Lai Khê (2 thô), xã Bồng Lai(nay thuộc xã Mỹ Hương) và tổng Hoàng Kênh gồm 5 xã, thôn: thôn Nguyễn (xã Hoàng Kênh), xã Quan Kênh, xã Tháp Dương, xã Tảo Hoà, xã Cáp Điền(nay thuộc xã Trung Kênh) của huyện Lương Tài (ngày nay). (Theo Đồng Khánh địa dư chí, do Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin (dịch, khảo cứu), tập I, Nxb Thế giới, 2003, tr 110.
+ Huyện Tiên Du có 9 tổng, 57 xã: Tổng Phù Đổng có 3 xã, tổng Dũng Vi có 3 xã, tổng Đại Vi có 4 xã, tổng Đông Sơn có 5 xã, tổng Thụ Triện có 7 xã, tổng Nội Duệ có 10 xã, tổng Khắc Niệm có 8 xã, tổng Chi Nê có 5 xã, tổng Nội Viên có 7 xã. (Địa bàn của huyện Tiên Du xưa nay cơ bản không thay đổi vẫn thuộc huyện Tiên Du).
+ Huyện Võ Giàng có 6 tổng, 43 xã: Tổng Đỗ Xá có 8 xã, tổng Đạo Du có 4 xã, tổng Quế Tân có 6 xã, tổng Đại Liễu có 7 xã, tổng Bất Phí có 7 xã, tổng Phù Lương có 11 xã. (Nay cơ bản thuộc địa bàn huyện Quế Võ).
+ Huyện Yên Phong có 6 tổng, 71 xã: Tổng Hương La có 10 xã, tổng Nội Trà có 11 xã, tổng Dũng Liệt có 12 xã, tổng Mẫn Xá có 12 xã, tổng Nguyễn Xá có 10 xã, tổng Châm Khê có 16 xã [114; 9 - 10 - 11]. (Nay cơ bản thuộc địa bàn huyện Yên Phong)
+ Riêng huyện Đông Ngàn có 13 tổng, 96 xã (Trong đó có tổng Hội Phụ có 8 xã, tổng Tuân Lệ có 9 xã, tổng Hà Lỗ có 9 xã, tổng Yên Thường có 8 xã, tổng Hạ Dương có 6 xã, tổng Dục Tú có 4 xã, tổng Xuân Canh có 11 xã, tổng Nghĩa Lập có 8 xã, tổng Cổ Loa có 8 xã (13 tổng và 96 xã trên, nay cơ bản thuộc về địa bàn của huyện Gia Lâm và huyện Đông Anh, tp Hà Nội), còn tổng Mẫn Xá có 6 xã (nay thuộc về huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), Tổng Phù Lưu có 7 xã, tổng Tam Sơn có 8 xã (nay thuộc về huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) [114; 9 - 10 - 11] ….
Đối với với Hồng Đức bản đồ có thể xác định địa bàn thành phố Bắc Ninh (hiện nay) cơ bản bao gồm một phầ huyện Quế Dương, núi Kim Ngưu, núi Tiên Du, huyện Tiên Du và khu vực Lăng Cổ Pháp được thể hiện trên bản đồ bằng một số nét vẽ phác hoạ, tượng trưng5.
Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 8 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: 2 thành phố, 6 huyện được phân chia thành 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường trong đó có 31 phường, 6 thị trấn và 89 xã.
5 Xem Hồng Đức bản đồ, tờ số 15, Đông Dương Văn khố Tokyo, số kí hiệu 100891, trên bản đồ này, địa bàn tỉnh Bắc Ninh(hiện nay) được xác định khoảng vị trí đánh số kí hiệu: 10,11,14,15,37.
Bảng 1: Thể hiện tương quan dân số, diện tích và mật độ dân cư các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Bắc Ninh, năm 20206
TP. Bắc Ninh | Thị xã Từ Sơn | H. Gia Bình | H. Lương Tài | H. Quế Võ | H. Thuận Thành | H. Tiên Du | H. Yên Phong | |
Diện tích (km²) | 82,6 | 61,1 | 107,6 | 105,9 | 155,1 | 117,8 | 95,6 | 96,9 |
Dân số(người) | 259.924 | 181.533 | 105.015 | 105.550 | 204.596 | 185.688 | 184.186 | 202.634 |
Mật độ dân số người/ km² | 3.147 | 2.971 | 976 | 997 | 1.319 | 1.491 | 1.927 | 2.090 |
Số đơn vị hành chính | 19 phường | 12 phường | 1 thị trấn và 13 xã | 1 trị trấn và 13 xã | 1 thị trấn và 20 xã | 1 thị trấn và 17 xã | 1 thị trấn và 13 xã | 1 thị trấn và 13 xã |
Huyện lỵ | Suối Hoa | Đông Ngàn | Gia Bình | Thứa | Phố Mới | Hồ | Lim | Chờ |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 1
- Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 2
- Những Nghiên Cứu Về Văn Bia Và Văn Bia Tỉnh Bắc Ninh
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cho Việc Nghiên Cứu Văn Bia Phật Giáo Thế Kỷ Xvii - Xviii Ở Tỉnh Bắc Ninh.
- Phân Loại Loại Hình Văn Bia Thế Kỷ Xvii - Xviii Tỉnh Bắc Ninh
Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.
- Năm 2020, dân số Bắc Ninh là 1.419.126 người, chỉ chiếm 1,21% dân số cả nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố.
1.2. Tình hình các di tích lịch sử tỉnh Bắc Ninh và di tích Phật giáo
Thời kỳ Hồng Bàng, nước Văn Lang được chia làm có 15 bộ, bộ Vũ Ninh là vùng lãnh thổ thuộc phần lớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Trong thời Bắc thuộc, Giao Chỉ gồm có 10 huyện trong đó có huyện Luy Lâu. Luy Lâu đã từng là một trung tâm kinh tế, chính trị, tôn giáo lớn trong suốt thời kỳ dài từ cuối Tk II đến Tk IX -
X. Xung quanh Luy Lâu là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển. Ở đây, cơ sở Nho học, trường học đã được thiết lập từ rất sớm do đó, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán, Đường đã được truyền bá liên tục vào Việt Nam. Trung tâm Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam. Tại trung tâm Luy Lâu, Sĩ Nhiếp cùng với Nhâm Diên, Tích Quang được coi là người đặt nền móng cho Nho học ở Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung. Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa, tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp, bi ký, mộc bản cổ… Lễ hội vùng Dâu được coi là những đặc trưng văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của vùng gắn với môi trường sông nước
6 Theo số liệu của Cục Thống kể tỉnh Bắc Ninh đăng trên Wedside tỉnh Bắc Ninh https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc.
với tín ngưỡng thờ thần Tứ Pháp: Pháp Vân - Pháp Vũ - Pháp Lôi - Pháp Điện là một trong những lễ hội tiêu biểu và đặc trưng nhất của vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ như: Lễ rước Phật, rước Tứ Pháp, rước nước mang đậm tính chất nông nghiệp. Luy Lâu được các nhà nghiên cứu tôn vinh là “tổ đình” của Phật giáo Việt Nam. Luy Lâu với sự hiện diện của nhiều dấu tích văn hoá, khảo cổ tại các ngôi chùa tiêu biểu như chùa Dâu và hệ thống Tứ Pháp (Thuận Thành), chùa Phật Tích (Tiên Du) và nhiều ngôi chùa trong khu vực là điểm hội tụ, giao thoa, đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi giữa tinh hoa văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, giữa văn hoá Nho giáo với Lão giáo (Trung Hoa - Đông Á) với Phật giáo để rồi sinh thành, sáng tạo ra một nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hoá người Việt tại trung tâm châu thổ Bắc bộ.
Về tôn giáo: Hiện nay, Bắc Ninh có 7 tôn giáo hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Minh Lý đạo, Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài. Bắc Ninh có 40 xứ đạo Công giáo hoạt động và tất cả các hoạt động Công giáo ở Bắc Ninh đều do Toà Giám mục Giáo phận Bắc Ninh chỉ đạo. Tuy nhiên, cũng như nhiều tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ, các di tích thuộc loại hình di tích Thiên chúa giáo chiếm số lượng không nhiều7, ngược lại số lượng các ngôi chùa (Phật giáo) cùng với các
loại hình văn hóa truyền thống, tâm linh khác có số lượng nổi bất và chi phối nhiều hoạt động trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân Bắc Ninh.
Bắc Ninh hiện nay có nhiều loại hình di tích lịch sử, văn hóa với nhiều công trình tín ngưỡng tâm linh. Theo tài liệu thống kê của Bảo tàng Bắc Ninh, năm 2013, toàn tỉnh có 1.558 di tích, trong đó có 194 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia, 312 di tích đã được UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp Tỉnh [69] .
Theo wedside của UBND tỉnh Bắc Ninh, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có
1.259 di tích lịch sử và văn hóa (trong đó có 495 di tích được nhà nước công nhận, trong đó có 190 di tích cấp Quốc gia, 4 di tích cấp Quốc gia đặc biệt và 301 di tích cấp tỉnh)8. Trong đó được phân bố như sau:
7 Theo thống kê của UBND tỉnh Bắc Ninh thông qua trang Wedside thì ở tỉnh Bắc Ninh có 19 hạt (Bao gồm cả Toà giám mục), hiện có 19 nhà thờ (xem: https://www.giaoxugiaohovietnam.com/BacNinh/01-Giao-Phan- BacNinh-0-DanhSach.htm. Truy cập ngày 6/3/2022).
8 Wedsise: UBND tỉnh Bắc Ninh https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc_Ninh. Như vậy, so với tư liệu trên phương tiện thông tin đại chúng như wedsite của UBND tỉnh, tư liệu công bố trong công trình Di