+ Tạo hậu Phật bi kí/ Nam vô a di đà Phật 造後佛碑記/南無阿彌陀佛, (Ch. Vĩnh Phúc , Th. Thượng, x. Phù Lãng, h. Quế Dương), khắc năm Đức Dương thứ 3 (1674); Người viết: Lưu Trạch; chức vị: Xã lại; Húy chữ “Cửu” [N0: 5635/5636].
Nguyên nhân huý chứ “Cửu” 玖 là do đây là tên bà Phạm Thị Ngọc Cửu 范氏玉玖
- Chính thất của Lê Lợi (Lê Thái Tổ). Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, bà đã có công giúp chồng thu phục thành Nghệ An nhưng không may bà đã hy sinh. Trước sự hy sinh của bà, Lê Lợi rất lấy làm đau xót nên đã giấy tên bà đổi tên thành “Trần” . Vì thế, năm 1428, lệnh ban lệ 7 chữ huý trong đó có 2 chữ huý “Trần” và chữ huý “cửu”.
- Nhóm bia húy chữ “Trần”
+ Phúc Diên tự bi công đức tín thí 福延寺碑功德信施, bia chùa Diên Phúc, xã Đại Bái, h. Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. TS Phạm Văn Đạt, TS khoa Bính Tuất (1640); chức vị giám sát ngự sử đạo Thanh Hoa; tước Thọ Vinh Nam (soạn); Lê Nhân Triệt, TS khoa Canh Thìn; chức vụ Lại khoa cấp sự trung; tước Quế Đình Tử (nhuận); Nđ: 1650; húy chữ [N0: 4652/4653] ;
+ Hậu Phật bi kí 後佛碑記, Chùa Sùng Hoa, xã Đại Liễn Thượng, tg. Đại Liễn, h/
Võ Giàng; Nđ: Vĩnh Trị thứ 2 (1677); Người soạn; Đỗ Tài Kiêm, Giám sinh; Người viết chữ Trần Gia; Thị nội Thư tả; tước Nho Mão Nam; húy chữ Trần ;
+ Thanh Lan tự / Bi kí 青 蘭 寺 / 碑 記 Ch. Bồng Lai, x. Lai Hạ, h. Lương Tài, t.
Bắc Ninh; khắc năm Hoằng Định 15 (1614); Người viết: Trần Hữu Phẩm 陳有品; chức vị: Tăng Thống; Húy 02 chữ và chữ “Long” ; [N0: 5986/5987.
Nguyên nhân kiêng huý chữ là tên gọi của chính thất Hoàng đế Lê Thái Tổ bà vốn có tên là “Cửu” như đã đề cập. Theo Ngô Đức Thọ còn có một nguyên nhân khác: Triều đình nhà Lê không muốn ai nhắc nhớ đến họ Trần để tránh sự rắc rối. Do đó, chúng ta dễ nhận ra chữ “Trần” là một tên huý do chính Lê Lợi gài đặt rất khéo trước trong khi viết Lam Sơn thực lục, sau đó được chuyển tiếp ghi nhận trong các sử sách của triều Lê Sơ, chúng ta vì thế cũng phải đối xử với chữ đó như một chữ huý thực sự…Những người mang tên họ Trình như: Trình Thuấn Du, Trình Hiển (Đều đỗ khoa thi Minh Kinh năm 1429),
Trình Thanh đỗ khoa Hoành Từ (1431)14… trước đều là người họ Trần, đổi họ để đi thi
theo quy định kiêng huý đời Lê Sơ [121; 61- 62].
14 Trong một số văn bia đề danh Tiến sĩ dưới triều vua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, những người họ Trần đi thi và thi đỗ đều không viết kiêng huý (xem No: 01313, 01323).
- Nhóm húy chữ “Tân”
+ Tu sáng Tịnh Quang tự 修創淨光寺; st tại chùa Tịnh Quang, th. Tổ Long, x. Bồng Lai, h.Quế Dương (Quế Võ); khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697); người soạn: Nguyễn Sĩ Luân; học vị Giám Sinh; [N0: 5471/5472/5473/5474]; húy chữ Tân ;
+ Phúc Tân tự bi 新 福 寺 碑 ; ch. Phúc Tân, x. Quế Tân, h. Võ Giàng; Nđ: Hoằng
Định thứ 18 (1617); Người soạn: Nguyễn Tuân 阮 旬 ; tên tự Nhuân Phu; chức vị: Cẩn sự lang, Giảng dụ; Người viết: Nguyễn Phúc Lâm 阮 福 林 , tên tự: Đạo Viện; chức vị: Tư tả;
Húy chữ “Tân” ; [N0: 5706] .
TheoĐVSKTT: Nguyên nhân huý chữ “Tân” là do tên ông nội của Lê Chiêu Tông là Kiến Vương Lê Tân (được phong là Kiến Hoàng Đế) [67: BK 15, 34a].
- Nhóm húy chữ “Bang”
+ Chữ “Bang” : Bia “Thần Phật chi bi” 神 佛 之 碑 chùa Tố Linh, xã Phú Đô, h. Gia Bình, niên đại soạn (1659), TS Nguyễn Văn Thực soạn (N0: 4614/4615/4616/1417): húy chữ “ Bang” . Huý chữ “Bang” trên văn bia Phật giáo thế kỷ XVII, XVIII ở Bắc Ninh không nhiều lắm. Theo Ngô Đức Thọ: Các văn bản từ sau năm 1466 đều không đòi hỏi phải viết kiêng huý (đối với tất cả 25 chữ huý đã nêu trong danh mục), chỉ trừ 3 trường
hợp tên của vua gồm hai chữ: Nguyên Long 元 龍 , Bang Cơ 邦 基 , Tư Thành 思 誠 thì
không được dùng liền cả 2 chữ”15.
- Nhóm húy chữ
16+ Hậu Phật bi kí 後 佛 碑 記 , ch. Đại Bi, x. Khắc Niệm Thượng, h. Võ Giàng; Nđ: 1707; húy chữ Đề ; nđ; Vĩnh Thịnh thứ 3 (1707); Người soạn, nhà sư: Hoằng Nguyện Tử; Người viết chữ: Nhà sư tên hiệu Đạo Điển; [N0: 5169] ;
+ Hữu Thần tả Phật bi kí 右神左佛碑記; Đình Mỹ Duệ, x. Mỹ Duệ, h. Lương Tài;
Nđ: Chính Hòa thứ 20 (1699); Người soạn: Trần Thế Vinh 陳 世 荣 , hiệu Nhân Tề, họ vị:
TS khoa Canh Tuất (1670); chức vị: Bồi tụng; Binh bộ Tả thị lang; Tước hiệu: Phong Lĩnh Nam; Người viết chữ: Đỗ Quang Thông 杜光通; chức vị: Phó Đội trưởng; tước hiệu: Hoan
Vũ hầu; Húy chữ [N0: 5851/5852/ 5853/5854];
- Húy chữ :
Tân tạo thạch bi/ Thanh Lan tự 新造石碑/青蘭寺; Ch. Bồng Lai, x. Lai Hạ, h. Lương Tài, t. Bắc Ninh; NĐ:: Chính Hòa thứ 22 (1701) Người soạn: họ Nguyễn 阮, học vị:
15 Ngô Đức Thọ (1997), Nghiên cứu chữ huý Việt Nam qua các triều đại, Nxb Văn hoá, tr 61.
16 Bảng thống [Xem phần phụ lục] sẽ không phân theo nhóm chữ húy mà theo trật tự thời gian.
Quốc tử giám Giám sinh; Người viết chữ: Sa di tên hiệu: Như Nhạc: 如岳; Húy chữ Thành ; [N0: 5984/5985]17.
Chữ huý “Thành” là tên kỵ huý của Hoàng đế Lê Thánh Tông (tên huý là Tư Thành) [67: BK 12, 7a].
Nhìn chung, các chữ húy trên văn bia Phật giáo của tỉnh Bắc Ninh Tk XVII - XVIII không có gì đặc biệt. Chúng đều có đặc điểm giống như những đặc điểm của chữ húy trên văn bia Việt Nam nói chung đã được các nhà nghiên cứu đi trước chỉ ra [121].
- Các vấn đề khác về văn bản học văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII ở tỉnh Bắc Ninh:
Nghiên cứu văn bản học là một khâu rất quan trọng trong công tác nghiên cứu Hán Nôm học, sử học, thư tịch học. Việc nghiên cứu văn bản văn bia không chỉ giúp thẩm định sự chân, ngụy của văn bản mà còn góp phần tìm hiểu nhiều vấn đề khác nhau như: phong tục, tập quán, trình độ, kiến thức,... của tác giả biên soạn. Khi tạo một văn bia, thông thường mặt trước và mặt sau có cùng một niên đại. Nhưng trên thực tế, trên một văn bia, người ta tiến hành san khắc làm nhiều đợt khác nhau, vì thế, có thể mặt trước và mặt sau có niên đại khác nhau. Bởi nếu phần để trống của văn bia vẫn còn, vào một thời điểm khác, người ta lại tiếp tục khắc thêm một nội dung tiếp nối tiếp vào phần để trống của văn bản đó. Trường hợp này cũng đã xuất hiện trên văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIIII ở tỉnh Bắc Ninh. Chẳng hạn,
trên văn bia Tu sáng Tịnh Quang tự 修 創 淨 光 寺 tại thôn Tổ Long, (xã Bồng Lai,
huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, Đạo Kinh Bắc), bia gồm 4 mặt, trong đó 3 mặt đầu và một phần của mặt bia thứ 4 có niên đại Chính Hoà 18 (1697), phần cuối mặt thứ 4 người ta liền khắc nối tiếp sau thời Nguyễn vào năm 1831 [N0: 5471 - 5472 - 5473 - 5474].
- Thời điểm được phản ánh qua nội dung văn bia cách xa thời điểm khắc bia.
Thông thường, văn bia được soạn ra, rồi sau đó không lâu, người ta tiến hành khắc bia. Nhưng có những trường hợp, tác giả đã soạn thảo nội dung văn bia từ trước đó rất lâu, mãi về sau mới có điều kiện khắc đá. Những văn bia loại này thường là bia Hậu phật, Hậu thần hoặc bia khoán ước đã được soạn thảo khi nhân
17
vật có công, có của cung tiến cho cộng đồng khi còn sống và đã soạn thảo quy ước bằng văn bản, nhưng để khi nhân vật đó qua đời mới khắc bia để thực thi lời giao
ước truyền đời. Đó là trường hợp văn bia: Tịnh Quang tự hậu phật bi ký 淨 光 寺 後
佛 碑 記 , chùa Tịnh Quang, (xã Từ Phong, huyện Quế Võ) cho biết vợ chồng ông bà Nguyễn Phúc Hiền là người nhân đức, cúng 100 quan tiền và ruộng cho bản xã nên được bầu làm Hậu Phật nhưng chưa kịp dựng bia kỷ niệm. Đến năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715) các con của ông sợ rằng lâu ngày quên mất nên đã đứng ra lập bia ghi lại sự việc [N0: 5481 - 5482].
Địa danh bị đảo lộn vị trí.
Khắc tên địa danh bị đảo vị trí cũng là một trong những trường hợp có thể xảy ra trong bi kí. Chúng tôi đã khảo sát và phát hiện, văn bia Phật giáo ở tỉnh Bắc Ninh, hiện tượng một số văn bia khi khắc tên địa danh bị đảo vị trí. Thí dụ: Bia: Nội
An Quốc Ân tự bi 内 庵 國 恩 寺 碑 [N0: 04505], niên đại Khánh Đức thứ 4 (1652)
trong bài minh đã ghi đảo lộn vị trí của tên gọi trong địa danh “Kinh Bắc” 京 北
thành “Bắc Kinh” 北京.北京勝景
東究名藍
Bắc Kinh thắng cảnh Đông Cứu18 danh lam
Nguyên bản văn bia đã khắc như trên, nhưng khi đọc văn bản, người đọc phải đảo lại trật tự từ như sau:
京北北勝
東究名藍
Kinh Bắc thắng địa Đông Cứu danh lam
Hay qua nội dung tấm bia Tịnh Quang tự hậu phật bi ký 淨光寺後佛碑記,
chùa Tịnh Quang, (xã Từ Phong, huyện Quế Võ), [N0: 5481 - 5482] cho biết thế kỷ XVII có sông Quỳnh (Quỳnh Giang) 琼 江 . Chúng tôi đã đi khảo sát ở khu vực này
18 Núi Thiên Thai còn có tên là núi Đông Cứu (đồng thời, đây cũng là tên đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh có từ lâu đời).
nhiều lần cũng không thấy con sông nào tên là sông Quỳnh (Quỳnh Giang) như văn bia đề cập. Vật đổi sao rời, có thể ba bốn trăm năm qua, dòng sông này đã bị san lấp mà nay không còn tên gọi và người dân trong vùng cũng không còn biết tên gọi nữa.
- Cách gọi tắt hoặc đảo lộn vị trí tên địa danh cốt để đọc cho hiệp vần
Tên huyện có khi chỉ viết tắt tên đầu theo cách gọi dân gian: Như Phủ Từ, huyện Quế, xã Nghiêm 府慈縣桂社嚴 (Tên đầy đủ của Phủ Từ Sơn, huyện Quế Dương, xã Nghiêm Xá) như trong văn bia Hậu Phật bi kí 後佛碑記 [N0: 05060/
05061], niên đại Vĩnh Thịnh 16 (1720): Từng nghe, đạo Phật lớn lao, từ bi quảng đại, người người nhân đức, chiêm ngưỡng để cầu “ngũ phúc” đấy. Nay có tín vãi Tạ Thị Thái hiệu diệu Tính, vui thấy cảnh thái bình thịnh trị, chùa Cầu Bốn, xã Nghiêm (xá), huyện Quế (Dương), phủ Từ (Sơn)....
- Đảo vị trí tên địa danh cốt để đọc cho xuôi. Bia Bản xã Bảo Trí 本 社 保 置 [N0:
05077], niên đại Chính Hòa 11 (1690), chùa Sùng Ân, xã Đô Đàn, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn (nay là xã Mộ Đạo, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh) bài minh 20 câu trong đó có 4 câu:
天挺生聖主時多出神贤
府慈縣陽桂 潘族社都亶 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nghiên Cứu Về Văn Bia Và Văn Bia Tỉnh Bắc Ninh
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cho Việc Nghiên Cứu Văn Bia Phật Giáo Thế Kỷ Xvii - Xviii Ở Tỉnh Bắc Ninh.
- Phân Loại Loại Hình Văn Bia Thế Kỷ Xvii - Xviii Tỉnh Bắc Ninh
- Tác Giả Soạn Văn Bia Là Những Người Đỗ Đại Khoa
- Văn Bia Phản Ánh Địa Thế, Phong Thuỷ
- Văn Bia Phản Ánh Về Ý Nghĩa Của Tên Gọi Và Quy Mô, Diện Mạo Của Một Số Ngôi Chùa
Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.
Phiên âm:
Thời đa xuất thần hiền
Phủ Từ huyện Dương Quế Phan tộc xã Đô Đàn |
Dịch nghĩa:
Xuất hiện nhiều hiền tài
Phủ Từ, huyện Quế Dương Họ Phan, xã Đô Đàn |
Ở đây, đã đảo từ “huyện Quế Dương”縣桂陽 thành “huyện Dương Quế” 縣陽桂(với vần trắc, câu thứ 3 trong bài minh ngũ ngôn) để thay bằng “vần bằng” trong từ địa danh huyện “Quế Dương”縣桂陽 vốn là một tên huyện của phủ Từ Sơn. Cấu
trúc ngữ pháp đã bị đảo lộn thành cấu trúc tiếng Việt: Phan tộc, xã Đô Đàn 潘 族 社
都亶(lẽ ra phải đổi thành: Phan tộc, Đô Đàn xã mới đúng ngữ pháp tiếng Hán. Nhưng ở đây đã đảo lại theo cấu trúc tiếng Việt để hiệp vận).
Bia khắc bị nhầm đã làm đảo lộn trật tự từ trong tiếng Việt. Bia Hậu Phật bi kí
後 佛 碑 記 [N0: 05153], chùa Tây Thiên, thôn Khả Lễ, xã Bồ Sơn, huyện Tiên Du,
phủ Từ Sơn (nay là xã Bồ Sơn, thị xã Bắc Ninh), niên đại bia Chính Hòa 16 (1695), trong một bài tán, nói về cuộc sống phồn vinh, tốt đẹp, trật tự từ “Vinh hoa” 榮 花 đã đổi thành “Hoa vinh” 花 榮 . Bài tán 讚 曰 là bài văn ca ngợi người phát tâm công
đức. Ở đây, bài tán có nhịp điệu 4/4, nhưng được trình bày liền mạch và không có xuống dòng, ngắt nhịp như dạng thức thơ mà thể hiện như văn xuôi: Vĩnh thùy phiệt
duyệt/Chiếm bảng khoa danh/Lưu truyền vạn đại/Phúc hưởng hoa vinh 永垂閥閱/
占榜科名/流傳萬代/福享花榮...
Bia Hậu Phật bi ký, [N0: 23022], chùa Đào Viên, xã Nguyệt Đức, huyện Quế Võ; Niên đại Chính Hòa 12 (1691); Bài minh dài 24 câu có đoạn:
越京勝處安類縣郞
顯梂之社 古跡靈光 |
Phiên âm
An Loại huyện Lang
Hiển Cầu chi xã Cổ tích linh quang |
Dịch nghĩa:
Phủ Thuận An, huyện Siêu Loại
Xã là Hiển Cầu Cổ tích linh thiêng |
Lạc khoản ghi: Lê triều Chính Hòa vạn vạn niên chi thập nhị, mạnh xuân cốc nhật tạo bi(Tạo bia, ngày tốt, tháng Giêng năm Chính Hòa thứ 12 (1691). Bia do
Xã chính Dương Hữu An 陽 有 安 (ký). Ở trên, bài minh đã viết tắt của tên địa
danh nước Đại Việt 大 越 + Kinh Bắc xứ 京 北 處 thành = Việt Kinh; “An Loại”
安纇 là cách viết tắt của phủ Thuận An 順安府 với huyện Siêu Loại 超類縣 (địa danh này cơ bản tương đương với huyện Thuận Thành ngày nay”.
- Tên gọi Việt Nam xuất hiện sớm trên bia Phật giáo tỉnh Bắc Ninh thế kỷ XVII
- XVIII.
Như chúng ta đã biết, tên gọi Việt Nam được nhà Nguyễn chính thức đặt niên hiệu cho toàn bộ nước Việt Nam thống nhất từ Bắc chí Nam từ năm 1804. Nhưng trước đó, qua tư liệu cho biết vào thế kỷ XIV, nhà Sử học Hồ Tông Thốc (1324 -
1404) đã có tác phẩm mang tên gọi: Việt Nam thế chí 越 南 世 誌 , trong thơ của
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã từng đề cập đến quốc hiệu Việt Nam... Tên gọi Việt Nam đã xuất hiện lẻ tẻ trong văn bia của một số địa phương trong đó có xuất hiện trên văn bia Phật giáo của tỉnh Bắc Ninh thế kỷ XVII - XVIII:
Chữ “Việt Nam” xuất hiện trên bia: Diên Phúc tự bi 延 福 寺 碑 [N0: 04652],
niên hiệu Khánh Đức thứ 3 (1651) Bia chùa Diên Phúc, xã Đại Bái, huyện Gia Định (nay là xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh):
越南勝地京北强形嘉定縣號
大拜社名 寺云延福古称餘靈 |
Phiên âm:
Kinh Bắc cường hình Gia Định huyện hiệu
Đại Bái xã danh Tự vân Diên Phúc Cổ xứng dư linh |
Dịch nghĩa:
Tên huyện Gia Định
Đại Bái tên xã Chùa là Diên Phúc Nổi tiếng linh thiêng |
Hậu Phật bi kí 後佛碑記 [N0: 05060/05061], niên đại Vĩnh Thịnh 16 (1720): Nguyên văn:
梂奔寺禅
東村嚴舍 水遶于前 |
Phiên âm
Cầu Bốn tự thiền
Đông Thôn Nghiêm Xá Thủy nhiễu vu tiền |
Dịch nghĩa:
Có chùa Cầu Bốn
Thôn Đông Nghiêm Xá Sông uốn trước làng |
Bia Vô đề [N0: 05091], niên đại Chính Hòa 13 (1692), Chùa Cảm Ứng, xã Quế Ổ, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn (Nay là xã Quế Ổ, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), viết về việc lập bia làm chùa, cung tiến có bài minh 18 câu trong đó có đoạn đề cập đến quốc hiệu nước “Nam Việt”:
Nguyên văn:
國中盛强
奠安南越 洪衍此彊 |
Phiên âm:
Quốc trung thịnh cường
Điện an Nam Việt Hồng diễn thử cương |
Dịch nghĩa:
Trong nước thịnh trị
Nước Việt bền vững Cương vực dài lâu |
Đặc biệt ở đây đã viết câu: 奠安南越 “Điện An Nam Việt” (nghĩa có thể hiểu là nước Đại Việt, nước An Nam hoặc nước Việt Nam vững bền). Tên gọi nước
Nam Việt là quốc hiệu nước ta dưới sự trị vì của Triệu Đà cách ngày nay hơn 2.000 năm. Cụm từ: “An Nam Việt”奠安南越 Giúp cho nước Nam Việt được an 使南越得安. Tên gọi nước Nam Việt rất hiếm khi sử dụng trong các tư liệu văn khắc nói
chung và các loại văn bản nói chung của các giai đoạn sau này. Ngược lại, tên gọi nước Đại Việt, hay Việt Nam thường xuất hiện nhiều trong các loại hình văn bia và các loại hình văn khắc khác ở các thế kỷ thời trung đại.