Phân Loại Loại Hình Văn Bia Thế Kỷ Xvii - Xviii Tỉnh Bắc Ninh

CHƯƠNG 2

KHẢO SÁT VĂN BẢN VĂN BIA PHẬT GIÁO THẾ KỶ XVII - XVIII TỈNH BẮC NINH


Từ việc tổng hợp kết quả sưu tầm từ bộ sưu tập Văn bia của Viện Viễn Đông Bác Cổ (FEEO) đầu thế kỷ XX đến những đợt sưu tầm trong thập niên 90 của thế kỷ XX và những phát hiện gần đây, luận án hệ thống và phân loại số lượng văn bia để khảo sát. Việc phân loại theo niên đại, có thể thấy được sự tập trung một số lượng lớn văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII ở một số danh lam cổ tự. Trên cơ sở đó, luận án tiến hành nghiên cứu về văn bản học, nhằm chỉ ra được những đặc điểm riêng có tính chất địa phương và có tính chất lịch sử của loại hình văn bia này. Việc nghiên cứu hình thức, khảo sát văn bản văn bia cũng không thể bỏ qua các thông tin liên quan như tác giả biên soạn, thợ khắc… Đây là những yếu tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao giá trị nội dung, chất lượng cũng như việc đánh giá giá trị của văn bản - tác phẩm. Cuối cùng là phần tiểu kết chương.

2.1. Phân loại loại hình văn bia thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh

2.1.1. Phân loại theo địa phương hành chính hiện nay qua các đợt sưu tầm

Trong số văn bia Phật giáo tỉnh Bắc Ninh Tk XVII - XVIII do Viện Viễn Đông bác cổ (FEEO) sưu tầm được vào đầu Tk XX chiếm số lượng đáng kể (gồm 174 văn bia), trong đó, phần lớn là các văn bia ghi về việc trùng tu, xây dựng, bia ghi hành trạng các vị sư tổ, cung tiến, tô tượng, đúc chuông.... [Xem phần Phụ lục bảng thống kê 1, 2, 3, 4, 5].

Sau đó, vào thập kỷ 90 của Tk XX, VNCHN đã tiến hành sưu tầm rộng dãi trên phạm vi toàn tỉnh. Công việc sưu tầm được tiến hành trong khoảng 10 năm (từ 1991 đến 1999) công tác sưu tầm được thúc đẩy chia làm 4 đợt;

Đợt thứ Nhất: tiến hành vào năm 1991 sưu tầm được với số lượng nhiều nhất (384 đơn vị thác bản) gồm: Thị Xã Bắc Ninh = 23 đv; h. Tiên Sơn = 123 đv; h. Thuận Thành = 123 đv; h. Yên Phong = 115 đv;

Đợt thứ 2: tiến hành vào năm 1994 với số lượng 70 đơn vị trong đó h. Lương Tài = 11 đơn vị; h. Quế Võ = 59 đv; trong đó văn bia niên đại Tk XVII - XVIII = 22 bia;

Đợt thứ 3: sưu tầm vào năm 1998 với số lượng 55 bản; trong đó tiếp tục sưu tầm bổ sung được ở huyện Lương Tài và Gia Bình số lượng văn bia Phật giáo niên đại Tk XVII - XVIII = 27 đơn vị ;

Đợt thứ 4: sưu tầm với số lượng ít nhất. Đợt này chỉ sưu tầm bổ sung trên địa bàn h. Gia Bình chỉ được 20 đv thác bản văn bia, trong đó văn bia niên đại Tk XVII

- XVIII = 11 văn bia;

Tổng số 4 đợt sưu tầm (trong khoảng một thập kỷ - thập kỷ 90 của thế kỷ

XX) được 208 văn bia Phật giáo Tk XVII - XVIII trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Sự phân bố văn bia theo đơn vị huyện

Căn cứ vào sự xuất hiện của những văn bia Phật giáo Tk XVII - XVIII, chúng tôi có thể tính được sự xuất hiện và phân bố của những ngôi chùa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đương thời. Tuy nhiên, đây không phải hoàn toàn là bằng chứng sớm nhất về sự xuất hiện của những ngôi chùa này. Bởi vì, những văn bia có niên đại sớm hơn từ thời Trần, Lê Sơ, Mạc và thậm chí còn sớm hơn nữa(thời Bắc thuộc), chúng tôi không đề cập đến trong phạm vi nghiên cứu này. Với 174 văn bia Phật giáo Tk XVII – XVIII do EFEO sưu tầm và 208 văn bia do VNCHN sưu tầm được phân bố ở 160 chùa trong toàn tỉnh đã chứng tỏ vào thời điểm đó, những ngôi chùa này đã và đang tồn tại, được kiến thiết, xây dựng, trùng tu. Phần lớn là mỗi chùa có từ 1 đến 2 văn bia nhưng cũng có một số chùa có số lượng tăng vọt với số lượng lớn như ở huyện Thuận Thành có các chùa Đào Viên (x. Nguyệt Đức, H. Thuận Thành) với số lượng 14 bia với các niên đại: 1686, 1691, 1728, 1752 (2 bia),

1763 (3 bia), 1767, 1778, 1789, 1790, 1795, 1797; Chùa Dâu (xã Thanh Khương)

với 9 bia được dựng vào các năm: 1738, 1751, 1763 (2 bia), 1769, 1775, 1790, 1791, 1794; Huyện Yên phong có chùa Phong Lẫm (Linh Quang tự, xã Đông Phong) có 6 bia được dựng vào các năm: 1699, 1727, 1732, 1748, 1757, 1779; Huyện Gia Bình có chùa Đại Bi (th. Ngọc Xuyên, x. Đại Bái) có 4 bia TK XVII - XVIII với các niên đại: 1730, 1765, 1707, 1715…

Bảng 2: Bảng thể hiện sự phân bố của các chùa Tk XVII - XVIII (theo đơn vị huyện)

Tt

Huyện

Số lượng chùa Tk XVII- XVIII

Ghi chú

1

Quế Võ

49


2

Từ Sơn

20


3

Tiên Du

14


4

Yên Phong

22


5

Thuận Thành

21


6

Gia Bình

21


7

Lương Tài

13


Tổng

160


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 6

Qua thống kê cho thấy, tương quan về số lượng văn bia Phật giáo có niên đại Tk XVII - XVIII giữa các huyện trong tỉnh Bắc Ninh có sự chênh lệch đáng kể. Bỏ qua tương quan về diện tích đất đai và số lượng làng, xã trên một huyện. Điều đó cho thấy, nhiều di tích chùa chiền Tk XVII - XVIII ở tỉnh Bắc Ninh được trùng tu xây dựng trên nền tảng của những ngôi chùa đã có từ trước đó. Cụ thể là, trong một phạm vi trung tâm Luy Lâu, Phật Tích xưa đã từng tồn tại từ thời Lý - Trần thậm chí có từ trước đó rất nhiều thì đến giai đoạn này vẫn được trùng tu, xây dựng. Hoặc trên các khu vực có những cảnh quan đẹp như chung quanh những triền núi cao phù hợp với việc xây dựng chùa chiền do đó cũng đã xuất hiện nhiều di tích cổ được tu bổ và kiến thiết thêm.

2.1.2. Phân loại theo niên đại

Bắc Ninh là vùng đất cổ, xuất hiện nhiều danh lam cổ tự có từ thời Bắc thuộc, Lý, Trần... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cho đến nay, số bia của thời kỳ lịch sử này chỉ còn sót lại vài đơn vị văn bản. Bia thời Lê sơ (Tk XV) cũng chỉ xuất hiện 5 đơn vị:

+ Vô đề 無提 nên hiệu Thái Hòa 7 (1449), không rõ người soạn, địa điểm

chùa thôn Cung Kiệm, xã Nhân Hòa, huyện Quế Võ [152; 71, 72).

+ Diên Khánh tự bi kí 延 慶 寺 碑 ; [N0: 04486], niên hiệu Hồng Đức 10 (1479), không rõ người soạn; địa điểm: Đình thôn Môn Ải, xã Lãng Ngâm, tổng Đông Cứu, huyện Gia Bình (nay là thôn Hương Vinh, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình): Nội dung văn bia cho biết năm Thiệu Long thứ 3 (1260), ông Ngộ Đạo tên thật là Dương Kiện và bà Ngộ Thiện (tên thật là Nguyễn Thị Suyền) tạc ba pho tượng Phật của chùa lưu cho đời sau. Đến năm Tân Mão Khai Hựu 11 (1339) ông

Nguyễn Hàn hiệu Bình Đẳng cùng bà hiệu Từ Thiện gửi vào chùa Diên Khánh 5 khoảnh ruộng; Năm Thiệu Phong thứ 8 (1348) xã Hạ Bán Ngâm, lộ Bắc Giang, tiểu Văn Công Hạ, Nguyễn Nữu hiệu Chân Giác cùng với Hoàng Đại Nương gửi lưu tại chùa Diên Khánh 4 khoảng ruộng, ngoài ra còn nhiều người công đức, cung tiến. Đến năm Canh Ngọ niên hiệu Quang Thái thứ 3 (1390), Nội hộ Nguyễn Điếm gửi lưu lại chùa Diên Khánh một khoảng ruộng trong vườn chùa, ngoài ra còn nhiều người cung tiến khác [152; 169 - 178];

+ Từ Mân Nguyễn công ký thất Hoàng thị chi mộ 慈珉阮公記室黄氏之墓

tạo năm Giáp Thìn (1484), niên hiệu Hồng Đức, đặt tại mộ ông bà họ Nguyễn, xã Kim Chân, huyện Quế Võ.

+ Trăn Tân từ lệ bi kí 臻津祠隸碑記 [N0: 06370 / 06371], niên hiệu Hồng Đức

18 (1487), do Nguyễn Đình Tuấn, Tiến sĩ khoa Tân sửu, Hàn lâm viện Hiệu lý, Đông các Thị thư (soạn)(trong nội điện Trăn Tân, xã Phúc Thọ, tổng Quảng Bố, huyện Lương Tài, Bắc Ninh (Nay là xã Quảng Phú, huyện Lương Tài); [152; 252 - 259];

+ Phật pháp Tam bảo, 佛法参寶 tạo năm Hồng Đức 21 (1490), đặt tại chùa

Đại Bi, xã Ngọc Xuyên, huyện Gia Bình, Bắc Ninh (nay là thôn Ngọc Xuyên, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, Bắc Ninh).

Trong 5 bia trên có 1 bia mộ, 1 bia đền còn lại 03 bia Phật giáo.

Ngoài các văn bia đã đề cập ở trên, văn bia trên núi Đại Lãm (Chùa Dạm) (hiện nay đã mờ hết nội dung) nhưng theo sự nghiên cứu của chúng tôi thì bia này có thể cũng là văn bia được tạo tác từ thời Lê Sơ.

Văn bia Phật giáo thời Mạc ở Bắc Ninh có lẽ cũng chỉ còn lại vài ba đơn vị. Bia có giá trị nghệ thuật và sắc nét về điêu khắc có lẽ phải kể đến văn bia có niên đại Diên Thành 1583 tại thôn Kênh Phố, (nay thuộc xã Cao Đức, huyện Gia Bình). Nội dung văn bia ghi về việc cúng Hậu vào chùa và ghi về các loại ruộng cung tiến, sau bia có điêu khắc tượng Hậu.

- Số lượng văn bia Phật Tk XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh phân theo niên hiệu

- Phân theo thế kỷ thì Tk XVII có 155 văn bia trong khi đó Tk XVIII có 136 văn bia. Như vậy, số lượng văn bia Phật giáo ở hai thế kỷ không có sự chênh lệch lớn nhưng giữa các niên hiệu với nhau thì có sự chênh lệnh rất lớn. Chẳng hạn như

niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705), tỉnh Bắc Ninh xuất hiện 95 văn bia. Hay niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786) xuất hiện 91 văn bia, trong khi đó các niên hiệu khác như Thái Đức (1778) không thấy xuất hiện một văn bia nào; Các niên hiệu Chiêu Thống (1786 - 1788), Đức Nguyên và Thịnh Đức mỗi niên hiệu chỉ xuất hiện =1 bia; Các niên hiệu khác thì thường xuất hiện số lượng khoảng 5 đến 7 bia. Niên hiệu xuất hiện từ 10 bia trở lên có: Vĩnh Trị = 10 bia; Khánh Đức = 12 bia, Vĩnh Hựu = 19 bia; Bảo Thái = 25 bia; Vĩnh Thịnh = 52 bia. Tính trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Tk XVII - XVIII lại xuất hiện thêm khoảng từ 2 - 3 văn bia Phật giáo. Như vậy, trung bình số lượng văn bia được tạo ra trong một năm không phải là nhiều. Xét trong tương quan thời gian thì sự xuất hiện của văn bia có niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705) với thời gian tồn tại 26 năm và niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786) kéo dài 47 năm thì sự xuất hiện với số lượng văn bia lớn theo tỷ lệ

thuận như trên thì sự tặng vọt về số lượng so với các niên hiệu khác là sự hợp lý12.

Bảng 3: Bảng thống kê thể hiện số lượng văn bia Phật giáo Tk XVII - XVIII theo niên hiệu13


Tt

Niên hiệu

Năm

Đời vua

Số lượng văn bia

1

Hoằng Định

弘定

1601-1619

Lê Kính Tông

7

2

Vĩnh Tộ

永祚

1619-1629


Lê Thần Tông (lần 1)

7

3

Đức Long

德隆

1629-1635

3

4

Dương Hòa

陽和

1635-1643

5

5

Phúc Thái

福泰

1643-1649

Lê Chân Tông

6

6

Khánh Đức

慶德

1649-1653


Lê Thần Tông (lần 2)

12

7

Thịnh Đức

盛德

1653-1658

1

8

Vĩnh Thọ

永壽

1658-1662

5


12 Số liệu thống kê văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh sẽ khác rất nhiều so với nhận định chung về văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc của nhà nghiên cứu Phạm Thị Thuỳ Vinh. Theo thống kê của chúng tôi, toàn bộ văn bia Phật giáo tỉnh Bắc Ninh thế kỷ XVII - XVIII, trong đó bia niên đại Chính Hoà (1680 - 1705) có 95 bia/382 bia =25%, trung bình 4 bia/1 năm, trong tương quan thời gian 25 năm/200 năm ( ≈15%)thời gian; Bia niên đại Cảnh Hưng (1740 – 1786) có 91 văn bia/382 bia = 23%, trung bình 1 năm = 4 bia/năm, thời lượng niên đại chiếm (≈ 20%) tổng thời gian. Theo chúng tôi, đây là sự phát triển có tính chấtổn định, đều đặn và liên tục. Trong khi đó, số liệu của Phạm Thị Thuỳ Vinh đối với tổng số văn bia của toànbộ xứ Kinh Bắc của 2 niên đại trên lần lượt là: 220 bia/25 = 8,8 bia; và 292 bia/47 năm = 6,2 bia. Chính vìthế, tác giả cho rằng, đây là giai đoạn có sự “bùng nổ” về số lượng văn bia (Phạm Thị Thuỳ Vinh (2003), Vănbia thời Lê xứ kinh Bắc và sự phản ánh về sinh hoạt làng xã, NXB Văn hoá Thông tin, HN, tr 41, 88).

13 Nếu phân chia theo niên hiệu nói chung thì chúng tôi tạm thời lấy mốc thế kỷ XVII từ niên đại Hoằng Định (1601) đến hết niên đại Chính Hoà (1680 - 1705), Bắc Ninh có 174 văn bia; Từ niên đại Vĩnh Thịnh (1705 -

1720) đến niên đại Cảnh Thịnh (Quang Toản: 1793 - 1801), Bắc Ninh có 208 văn bia; Như vậy, về số lượng văn bia Phật giáo của 2 thế kỷ XVII, XVIII không có sự chênh lệnh lớn.


9

Vạn Khánh

萬慶

1662-1662


0

10

Cảnh Trị

景治

1663-1671

Lê Huyền Tông

18

11

Dương Đức

陽德

1672-1674


Lê Gia Tông

2

12

Đức Nguyên

德元

1674-1675

1

13

Vĩnh Trị

永治

1676-1679


Lê Hy Tông

10

14

Chính Hòa

正和

1680-1705

95

15

Vĩnh Thịnh

永盛

1705-1720


Lê Dụ Tông

52

16

Bảo Thái

保泰

1720-1729

25

17

Vĩnh Khánh

永慶

1729-1732

Lê Duy Phường

8

18

Long Đức

龍德

1732-1735

Lê Thuần Tông

3

19

Vĩnh Hựu

永祐

1735-1740

Lê Ý Tông

19

20

Cảnh Hưng

景興

1740-1786

Lê Hiển Tông

91

21

Chiêu Thống

昭統

1786-1788

Lê Mẫn Đế

1

Triều Tây Sơn

22

Thái Đức

泰德

1778-1793

Nguyễn Nhạc

0

23

Quang Trung

光中

1788-1792

Nguyễn Quang Bình

6

24

Cảnh Thịnh

景盛

1793-1801

Nguyễn Quang Toản

5

Tổng

382

2.2. Nghiên cứu văn bản học văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh

- Ngụy tạo văn bản

Trong lịch sử văn bia có nhiều trường hợp ngụy tạo văn bản. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Nguyên đã tìm ra trong phạm vi 5.000 đơn vị thác bản văn bia có đến 517 đơn vị thác bản văn bia có dấu hiệu ngụy tạo (chiếm 10,30%) số lượng thác bản. Việc ngụy tạo chỉ diễn ra ở 5.000 đơn vị thác bản đầu mà không diễn ra ở các tập tiếp theo. Những văn bia bị ngụy tạo văn bản chủ yếu diễn ra ở các tỉnh Hà Đông, Nghệ An, Hưng Yên, Hải Dương. Còn các tỉnh Bắc Ninh chỉ có 3 thác bản; Nam Định và Ninh Bình mỗi địa phương chỉ có 1 thác bản. Ở Bắc Ninh có 3 thác bản [77; 36 - 38]. Đó là các thác bản [N0: 02862; 04370; 04371].

Trong thác bản văn bia [N0: 02862] với dòng niên đại ngụy tạo [Cảnh Thịnh] thập thất niên thập nhị nguyệt sơ ngũ nhật 景盛十七年十二月初五日. Mẫu chữ Cảnh Thịnh 景盛 cùng mẫu chữ in trong thác bản [N0: 02855] là khác nhau. Mặt

khác, không có niên đại Cảnh Thịnh thứ 17, trong khi đó văn bia có địa danh “Hoa

Lâm” 華 林 . “Hoa” là tên mẹ vua Thiệu Trị (bà Hồ Thị Hoa). Vì thế, tên này được

kiêng húy. Vậy bia này phải là Gia Long thứ 17 (1818) hoặc Minh Mệnh thứ 17 (1826) [77; 284 ].

Thác bản bia chùa Thánh Ân, (xã Phù Than, tổng Vạn Ty, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - Nay là thôn Kênh Phố, xã Cao Đức, huyện Gia Bình) [N0: 04370, 04371] cũng là bia ngụy tạo. Trên thác bản [No: 04371], dòng 3: Dòng niên đại

ngụy tạo [Cảnh Trị tứ niên, thập nhị nguyệt, nhị thập bát nhật] 景治四年十二月二

十八日. Dòng này được in dập lại từ bia thác bản [No: 04376].

Hai diềm bia thác bản [NO: 04370] có khắc chữ: Đại Việt Quốc, Hải Dương đạo, Thượng Hồng phủ, Cẩm Giàng huyện, Thực Khám xã, Tổ sư Chính Giác Hòa thượng Nguyễn Bá Thọ Nam vô hiệu Đạo đức Minh Thiền sư tôn giả Bồ Tát tượng

bi” 大越國,海陽道, 上洪府,錦江縣,寔龛社,祖師正覺和尚阮伯壽,南無

号道明禪師尊者菩薩像 cũng có dấu hiệu gán ghép. Không có thông tin niên đại. Vì thế, niên đại không xác định được [77; 323].

Năm 2014, khi sưu tầm và dịch thuật, nghiên cứu văn bia của thôn An Phú, (xã An Thịnh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), tác giả luận án cũng thấy xuất hiện hiện tượng văn bia bị đục mất phần niên đại. Trước đây, khi sưu tầm di sản văn bia ở các địa phương trên toàn quốc, Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) và Viện nghiên cứu Hán Nôm cũng đã để sót không sưu tầm văn bia ở địa phương này, niên đại bị đục chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm, lý giải. Theo chúng tôi, có thể văn bia bị đục trên đã được tạo tác vào cuối Lê đầu Nguyễn (?) [25].

Ngụy tạo văn bản trên văn bia chủ yếu là ngụy tạo trên thác bản (bản dập). Việc ngụy tạo này đã gây cho người đọc (đặc biệt là những người ít có điều kiện đi thực tế, điền dã, khảo sát tại các di tích) không ít khó khăn trong việc tiếp cận sự thật lịch sử. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, chúng tôi mới tổng hợp được vài ba trường hợp ngụy tạo văn bản văn bia Bắc Ninh thời Lê với tỷ lệ không đáng kể (dưới 1%). Chính vì thế, việc nghiên cứu dựa trên thác bản của nhóm tư liệu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII của tỉnh Bắc Ninh là khá thuận lợi và tin cậy.

- Chữ húy

Kiêng huý là một nét văn hoá đối với một số nước theo tư tưởng nho giáo phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Lệ kiêng huý được thể hiện ở trong văn hoá cung đình, bác học và văn hoá dân gian. Đối với văn hoá cung đình và bác học (trong đó

có thể lệ thi cử và chữ viết), tục kiêng huý đã trở thành một đặc điểm có tính chất lịch sử, văn hoá. Lệ kiêng quý bao gồm kiêng tên hoàng đế, hoàng hậu, tên những người trong hoàng tộc và tên Thánh nhân… Kiêng huý được phân ra trọng huý (được đặc biệt coi trọng) và khinh huý (kiêng huý không đặc biệt). Để thể hiện việc kiêng huý, thể hiện sự kính trọng, người thực hiện văn bản phải viết thay đổi tự dạng, hoặc bớt tự dạng (kính khuyết nhất nét), hoặc người đọc khi đến đó phải đọc trệch, đọc trẹo sang một âm khác. Do đó, thông qua chữ huý trên văn bia, người nghiên cứu không chỉ biết được luật lệ, thể chế, về nét văn hoá mà còn là một “mã hoá” để biết được niên đại văn bản bi kí. Lịch sử chữ huý Việt Nam bắt đầu có từ thời Trần và trở nên phổ biến, chặt chẽ vào thời Lê sơ, Lê Trung hưng và triều Nguyễn.

Trong số những văn bia Tk XVII - XVIII của tỉnh Bắc Ninh mà chúng tôi đã khảo sát, nghiên cứu có đến 14 bia có chữ húy, trong đó có húy chữ “Cửu” (4 lần), húy chữ (3 lần), húy chữ (2 lần), húy chữ (2 lần); còn lại các chữ: Bang , Thành , Long (mỗi chữ đều xuất hiện 1 lần). Cụ thể như sau:

- Nhóm bia húy chữ “Cửu”

+ Hậu Phật bi kí 後 佛 碑 記 , st chùa Phúc Diên, x. Vũ Dương, h. Quế Dương,; Nđ: Long Đức 2 (1733); Người soạn: họ Nguyễn, xã Bỗng Lai, h. Quế Dương; chức vị Điển bạ; húy chữ “cửu” ; [N0: 5040/5041/5042/5043] ;

+ Bản xã bảo trí/ Hậu Phật bi kí 本社寳置厚佛碑記; chùa Sùng Ân, x. Đô Đàn , h.

Quế Dương; Nđ: Chính Hòa thứ 11 (1690); Người soạn; Nguyễn Tiến Vinh; học vị Hiệu Sinh; người viết: Nguyễn Tiến Hiền; học vị Hiệu sinh, tước Thập Lý Hầu; húy chữ “Cửu” ; [N0: 5077/5078] ;

+ Bản xã lập Hậu Thần/Thần Phật chứng minh công đức 本社立後神神佛證明;

Ch. Sùng Ân, x. Đô Đàn, h. Quế Dương; Nđ Cảnh Trị thứ 6 (1668); húy chữ “Cửu” ; không ghi người soạn; [N0: 5079/5080] ;

+ Tịnh Quang tự bi/ Phụng sự điền kí 淨光寺碑/奉事田碑. ch. Tịnh Quang, x. Tổ

Phong, h. Quế Dương (Quế Võ); Nđ: Cảnh Trị thứ 7 (1669); Người viết chữ: Mai Ngọc Lương [N0: 5477/5478] ; Húy chữ: ;

+ Hậu Phật Phúc Long tự 後佛福龍寺, Ch. Phúc Long, th. Trung, x. Phù Lãng, h.

Quế Dương; Nđ: Vĩnh Thịnh thứ 1 (1705); người soạn: không ghi; húy chữ “Cửu” [N0: 5628/5629/5630; 5631] ;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022