Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 12


sủng ái và trọng dụng, nhưng không vì thế mà Phan Thúc Trực lại bỏ qua những chi tiết không hay của nhân vật này.

Tính cách bỉ ổi, dâm đãng của tầng lớp quan lại cũng được Phan Thúc Trực không ngần ngại đưa vào bộ sử của mình, làm cho người đọc có cái nhìn chính xác và sâu sắc hơn về bộ máy quan lại cũng như tình hình xã hội lúc bấy giờ như chuyện về Viên Quản phủ Nam Sách “bị khép tội gian dâm với con gái viên Cống Lý, Thanh Hà. Viên đó bị xử tội chém, người con gái kia bị xử tội cho voi giày chết”. Rồi chuyện Hiệp trấn Yên Quảng vì tội hống hách lấy của dân nên bị khép án tử hình: “Nguyên ruộng châu Vạn Ninh [Quảng Yên] phần nhiều bị bỏ hoang, quan Tham hiệp ép người dân phải khai nhận làm ruộng nộp thuế để yêu sách lấy tiền bạc có đến mấy nghìn. Dân châu bèn kêu kiện lên cấp trên. [Triều đình] Lấy bằng chứng và lời khai của Án lại Thủ Dung kết thành tội trạng, tống bị cáo vào ngục. Quan Tham hiệp bị giam trong ngục tối một năm.”

Tóm lại từ chân dung những con người thanh liêm chính trực, dũng cảm mưu trí đến chân dung những người xấu xa, với thể loại ký, Phan Thúc Trực đã xây dựng được những nhân vật khá sống động với nhiều tính cách khác nhau mang dấu ấn của thời đại, và ta có thể nói rằng Phan Thúc Trực đã thành công với thể loại ký trong QSDB.

3.1.2. Ký thế sự.

Một trong những đặc điểm và giá trị lớn nhất của QSDB đó chính là giá trị hiện thực của tác phẩm. Những sự kiện, những chi tiết được ông nhắc đến trong QSDB đều trực tiếp mô tả xã hội đương thời, không né tránh sự thực, tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ và thống nhất về thời kỳ đầu của một đất nước mới thống nhất, còn nhiều rối ren, và nhiều vấn đề xã hội như tệ tham quan, hối lộ, tệ cường hào ác bá làm mưa làm gió nhũng nhiễu nhân dân….Tất cả những vấn đề đó đều được Phan Thúc Trực phản ánh rất chân thực trong tác phẩm của mình,


chúng tôi xếp những chi tiết, những sự việc phản ánh bản chất xã hội đương thời vào thể loại Ký thế sự.

Trong những năm đầu lập nước, xã hội rối ren, nạn trộm cướp giặc giã nổi lên như ong, chính quyền dường như bất lực với những rối ren của xã hội : “Lúc bấy giờ, các tay hào mục ở bốn phương đều chiêu binh mãi mã, lấy những hiện tượng "tinh bột địa chấn" [sao chổi, động đất] làm bằng chứng thực [để phát động nội loạn]. Bọn chúng tự xưng họ Đinh, họ Trịnh, người nào người ấy cũng có vẻ tự đắc. Bấy giờ ở Bắc Thành có lệnh giới nghiêm. Tại các phố phường thình lình mọi người lại kinh hãi, bỏ chạy tán loạn. Đến lúc đó, bọn tiểu nhân bèn thừa cơ bắt người lấy của; hoặc quật mồ mả của người ta, lấy di hài rồi bắt tiền chuộc. Ban ngày chúng tản mát các nơi, tối đến chúng tụ họp lại, các quan Phủ, Huyện không thể nào bắt, chế ngự được chúng”.

Tệ tham quan, hối lộ được Phan Thúc Trựu phản ánh qua những lần ông tiếp xúc với quần chúng nhân dân như câu ca của các Khóa sinh :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Nhất quan hành trình tam quán lộ, Thập niên đăng hỏa, bán niên trừ.

Nghĩa là:

Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 12

Một quan tiền đường, ba quan hối lộ, Mười năm đèn sách, nửa năm trừ sưu”.

Việc ban hành Thể định của nhà nước, việc ban hành chưa được bao lâu thì “các quân nhân phần nhiều viện dẫn vào "Thể định" để quấy nhiễu nhân dân, dễn đến những vụ kiện tụng, tù ngục.”

Tệ nạn tham nhũng của quan lại cũng được đề cập nhiều trong QSDB . Qua mô tả bằng nhiều những nhân vật, những sự kiện khác nhau, tác phẩm giúp cho người đọc hiểu được thực trạng xã hội lúc bấy giờ. Ví dụ chuyện về Hiệp trấn Kinh Bắc tên là Huy, vì tiêu lạm tiền công khố nên bị xử tội chết sở


dĩ ông bị như vậy là “do ông ta nhận tiền, lương thực nộp khoán của dân không đúng sự thực nên bị quan Đề lãnh tố giác, cho nên mới bị xử tội”, hàng loạt những quan lại bị cách chức do tham nhũng, hối lộ được Phan Thúc Trực nhắc đến như : “Đặng Đình Thường không nộp tiền tô ruộng, bị hào mục và người dân thưa kiện nên bị giải vào Kinh đô, tống ngục thu hồi áo mũ đại triều”, hay chuyện Hiệp trấn Yên Quảng vì tội hống hách lấy của dân nên bị khép án tử hình. "Nguyên ruộng châu Vạn Ninh [Quảng Yên] phần nhiều bị bỏ hoang, quan Tham hiệp ép người dân phải khai nhận làm ruộng nộp thuế để yêu sách lấy tiền bạc có đến mấy nghìn. Dân châu bèn kêu kiện lên cấp trên. [Triều đình] Lấy bằng chứng và lời khai của Án lại. Thủ Dung kết thành tội trạng, tống bị cáo vào ngục. Quan Tham hiệp bị giam trong ngục tối một năm".

QSDB còn đi sâu mô tả các sinh hoạt trong cung cấm. Đó thực sự là những bức kí họa sống động về lối sống của nhà vua và các hoàng thân lúc bấy giờ. Với một cái nhìn vừa bao quát, hoặc chỉ bằng vài nét chấm phá, Phan Thúc Trực đã cho thấy bức tranh về nơi cung cấm như sau : Ở vuờn Ngự uyển, người ta cho “Vận chuyển cây lan trắng và hoa hải đường ở Bắc Thành về trồng. Lại tìm các đồ gạch ngói, phiến đá cổ [xây] như bốn phía bức tường của tháp Báo Thiên thời Lý. Làm lồng sắt, phía trên giăng lưới, rồi mua các loài gia cầm quý như chim đầu trắng về nuôi”. Hay chuyện về tổ chức mừng vua “tứ tuần”, sự xa hoa lãng phí cũng được thể hiện một cách rõ ràng, sinh động nhất : “Từ Ngự điện cho đến cửa thành đều kết lụa ngũ sắc thành lâu đài, bày đặt các trò chơi vật sống [như thả chim, chọi gà], cùng thơ, họa, bày yến tiệc, cử nhạc lễ, sai bách man dâng ngọc quý, Bắc kỳ và Nam kỳ mỗi kỳ có một đội có năm mươi người mặc áo lông chim, diễn trò dân gian trăm nghề, voi ngựa nhảy múa vui vẻ. Quan lại dâng biểu chúc mừng rất trang nghiêm. Tông thất và các quan trong kinh đều được ban yến”, đến


nỗi “Con trai con gái chen vai thích cánh đứng bên đường xem đều nói rằng, Hoàng thượng ban phúc phí tổn không biết bao mà kể. Hoàng thượng nghe thấy vậy, nói: "Những thứ đó riêng là đồ vật ở Đông cung của ta, không phải tiêu tốn tiền của nhà nước". Các thành, trấn, doanh cũng đều trương đèn đốt hương bái vọng”.

Rõ ràng để có những chi tiết như trên, Phan Thúc Trực đã bám sát hiện thực thường nhật của đời sống, đưa vào trong tác phẩm nhiều hình ảnh sống động của cuộc đời, đến những lời đối thoại của quần chúng nhân dân ở bên xa giá vua đi cũng được góp nhặt để làm nên hình ảnh sống động của xã hội đương thời.

Nếu như trong các thể loại văn học khác, bằng những đặc trưng, ước lệ khiến cho để hiểu được những gì phản ánh trong tác phẩm người đọc phải trải qua một quá trình “giải mã” các điển cố, điển tích thì Ký với cách ghi chép xác thực, tả chân, lại có thể đem đến một cái nhìn trực tiếp, cụ thể, do vậy người đọc như được tiếp cận với bức tranh quá khứ khá gần gũi với diện mạo thực của nó, và Phan Thúc Trực đã rất thành công với việc ghi lại chân thực khách quan các sự kiện xảy ra trong xã hội đương thời, không né tránh những sự kiện không có lợi cho triều đình và giai cấp thống trị lúc bấy giờ.

3.1.3. Ký thần kỳ

Với thể loại ký, ngoài loại Ký nhân vật hay Ký thế sự, trong QSDB còn co loại Ký thần kỳ (tức ghi chép về những chuyện kì lạ). Ở đây các sự kiện và nhân vật được khắc họa với hạt nhân "kỳ ảo". Loại ký này ghi chép về những chuyện lạ, những truyền thuyết, giai thoại được dân gian thêu dệt, truyền đi. Có những chuyện kì lạ vượt ra ngoài phạm vi hiểu biết của con người, xảy ra trong đời sống thường ngày của người dân. Mục đích của sự ghi chép này là lưu lại những mẩu chuyện có tính chất hoang đường để “tồn nghi”, để thỏa


mãn sự hiếu kỳ, và cũng có thể giúp cho con người thêm một chút kiến văn về những sự việc mà mọi người không thường thấy, không thường nghe, nhưng vẫn lẩn khuất đâu đó trong cuộc sống con người thời bấy giờ. Đối với tác giả và con người thời đó thì những hiện tượng kỳ lạ này cũng có thể là thực tồn, là một phần của hiện thực, là những hiện tượng bất bình thường đã thực sự xảy ra trong tự nhiên và trong đời sống của con người mà con người chưa thể lý giải. Loại ký này tuy không nhiều nhưng nó cũng mang lại cho bộ sử một hơi thở mới và một giá trị nhất định. Sự "kỳ lạ" được mô tả ở các mức độ đậm nhạt khác nhau, có khi chỉ bằng một vài chi tiết, một vài sự việc trong cuộc sống như: “Trước đây ở thôn Phúc, tổng Hoa Lâu, huyện Võ Nhai có người phụ nữ tên là Nguyễn Thị Hân. Thị Hân sinh được cậu con trai, mới lên 4 tuổi mà hai bên má có nốt ruồi trắng, trước trán có ba nốt ruồi đỏ, được mọi người cho là Thánh Nhi. Tuần Diệu tôn phù Thánh Nhi làm Chúa, ngụy xưng Chiêu Đức, kêu gọi tụ tập đồ đảng”. Hoặc sự "kỳ lạ" được ghi lại từ truyền thuyết trong dân gian như : “[Hà Tông Quyền] là người Cát Động, Thanh Oai, đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Nhâm Ngọ. Cha ông lĩnh Hương tiến thời cựu Lê, có người vợ thứ sinh ra Quyền, vì người thấp bé, tục truyền đó là thần ếch giáng sinh. Năm mới lên 4 tuổi, rất hiếu học, văn chương diễm lệ, được mọi người gọi là thần đồng”. Về Hà Tông Quyền có tài suy đoán, khiến nhiều người phải ngạc nhiên, như việc có khách buôn của Tây Dương đến tiến áo bào bằng gấm, giá trị đến nghìn vàng, Quyền tâu lên với vua rằng: "Những vật lạ của nước ngoài, hoàng thượng không nên dễ dàng tin theo. Xin cho bọn tử tù mặc trước". Vừa mới mặc cho người tử tù xong thì áo phát lửa cháy, người tù bị chết thiêu. Hoàng thượng kêu lên kinh ngạc.

Các chi tiết "kỳ lạ" ngẫu nhiên được ném vào giữa hiện thực, là những việc bí hiểm lạ lùng, không thể giải thích nhưng người chép sử cứ ghi chép lại vì đó là những điều tai nghe, là cái lạ ngay giữa đời thực. Điều này cũng được


các sử gia đưa vào các bộ sử chính thống của nhà nước như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Việt sử ký tục biên... hay cả bộ ĐNTL đồ sộ của nhà Nguyễn cũng không thiếu những chi tiết kỳ lạ. Trong QSDB có thể thấy những câu đại loại như “Phát hiện dấu chân người khổng lồ ở Đông Ngàn. Ở Trà Hương có ba dấu chân, Phù Lôi có một dấu chân, mỗi dấu dài 1 thước, 7 tấc, rộng 5 tấc”. Và có những điều kỳ lạ liên quan đến thần linh mang tính chất mê tín kỳ ảo có tính chất tâm linh rõ ràng như việc: “Có thần linh giáng xuống Châu Kiều, thuộc trấn Sơn Nam. Trước đấy, Trấn thủ bị quở trách. Quan Trấn thủ từ tạ. Đứa trẻ kia bèn cầm bút ngâm thơ, vịnh phú hơn mười bài, lời văn, âm điệu đều hay nên người ta tranh nhau lấy đọc. Trấn thủ Sơn Nam cho chặt cây hoa gạo trước miếu thờ Cô nương nên dân làng nhiều người bị mắc dịch bệnh. Quan Trấn thủ phải lập đàn chay để cầu cúng. Bỗng có đứa nhỏ nhảy ra trước lễ đàn, tự xưng là Cô nương, kêu quan giành lấy. Quan Trấn thủ phải dựng miếu khác cho Cô nương”.

Hay truyện về việc Án sát Lạng Sơn bị cách chức : Trước miếu Kỳ Cùng ở Lạng Sơn có rẻo đất để không. Án sát lệnh cho thuộc lại đào giếng, [nhưng đào đến đâu] lại bị lấp đến đấy. Án sát tức giận bắn pháo đốt miếu. Chẳng bao lâu mắc bệnh điên, giết thị tỳ nên bị cách chức". Câu chuyện đầy chất mê tín, nhưng người dân vẫn tin, vì hậu quả là Án sát bị điên, rồi bị cách chức liên quan đến việc ông bắn pháo đốt miếu, có tội với thần linh. Phan Thúc Trực đã nghe được và ghi chép lại, những thông tin đó có vẻ vượt qua quan điểm của Nho giáo "bất ngữ quái, loạn, thần", nhưng rõ ràng nó làm cho những tư liệu trong sử của ông rất gần gũi, hấp dẫn và sống động.

Với phong cách viết theo thể ký của văn học, QSDB đã mang đến cho người đọc một cách tiếp cận sử rất mới mẻ, làm cho người đọc cảm thấy thú vị khi đọc, mặc dù là viết theo thể biên niên nhưng người đọc vẫn cảm nhận


được chất văn học thể hiện rõ nét trong đó, cho thấy được cái tài của người viết sử.

3. 2. Giá trị về ngôn ngữ

Ngoài giá trị văn học mà chúng tôi vừa nêu trên, QSDB còn cho thấy tác phẩm đã thành công trên phương diện ngôn ngữ. QSDB cũng giống như ĐNTL được viết theo thể biên niên, nhưng ĐNTL nặng về ghi chép sự kiện và nhân vật nên ngôn từ và hình ảnh của nó kém sinh động và thiếu hấp dẫn. Ví dụ, như cùng kể về một trận chiến QSDB viết “Năm trước, đại quân đóng ở sông Linh Giang [tức sông Gianh], nghe tin ngụy quân Quang Toản đi về phía Nam, bèn triệt đồn lui về giữ Động Hải (tức Lũy Thày), chia thủy quân mai phục trên thượng lưu sông Linh giang. Tổng quản ngụy quân tên là Châu và bọn Đô đốc Phong, Đô đốc Nguyên chẳng ngờ cứ đốc suất voi, lính qua sông, chiếm được đất đai đến tận Động Hải. Đại quân của Thế Tổ vẫn án binh bất động. Quân sĩ của Châu xuống lũy nhổ gai góc liền mấy ngày. Đại quân của Thế Tổ lập tức vần những tảng đá lớn cùng các chùy gỗ từ trên lũy lăn xuống đè lên binh lính của Tây Sơn làm chết rất nhiều người. Trong khi đó, ĐNTL chỉ mô tả đơn giản: “Giặc đến sát lũy Trấn Ninh. Vua sai quân Túc trực ra ụ bắn ở cửa, bắn giết được hơn 1000 quân giặc. Giặc đem hết quân đến sát núi Đâu Mâu, bám vào như kiến mà bò lên. Quân ta từ trên núi thả đá xuống, quân giặc bị đè chết rất nhiều”.

Hay sự kiện Nguyễn Thị Trúc làm giả ấn tín của vua, QSDB chép: “Kẻ nô tì trong cung Lê Thị Trúc bị xét xử về tội giả mạo ấn son nhà vua bị xử tử hình. Lê Thị Trúc vốn là người huyện Đông Ngàn, vợ của viên Chánh vệ, được vào hầu hạ trong phủ cung Phù Ninh, nay cũng đã 40 tuổi. Đến đây, Lê Thị Trúc giả mạo họ ngoại nhà vua, dùng dấu son để sai người nói rằng: "Để sửa sang ngôi từ đường Phù Ninh nên phải đi lấy tiền trong kho của các trấn". Những người đi theo hầu hạ Lê Thị Trúc rất đông. Trước tiên Lê


Thị Trúc qua Thanh Hoa, lấy tiền công 20 xâu, rồi lại ra Bắc Thành, ức hiếp viên Tào hộ lấy 8000 xâu tiền. Nhân gặp lúc bọn đầy tớ của Thị Trúc ức hiếp mua rẻ đồ vật ở chợ cửa Đông, vì có người tố cáo với quan trên, lại có người ở ấp Phù Ninh làm chứng hành vi giả dối của Thị Trúc nên quan Phó thống đồn đem các sự việc ấy đệ trình lên trên. Quận công Nguyễn Văn Thành ra lệnh bắt giam những người có liên quan đến Thị Trúc, rồi lấy dấu ngọc tỉ khảo nghiệm, đúng sự thật bèn gấp rút dâng tấu trạng về Kinh, quả đúng tội giả mạo. Thị Trúc bị xét xử, bị tội voi giày.

Trong khi đó ĐNTL chỉ chép sơ sài : “Người Cổ Loa (tên xã thuộc huyện Đông Ngàn) trấn Kinh Bắc là Nguyễn Thị Trúc tự xưng là công chúa nhà Lê, làm giả ấn tín mưu lãnh tiền kho Bắc Thành, việc phát giác, đem giết”. Hoặc sự kiện tháng 7 năm 1803 nói về việc trấn Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc gặp nạn lụt lớn, cả ĐNTL QSDB đều đề cập đến sự kiện này, ĐNTL chép : “Bắc Thành nước to, đê vỡ, lúa ruộng ngập mất, nhà dân bị trôi mất nhiều. Hạ chiếu cho thành thần vận chở tiền gạo chia đi khẩn cấp. Lại sai các trấn thần khám xét phân số lúa ruộng tổn thương để tâu lên”. Trong khi đó QSDB đã mô tả bằng lời văn giàu hình ảnh, phóng khoáng hơn : “Trấn Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc gặp nạn lụt lớn. Mưa mãi không ngớt. Các huyện Yên Lạc, Yên Lãng trấn Sơn Tây; Yên Phong, Kim Hoa trấn Kinh Bắc đều bị ngập nước; 7 huyện như Thường Tín thuộc trấn Sơn Nam bờ sông bị vỡ lở, nước tràn vào 13 lần làm cho lúa má bị trôi, cây cối đổ gẫy, nhà cửa của dân bị nước cuốn chìm. Quận công Nguyễn Văn Thành sức dân bồi đắp đê sông, và các đập ngăn nước. Các huyện chạy dọc theo sông đều lấy đinh phu, chuẩn bị các vật dẻo dai, không dễ gẫy như dây da, cao su, các mỏ neo, sọt đất, ngày đêm phòng chống nước lũ. Trong dân, bất kể việc công hay tư, nếu ai khơi nước chảy thì đều phải đắp lại như cũ. Nếu như có ai khơi phá đê công, nhất thiết phải lấp lại như cũ”.

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 04/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí