Bổ Sung Tư Liệu Từ Các Mục Tham Bổ, Phụ Chú, Ngoại Truyện.


"... Trước mắt việc quân nhu vô cùng khẩn thiết. Trẫm nghĩ, các ngạch tô thuế, đinh điền cùng các loại tô thuế khác ở các trấn Bắc Thành, hãy tạm thời theo ngạch thuế cũ năm Tân Sửu [1801]. Vụ đông năm nay thuế thu như vụ hạ. Ai đã nộp cho Ngụy Tây Sơn, nếu còn giữ biên lai thì sẽ cho phép chiểu theo đó mà trừ. Nếu ai chưa kịp nộp, cùng với số thuế thiếu bao nhiêu, đều phải trưng nộp luôn một thể, để có mà chi dùng trong lúc việc công khẩn cấp. Lại còn như các xã dân được biệt nạp số thuế, thì chỉ có các thứ vải trắng, vải khác thường, hàng sa sống, hàng lụa sống, muối hoa, giấy trắng, v.v... cùng các thuế nghề thủ công thì cứ theo như trước mà nhận nộp. Đối với các hàng tơ sống, bia gang, buồm, chiếu, diêm tiêu, dầu bóng, sơn sống v.v... thì cứ theo số suất, lượng lấy một phần tư để nộp vào số thuế bản nghệ như cũ, còn ba phần tư thì nộp vào khoản thuế tô tại chợ. Các thứ chiếu cói đều được tính bằng một phần tám nộp theo thuế bản nghệ, còn bẩy phần thì nộp vào thuế tô ở chợ" [Trích dẫn theo bài Giới thiệu đăng trên đầu sách QSDB của Nguyễn Thị Oanh].

Có những việc nếu theo khuôn phép của Nho giáo thì không thể nói ra, ví như những chuyện vợ chồng, chuyện nam nữ..., nhưng với thái độ khách quan, tác giả đã bổ sung những chi tiết cho thấy mặt trái của những quan lại, bên ngoài Nho nhã, nhưng lại có hành động không đáng làm trước mọi người. Ví dụ trường hợp Chu Lĩnh, con trai của Nguyễn Đăng Sở. QSDB (tờ 33a, quyển Trung) chép rằng: "Con [Nguyễn Đăng Sở] là Chu, Ân khoa Hương cống, đến nay xin lên kinh thăm cha, nhà vua đồng ý. Chu sau giữ chức Tri huyện Thanh Hà [Hải Dương], Yên Sơn [Quốc Oai], từ chức Chủ sự, Chu được thiên chuyển làm Huấn đạo huyện Nam Chân, rồi làm Giáo thụ ở Thiên Trường. Người con thứ ba đỗ Sinh đồ, Ân khoa, làm Cống sinh của huyện; từ chức Hành tẩu trong bộ Lễ, được bổ giữ chức Huyện thừa huyện Nam Chân, thiên chuyển làm Đồng tri phủ Khoái Châu, quyền nhiếp


Thanh Trì (Sau lại lấy con gái người Gia Định làm thiếp, sinh được một người con gái. Mỗi khi đi làm ở huyện đều sai người thiếp đứng chầu ở cửa, nắm tay, sờ vú, sau đó mới xuất hành. Thường nói: "Đời người có ba vạn sáu nghìn ngày, ta thêm ba vạn sáu nghìn đêm".

Các hiện tượng thiên nhiên, sấm sét, mưa bão, các đám mây trên trời, mặt trời và mặt trăng cũng là những hiện tượng sách ĐNTL bỏ sót không ghi. Ví dụ, các sự kiện xẩy ra vào năm 1811 : “Ngày mồng 6, Tháng 7, mùa thu, nước lụt dâng cao ở Bắc Thành. Trước đấy, gió bão nổi lên, liền trong mấy tháng, trời đổ mưa dầm, khắp các trấn Bắc Thành nước dâng to”. Hay như “Vụ Thu, mưa dầm thối lúa, đến đây thời tiết lại thay đổi lúa má khô cháy hết”. Năm 1824 có sự kiện Đê ở Yên Lạc bị vỡ, quan huyện bị cách chức. Trước đó, Cai tổng Thụ Pha vì năm đó hạn hán bèn xin quan huyện cho tháo đê dẫn nước vào ruộng. Ngày mồng 9 tháng 7, gặp mưa to bão lớn, đê bị vỡ, nước chảy tràn vào năm huyện. Cai tổng bị xử tử, quan huyện bị cách chức, quan trấn Sơn Tây phải lấy đinh phu đi đắp lấp lại con đê đó. Hay sự kiện ngày 24, năm Thiệu Trị thứ 2 [1842], "sấm nổ chấn động cửa lầu thành Bắc Ninh" (tờ 24b, quyển Hạ), cùng thời gian tương ứng không thấy ghi trong ĐNTL.

Các sự kiện cướp bóc dân nhũng nhiễu dân lành được QSDB ghi chép lại đầy đủ như : “Bấy giờ ở Bắc Thành có lệnh giới nghiêm. Tại các phố phường thình lình mọi người lại kinh hãi, bỏ chạy tán loạn. Đến lúc đó, bọn tiểu nhân bèn thừa cơ bắt người lấy của; hoặc quật mồ mả của người ta, lấy di hài rồi bắt tiền chuộc. Ban ngày chúng tản mát các nơi, tối đến chúng tụ họp lại, các quan Phủ, Huyện không thể nào bắt, chế ngự được chúng”.

2.2. Các sự kiện ghi khác ĐNTL.


Theo thống kê có tới 94 sự kiện ở thời Gia Long, 166 sự kiện ở thời Minh Mạng và 31 sự kiện ở thời Thiệu Trị ghi chép khác so với ĐNTL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Đó là những sự kiện liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân, nhưng không được ĐNTL ghi chép lại, hoặc đã bỏ sót. Như việc đặt quân chiêu mộ, ĐNTL có ghi chép về sự kiện này, nhưng sự việc đằng sau đó vụ đó có rất nhiều bê bối, nhưng không được ĐNTL đề cập đến như: “Lúc đó chức quan cai quản Bắc Thành thuê nhiều người ở trên phố. Họ theo việc nghĩa là vì miếng cơm, manh áo. Đến khi tòng quân tập luyện thì nhiều người trốn bỏ, hoặc khai gian quê quán, có người còn nhắm sổ đinh để thu khống thuế điều của dân. Dân nhiều người kêu ca, oán thán”. Hoặc sự kiện tháng 8 năm 1803, cả ĐNTL QSDB đều có ghi về nạn hạn hán, trong khi QSDB chép : “Tỉnh Hải Dương, Sơn Nam thuộc Bắc Thành gặp hạn lớn. Các huyện như Tân Minh là bị nặng nhất. Các giếng nước đều khô cạn, người dân tranh nhau đi lấy nước ao, đánh nhau chết đến nỗi phải ra tòa”. Trong khi đó ĐNTL chỉ ghi vẻn vẹn có mấy câu: “Bắc Thành bị hạn, tha hơn 20 người tù”. Cách ghi chi tiết của QSDB “người dân tranh nhau đi lấy nước ao, đánh nhau chết đến nỗi phải ra tòa” giúp cho người đọc thấy tình hình hạn hán xẩy ra ở thời điểm đó trầm trọng đến thế nào.

Hoặc sự kiện tháng 3 năm 1834, ĐNTL chỉ ghi : “ Từ nay phàm các nhân viên sai phái được cấp sắc chỉ, văn bằng đi làm việc gì, khi xong phải đem nộp trả mà thủ tiêu. Nếu trái lệnh sẽ bị hặc và trừng phạt. Ai còn giữ bản nào từ trước đều cho mang nộp trả, nếu giấu sẽ bắt tội…”, trong khi đó QSDB lại ghi chép đầy đủ nguyên nhân tại sao lại có chỉ dụ đó của vua, đó là do sự nhũng nhiễu, lợi dụng những sắc chỉ đó để làm những việc trái pháp luật trong đội ngũ quan lại thời bấy giờ : “Ngày 20, chỉ dụ sai phái thuộc viên. Từ năm Minh Mệnh thứ 14 [1833] trở về trước, có chiếu bản hồng châu phê [do vua phê] cùng các bằng cấp của bộ, nhất thiết phải chọn nộp lại để đề phòng

Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 10


tệ nạn. Vì bấy giờ có tệ bọn quan lại bất lương, chẳng phải con cháu quan lại hoàng tộc, nhân lợi dụng [giấy tờ vua phê, hoặc bằng cấp của bộ] mà thành tệ nạn, nên vua xuống chiếu như vậy”. Rõ ràng ta thấy những sự kiện mà QSDB ghi chép thêm đều không có lợi cho triều đình và giai cấp thống trị lúc bấy giờ. Điều đó càng làm cho bộ sử này có một giá trị quan trọng đặc biệt.

ĐNTL vì viết theo lối chính sử dưới sự giám sát chặt chẽ của triều đình nên có xu hướng tôn vinh, ca ngợi triều đình, ngược lại QSDB với tư cách là bộ sử cá nhân, không bị chi phối bởi thế lực chính trị, hơn nữa các tư liệu được ông dựa vào để biên soạn đều xẩy ra tức thời, vì thế nó mang tính chất "cập nhật", rất đơn giản mà lại gần gũi với cuộc sống của nhân dân. Có thể lấy ví dụ về lễ “Tịch điền”, QSDB chép: "Thiên tử mặc áo tơi, đội nón lá, cầm một cái cày sơn đỏ, gác hai cái sừng trâu vàng, đeo vòng vàng, hai đại thần cầm roi, (ba lão nông) bảo vệ ở bên phải bên trái, nghi vệ và quân nhạc theo sau. Thiên tử cày ba đường, hoàng tử cày sáu đường, quan các trấn cày 9 đường. Một lát sau thì nghỉ ngơi, truyền cho mọi người ăn cơm. Sau khi cày xong thì gieo thóc, sai quan lại và binh lính thay phiên nhau tưới nước"(sự kiện được ghi vào năm 1828). Trong khi đó ở ĐNTL , sự kiện này được mô tả vô cùng chi tiết với văn phong trang trọng, mang đậm tính chất ca ngợi triều đình: Ngoài sự chuẩn bị chọn đất, đặt ruộng, xây đàn Tiên nông, đặt kho Thần thương và chuẩn vật dùng cho buổi làm lễ tịch điền, trang phục và nghi thức làm lễ Tịch điền ở ĐNTL cũng khác: “Mỗi năm trên bộ báo cho biết ngày cày tịch điền thì các viên Tổng đốc, Tuần phủ hay trấn quan đem các văn võ thuộc hạt, mặc triều phục, tới đàn Tiên nông làm lễ. Khi lễ xong thay thay triều phục, đội mũ văn công, mặc áo bào hàng màu, hẹp tay, thắt dây lưng, vận quần ngắn đi giày và bí tất, tới chỗ tịch điền thân hành cầm cày, 2 người kỳ lão dắt trâu, 2 người nông phu đỡ cày; thông phán, kinh lịch bưng hòm, một người gieo thóc. Cày 9 luống lại; khi xong,


lại đổi mặc triều phục làm lễ ở vọng khuyết 5 lạy. Lễ xong, thì nông phu cày trọn khu ruộng ấy”.

Hay như việc mừng tiết vạn thọ và làm lễ lớn nhân dịp mừng vua “tứ tuần”, QSDB chỉ chép đơn giản, và lấy chi tiết “ con trai con gái chen vai thích cánh đứng bên đường xem đều nói rằng Hoàng thượng ban phúc phí tổn không biết bao nhiêu mà kể” để cho người đọc thấy rõ sự xa hoa lãng phí của cung đình, nhưng trong ĐNTL với xu hướng ca ngợi triều đình đây là một sự kiện vô cùng long trọng, được ghi chép tỉ mỉ với một giọng văn trang nghiêm : “Ngày Tân Mùi (ngày ấy là ngày bắt đầu khánh tiết), các công hoàng tử và các quan văn võ đều mặc mũ áo thường triều vào chầu ở điện Cần Chính. Vua tự viết 3 chữ lớn Phúc, Thọ, Trung thưởng cho. Ngày hôm ấy, các sở lâu bằng treo đèn kết hoa, trưng bày rực rỡ. Trên kì đài treo cờ khánh hỷ năm sắc, các cửa thành ban đêm đốt cây đèn, trông như sao trên trời, sáng như ban ngày…các cửa Kinh thành, ngày thì treo cờ, đêm thì treo đèn, ngoài ra thì ngày nào buổi sáng, buổi chiều, phụn chỉ cho thần dân xem trò ở trước thể lâu, hoặc xem thả đèn, múa đèn ở phía Nam thành hoặc xem trò ở thủy bằng thì đến giờ cũng treo cờ, xong việc thì thôi…” ( xem thêm ĐNTL tập 3 từ trang 34-41).

2.3. Bổ sung sử liệu sưu tầm điền dã

Phạm vi của QSDB cũng khá rộng rãi và phong phú, ngoài những tư liệu mà nếu không ở vị trí quan trọng không thể có được, còn không ít tư liệu do tác giả sưu tầm từ bên ngoài qua các chuyến đi tìm kiếm sách vở ở các địa phương, vì thế, đây là nguồn "dã sử" đáng được chú ý. Đây là nhứng tư liệu quý giá, phản ánh cuộc sống vô cùng sinh động, muôn màu muôn vẻ, của các tầng lớp người dân trong xã hội. Không ít chuyện QSDB đề cập liên quan trực tiếp đến đời sống của dân chúng như việc quan hôn, tang tế, nhưng


chiếm số lượng nhiều nhất vẫn là những chuyện về các quan lại vì lý do này khác bị biếm chức, cách chức, bị tù tội... Do QSDB là bộ sử tư nhân nên tác giả của nó không bị chịu áp lực như những người biên soạn thực lục, vì thế khuynh hướng tôn vinh triều đình cũng khá mờ nhạt, đặc biệt ở các sự kiện liên quan đến Hoàng thân quốc thích và các quan lại có quyền lực lớn trong triều. Đối với các sự kiện này, dường như ông ghi chép với thái độ khách quan và thẳng thắn, không né tránh sự thực.

Ví dụ, chuyện về Hoàng đệ là Quảng Uy công (em trai của vua do bà Lê Ngọc Bình Đệ tam cung sinh ra). Dưới ngòi bút của ông Quảng Uy công là người có tính khí thất thường, Ông tính tình hào phóng, khi yêu mến thì vui vẻ thi ân, nếu có gì thất ý thì dùng roi sắt đánh, hoặc cắt tai, hoặc chặt ngón tay, Ông lại là người có sức khỏe, thích đánh võ, tay không địch mãnh hổ, thường nuôi loại trâu như ý, lại cho trang sức như voi. Lại có khi dùng trâu trắng vẽ màu xanh đỏ lên trên rồi cho đấu với voi làm trò vui. Hoặc dùng đứa gia đồng làm chỗ tựa, gối lên để câu cá, bắt phải đứng yên không được động đậy, Ông đi săn chó, chọi gà mà có con nào bị chết thì được phát gấm, lụa để liệm rồi chôn cất. Bổng lộc một năm là 4000 chuỗi tiền, nếu dùng không hết thì gửi vào quốc khố. Nhiều lần nhà vua đã nhắc nhở vì thói kiêu căng xa xỉ thì ông buồn nói rằng: "Cha mẹ đều mất, chẳng có gì làm niềm vui, nên đành phải thế thôi". Hoàng thượng không đáp lời.

Hay như chuyện về quận công Lê Văn Duyệt, dưới ngòi bút của Phan Thúc Trực hiện lên là một con người đa tính cách, có cả mặt tốt và mặt xấu, ngay thẳng nhưng cũng không kém phần xa xỉ với những thú vui chơi đắt tiền “Quận công Lê Văn Duyệt ở Triều đình vốn tính ngay thẳng, thi hành lễ nghi giản lược, không lập thứ bậc, thường đánh chết con chó nào chạy tới chầu trước vua. Quận công đã chém đầu Trấn thủ Quảng Bình và tên Triệu Tử Long, nhưng vua vẫn lấy lượng khoan dung để đối đãi Quận công. Quận công


thường xuyên nuôi 30 người ở vùng núi, tùy việc cho theo hầu, lấy việc đi đánh cá ở các ao, hồ, chằm làm vui. Lúc không có việc, Quận công thường lấy cơ đội, bày binh bố trận ở bãi cát để vây khu rừng, lần theo dấu chân cọp, Ông còn nuôi gà, chó, mỗi loại hàng trăm con, lấy 3 người ở Cai đội ra trông nom. Ông thường xuyên về thăm quê cũ là làng Yên Lãng [thuộc Quảng Ngãi]. Mỗi lần về ông đem theo một con cọp và 50 con chó, người đến xem đông như mắc cửu”. Với cái nhìn khách quan, hình ảnh quận công Lê Văn Duyệt hiện ra dưới con mắt người đọc rất rõ nét và đầy đủ, không chỉ là riêng ca ngợi tài năng hay nhân cách của người nổi tiếng, có vị thế lớn trong triều đình lúc bấy giờ.

Hay như chuyện về tri phủ Thuận An là Nguyễn Huy: Quan từ khi làm quan đến đây, đã 5 lần làm quyền nhiếp các nơi. Khi ở Tiên Du, ông đã lập nhiều đền miếu cho dân trong huyện. Gia thuộc của ông hay ăn trộm lợn béo của dân. Quan mắng chúng, lệnh cho bắt lợn nái đền cho dân, dân không dám nhận. Quan là con trai thứ 5, tính thích chơi đàn, thường ôm con ngồi ở sảnh đường. Phụ lão vào bái tạ cũng không tránh, nói: "Làm quan chỉ có việc ra bái khách". Ông còn hứng với việc dùng roi để đánh tù nhân. Hình ảnh của Nguyễn Huy Quan hiện ra với hai mặt tốt và xấu trong ghi chép của Phan Thúc Trực, vừa là người có công đó là “lập nhiều đền miếu cho nhân dân trong huyện”, là người không dung túng bọn gia thuộc bắt gia thuộc đền lợn nái cho dân, nhưng cũng lại là người có thói quen tàn ác “hứng với việc dùng roi để đánh tù nhân”

Ngay đến cả chuyện vua ghét lời nói thẳng Phan Thúc Trực cũng không ngần ngại ghi chép vào trong bộ sử của mình, điều mà các bộ sử nhà nước, dưới sự kiểm tra chặt chẽ của triều đình, có người biên tập chỉnh lý tỉ mỉ được châu phê thì không bao giờ dám ghi chép như chuyện về Nguyễn Thế Lương người Duy Xuyên, Thái Bình dâng một tấu chương 20 điều, đại lược nói rằng:


Học theo nhà Đường Ngu, bắt chước nhà Thương, Chu bỏ việc xây dựng sửa chữa, chuộng tiết kiệm, trọng thủ lệnh mà coi nhẹ thuế má, cất nhắc người có tài, truất giáng kẻ bất tài, chuyên chú vào cái gốc của nước [tức nghề nông], ức chế cái nghề ngọn [nghề thủ công, buôn bán], mong cầu lời nói thẳng, thuận theo sự sai bảo của trời. Lời lẽ rất thống thiết và còn nói: "Trong khoảng bảy, tám năm, nào là nhật thực, sâu bọ, núi lở, sông cạn, gió bão nổi lên, dịch bệnh bùng phát, mưa lớn triền miên, sao chổi chiếu sáng, giặc giã hoành hành, mất mùa đói kém, vận hạn có đến 10 bận. Vua như thuyền, dân như nước, nước có thể lật thuyền, chưa từng có việc thuyền lật được nước. Đại thần không dám nói, tiểu thần không dám nói. Cho nên kẻ mọn dân này đành lạm địa vị mà xin nói vậy". Nhà vua ghét lời nói thẳng, muốn phó thác cho đình thần nghị tội, Lễ bộ Tả Tham tri là Nguyễn Đăng Tuân can gián nên thôi.

2.4. Bổ sung tư liệu từ các mục Tham bổ, Phụ chú, Ngoại truyện.

Như chúng tôi trình bày ở chương II, các mục Tham bổ, Phụ chú, Ngoại truyện...thực sự là những sử liệu bổ sung có giá trị mà lúc còn sống, Phan Thúc Trực chưa kịp chỉnh lý để đưa vào phần Chính văn của bộ sử. Tuy nhiên, nó đã được con cháu họ Phan sau này chỉnh lý đưa vào bộ sử. Nhờ có nguồn dã sử có giá trị này, chúng ta có thể hiểu thêm về rất nhiều vấn đề liên quan đến các thể chế, chế độ quân đội, đến đời sống của quan lại và người dân.... Ví dụ như ở phần Chính văn nói đến các chức Tri huyện, Tri phủ... thì ở mục Tham bổ đã bổ sung cho biết rõ số quân mà các chức quan Trấn thủ, Hiệp trấn, hay Tham hiệp được cấp: " Mỗi chức quan Trấn thủ, chức Hiệp trấn hay chức Tham hiệp đều được cấp 1.000 binh (tức 10 cơ); Phủ nào có quan Tri phủ, Đốc phủ đều được cấp 500 binh; Huyện có quan Tri huyện, hoặc huyện ở gần phủ lỵ mà viên Tri phủ kiêm lý thì huyện ấy không được cấp số binh kể trên" (tờ 13b) .

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 04/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí