Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 9


con yêu nữ. Ông lấy dao chặt vỏ cây đó đi rồi viết lên đó chữ "kim". Được nửa ngày, cây đó chuyển sang úa lá vàng rồi gẫy đổ. Yêu quái bị diệt . Đến năm Tân Sửu ông đỗ Tiến sĩ)

Nói tóm lại, các mục Tham bổ, Phụ chú, Ngoại truyện trong QSDB không liên quan đến Trần Lê ngoại truyện. Trần Lê ngoại truyện không phải là tác phẩm sử, chỉ là cuốn tạp biên, trong đó phần giá trị nhất là ghi chép về nhân vật. Với bố cục phổ biến là giới thiệu thời gian, địa điểm xuất hiện nhân vật, một số yếu tố kì lạ khi sinh nở, giới thiệu khái quát bối cảnh lịch sử (có nhiều yếu tố xác thực như nhân vật đó của triều đại phong kiến nào..), thành công mà nhân vật đó đạt được nhờ phương tiện thần kỳ.... Cách ghi chép nhân vật như trên khá phổ biến ở một số tác phẩm ký như chúng tôi đã nêu như Công dư tiệp ký, Kiến văn lục... Đây cũng là phần đóng góp có giá trị nhất của tác phẩm, giúp cho việc nghiên cứu giai thoại về các danh nhân thời Trần Lê


5. Tiểu kết


Một số vấn đề văn bản của QSDB chưa được các nhà nghiên cứu đi trước đề cập đến đã được tác giả luận văn làm rõ. Đó là vấn đề của bản in QSDB tại Hồng Kông. Qua so sánh đối chiếu tỉ mỉ, chúng tôi đã phát hiện bản in này mắc khá nhiều lỗi trong việc chế bản bản chữ Hán từ bản gốc QSDB, A.1045/1-2 (VHN). Vấn đề về thời điểm ra đời của bộ sử tuy đã được các nhà nghiên cứu đi trước đoán định, nhưng cũng không phải có ý kiến còn nghi ngờ, việc này cũng đã được chúng tôi chứng minh qua phân tích một số tư liệu điền dã khi Phan Thúc Trực đi tìm kiếm sách vở ở các địa phương. Chúng tôi cũng cho rằng thời điểm bộ sử hoàn thành vào khoảng năm niên hiệu Tự Đức từ 1851-1852 như nhận định của các tác giả đi trước là đúng đắn. Với Việc đi sâu phân tích nội dung của các mục Tham bổ, Phụ chú, Ngoại truyện ... với phần Chính văn của bộ sử và nội dung của Trần Lê ngoại


truyện, chúng tôi cũng đã làm sáng tỏ một cách thuyết phục nhận định của một nhà nghiên cứu gần đây cho rằng QSDB không liên quan đến Trần Lê ngoại truyện và Trần Lê ngoại truyện là tác phẩm tạp biên. Với việc phân tích một số truyện ký trong tác phẩm này, chúng tôi cho rằng đây là phần giá trị nhất của tác phẩm, giúp thêm tư liệu để khảo cứu về các danh nhân thời Trần, Lê.


CHƯƠNG III


GIÁ TRỊ CỦA QUỐC SỬ DI BIÊN


Trong chương này, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích ý đồ biên soạn, quan điểm biên soạn của tác giả Phan Thúc Trực và một số giá trị sử học, văn học, ngôn ngữ của tác phẩm QSDB. Các vấn đề được đề cập tới bao gồm: 1. Ý đồ và quan điểm biên soạn. 2. Giá trị về lịch sử. 3. Giá trị về văn học. 4. Một số hạn chế.

1. Ý đồ và quan điểm biên soạn QSDB


Như chương II chúng tôi đã trình bày, QSDB có thể được Phan Thúc Trực hoàn thành vào khoảng thời gian ông ra Bắc thành tìm kiếm sách vở và mất ở Thanh Hóa. Đó là vào năm thứ 4 và năm thứ 5 niên hiệu Tự Đức (1851-1852). Nhưng có lẽ, thời điểm Phan Thúc Trực bắt đầu bắt tay vào thu thập tư liệu và biên soạn phải được tính từ khi ông đỗ Thám hoa, vào làm việc tại tòa Nội các [tòa Văn thư bên cạnh vua], giữ chức Thị giảng ở Viện Tập Hiền, sung chức "Kinh diên khởi chú" (một chức quan ở bên cạnh nhà vua, có nhiệm vụ ghi chép những cử chỉ, hành động hàng ngày của nhà vua). Trong thời gian 4 năm này, nhờ được gần gũi nơi cung cấm cho nên hơn ai hết, ông là người có điều kiện để tìm hiểu một cách tường tận và đầy đủ về tình hình trong nội bộ của triều đình nhà Nguyễn cũng như mọi hoạt động của nhà vua . Có thể trong thời gian đầu, khi mới được tiếp xúc với những thông tin và tài liệu chưa được công bố, hoặc công bố dưới dạng đã thay đổi ít nhiều nên ông đã nảy sinh ý nghĩ biên soạn bộ sử để bổ sung cho Quốc sử (tức bộ Đại Nam thực lục). Công việc thu thập và chỉnh lý tư liệu trong cung cấm, có lẽ được vua sai thực hiện, nhưng việc biên soạn bộ sử để bổ sung tư liệu cho chính sử thì có lẽ mới chỉ mang tính cách cá nhân. Nếu không được vua sai chỉnh lý tư


liệu, chắc hẳn Phan Thúc Trực cũng không có điều kiện để có thể có trong tay khối lượng thông tin khá đồ sộ dùng cho việc biên soạn bộ sử của mình.

Hồng Liên Lê Xuân Giáo, trong lời giới thiệu về tác phẩm QSDB có cho rằng : “Đây là một quyển lịch sử Việt Nam có giá trị đặc biệt vì tác giả Phan Thúc Trực tiên sinh đã ghi chép tường tận và chính xác những sự việc mà các sử thần khác không hề nói, bàn đến, hoặc không dám viết lại”. Do tính chất "di biên" (ghi chép những điều còn sót lại) của bộ Quốc sử (tức ĐNTL) nên dung lượng không lớn, nếu so sánh với phần ghi chép các sự kiện trong cùng thời gian tương ứng, nhưng so với bộ sử tư nhân khác như Nam hà ký văn của Đặng Trọng An (62 trang); Nam hà tiệp lục của Lê Đản (154 trang); Dương sự thủy mạt của Cao Xuân Dục (312 trang), với 718 trang, QSDB cũng được coi là bộ sử tư nhân khá đồ sộ. Tuy số trang ít hơn hẳn so với ĐNTL, nhưng QSDB cũng đã lượm lặt được các sự kiện quan trọng còn sót lại của triều Nguyễn dưới đời vua Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị, qua đó giúp chúng ta có thể hình dung trọn vẹn hơn về giai đoạn lịch sử này.

Qua nội dung mà QSDB đăng tải, có thể thấy rõ quan điểm của ông khi chấp bút cho bộ sử. Đó là quan điểm khách quan, không né tránh sự thật, không bóp méo sự thực, cho dù đó là những vấn đề và sự kiện nhạy cảm. Do đó những sự kiện được đăng tải trong tác phẩm này đều được coi là có chân giá trị, đối với những sự việc bí mật ở chốn cung đình nhà vua mà người ngoài không được nghe. Ví dụ như từ vấn đề sách lập xong ngôi thái tử (vị vua tương lai) dưới triều vua Gia Long mà kẻ đối lập ở trong hàng trọng thần mới được lộ diện; hay như việc vua Minh Mạng sủng ái kẻ cận thần là Hà Tông Quyền như thế nào cùng với hậu quả Hà Tông Quyền phải chết thảm, mất cả xác cũng được ghi tường tận.

Cách ghi chép trung thực dựa từ nguồn tư liệu chính thức trong triều đình nên QSDB được coi là một quyển “tín sử” mà người ngoại quốc như


người Trung Hoa và Nhật Bản cũng đều phải thừa nhận. Ngoài các sự kiện ở chốn cung đình, các sự kiện liên quan đến mọi phương diện như chiếu chỉ, sắc dụ, ngự chế, thi văn, các quan viên văn võ được trọng dụng hay bị bãi chức, những vụ phản loạn và phương pháp đối phó trấn áp đối với những vụ ấy, những vấn đề liên quan đến ngoại giao, giáo dục, khoa cử …đều được ghi chép tường tận. Bằng sự khách quan của nhà chép sử (với tư cách cá nhân), ông đã đưa vào bộ sử của mình nhiều chi tiết lịch sử mà các bộ Thực lục và Liệt truyện chính thống của triều Nguyễn không ghi chép, hoặc ghi chép sơ lược. Do QSDB là bộ sử tư nhân nên tác giả của nó không bị chịu áp lực như những người biên soạn thực lục, vì thế khuynh hướng tôn vinh triều đình cũng khá mờ nhạt, đặc biệt ở các sự kiện liên quan đến Hoàng thân quốc thích và các quan lại có quyền lực lớn trong triều, đối với các sự kiện này, dường như ông ghi chép với thái độ khách quan và thẳng thắn, không né tránh sự thực.

Ví dụ chuyện về Nguyễn Bá Thịnh, quyền nhiếp phủ Nam Sách, gặp lúc có người buôn gạo bị mất cướp, Nguyễn Bá Thịnh đã bắt được tên cướp gạo, nhưng cuối cùng lại nhận hối lộ mà tha cho tên cướp gạo."Con trai người buôn gạo tên là Lẫm vào kinh kêu oan. Sự việc được đưa lên Bắc Thành xử, nhưng phân xử không công bằng. Lẫm lại vào kinh dâng tấu, nhét bản tấu vào trong ống trúc, phong kín chắc chắn cẩn thận, đợi đến khi xa giá nhà vua đi qua, Lẫm nhảy xuống sống trẫm mình. Nhà vua nhìn thấy, sai quan xuống cứu rồi hỏi han tình hình. Lẫm tâu rõ ngọn ngành và xin được đi xuống thủy phủ tố cáo sự tình. Vua xuống chiếu trách phạt Hình tào ở Bắc Thành, tức Lê ĐạiThái Cương, và ban cho Lẫm kim bài có chữ Hiếu; Nguyễn Bá Thịnh và Tri phủ Nguyễn Đăng Chi đều bị cách chức, không được xét thứ bậc (QSDB, T.Trung, tr.65b).

Hay như chuyện bãi chức Đốc học Hải Dương của Lê Trọng Thể. Bấy giờ Đốc học các trấn thường lấy tháng Trọng ( tức các tháng 2, 5, 8, 11) để


khảo khóa sĩ tử. Đến khi hợp khảo (tất cả các trấn) tại Thăng Long, thì sĩ nhân ở Hải Dương đa phần bị trượt, vì Lê Trọng Thể, nể tình trong việc lấy đỗ cho nên bị bãi chức. Hay như chuyện xấu xa của những viên lại cũng được Phan Thúc Trực ghi chép lại một cách rất kỹ càng và khách quan, ví dụ như về , chức Thị giảng là Nguyễn Huy Lý. Ông này có năm người con, đều xuất thân khoa mục, một người làm Tham tri, một người làm Hiệp trấn Nghệ An, một người làm Tri huyện Thanh Oai. Môn sinh của [Nguyễn Huy Lý] cũng nhiều người hiển quý. Khi còn ở Bắc Thành, [Nguyễn Huy] Lý ham thích người đẹp tên là Thị Lựu, muốn lấy làm vợ, nhưng bị con rể là Án sát Châu ngấm ngầm cướp mất. Lý tức giận bèn hủy việc đã gả con gái cho Châu, cho cải giá với vị Sinh đồ ở Bảo Trung. Được vài tháng thì con gái của Lý có mang, Án sát Châu nhận là vợ mình, lại gọi về, sinh được một người con trai. Sau đó vì thê thiếp của Châu đánh ghen, trình sự việc lên công đường, đơn từ kiện cáo lại liên can đến Lý, Phạm Quý Thích bèn ra tay cứu giúp, nhờ đó mà ông tránh được luận tội.

Có nhiều sự kiện có thể minh chứng cho quan điểm biên soạn sách sử của tác giả Phan Thúc Trực, do khuôn khổ luận văn có hạn, chúng tôi không thể kể ra hết. Chúng tôi sẽ bổ sung thêm khi phân tích những giá trị của bộ sử ở các phầm tiếp dưới đây.‌

2. Giá trị về lịch sử


Như ở chương I chúng tôi đã trình bày sơ lược về giá trị của QSDB, xét trên phương diện lịch sử, tác phẩm có 2 giá trị cơ bản đó là: Bổ sung sử liệu không đăng tải trong bộ Đại Nam thực lục và bổ sung sử liệu ghi chép khác so với bộ Đại Nam thực lục. Dưới đây là bảng thống kê số liệu các sự kiện lịch sử không chép và chép khác so với Đại Nam thực lục.

2.1. Bổ sung sử liệu không có trong ĐNTL.


Bảng thống kê các sự kiện đăng trong QSDB không xuất hiện trong

ĐNTL và sự kiện chép khác ĐNTL


Năm

Số sử liệu

không có trong ĐNTL

Số sử liệu

chép khác ĐNTL

Năm

Số sử liệu

không có trong ĐNTL

Số sử liệu

chép khác ĐNTL

1802

40

27

1824

23

9

1803

30

5

1825

18

13

1804

21

9

1826

30

7

1805

13

3

1827

22

8

1806

14

6

1828

29

11

1807

13

4

1829

15

6

1808

5

1

1830

27

12

1809

7

3

1831

28

8

1810

13

3

1832

37

11

1811

20

5

1833

40

8

1812

10

9

1834

26

10

1813

16

2

1835

30

9

1814

8

2

1836

17

8

1815

11

0

1837

24

6

1816

17

5

1838

18

6

1817

11

4

1839

22

3

1818

6

2

1840

50

1

1819

8

4

1841

9

13

1820

17

10

1842

11

4

1821

16

4

1843

17

5

1822

14

8

1844

9

2

1823

12

6

1845

16

1

1847

11

3

1846

6

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 9


Qua bảng thống kê có thể thấy ở thời Gia Long, có 263 sự kiện; ở thời Minh Mạng có 465 sự kiện và thời Thiệu Trị có 79 sự kiện không xuất hiện trong ĐNTL.

Như trên đã trình bày, QSDB với tính chất "di biên" (bổ sung nhưng sự kiện vì lý do nào đó không được đăng tải trong bộ Quốc sử ĐNTL), cho nên những sự kiện mà bộ sử đăng tải có giá trị cho những ai muốn nghiên cứu về lịch sử triều Nguyễn. Có thể đơn cử sự kiện vua xuống chiếu về việc trưng thu thuế vụ đông ở Bắc Thành, vào năm 1802 (QSDB, tờ 15a-b, Q.Thượng). Trong tập I bộ ĐNTL (tính thời điểm từ tháng 5, năm 1802, khi vua lấy niên hiệu Gia Long năm thứ nhất), ngoài các sự kiện vua xuống chiếu miễn giảm thu thuế cho dân khi mới lên ngôi, hoặc giảm tô thuế cho dân các tỉnh nơi nhà Nguyễn dấy nghiệp (Gia Định, Bình Thuận, Thuận Hòa)(ĐNTL, T.I, tr.537), rất ít sự kiện vua xuống chiếu thu thuế ở các địa phương. ĐNTL chỉ ghi một sự kiện duy nhất đó là vua xuống chiếu thu các thứ thuế đinh điền quan tân và sản vật ở Nghệ An (ĐNTL, T.I, tr.500). Như vậy, với sự kiện vua xuống chiếu về việc trưng thu thuế vụ đông ở Bắc Thành, vào năm 1802, đã cho chúng ta thấy rõ hơn tình hình kinh tế thời kỳ đầu khi vua Gia Long mới lên ngôi gặp khó khăn thế nào. Cho dù chủ trương an dân, trước hết miễn giảm thuế cho dân được vua Gia Long hết sức coi trọng, cho là việc làm cần thiết của người thi hành đạo nhân chính. Mặt khác, so với tờ chiếu ra vào tháng 6 năm 1802 về việc thu các thứ thuế đinh điền quan tân và sản vật ở Nghệ An (ĐNTL, T.I, tr.499-400), thì tờ chiếu vua Gia Long ban ra vào mùa đông năm 1802 về việc trưng thu thuế vụ Đông ở Bắc Thành, khá chi tiết và tỉ mỉ, cho biết cụ thể những mặt hàng phải nộp thuế và cách thức nộp thuế:

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 04/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí